Văn Bác về đến nhà, vẫn gặp bộ mặt lạnh lùng của Y
Đồng. Anh nhẹ nhàng đến bên cạnh, nhìn cô và bình thản nói: “Ngày mai chúng ta
ly hôn thôi!”
Y Đồng không nói gì, chỉ im lặng nhìn anh, ánh mắt có
chút kinh ngạc. Có lẽ cô không ngờ rằng một người xuất thân nhà quê như Văn Bác
lại đưa ra đề nghị ly hôn với một người vợ xuất thân thành phố như cô. Cô thật
sự không tin vào tai mình.
Thấy Y Đồng không lên tiếng, Văn Bác lại lặp lại:
“Nghe này, ngày mai chúng ta sẽ đi làm thủ tục ly hôn!”
- Được, đây là anh nói đấy nhé, chớ có hối hận! – Y
Đồng hét lên.
- Tôi đã nghĩ kỹ rồi, sẽ không hối hận đâu! – Văn Bác
bình thản nói.
- Được, ngày mai ai không ly hôn kẻ đó là con rùa rụt
đầu! – Y Đồng tức tối trợn trừng mắt lên.
Văn Bác không nói thêm mà đi thẳng vào phòng ngủ, thu
dọn đồ đạc. Cứ nghĩ đến việc chỉ ngày mai thôi anh sẽ kết thúc cơn ác mộng này,
được trở về cuộc sống tự do trước đây là anh lại cảm thấy tâm trạng nhẹ nhàng,
thư thái. Anh đến siêu thị mua rất nhiều đồ ăn rồi về nhà nấu nướng.
Anh nói: “Ngày mai chúng ta ly hôn rồi, chia tay trong
hòa bình nhé. Hôm nay anh xuống bếp lần cuối, làm một bữa cơm chia tay.”
Y Đồng chẳng buồn đếm xỉa đến anh, chỉ im lặng ngồi
xem ti vi. Nhưng có một điều khác biệt là, hôm nay xem phim Hàn Quốc, Y Đồng
không còn cười hi hi ha ha như thường ngày nữa. Văn Bác thầm nhủ, mặc kệ cô ta,
mình nấu nướng, cô ta có ăn hay không thì tùy, dù sao cũng là bữa cuối rồi.
Văn Bác ăn cơm xong rồi lên giường ngủ sớm. Ngày hôm
sau, anh tìm cuốn sổ hộ khẩu, giấy chứng minh, đăng ký kết hôn rồi nói với Y
Đồng: “Cô chuẩn bị xong chưa? Đi thôi!”
Y Đồng không nói không rằng, cũng lấy giấy chứng minh,
sổ hộ khẩu và đăng ký kết hôn ra, sau đó cô bắt đầu soi gương và trang điểm.
Văn Bác nghĩ, có lẽ đây là ngày cuối cùng nên cô ấy muốn trang điểm cho tươm
tất một chút. Chỉ có điều, có trang điểm ra sao, có xinh đẹp thế nào thì cũng
đã chẳng liên quan gì đến anh nữa.
Một lát sau, Y Đồng đã trang điểm xong, cô mặc một
chiếc váy hai dây vô cùng gợi cảm, đeo vào tay chiếc nhẫn kim cương long lánh,
đeo sợi dây chuyền vàng Ý trắng tinh lên cổ, còn đeo cả khuyên tai vàng Ý nữa.
Trông cô lúc này cực kỳ sang trọng, quý phái và nổi bật. Văn Bác đưa mắt nhìn,
gần như không thể nào tin vào mắt mình nữa. Có thể là do trước đây khi cãi
nhau, anh đã không mấy chú ý đến cô. Hôm nay, anh mới biết hóa ra cô thật sự
rất xinh đẹp.
Haiz… có đẹp hơn thế cũng phải ly hôn. Văn Bác thầm cổ
vũ bản thân, anh đã quyết định rồi, cứ thế mà làm thôi!
Văn Bác đi trước, Y Đồng theo sau, hai người một trước
một sau, luôn giữ khoảng cách nhất định.
Đi khỏi khu đô thị, ra đến đường cái, Văn Bác đang
chuẩn bị đưa tay ra chặn taxi thì đột nhiên phía sau vang lên tiếng hét thảm
thiết của Y Đồng: “Á…Có cướp…Cứu tôi với!”
Văn Bác giật nảy mình, vội vàng quay đầu nhìn lại, chỉ
thấy hai gà choai choai cưỡi trên một cái xe máy màu đỏ, đầu đội mũ bảo hiểm,
kẻ ngồi sau đang giật sợi dây chuyền trên cổ Y Đồng. Sau khi giật đứt sợi dây
chuyền, hắn bắt đầu giật túi xách của cô. Y Đồng hốt hoảng, nắm chặt lấy túi
xách của mình, sống chết cũng không chịu buông tay. Do quán tính của xe máy
đang chạy, Y Đồng bị ngã và bị kéo lê trên đường. Trong cơn hoảng loạn, một
chiếc giày của cô cũng bị rơi ra. Tên điều khiển xe mô tô ngoặt đầu xe lao về
phía Văn Bác.
Văn Bác né người, tránh được chiếc mô tô. Tên phía sau
bật một con dao sáng loáng lên, huơ huơ trước mặt, dọa: “Nếu còn không buông
tay thì ông đâm chết mày!”
Văn Bác chẳng chút e sợ, xông vào đánh nhau với tên
cướp. Anh cao giọng: “Mày chạy không thoát đâu!”
Tên điều khiển mô tô thấy Văn Bác không hề sợ hãi,
liền rút đao ra, liều mạng lao về phía anh. Văn Bác né người, tránh được cú đấm
của hắn. Tiếp theo, tên kia cũng cầm dao đâm Văn Bác. Trong lúc hỗn loạn, Văn
Bác bị đâm vào đùi non, một dòng máu tươi trào ra.
Lúc này tên côn đồ tóm lấy Y Đồng, kề dao vào cổ cô,
uy hiếp: “Mày mà còn lại đây là tao đâm chết nó.”
Văn Bác sợ quá, vội vàng giơ hai tay lên, nói: “Mày
đừng làm bậy, đừng làm hại cô ấy. Chẳng phải mày cần tiền sao? Tao có đây này,
mày qua đây mà lấy!” Nói rồi, anh lấy ra một xấp tiền trong túi, ném xuống
trước mặt tên côn đồ. Anh muốn phân tán sự chú ý của hắn nhằm bảo toàn tính
mạng cho Y Đồng.
Lúc này một đám đông hiếu kỳ cũng kéo đến vây xung
quanh, đã có người báo cảnh sát. Hai tên côn đồ thấy mình chạy không thoát liền
tuyệt vọng gào lên: “Cút hết cho tao, nếu không tao sẽ giết con này!”
Văn Bác lo Y Đồng sẽ bị thương, liền nói: “Đừng kích
động, thế này đi, mày thả cô ấy ra trước, để tao làm con tin cho mày, thế có
được không?”
- Không được, chúng mày đứng tránh ra hết ra, mau mang
cho tao một cái xe ra đây, nếu không tao giết nó! – Tên côn đồ gầm lên.
Hai tên côn đồ đánh mắt sang xung quanh, tìm kiếm cơ
hội thoát thân. Văn Bác nắm bắt thời cơ, lao đến như một mũi tên, kẹp chặt lấy
tên côn đồ đang bắt Y Đồng, vừa cướp dao của hắn vừa hô to: “Y Đồng, mau chạy
đi!”. Nói rồi, anh và hai tên côn đồ kia bắt đầu ẩu đả.
Y Đồng dốc sức thoát khỏi cánh tay của gã côn đồ. Lúc
này, cánh tay của Văn Bác đã bị tên côn đồ kia đâm mấy nhát, máu tuôn xối xả.
Nhìn thấy Y Đồng đã thoát khỏi vòng nguy hiểm, anh mới thở phào nhẹ nhõm.
Cảnh sát đã đến, bắt hai gã côn đồ. Toàn thân Văn Bác
toàn là máu tươi, anh nghiến răng chịu đựng cơn đau, khó nhọc lết đến gần Y
Đồng. Y Đồng bị tên côn đồ kéo lê trên đường đến hơn chục mét nên da ở đùi và
eo đều bị cào xước, rơm rớm máu tươi, cánh tay cũng bị thương, thê thảm không
đến không nỡ nhìn.
Văn Bác ôm chặt lấy cô, an ủi: “Bà xã, đừng sợ, em bị
thương ở đâu rồi? Có đau không?”
- Chân và eo của em đau lắm, rách da hết rồi!
- Để anh đưa em đi bệnh viện!
- Ông xã, vết thương của anh có nặng không?
- Anh vẫn ổn, không nghiêm trọng lắm! Em có đâu không?
Chẳng mấy chốc, xe cứu thương đã đến, Văn Bác một mực
không chịu lên xe, xua xua tay nói: “Cứu vợ tôi trước đi, cô ấy bị thương rồi!”
Văn Bác nhìn Y Đồng được khiêng lên xe cấp cứu. Y Đồng
rất cảm động, cô hiểu rõ Văn Bác còn bị thương nặng hơn mình. Dưới lưỡi dao vô
tình của mấy tên côn đồ, chồng cô đã mạo hiểm cả tính mạng của mình để cứu cô
lúc nguy cấp, điều đó đủ để chứng minh anh thật sự rất yêu cô! Nghĩ thế, cô lại
mỉm cười mãn nguyện.
Văn Bác bị đâm bốn nhát, vết thương rất nặng. Cô thầm
cầu khẩn trong lòng: “Ông xã ơi, chúng mình không ly hôn nữa, em chỉ hi vọng
anh bình an vô sự!”
Chẳng mấy chốc, gia đình và công ty đều biết tin, bố
mẹ Y Đồng cùng lãnh đạo, đồng nghiệp của cả hai người đều đến bệnh viện. Bố mẹ
Y Đồng rưng rưng nước mắt nhìn con gái, xót xa vô cùng. Em gái Hoàng Thanh cũng
bật khóc nức nở.
Mẹ cô lo lắng hỏi: “Con gái à, con đã đỡ hơn chưa? Mẹ
đau lòng đến chết mất!”
Y Đồng khẽ gật đầu, mẹ cô xoa xoa vết thương cho cô,
nước mắt trào ra, bố cô ngồi bên cạnh thở dài. Em gái Hoàng Thanh nắm chặt lấy
tay chị: “Chị ơi, em lo cho chị quá!”
Y Đồng cố nén nước mắt, mỉm cười nói: “Bố, mẹ, em gái,
giờ con không sao rồi, mọi người đừng buồn nữa! Chẳng phải con vẫn rất ổn sao?”
Cũng may là vết thương của Y Đồng không phải là vết
thương chí mạng, không nghiêm trọng lắm, chỉ cần băng bó lại là không sao. Lãnh
đạo và đồng nghiệp cũng vào an ủi và thăm hỏi cô.
- À, phải rồi, chị ơi, anh rể thế nào rồi? – Em gái Y
Đồng lo lắng hỏi.
- Đúng rồi, Văn Bác bị thương có nặng không con? – Bố
mẹ Y Đồng cùng hỏi.
- Vết thương của anh ấy rất nặng, hiện giờ đang nằm
trong phòng phẫu thuật, cũng không biết tình hình thế nào?
Quả thực, vết thương của Văn Bác rất nặng, tình hình
chẳng mấy lạc quan. Thế nhưng, cuộc phẫu thuật diễn ra rất thuận lợi, cuối
cùng, anh đã không bị nguy hiểm đến tính mạng. Biết được tin này, Y Đồng hết
sức vui mừng, cô đến bên cạnh Văn Bác, nói: “Ông xã, anh đỡ hơn tí nào chưa?”
- Bà xã à, anh đỡ nhiều rồi, không sao rồi!
- Còn đau nữa không anh?
- Không đau, em cứ yên tâm!
- Nhưng em thương anh lắm! – Nói rồi, Y Đồng bật khóc.
- Đồ ngốc, thầy bói bảo anh mạng lớn, không chết được
đâu! Chưa đến chín mươi thì Diêm Vương vẫn chưa sờ đến anh đâu! – Văn Bác vừa
lau nước mắt cho cô vừa an ủi.
- Đã lúc nào rồi mà anh còn nói đùa được! – Y Đồng
trách.
Sau đó, bố mẹ và em gái Y Đồng cũng vào thăm Văn Bác.
Sau khi nói chuyện, cả nhà đã yên tâm phần nào. Tiếp đó, lãnh đạo và đồng
nghiệp của anh cũng vào thăm và động viên anh.
Lương Tuyết cũng đến, vừa vào, cô đã quan tâm hỏi:
“Văn Bác, anh không sao chứ? Anh làm bọn em chết khiếp đấy!”
- Anh không sao, cảm ơn các em đã quan tâm!
- Đây là thực phẩm bổ dưỡng mà các anh chị trong công
ty mua biếu anh, anh phải chịu khó tẩm bổ nhé!
- Được, anh sẽ tẩm bổ, cảm ơn mọi người nhé!
- Còn khách sáo cái gì chứ? Có phải người ngoài đâu!
- Anh rất cảm động, thật đấy!
- Hy vọng anh sớm hồi phục sức khỏe, mọi người đang
chờ anh đi làm lại đấy!
Nghe thấy Lương Tuyết quan tâm đến chồng mình như vậy,
Y Đồng đứng bên cạnh lập tức sa sầm, mặt mày nhăn nhó như ăn phải mướp đắng, cô
đang rất khó chịu. Nhìn thấy Lương Tuyết xinh đẹp như vậy, máu Hoạn Thư trong
người cô lại nổi lên, cô thầm nhiếc mắng: “Ả đàn bà chết tiệt này, nói lắm nói
nhiều, từ nãy không hết.”
Văn Bác dường như đã nhận ra điều gì bất thường, anh
thầm kêu khổ. Anh nháy mắt ra hiệu cho Lương Tuyết, ý nhắc nhở cô mau về đi,
đừng ở đây thêm nữa, nếu không sẽ xảy ra chuyện đấy! Tuy nhiên, đen đủi thay
cho Văn Bác, khi anh nháy mắt ra hiệu cho Lương Tuyết thì Y Đồng đã nhìn thấy.
Cô lại hiểu nhầm, cho rằng Văn Bác liếc mắt đưa tình với người ta.Mặt cô sầm
xuống, không thể nhịn được nữa, cô gầm lên: “Cô là con đàn bà mặt dày, dám chạy
đến phòng bệnh để dụ dỗ chồng tôi, còn không mau biến đi!”
Lương Tuyết nhìn Y Đồng khinh mạn: “Hóa ra chị chính
là vợ của Văn Bác đấy hả? Với tính cách như vậy chẳng trách anh ấy lại không
cần chị nữa!”
- Cô nói cái gì? Mau biến đi cho tôi! – Y Đồng gầm
lên.
- Thôi bỏ đi, chị là người bệnh, tôi không so đo với
chị làm gì! Lương Tuyết nói rồi quay sang nhìn Văn Bác: “Văn Bác, anh nhớ chú ý
nghỉ ngơi, chịu khó trị thương, em đi đây.”
Y Đồng tức điên người, cô lao đến, kéo Lương Tuyết
lại, định đánh cô. Y Đồng mặc dù bị thương nặng nhưng vẫn rất hung hăng. Văn
Bác vội vàng níu chặt Y Đồng lại, nhờ thế mà Lương Tuyết mới thoát thân.
Nhìn thấy Lương Tuyết đã đi ra ngoài, Y Đồng tức tím
tái mặt mày, Văn Bác lúc này mặt mày xám ngoét. Không phải vì anh nhút nhát, mà
anh sợ Y Đồng sẽ lấy dao đâm chết Lương Tuyết. Anh hiểu rằng Y Đồng là một
người phụ nữ táo tợn, chuyện gì cô cũng có thể làm được.
Thấy Văn Bác không chịu nói cho mình mà lại bênh vực
Lương Tuyết, Y Đồng giận lắm, mắng chửi Văn Bác là đồ khốn, đồ bỏ đi, vợ mình
bị người ta bắt nạt mà chẳng chút động lòng. Văn Bác lúc này cũng chẳng còn sức
mà tranh cãi với Y Đồng, đã bị thương đến mức này rồi, còn hơi sức đâu mà cãi cọ?
Thực ra Y Đồng không biết rằng Lương Tuyết chính là
“kẻ thứ ba” đã gọi điện đến trêu ngươi mình, bởi lẽ lúc gọi điện, Lương Tuyết
đã thay đổi giọng nói, vì vậy Y Đồng không nhận ra.
Sở dĩ Lương Tuyết gọi điện đến giả bộ là bồ của Văn
Bác là vì muốn để họ cãi nhau đến mức người sống kẻ chết, sau đó mau chóng ly
hôn. Cô thấy Văn Bác bị vợ quản lý đến mức đó thì tức giận thay cho anh. Cô
nghĩ, cứ thẳng thừng chia rẽ hai người bọn họ cho xong. Tưởng rằng họ chuẩn bị
ly hôn là đã thành công rồi, nào ngờ họ lại gặp cướp, đúng là khiến cho công
lao của Lương Tuyết đổ xuống sông xuống bể. Phải hiểu là để thăm dò tình hình
mâu thuẫn giữa hai vợ chồng Văn Bác và Y Đồng, cô đã phải bỏ ra bao nhiêu công
sức. Theo dõi, thám thính, nhìn trộm…thậm chí cô còn đứng rình dưới nhà Văn Bác
mấy tiếng đồng hồ chỉ để xem bọn họ có phải vẫn đang cãi nhau hay không. Chuyện
này vẫn chưa là gì, cô còn thường xuyên đến văn phòng kiểm tra xem có phải anh
đang ở đó không? Nếu Văn Bác đang ở văn phòng, điều đó chứng tỏ anh mới cãi nhau
với vợ, cô sẽ nhân cơ hội gọi điện cho Y Đồng, mạo nhận là kẻ thứ ba. Cô đã vất
vả biết mấy!
Sau khi Lương Tuyết đi, Y Đồng nổi cáu với chồng. Cô
cảm thất khó chịu trong lòng. Văn Bác cũng chẳng đoái hoài đến cô. Hiện giờ,
việc quan trọng nhất của anh là yên tâm dưỡng thương.
Sau khi Văn Bác nhập viện, anh nói với Y Đồng, khi nào
thì đi giải quyết thủ tục ly hôn. Thật không ngờ, cô lại phản đối chuyện đó.
Anh cảm thấy ngạc nhiên, rõ ràng cô đã đồng ý sẽ ly hôn rồi cơ mà? Y Đồng bảo,
chuyện ly hôn cứ để sau hãy nói. Cứ như vậy, chuyện ly hôn bị gác lại.
Văn Bác bình tĩnh lại, lòng nhủ thầm thế cũng tốt, đôi
bên cũng nói chuyện rõ ràng với nhau để hiểu nhau hơn, dù sao thì ly hôn cũng
chẳng phải là chuyện vẻ vang gì. Nếu ly hôn thật, anh cũng khó mà qua được cửa
ải của bố mẹ. Mà nếu bố mẹ anh có mệnh hệ gì, hậu quả thật khôn lường.
Nhập viện hai tuần, Văn Bác đã khỏe hơn nhiều, có thể
đi lại được bình thường nên bác sĩ đồng ý cho anh ra viện. Sau khi xuất viện, Y
Đồng đưa ra đề nghị về nhà mẹ thăm cả nhà, Văn Bác liền đồng ý.
Lúc họ về đến nhà, mẹ Y Đồng vừa làm cơm vừa nói với
cô: “Y Đồng à, các con về đây ở đi, bảo Văn Bác trả lại căn nhà ấy đi, hàng
ngày thiếu con, mẹ ăn cơm chẳng thấy ngon. Nhà người ta đều đông đủ, sum vầy,
nhà mình cứ lạnh tanh, mẹ thấy hụt hẫng lắm!”
- Vâng, để con bảo anh ấy mai dọn về ở, chúng con sẽ
ngày ngày ở bên mẹ!
- Thế thì tốt! Vậy mẹ yên tâm rồi! Nếu các con về nhà
ở, trong nhà có thêm người đàn ông, bố mẹ sẽ được thảnh thơi hơn.
Ăn cơm xong, Y Đồng cảm thấy mệt nên mẹ cô không cho
cô về, Văn Bác muốn về nhà. Y Đồng nói, đã đến đây rồi, ở lại một đêm, ngày mai
hãy về. Văn Bác đành phải đồng ý.
Ngày hôm sau về nhà, Y Đồng đòi chồng phải chuyển về ở
nhà mẹ đẻ với mình, nói rằng để tiện cho việc chăm sóc cả hai. Văn Bác không
đồng ý, anh cảm thấy đàn ông đi ở rể, người ta lại lời ra tiếng vào. Hơn nữa,
như vậy chẳng khác nào “chó chui gầm chạn”, sau này anh làm sao ngẩng mặt lên
nhìn bạn bè, đồng nghiệp? Chắc chắc là chẳng còn chút thể diện nào! Không chỉ
không dám ngẩng đầu lên nhìn họ hàng, bạn bè mà còn không dám ngẩng mặt lên
nhìn hàng xóm.
Mặc dù nói giờ khác rồi nhưng tư tưởng truyền thống
của người Trung Quốc mấy nghìn năm nay vẫn thâm canh cố đế, khó mà tránh khỏi
chịu tiếng không hay. Người biết thì nghĩ anh thương vợ. Người không biết lại
bảo anh ăn bám, sống bám váy vợ. Vì vậy anh quyết không đồng ý.
Y Đồng thấy chồng không đồng ý, liền nói: “Nếu anh
không muốn thì hàng ngày về nhà mẹ ăn cơm vậy!”
Văn Bác hậm hực: “Ngày nào cũng về thì mệt lắm!”
- Em muốn ăn cơm mẹ nấu cơ, phải làm thế nào đây?
- Thế thì anh ra ngoài ăn!
- Không được, đồ ăn bên ngoài không ngon!
- Thế thì thôi, muốn về thì em tự về đi!
- Cái gì? Anh không về với em à? – Y Đồng khó chịu
nói.
- Em về nhà mẹ đẻ, anh về làm gì? Anh đi làm cũng đủ
mệt lắm rồi.
- Hứ, anh không muốn đi với em thì có! Có phải anh
định nhân lúc em không ở nhà để hẹn hò với con đàn bà nào khác không hả?
- Em nói bậy bạ gì vậy?
Văn Bác nghe thấy vậy liền tỏ vẻ không vui, hai người
lại bắt đầu cãi nhau. Cuối cùng, Y Đồng khóc lóc ăn vạ, Văn Bác chán cảnh này.
Đành miễn cưỡng đồng ý.
Văn Bác và Y Đồng về nhà mẹ của cô, giao thông tắc
nghẽn, tắc đường cả buổi, vì từ căn hộ mà họ thuê đến công ty của cả hai đều
gần, chỉ mất nửa tiếng đồng hồ, nhưng về nhà mẹ đi làm thì ít nhất phải mất một
tiếng rưỡi.
Khó khăn lắm mới về đến nơi, hai người mệt bở hơi tai.
Mẹ Y Đồng vui mừng lắm, chạy ra hỏi: “Y Đồng, con thích ăn gì để mẹ làm?”
- Mẹ à, còn thích ăn cá nấu dưa, còn cả cá xốt. À phải
rồi, mẹ cho thêm ít ớt cay vào mẹ nhé!
- Được rồi, mẹ đi làm đây! – Mẹ Y Đồng mỉm cười đi vào
bếp.
Văn Bác nghe xong liền toát mồ hôi. Trời ơi, anh là
người phương nam, đặc biệt sợ cay, anh chỉ thích ăn những món có vị thanh đạm
thôi. Trước đây, ở với Y Đồng, anh thường tự nấu ăn, mặc dù Y Đồng thích món ăn
cay nhưng anh có thể làm riêng vài món cho mình. Giờ về nhà mẹ cô ăn cơm,
chuyện này đâu do anh quyết định nữa. Văn Bác thầm than vãn.
Một lát sau, bố mẹ và em gái Y Đồng về. Lúc này cơm
nước đã xong xuôi. Văn Bác nhìn qua mâm cơm, quả nhiên toàn là những món cay!
Gần như tất cả các món ăn đều có ớt.
- Văn Bác, con ăn nhiều vào nhé! – Bố Y Đồng nói.
- Vâng ạ, cảm ơn bố! Bố cũng ăn nhiều vào ạ!
- Anh rể à, món ăn mẹ em làm có ngon không? – Em gái Y
Đồng hỏi.
- Ngon lắm, rất ngon! – Văn Bác giả bộ khen.
Anh nhắm mắt nhắm mũi ăn liền mấy miếng, cảm giác nóng
bừng trong miệng khiến anh khó chịu. Trong khi đó, cả nhà Y Đồng ăn cơm ngon
lành. Chốc lát sau, Văn Bác đã toát mà hôi hột. Anh vội vàng ăn mấy miếng cơm
rồi lấy cớ là no rồi, ra ngoài xem thời sự.
Vừa mới xem được một lát, Y Đồng đã gọi anh: “Ông xã
ơi, đi rửa bát đi, mọi người ăn xong hết rồi!”
- Được! - Văn Bác đáp.
Thực tình, Văn Bác rất thích xem thời sự nhưng anh
chẳng còn cách nào khác, đành phải đi rửa bát. Sauk hi ăn cơm xong, bố Y Đồng
vào đọc sách, ba mẹ con đi ra phòng khách xem ti vi.
Văn Bác thu dọn bàn ăn rồi đi vào rửa bát. Bát đũa sao
mà lắm thế này! Bừa bộn đến độ gần như chẳng có chỗ nào mà để chân nữa. Trước
đây, anh từng nghe nói mẹ vợ anh thích đánh bài lúc rỗi rãi, chắc là vì vậy mà
chẳng có thời gian rửa bát, thế nên bát đũa mới tích lắm thế.
Mặc dù không vui nhưng anh vẫn phải làm. Lúc này, từ
phòng khách vọng tới tiếng cười vui vẻ của ba mẹ con Y Đồng. Bọn họ đang bàn
luận về tình tiết và nhân vật trong một bộ phim truyền hình nào đó.
Văn Bác bận rộn suốt cả buổi tối với đống bát đĩa ngổn
ngang. Rửa xong, vừa cầm cốc nước lên chưa kịp uống, chưa kịp thở thì Y Đồng đã
gọi: “Ông xã ơi, mau lau sàn nhà đi!”
Chẳng còn cách nào khác, Văn Bác đành phải đi lau nhà.
Còn chưa lau xong, mẹ của Y Đồng đã nói: “Văn Bác, tí nữa con đổ rác đi nhé!”
- Dạ.
Văn Bác lau nhà xong lại tất tả dọn rác rồi mang đi
đổ, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Dọn dẹp xong, anh đang định ngồi xuống nghỉ ngơi một
lát thì mẹ vợ lại gọi: “Văn Bác, con xuống gara cọ cho mẹ chiếc xe được không,
hôm nay bố mang xe ra ngoài, bẩn ơi là bẩn!”
- Dạ.
Văn Bác đành phải xách xô nước xuống cọ xe. Anh nghĩ,
bữa cơm này thật chẳng ra làm sao. Đây đâu phải là đến ăn cơm, rõ ràng là đến
làm ô sin thì có. Ô sin làm theo giờ bây giờ lương cũng cao lắm chứ, thế mà
mình lại phải làm ô sin miễn phí. Ngẫm nghĩ một hồi, anh lại gạt đi: “Thôi bỏ
đi, dù sao cũng chẳng phải làm cho người khác, làm cho nhà vợ mình cơ mà, có
sao đâu, chỉ là thương bố mẹ mình.”
Rửa xe xong, Văn Bác lên lầu, định về thì Y Đồng nói:
“Ông xã ơi, hôm nay không về có được không? Đã muộn thế này rồi, em mệt lắm!”
- Đúng đấy, Y Đồng nó mệt rồi, tối nay các con đừng về
nữa! Sức khỏe của nó không tốt, con phải cho nó nghỉ ngơi nhiều mới được!
Thường ngày chớ để nó chịu khổ. À phải rồi, con mau pha nước tắm cho nó đi!
Văn Bác cảm thấy rất ức chế. Anh nghĩ: “Chẳng lẽ chỉ
có con gái mẹ mệt hay sao? Cả ngày cô ấy chẳng phải làm gì, thế thì mệt cái gì?
Còn mình thì bận hết việc nọ đến việc kia, cái gì cũng đổ lên đầu, hùng hục cứ
như trâu ấy, đã chẳng được ăn một bữa cơm ngon lành lại còn bị sai làm cái này,
cái kia, mình mới là người phải mệt! Con gái của mẹ là người, còn người khác
thì không hả?”
Sau khi Văn Bác pha nước tắm xong, Y Đồng bắt đầu đi
tắm, em gái Hoàng Thanh vào phòng lên mạng, mẹ Y Đồng tiếp tục ngồi xem ti vi.
Văn Bác không muốn xem những bộ phim ủy mị kia, anh chỉ thích xem thời sự hoặc
các chương trình văn hóa, nhưng mẹ vợ anh đã độc chiếm ti vi, anh cũng chẳng
còn cách nào khác. Anh cảm thấy rất tẻ nhạt, đành lên ban công hít thở không
khí trong lành.
Anh vừa mới lên ban công đã nghe thấy tiếng vợ vọng từ
trong nhà tắm: “Ông xã ơi, giúp em giặt quần áo đi!”
Văn Bác vốn định không giặt nhưng lại nghĩ, đang ở nhà
Y Đồng, mình cũng không tiện từ chối. Haiz, giặt thì giặt! Nghĩ vậy Văn Bác
liền đi giặt quần áo, Y Đồng tắm xong đi ra, mặc váy ngủ rồi nằm trên ghế sô
pha xem ti vi và cười nói với mẹ.
Văn Bác giặt quần áo xong, mệt phờ cả người. Anh bắt
đầu tắm rửa, định đi ngủ sớm vì mai còn phải đi làm. Đang tắm dở thì có điện
thoại. Anh còn chưa kịp đi lấy điện thoại thì đã bị Y Đồng cướp lấy. Y Đồng vừa
nghe máy đã nói: “A lô, ai đấy? Muộn thế này rồi còn tìm anh ấy có việc gì? Đồ
tiện nhân, không phải mày định quyến rũ chồng tao đấy chứ? Sau này đừng có gọi
đến nữa!” Nói rồi cô cúp máy luôn.
- Bà xã à, là ai thế? Em đừng có chửi bới người ta
chứ! – Văn Bác nói vọng ra từ trong nhà tắm.
- Là một người đàn bà, cô ta nói là bạn học của anh,
em thấy không giống!
- Haiz, sao em không hỏi xem người ta tên gì, gọi đến
có việc gì không?
- Em hỏi cô ta dám nói không? Cô ta là ai thế?
- Bạn học mà, còn có thế là ai nữa?
- Anh đừng có giả bộ, các người chắc chắn có gì đó ám
muội!
- Bà xã à, em đừng nói bậy, mau đưa điện thoại cho anh
xem là ai nào!
Y Đồng ghi lại số điện thoại ban nãy rồi đưa điện
thoại cho Văn Bác. Anh mở máy ra xem, là số điện thoại của bạn học Trương Manh.
Anh thầm nghĩ, lần này thì xong rồi, anh lại đắc tội với Trương Manh rồi.
- Bà xã à, đây là số của Trương Manh, bạn học đại học
với anh.
- Xí, có chúa mới biết các người lén lút làm trò gì
sau lưng tôi!
- Này, sao em ăn nói khó nghe thế?
- Muộn thế này rồi cô ta còn gọi điện cho anh làm gì?
Còn có thể có chuyện gì khác? Anh bảo tôi nghĩ thế nào được? Chắc chắn các
người có điều gì ám muội!
Nghe thấy tiếng cãi nhau, mẹ vợ Văn Bác chạy ra, hỏi:
“Y Đồng, sao thế con?”
- Mẹ à, ban nãy có một người đàn bà gọi điện cho Văn
Bác, chắc chắn anh ấy đã có bồ ở ngoài rồi! – Y Đồng thản nhiên tố cáo.
- Văn Bác, người đàn bà đó là ai? – Mẹ vợ Văn Bác trợn
mắt chất vấn anh.
- Mẹ à, đó chỉ là một người bạn học của con, bọn con
hoàn toàn trong sạch. Hơn nữa, người ta đã có bạn trai rồi! – Văn Bác giải
thích.
- Nó tên là gì? – Mẹ vợ tiếp tục chất vấn.
- Cô ấy tên Trương Manh.
- Nhà nó ở đâu? Năm nay bao nhiêu tuổi? Làm việc ở
đâu?
- Nhà cô ấy ở đường Tân Hải, năm nay hai mươi lăm
tuổi, làm việc ở Bách hóa Lạc Hoa.
- Mau đưa số điện thoại bàn, địa chỉ nhà riêng và địa
chỉ nơi làm việc của nó cho mẹ! – Mẹ vợ Văn Bác nói.
- Mẹ cần những thứ đó để làm gì ạ? – Văn Bác khó hiểu
hỏi.
- Mẹ phải chứng thực một chút!
- Mẹ à, chuyện này có quá không? Con với người ta hoàn
toàn trong sáng!
- Không cho nghĩa là có tật giật mình! – Y Đồng đứng
bên cạnh ấm ức nói.
- Được rồi, con cho! – Văn Bác viết số điện thoại, địa
chỉ nhà và nơi làm việc của Trương Manh lên giấy.
Tối đó tâm trạng của Văn Bác cực kỳ khó chịu, không
sao ngủ được. Y Đồng cũng đang giận nên cả đêm chẳng nói chẳng rằng, chẳng ai
đoái hoài đến ai.
Ngày hôm sau Văn Bác dậy sớm đi làm. Đến công ty, Văn
Bác càng nghĩ càng giận. Anh cảm thấy thật sự không thể sống tiếp như vậy được.
Nếu cứ tiếp tục như thế này, anh chắc chắn sẽ phát điên mất. Mà dù không phát
điên cũng sẽ bị tâm thần phân liệt.
Cả ngày hôm đó anh làm việc trong trạng thái mơ màng,
ủ rũ. Buổi chiều hết giờ làm, anh định về nhà ngủ một giấc cho đã. Đang chuẩn
bị về thì đột nhiên mẹ vợ anh gọi điện thoại đến: “Văn Bác, lát hai vợ chồng
con về đây nhé, mẹ có chuyện muốn nói với các con!”
- Mẹ à, con rất mệt, con muốn về nhà nghỉ ngơi một
lát! – Văn Bác nói.
- Không được, nhất định phải về! – Bà nói.
- Con thật sự rất mệt!
- Không được, mẹ đã nói đến là phải đến!
Văn Bác không hiểu mẹ vợ có việc gì cần gặp, đành phải
đồng ý: “Vâng ạ!”
Sau đó anh gọi cho Y Đồng, nhưng điện thoại của cô tắt
máy. Vì thế, anh đành nghiến răng đến nhà mẹ vợ. Vừa bước vào đến cửa, mẹ vợ đã
hỏi: “Y Đồng đâu rồi? Sao nó chưa về?”
- Con gọi cho cô ấy nhưng cô ấy tắt máy!
- Haiz, sau này con đừng liên hệ với mấy đứa con gái
nữa. Y Đồng nhà ta mà xảy ra chuyện gì thì mẹ quyết không tha cho con đâu!
- Mẹ à, con với Trương Manh thật sự không có gì, hoàn
toàn trong sáng! – Văn Bác biện minh.
- Mẹ không cần biết con với nó có trong sáng hay
không, mẹ chỉ yêu cầu con sau này không liên hệ với người phụ nữ nào khác nữa.
Tim của Y Đồng không tốt, đừng để nó nổi nóng!
Cái gì? Không cho mình liên hệ với người phụ nữ khác?
Thế này thì quá đáng quá rồi đấy! Văn Bác cảm thấy vô cùng hoang đường, anh
nghĩ: “Chuyện này chỉ có bà ta mới có thể nói ra được. Mình lấy con gái bà ta
chứ có phải bà ta đâu, bà ta dựa vào cái gì mà cấm mình không được liên lạc với
người phụ nữ khác? Văn Bác vô cùng bực bội, nhưng anh không dám thể hiện trước
mặt mẹ vợ, đành phải để cho bà ít thể diện chứ.
Lúc này Y Đồng về nhà, chẳng buồn chào hỏi ai, mà đi
thẳng vào phòng ngủ. Văn Bác cảm thấy rất bối rối, không biết phải làm sao.
- Con mau đi dỗ dành nó đi! – Mẹ vợ bảo.
Văn Bác vào phòng, thấy Y Đồng trùm chăn ngủ.
- Bà xã à, em làm sao thế?
Y Đồng chẳng buồn đoái hoài đến anh.
- Bà xã, em còn giận à? Là anh sai rồi, anh xin lỗi
em!
Y Đồng vẫn im lìm không nói không rằng.
Văn Bác thấy vậy liền nản chí, biết có nói nữa cũng
chẳng ích gì, liền đi ra ngoài.
- Y Đồng đã khá hơn chưa? – Mẹ Y Đồng hỏi.
- Cô ấy chẳng ngó ngàng gì đến con cả!
- Haiz, cái thằng này thật vô dụng, có dỗ vợ mà cũng
chẳng xong! Đúng là đồ bỏ đi! – Mẹ Y Đồng thốt lên.
Văn Bác nóng mặt, cơn giận bốc lên ngùn ngụt, vốn định
cãi lại vài câu nhưng lại nghĩ, mẹ vợ là bề trên, không thể hỗn hào với bà
được.
Lúc ăn cơm, mẹ vợ Văn Bác bày ra mấy món, cho toàn là
ớt, Văn Bác nhìn thấy mà run. Mặc dù Mao chủ tịch[1] đã từng
nói: “Không ăn cay làm sao làm cách mạng”, nhưng dù gì anh cũng là người phương
Nam, làm sao ăn được cay. Đúng là giết người mà!
[1]
Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc.
- Văn Bác, con mau đi gọi nó dậy ăn cơm! – Mẹ vợ ra
lệnh.
- Cô ấy không thèm đoái hoài đến con!
- Thế anh không biết nghĩ cách à? – Bà ta gắt lên.
- Haiz…
Văn Bác thở dài, đi vào phòng. Y Đồng vẫn nằm im trên
giường. Văn Bác kéo tay cô, nhẹ nhàng nói: “Bà xã à, mau dậy ăn cơm đi!”
Y Đồng vẫn chẳng buồn đoái hoài tới anh.
Văn Bác cảm thấy không kiềm chế được nữa. Nếu là ở nhà
anh, mẹ vợ với Y Đồng chắc chắn không dám bắt nạt anh thế này. Cô không ăn chứ
gì? Không ăn thì đổ đi, có giỏi thì cứ nhịn xem có chịu được mãi không?
Y Đồng không chịu dậy ăn cơm. Em gái Hoàng Thanh liền
vào phòng khuyên chị, cuối cùng cũng thuyết phục được cô. Nhưng suốt bữa cơm, Y
Đồng sa sầm mặt, chẳng nói nửa lời. Văn Bác vỗn chẳng ngon miệng, lại ái ngại
nên cảm thấy như đang ngồi trên thảm đinh.
Ăn cơm xong, anh định về nhà nhưng Y Đồng một mực
không chịu. Mẹ vợ thấy Văn Bác định đi liền nói: “Y Đồng không muốn về nhà, anh
để nó ở lại đây một mình thì còn ra thể thống gì nữa?” – Ý của bà là Y Đồng
không về thì anh đừng có nghĩ đến chuyện về nhà. Văn Bác vô cùng ức chế nhưng
cũng không biết phải nói thế nào.
Nếu đã không về thì tất sẽ phải rửa bát. Một đống bát
đĩa chất cao như núi thật là nghịch mắt. Mẹ Y Đồng nói với con gái: “Y Đồng,
con mệt thì nghỉ ngơi đi, mẹ sang nhà bên đánh bài đây!”
- Muộn thế này rồi còn bài bạc gì nữa? – Bố Y Đồng cất
tiếng.
- Ông già chết tiệt, tôi đi chơi tí thì đã sao? Ông
cấm được à?
- Chẳng phải bà đã đi suốt cả chiều rồi hay sao? Tối
đến còn định chơi nữa à?
- Tôi thua mất mấy trăm rồi, tối nay xem có thể gỡ lại
không, ông đừng làm phiền tôi.
- Bà còn chưa rửa bát mà?
- Bảo Văn Bác rửa đi! Lắm chuyện!
Bố vợ không dám lên tiếng nữa. Đợi mẹ Y Đồng ra ngoài
rồi, ông cũng ra ngoài đi dạo, có lẽ vì trong lòng bức xúc, ở nhà ngột ngạt
không chịu nổi. Trong một gia đình mà đàn bà chiến thế mạnh thì đàn ông sẽ mất
đi sự tôn nghiêm, mãi mãi bị đàn bà quát nạt, coi là ô sin. Cách Y Đồng đối xử
với anh bây giờ chẳng phải cũng y như vậy sao? Đúng là gió nhà ai quai nhà nấy!
Văn Bác chửi bới trong lòng, đúng là đồ chết tiệt, đi
đánh bài mà còn to tiếng như vậy, đúng là không biết liêm sỉ! Anh nghĩ đến bố
mẹ mình phải ngày ngày thức khuya dậy sớm, bận tối mắt tối mũi, đừng nói là đi
đánh bài, ngay cả thời gian để thở cũng chẳng có. So với mụ già kia thật đúng
là một trời một vực! Văn Bác thầm thề với lòng mình, nhất định phải phấn đấu để
bố mẹ mình được hưởng phúc.
Văn Bác lặng lẽ đi rửa bát. Rửa bát xong, đang định
tắm thì Hoàng Thanh ở trong phòng Y Đồng đi ra, nói với anh: “Anh rể à, anh vào
dỗ chị đi, tâm trạng của chị không được vui!”
- Ờ, chị ấy giận anh, không đoái hoài gì đến anh!
- Vì vậy anh mới phải vào dỗ dành chứ!
Thấy Văn Bác không muốn đi, cô liền cười: “Anh rể à,
anh vào đi, cứ coi như là giúp em một lần có được không?”
Nghe Hoàng Thanh nói vậy, Văn Bác đành phải đi vào. Y
Đồng sầm mặt ngồi trên giường. Văn Bác chán nản đành cười giả lả: “Bà xã, đừng
giận nữa! Cuối tuần anh mời em đi ăn đồ ăn tây nhé!”
Thấy Văn Bác phải nịnh nọt mình, Y Đồng mới tươi tỉnh
hơn đôi chút, nói: “Là anh nói đó nhé, chớ có hối hận!”
- Chắc chắn rồi, em cứ yên tâm, anh nói lời sẽ giữ lấy
lời! – Văn Bác nói.
- Thôi được rồi, lần này tha cho anh đấy!
- Cám ơn bà xã!
- Chỉ có điều, tối nay, tối nay…
- Tối nay cái gì?
- Tối nay anh phải “yêu” em!
- Được, không thành vấn đề!
- Thế là biết điều đấy!
Văn Bác cố nén cơn giận trong lòng, thầm nhủ: “Đàn ông
không sợ thiệt thòi trước mắt! Cứ chờ đấy mà xem! Đợi khi tôi có tiền, tôi nhất
định sẽ cho cô nếm mùi vị của sự không được tôn trọng.”
Văn Bác tắm xong liền về phòng với Y Đồng. Y Đồng mặc
váy ngủ nằm trên giường đợi anh. Cô nhìn anh, ánh mắt nóng bỏng thèm thuồng.
Văn Bác vừa đến gần, cô đã nhảy chồm lên người anh, bám chặt vào cổ anh rồi hôn
tới tấp lên mặt anh.
Hai người đổ nhào ra giường, chẳng mấy chốc đã cởi hết
quần áo trên người, chuẩn bị hành sự. Văn Bác chợt khựng lại, hỏi: “Có bao cao
su không?”
- Ờ có, em đi lấy! – Y Đồng nói rồi liền đứng dậy đi
lấy bao.
Bao cao su để trong ngăn kéo trong tủ. Y Đồng lấy ra,
đứng quay lưng về phía Văn Bác, dùng kim đâm vài lỗ trên bao. Lần trước làm
tình với Văn Bác đến giờ đã hơn một tháng rồi, nhưng cô vẫn chưa thấy có dấu
hiệu gì của việc có thai. Không cần hỏi cũng biết lần trước không thành, do vậy
lần này cô lại phải thực hiện chiêu này.
Y Đồng giúp Văn Bác đeo bao cao su vào rồi hai người
quấn chặt lấy nhau…
- Còn chưa tắt đèn kìa!
- Em không thích tắt đèn!
- Việc này…
- Anh là đàn ông, có gì mà phải ngượng?
- Thế cũng được! – Nói rồi, Văn Bác và Y Đồng bắt đầu
tập trung vào “trận đánh”.
- Chị ơi, chị có nước hoa hồng không, cho em mượn dùng
tạm với! – Cánh cửa phòng bị mở ra, em gái Hoàng Thanh bước vào.
Nhìn thấy anh rể và chị gái mình trần như nhộng ở trên
giường, Hoàng Thanh hét lên rồi vội vàng nói: “Em xin lỗi, xin lỗi, em không
nhìn thấy gì hết nhé!”. Nói rồi, cô ngại ngùng lao thẳng ra ngoài.
Văn Bác sợ toát mồ hôi, vội vàng nhận sai: “Đều tại
anh không khóa cửa, anh thật đáng chết!
- Thôi bỏ đi, đừng nói nữa, dù sao nó cũng chẳng phải
là trẻ con nữa, chúng ta tiếp tục đi!
Văn Bác nghe thấy cũng có lý, họ lại tiếp tục. Y Đồng
dường như rất khao khát nên vô cùng chủ động. Chiếc giường đôi của cô cứ rung
lên bần bật, phát ra tiếng cọt kẹt liên hồi.
Văn Bác lo lắng
nói: “Em gái em ở ngay bên phòng bên, nho nhỏ thôi kẻo nó nghe thấy!”
- Có phải nó không biết đâu, đều là người lớn rồi,
chẳng sao đâu!
- Thế thì cũng phải chú ý một chút!
- Không sao, sao anh lắm chuyện thế nhỉ?
Văn Bác chẳng biết nói gì nữa, đành phải để mặc cho Y
Đồng thích làm gì thì làm. Cánh cửa của dục vọng một khi đã mở ra thì chẳng có
gì có thể ngăn cản được nữa…
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT