Bố tôi rất tuấn tú, tới giờ ông vẫn tự hào về ưu điểm này, vì thế nhất định phải viết riêng một dòng.
Có một lần bố cãi nhau với mẹ, mẹ tôi giận dữ nói: “Anh dựa vào cái gì mà cho rằng tôi sẽ tha thứ cho anh?”. Bố nghĩ ngợi một hồi rồi nghiêm túc đáp: “Đẹp trai”.
Mẹ tôi trợn mắt nhìn bố một hồi, bật cười, kết thúc chiến tranh, rửa tay nấu canh cho bố. Từ đó có thể thấy, đẹp trai cũng có lợi cho sự hòa bình của xã hội, sự giàu mạnh của đất nước.
Bố còn viết chữ rất đẹp, điền từ cũng rất hay, năm bố chuyển nghề có bài “Bướm yêu hoa”, trong đó có câu “Núi xanh vẫn thế, bạch cốt chê núi nhỏ”, từng câu chữ đều gây ngạc nhiên.
Nghe nói, khi tôi vừa được sinh ra bố không chịu bế tôi, bà ngoại muốn trao tôi vào tay bố, bố liền lùi lại phía sau, dường như tôi không phải con gái bố mà là một gói thuốc nổ được châm ngòi. Lí do của bố cũng rất mộc mạc, bố nói người tôi mềm mềm, sợ bế là gẫy.
Bố thích uống rượu, rất kĩ tính, ví dụ Đổng Tửu phải uống cốc loại nào, Mao Đài chén bé thế nào, rượu hoa nhà ngâm phải dùng cốc, rượu cao lương nhà chiến hữu tự ủ phải dùng bát sứ to, rượu sa-kê từ tàu lên phải dùng hỗ thông làm thùng gỗ hâm rượu.
Bố kĩ tính như vậy nhưng bình thường lại không uống, còn thích suy xét tâm trạng của thời tiết, thời tiết vô cùng đẹp hoặc vô cùng xấu mới uống một ít, bày hết một dãy, nhấp vài ngụm, sau đó đắc ý thu hết dụng cụ uống rượu của mình cất đi.
Sau này, tôi lớn thêm một chút, bố dạy tôi uống rượu, thử thế nào nếm thế nào, thế nào là vị ngọt dội lại, thế nào là ngấm vào cổ họng. Tôi mù mờ học một thời gian dài, cuối cùng nói là cay quá, không thích.
Bố tôi, kì diệu chính là khi ông phát hiện ra uống rượu cũng cần tài năng thiên bẩm. Ông quyết định dạy tôi một khả năng khác: Giả vờ mình biết thưởng rượu. Tôi cảm thấy nhiều năm sau đó cho tới giờ, về phương diện giả vờ bản thân mình có gu và giả vờ bản thân mình có văn hóa chí ít cũng giả vờ được ba ngày, điều này đều do bố tôi đã dạy dỗ cho tôi cả.
Ngày bé, tôi là một đứa hay gây họa, đã từng có lần cùng em họ trèo lên van ống nước cũ của dòng sông cạn, trèo lên giữa chừng không xuống được cũng không lên được, cứ lơ lửng mười mấy phút mới được người đi đường kéo xuống, hai cái mạng cỏn con mới được giữ lại.
Khi ấy tuổi tác của hai kẻ gây họa cộng lại chưa được mười tuổi, đánh cũng không được mà mắng cũng không hiểu. Mẹ tôi tức giận nghiến răng, bố tôi âm thầm bảo mẹ một phương pháp trừng trị hữu hiệu: Tôi nói, mùa hè năm đó tôi dùng đũa gắp một nghìn con sâu róm, các bạn có tin không?
Sau này, tôi lớn thêm một chút, bố dạy tôi uống rượu, thử thế nào nếm thế nào, thế nào là vị ngọt dội lại, thế nào là ngấm vào cổ họng.
Trong quá trình ấy, vô số lần tôi nảy sinh ác ý bỏ luôn sâu róm vào bình rượu ngâm của bố. Có lẽ vì số lần tôi gườm gườm nhìn bình rượu của ông quá nhiều, một hôm bố dắt tay tôi đi, một tay ôm bình rượu thủy tinh ngâm rượu Tây Phụng, một tay dắt tôi tới phòng kho đựng thuốc bắc của gia đình. Khi ấy, tôi còn rất nhỏ, phải giơ cánh tay lên bố mới dắt được.
Ánh nắng đầu giờ chiều ấm áp, từng luồng từng luồng rọi xuống từ giếng trời. gạch xanh trên mặt đất sặc sỡ sắc màu, nhưng mỗi góc cạnh đều tròn trịa lung linh, giữa những khe gạch có lớp bụi mỏng, khẽ bay lên từng chút theo bước chân dưới ánh mặt trời, nho nhỏ, rất thú vị.
Phòng kho trên tầng hai, có cầu thang trèo lên. Trên cửa gỗ còn có dòng chữ không biết dán vào từ năm nào, chữ đen trên nền trắng, bị cũ đi khá nhiều nhưng nhìn cũng không xấu.
Phòng kho rất cao, nhưng không hề ẩm ướt, trên nền nhà có lớp vôi hơi ẩm, bên cạnh tủ để dược liệu quý giá là mấy cái hũ vôi, để phòng ẩm ướt.
Bố đặt bình rượu lên trên bàn, rồi hất cằm chỉ các ngăn thuốc xếp từng tầng trên trần nhà, để tôi thích cho thứ gì vào bình rượu Tây Phụng của ông thì cho.
Thế là tôi cho một cây nhân sâm vào đó.
Ông gật đầu.
Tôi cho một nắm cẩu khỉ.
Ông tiếp tục gật đầu. Trong mắt còn có nét ngoan ngoãn dễ bảo.
Sau đó tôi vui vẻ ném vào đó nào là cóc khô, tắc kè buộc trên cây thập tự giá, linh chi, dạ minh sa (phân dơi)...
Khi tôi cho bạch hoa xà (cỏ lưỡi rắn trắng), nhung hươu, đuôi ngựa và cá ngựa vào trong đó, có vẻ bố tôi không cười nổi nữa.
Cuối cùng tôi ném vào đó móng ba ba, sau đó tôi cố gắng nhảy tưng tưng lên, dùng ưu thế cân nặng để ấn nắp xuống, miễn cưỡng vặn nắp lại, bố quay đầu đi chỗ khác.
Nói chung, sau chuyến đi tới kho thuốc, bố tôi đã bị mẹ mắng cho tối tăm mặt mũi với lí do “Trẻ con không biết quý trọng đồ vật, anh không biết hả?”. Bố tôi ậm ờ đáp: “Em nói đúng, em nói không sai, nhưng chẳng phải anh đã đồng ý với con rồi sao?”. Cứ thế rồi cũng qua chuyện.
Còn về bình rượu Tây Phụng ấy, được ông thay bằng chiếc bình lớn hơn, được đặt long trọng trên giá đồ cổ ở phòng khách.
Lần đầu tiên nhìn thấy bình rượu mà dược liệu còn nhiều hơn rượu như thế cậu tôi đã rất ngạc nhiên, nói: “Anh rể, theo cách ngâm này của anh, rượu này uống vào một ngụm chắc người cũng đi luôn?”.
Bố tôi nghiêm túc nói: “Rượu này là ngâm để giữ mạng, nhìn dược liệu đi, chỉ cần người chưa chết hẳn thì một ngụm chí ít cũng sống được thêm hai tiếng”.
Thế là hơn hai mươi năm sau, bình rượu người sống uống vào thì chết, người sắp chết uống vào... không biết sẽ chết luôn hay có thể sống thêm hai tiếng này, cứ thế được đặt trên giá của nhà tôi. Tôi nghĩ, nó sẽ mãi mãi ở đó như vậy.
Bố nói với tôi: “Nói lời phải giữ lời chứ, bố đã đồng ý với con thì sẽ để con làm. Cho dù con làm bừa... chẳng phải cũng để con làm rồi đó sao?”.
Có một năm bố bệnh nặng, khi ấy tôi đang ở nước ngoài nên không ai thông báo cho tôi. Bố nằm trên bàn phẫu thuật, tôi vui vẻ ở biển. đợi tới lúc tôi về, bố xoa đầu tôi, nói, khi nhỏ tôi và bố đã ngoéo tay, nói bố phải sống tới một trăm tuổi, bố không thể lừa dối con chuyện này, kiểu gì cũng phải sống tới một trăm tuổi.
Bố sẽ ôm tôi vào lòng, nói với tôi: “Bố yêu con”.
Khi ấy tôi òa khóc nức nở, không kiềm chế được bản thân.
Sau khi khỏi bệnh bố liền cai thuốc, chạy bộ hàng ngày, chỉ vì không muốn lừa dối tôi, sống khỏe mạnh tới một trăm tuổi.
Bố tôi là người như vậy đấy, bố tuyệt vời lắm, tính trẻ con, thích cười, khi cười cũng giống trẻ con.
Bố thích gạt tôi, lấy kẹo nhân rượu tôi thích ăn bày ra trước mặ tôi, dụ tôi thèm nhỏ dãi đến nơi bố liền cười gian xảo rồi ăn hết từng cái một, sau đó ngấy quá đến cơm tối cũng không ăn nổi.
Bố sẽ ôm tôi vào lòng, nói với tôi: “Bố yêu con”.
Đúng thế, bố yêu tôi, tôi cũng yêu bố.
Tôi chỉ hi vọng bố tiếp tục tuyệt vời như vậy, trường thọ trăm tuổi, khoẻ mạnh, vui vẻ.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT