“Gió thổi hiu hiu, đầy trời mây trắng bay, người chết như nước sông Trường Giang, một đi không bao giờ trở lại”.

Đây là câu đầu tiên trong bài điếu văn do một cụ trong hội hưu trí của thôn Đa Duyệt đọc khi bà ngoại tôi mất. giọng điệu của cụ không rõ ràng, thực ra về cơ bản, tôi không nghe nổi cụ đang đọc đọc gì. Sau đó, tôi tìm cụ để lấy bài văn tế rồi nói với cậu hai: “Cháu sẽ lưu bài văn tế này vào máy tính rồi gửi cho cậu”.

Nói như vậy mà hai năm đã trôi qua.

Tôi vẫn cảm thấy bà ngoại còn sống, và cho tới bây giờ tôi mới bắt đầu chép này dựa theo mẫu, có thể những người già trong thôn khi mất đi đều được đưa tiễn bằng bài điếu văn dựa trên tư tưởng người mẹ hiền này, khi tới một thế giới khác, những người già cũng có chủ đề chung để thảo luận.

Nếu thực sự có một thế giới khác, tôi nghĩ bà ngoại của tôi chắc chắn sẽ rất tự hào. Cả buổi tang lễ ở quê mặc dù không hào hoa nhưng cũng náo nhiệt lạ thường, hôm đưa linh cữu có cả đoàn xe gồm ba xe tải chở đầy người cùng lên núi. Cũng không biết từ bao giờ đã hình thành thói quen ba chiếc xe tải cờ màu bay phấp phới, lại thêm các đồ dùng tế lễ và vòng hoa đủ loại chất đầy lên xe, đa màu đa sắc, giữa ngày hè rực rỡ bỗng tràn ngập màu sắc vui vẻ.

Sau khi bà ngoại được hạ táng, con cháu trong cả gia đình đều quay lưng quỳ trước phần mộ của bà ngoại, các thầy được mời tới miệng đọc lẩm bẩm, rắc chỗ gạo cúng còn thừa lên áo được vén sau lưng chúng tôi, theo tập tục sau khi nấu ăn số gạo này sẽ được bảo vệ. cô em họ nhỏ tuổi nhất không hứng được gạo, gạo rơi xuống dưới, em quay lại nhìn thấy vậy liền kêu ầm ĩ: “Không làm nữa, không làm nữa, gạo của cháu rơi hết rồi! Cháu muốn có gạo, muốn có gạo”.

Cô em họ này rất giống bà ngoại tôi, thậm chí tính cách cũng giống, trong khoảnh khắc ấy dường như tôi nhìn thấy hình ảnh bà ngoại trước đây khi chơi bài với cả nhà, vì thua nên giở trò, ném bài đi, khóe miệng cong lên, điệu bộ rất không vui vẻ.

Tôi không biết mọi người nghĩ gì, hoặc là nỗi đau được tích tụ trong tang lễ đã tìm được cái cớ để giải tỏa, cô em họ làm ầm lên như thế khiến không khí bỗng dịu đi, những cái chau mày cũng được thả lỏng, khóe miệng ai ai cũng mỉm cười.

Bà ngoại sau khi được hỏa táng mới đưa lên núi, an táng trong vườn quả trúc lâm, đi mấy bước là tới phần mộ của lớn – người mà tôi chưa từng gặp mặt. Bố tôi nói, cậu lớn tôi là một nhân tài, đáng tiếc mất quá sớm. tôi nghĩ, bây giờ chắc cậu có thể ở bên mẹ cậu ấy rồi.

Tôi cảm thấy nơi ấy phong thủy rất đẹp, trên một sườn núi, lưng tựa vào rừng trúc, trước mặt là ngọn đồi, ở giữa có một đập nước. Khi mùa xuân tới, trước mặt là một màu hoa cải vàng rực rỡ, còn mùa hè là một vùng lúa nước xanh rì, bước vào mùa thu lúa chín vàng, sắc hương hòa quyện. Vườn quả bên cạnh là nơi vô cùng quen thuộc với bà ngoại tôi, trong vườn có cây dâu, cây cam. Mỗi cây trong vườn này bà ngoại tôi đều vô cùng thân thuộc. Căn nhà cũ phía sau khu vườn quả này cũng là nơi lưu giữ tuổi thơ tôi.

Khi còn nhỏ, cứ mỗi khi được nghỉ dài ngày tôi sẽ được mẹ đưa tới đây, giao cho bà ngoại. Tôi còn nhớ bà ngoại nuôi tằm đã rất nhiều năm, bản tính tôi gan dạ nhưng chỉ sợ nhất thứ côn trùng ghê tởm, biết loi nhoi này, nhưng đối mặt với cả căn phòng, có mười mấy cái nong lớn, hàng vạn con tằm, tôi lại cảm thấy rất thích thú. Vì thế mỗi năm khi bà nuôi tằm, tôi đều sống trong trạng thái vừa ghê sợ vừa tích cực tham gia.

Sáng tôi dậy sớm, cùng bà ngoại ra vườn dâu bên cạnh nhà hái lá dâu. Phải kiếm những chiếc lá to không già, cả phiến mở to, nhân lúc trên lá còn hạt sương phải hái ngay, sau đó phơi trên mặt đất ở đập nước, nơi mặt trời không chiếu vào được, trước khi mặt trời xuống núi cần thu dọn ngay, như thế lá dâu tươi non và không quá nhiều nước mới phù hợp nhất để chăn tằm.

Bà ngoại dạy tôi làm thế nào để đắp từng phiến lá lên người những chú tằm con đang nằm đầy trong nong. Đây chính là lúc tràn đầy thử thách, nếu không cẩn thận sẽ bị tằm bò lên người, không thể không hét toáng lên. Bà ngoại vừa tức vừa bực đánh tôi mấy cái, sau đó lại tiếp tục đặt lá dâu.

Thực ra lúc tôi thích nhất chính là sau khi đặt xong lá dâu. Căn nhà ở quê là nhà ngói, tường đất hoàng thổ, sân trong được quay lại bởi chừng mười căn phòng, căn phòng nuôi tằm ngay sát cạnh phòng ngủ. Tôi nằm trên giường, thời tiết có phần oi bức khó chịu. Bà ngoại quạt cho tôi, còn ở phòng bên cạnh những chú tằm con đang ăn từng miếng to, âm thanh rào rào, sột soạt vang lên dày đặc, giống như tiếng mưa rơi.

“Bà ơi mưa rồi”.

“Không mưa đâu, mau ngủ đi”.

Bà ngoại béo, bận rộn cả ngày, thông thường chỉ quạt phe phẩy mấy cái là ngủ say, phát ra tiếng ngáy, thực sự tôi có cảm giác trời đang mưa to sấm chớp.

Nghỉ hè, dịp thu hoạch ngũ cốc cũng là mùa bận rộn nhất trong năm ở nông thôn. Từ nhỏ, tôi đã lười biếng, những việc nặng nhọc hay lấm bẩn chân tay tôi thường không giúp, việc tích cực nhất cũng chỉ là đun bếp khi nấu cơm, đây coi như là cống hiến lớn nhất của tôi rồi. Hơn nữa bây giờ nhớ lại mới thấy tôi nhóm lửa cũng giỏi lắm, mùa hè hầu như toàn dùng thân cây cải dầu vào tháng năm sau khi thu hoạch cải dầu để đun lửa, lúc đốt nổ lép bép, còn bà ngoại thì bận rộn bên bếp.

Thực ra bà ngoại nấu ăn không ngon, bà nấu quá mặn, hơn nữa cách làm cũng rất thô bạo, có điều món tào phớ bà làm là món ăn ngon nhất thiên hạ. Một năm bốn mùa, chỉ cần được về quê, bà ngoại sẽ làm món tào phớ cho chúng tôi ăn. Và tôi luôn là trợ thủ vàng khi làm tào phớ. Cả quá trình đều rất vui. Đậu tương ngâm nở trước một đêm, cối đá cũng phải rửa sạch sẽ trước một ngày, sáng hôm sau phải dậy sớm say đậu. Cối đá nặng hơn năm mươi cân, sau khi xoay tròn sẽ có nước làm trơn, đỡ mất sức hơn nhưng vẫn rất vất vả. Tôi thường đứng bên cạnh giúp bà rắc đậu vào, trong muôi là ba phần đậu bảy phần nước, cho vào cối xay, nước đậu màu vàng sữa sẽ chảy xuống thùng theo vòng cối xay.

Bây giờ nghĩ lại mới thấy cả quá trình thực ra rất khô khan vô vị, hơn nữa cối nặng như vậy bà ngoại đẩy cũng rất mệt, khi ấy bà lại béo, chẳng bao lâu mồ hôi đã lấm tấm đầy trán. Mái ngói của căn nhà cũ đều có miếng kính ở giữa các gian, đủ để ánh nắng chiếu xuống, ánh mặt trời lên chưa được bao lâu chiếu rọi xuống gương mặt bà, nửa sáng nửa tối, ẩn hiện những giọt mồ hôi.

Cứ một lúc tôi lại đẩy chơi, bà ngoại lại nhường cho tôi đẩy. cùng lắm tôi dựa vào lực quán tính của bà và đẩy được hai vòng, cả người đã mệt phờ, sau đó lại ngoan ngoãn đi rắc thêm đậu, một lát sau lại không từ bỏ, tiếp tục ra đẩy cối xay, cứ như việc ấy rất thú vị. Bây giờ nhớ lại dường như hành động bày trò nghịch ngợm ấy của tôi trong mắt bà chính là động lực mỗi lần bà làm tào phớ cho tôi ăn. Bà vốn là một người chủ trong gia đình nông thôn, đơn giản, không khéo ăn khéo nói, bắt đầu từ khi tôi còn nhỏ, cách thể hiện tình yêu bà dành cho tôi đều thông qua hành động.

Đến bây giờ mới thấy làm tào phớ là một việc rất mất thời gian và sức lực. Đậu sau khi nghiền xong, cho lên bếp đun sôi, sau đó vớt ra, lấy vải xô lọc bã đậu, để nước tương trong bã đậu được ép hết ra, còn phải dùng tới cối đá năm chục cân, lấy phiến đá trên cối để đè chặt bã đậu trong vải xô. Cho đến khi tất cả nước đậu tương đều đã được vắt sạch, bà sẽ để cho tôi một ít để uống, phần còn lại sẽ cho thêm nước muối để làm đông tào phớ. Làm đông tào phớ là quá trình tôi cảm thấy vui vẻ nhất, thích thú nhất, một nồi chất lỏng sau khi được bà ngoại nhỏ thứ gì đó nhìn giống như nước thạch cao, trong chớp mắt đã đông lại thành tào phớ thơm ngon hấp dẫn. Trong mắt một đứa bé như tôi khi ấy, bà ngoại thực sự vĩ đại như một nhà ảo thuật. suốt mùa hè, bà ngoại còn dùng đậu nành tươi để làm tào phớ. Lúc này tào phớ sẽ có mùi cỏ non thơm ngậy, hơn nữa còn có màu xanh, ngon vô cùng.

Đáng tiếc là, sau khi bà ngoại chuyển nhà tới căn nhà mà cậu út mới mua trong thị trấn thì tôi chẳng được ăn món tào phớ bà làm nữa.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play