Cheesecake

Ngược thời gian trở về Hy Lạp cổ đại, cheesecake đã là một món ăn rất phổ biến. Từ trước Công nguyên, thầy thuốc người Hy Lạp Aegimus đã viết cuốn sách đầu tiên về nghệ thuật làm cheesecake. Là một loại bánh giàu chất béo, cheesecake được làm từ nguyên liệu chính là pho mát kem (creamcheese), tuy nhiên, có những vùng sử dụng ricotta hoặc quark cheese.

ĐẾ

- 80 g bánh quy (có thể dùng bánh quy bơ hoặc bánh quy sô-cô-la)

- 35 g đường

- 10 g bơ

- Một chút muối

BÁNH

- 500 g creamcheese

- 2 trứng

- 1 lòng đỏ trứng

- 75 g đường

- 10 g bột mỳ đa dụng

- 40 ml kem tươi

- 5 ml va ni

- Một chút muối

Cho bánh tròn đường kính 20 - 22 cm

1 Creamcheese để ra ngoài tủ lạnh khoảng 1 - 2 giờ ềm. Bóp vụn bánh bích quy, trộn đều vụn bánh với đường và bơ đã đun chảy. Dàn đều xuống đáy của khuôn.

2 Dùng máy đánh creamcheese với trứng và lòng đỏ trứng. Bỏ đường vào và đánh tiếp đến khi đường tan, hỗn hợp trở nên mịn. Cho muối, kem tươi, bột mỳ và va ni, đánh thêm một lúc nữa cho đồng nhất. Đổ hỗn hợp vào khuôn.

3 Làm nóng lò nhiệt độ 200°C. Trong lò nướng, đặt một khay nước đầy một nửa. Sau khi nhiệt độ trong lò đã lên đến 200°C, đặt khuôn bánh vào khay nước và bắt đầu nướng.

4 Khoảng 20 phút sau, giảm nhiệt độ còn 100°C, nướng tiếp 60 phút. Nếu muốn mặt bánh màu vàng nhạt thì có thể đậy lên bánh một tờ giấy nhôm bọc thực phẩm. Để có độ chua tự nhiên: sau khi tắt bếp, mở hé cửa lò cho đến khi bánh nguội.

5 Lấy bánh ra đĩa, bọc màng ni-lông gói thực phẩm và cho vào ngăn mát hoặc ngăn đá. Nên làm trước 1 ngày, để qua đêm trong tủ lạnh, như vậy khi dùng sẽ ngon hơn.

6 Bày trên mặt bánh trái cây tuỳ thích để trang trí.

Ngày của Mẹ

Chủ nhật thứ hai của tháng Năm là Ngày của Mẹ (mẹ thì lại cứ mặc nhiên nghĩ ngày nào mà chẳng là ngày của mẹ khi các con ngoan). Hai đứa chuẩn bị quà ẹ, rất tiếc là không chơi trò “bí mật” với mẹ được như khi chúng làm quà cho bố bởi cứ phải mượn đồ của mẹ để làm, hỏi mẹ cái này cái kia...

Đứa thì hái ẹ bó hoa dại từ hôm trước. Hôm qua lại mang vào nhà bông poppy. Nhưng hoa dại tàn nhanh quá dẫu rất đẹp, đẹp một cách giản dị. Đứa thì làm thiệp tặng mẹ. Điều đặc biệt lần này là con đã viết chữ N đúng chiều (ít ra là đúng những một nửa). Một ngày Chủ nhật trôi qua yên bình. Ngó lên thấy bầu trời hôm nay hơi nhiều mây. Mặc kệ, chúng mình ở nhà ôm nhau.

Nhân Ngày của Mẹ, kể lại chuyện hằng ngày giữa mấy mẹ con. Tranh Chuối, nhưng chẳng phải chuyện về trẻ con nhà mình tranh nhau ăn chuối...

Có những đứa trẻ không hề thích loại trái cây này, trong đó có trẻ con nhà mình. Chúng trốn mỗi lúc nhìn ra nguy cơ bị mẹ bắt ăn chuối. Những quả chuối trứng cuốc có vết thâm đen thì càng không bao giờ được bọn trẻ “chiếu cố”. Mẹ phải giải quyết từng vấn đề một. Trước tiên là việc ăn chuối vừa chín tới. Hai đứa thích vẽ, vẽ mọi lúc mọi nơi. Mẹ liền bày ra một trò. Ảo thuật. Giơ một quả chuối chín vàng đẹp đẽ nhẵn nhụi trước mặt hai đứa rồi nhờ một trong hai chị em cầm giúp vài phút, nhớ là phải cầm trên tay không được rời. Một lúc sau nhìn lại, trên quả chuối có vẽ hình, và cả chữ. Thật là kỳ lạ, nhìn nét mặt chúng thì biết. Rõ ràng là khi mình cầm, quả chuối không có hình vẽ nào, giờ lại có. Mẹ đã nói rồi, chúng mình đang chơi trò ảo thuật mà!

Như mọi màn ảo thuật khác, chúng lập tức đòi biết bí mặt đằng sau. Rồi nhé, một cái tăm và một quả chuối, thế là đủ đồ nghề vẽ tranh chuối. Do có nhựa, những nét vẽ ban đầu sẽ mờ, sau dần thâm đen và hiện lên rõ nét. Từ đó trở đi, mỗi lần ăn chuối không phải nịnh nọt hò hét gì cả. Các con chỉ cần đi lấy tăm, vẽ lên bao nhiêu quả chuối thì ăn bấy nhiêu nhé! Miệt mài vẽ và miệt mài ăn, trong khi mẹ chỉ tốn vài cái tăm.

Đến vấn đề thứ hai là việc chuối chín trứng cuốc. Chuối chín nhừ thì đến mẹ cũng chả ưa. Nên đã có món muffin chuối tự tay con làm lấy. Tự mình làm thì phải ngon rồi, lại còn được nghe “sự tích” tại sao những quả chuối trên bàn lại có nhiều vết thâm đen. Mẹ hỏi, khi các con bất cẩn té ngã hay va vào đâu đó, trên người se hiện lên vết gì? Thâm tím, “đen xì”. Rồi! Những quả chuối có vết đen là do không yêu thương nhau. Khi cả nhà đi ngủ, các bạn í đánh nhau. Mà khi đánh nhau thì cả hai bên đều bị đau cả. (“Lúc hai chị em đánh nhau có thế không?”. Tất nhiên là chúng gật gù “Có có.”) Nếu anh chị em mà đánh nhau thì đương nhiên là bị phạt rồi. Mẹ phạt mấy quả chuối bằng cách cho vào làm bánh! Các con cười hi hi ha ha.

Vậy là bỗng dưng đối với các con, chuối trở thành một món ngon, ít ra chẳng đến nổi phải lẩn tránh và bánh muffin chuối cũng ngon thế. Món ăn sẽ thêm ngon khi nó mang một ý nghĩa nào đó.

Hôm nay là Ngày của Mẹ. Chúc tất cả những ai đã, đang và sẽ được làm mẹ một ngày thật ý nghĩa!

Kem va ni

Một trong những thú vui của mùa hè là ăn kem dẫu nó không được chỉ định riêng cho

mùa hè. Những ly kem mát lạnh giữa ngày hè nóng nực như có ma lực lôi cuốn tất cả mọi người lũ trẻ đến già.

KEM VA NI

- 1 quả va ni, bổ đôi cạo lấy hạt, hoặc 5 ml tinh chất va ni

- 4 lòng đỏ trứng

- 60 g đường

- 200 ml sữa tươi không đường

- 150 ml kem tươi

- Một chút muối

Cho khoảng 4 - 6 phần

KEM VA NI-OREO

- 1 công thức kem va ni

- 5-6 cặp bánh quy Oreo bẻ vụn

1 Đánh trứng với đường thật kỹ cho đến khi ngả màu vàng chanh.

2 Nấu sôi sữa (cùng hạt va ni nếu dùng quả va ni) rồi đổ từ từ vào hỗn hợp trên, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Nấu khoảng 2 phút, vừa nấu vừa khuấy nhanh tay.

3 Nhấc ra khỏi bếp, đổ vào một chiếc tô to. Cho muối và tinh chất va ni, kem tươi vào khuấy đều. Cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 - 3 giờ cho nguội và đạt nhiệt độ khoảng 10°C.

4 Đổ hỗn hợp vào máy làm kem, thao tác theo hướng dẫn kèm theo máy. Sau khi kem đã bông xóp, cho vào hộp kín, bảo quản đông lạnh.

Lưu ý: Sữa khi nấu sẽ rất dễ trào nên để lửa vừa, thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Hỗn hợp trứng đường sữa dễ bị “chín” tạo ra những lợn cợn nên khi nấu cần khuấy nhanh tay, và nấu lửa nhỏ đến vừa. Lửa lớn quá dễ bị hỏng hỗn hợp.

Nếu không có máy làm kem, sau khi làm nguội trong ngăn mát thì đưa lên ngăn đông lạnh. Cứ mỗi tiếng lại khuấy 1 lần. Làm thủ công sẽ ra thành phẩm không được mịn mượt lắm nhưng hương vị thì vẫn rất ngon.

Kem va ni-Oreo

Cách làm như kem va ni. Ở 10 phút cuối cùng khi kem đang quay trong máy, từ từ đổ vụn bánh quy Oreo vào hỗn hợp.

Nếu làm bằng phương pháp thủ công, trộn Oreo trước lần khuấy cu

Kem cốm

Giữa bao nhiêu hương vị của kem ngày nay, nhiếu người vẫn nhớ về kem cốm như một thức quà đã thưởng thức từ thuở bé thơ. Vị cốm thơm gợi về chốn đồng quê đầy hoài niệm, lại khiến người ta man mác nhớ mùa thu.

- 2 lòng đỏ trứng

- 60 g đường

- Một chút muối

- 200 ml sữa tươi không đường

- 150 ml kem tươi

- 5 ml va ni

- 7 lá nếp (lá dứa)

- 100 g cốm tươi hoặc 50 g cốm khô

1 Cốm ngâm mềm, chia 2 phần. Một phần cho vào máy xay sinh tố xay với sữa tươi. Phần còn lại để nguyên hạt.

2 Lá nếp (lá dứa) rửa sạch, thái nhỏ, xay với chút nước rồi vắt lấy nước cốt.

3 Trứng đánh với đường thật kỹ cho đến khi ngả màu vàng chanh.

4 Nấu sôi sữa, cốm xay cùng với nước lá dừa rồi đổ từ từ vào hỗn hợp trứng đường, vừa đổ vừa khuấy. Dùng lửa nhỏ, nấu khoảng 2 phút, vừa nấu vừa khuấy. Tắt bếp, uối, va ni vào khuấy đều. Để thật nguội rồi cho cốm nguyên hạt (đã ngâm mềm) và kem tươi, khuấy đều. Làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 - 2 giờ.

5 Lấy hỗn hợp khỏi ngăn mát. Thao tác giống hướng dẫn ở bài Kem va ni. Để làm kem que: đổ hỗn hợp được làm lạnh (bước 4) vào khuôn kem que và đưa vào ngăn đông lạnh vài giờ.

border=”0” width=”656” height=”904” recindex=”00027” v:shapes=”_x0000_i1039”>

Ngày của Cha

Nếu như tháng Năm có ngày vinh danh các bà mẹ thì đến tháng Sáu, lại có ngày dành cho những ông bố.

Tạo hóa làm ra bàn tay Mẹ đủ ấm để xoa dịu những nỗi đau, nấu những bữa ăn ngon, đan những chiếc áo ấm trong khi cũng là tạo hóa làm ra bàn tay của Cha đủ cứng rắn để bồng con đi suốt chặng đường dài, giữ cho những chiếc xe đạp được thăng bằng khi con tập đi xe. Nếu như Mẹ có sự âu yếm, vỗ về những khi con vấp ngã, thì Cha lại có sự nghiêm khắc cần thiết cảnh báo trước khi con chuẩn bị phạm sai lầm. Những đứa con sẽ cảm thấy hạnh phúc nhất trên đời nếu như có một Người Mẹ dịu dàng và Người Cha mạnh mẽ. Bởi dù hai tính cách khác nhau nhưng trong trái tim của cả Cha lẫn Mẹ đều đầy ắp tình yêu thương. Mẹ lo lắng đến việc làm sao để yêu thương và hạnh phúc, còn Cha thì lại nghĩ cách dạy con làm sao để vấp ngã ít bị đau nhất.

Bọn trẻ trốn ở một phòng riêng, dặn mẹ: “Đừng để bố sang xem bọn con làm gì nhé, phải bí mật!” và âm thầm chuẩn bị quà. Phòng bên này, bố hỏi: “Chúng nó đang làm gì bên kia ấy nhỉ?”. Mẹ trả lời: “Một bí mật rất là lớn!”. Bố nhún vai lắc đầu, và rồi bất ngờ khi các con đưa ra tấm thiệp chúc mừng Ngày của Cha, một tấm cắt hình chiếc kem ốc quế, một chiếc có hình cây vợt cầu lông với lời nhắn: “Cảm ơn Bố. Chúc mừng Ngày của Cha!”

Bánh quy bơ giòn

Những chiếc bánh giòn tan, thơm mùi bơ luôn hấp dẫn tất cả mọi người, đặc biệt là

những ai có “cơ hội” được ngắm nhìn và ngửi hương thơm của bột, đường, bơ từ khi chiếc bánh dần ngả vàng trong lò nướng. Công thức bánh này gợi nhớ một loại bánh quy bơ nổi tiếng của Pháp. Tin chắc rằng, trong căn bếp ấm cúng của nhà mình, những chiếc bánh quy bơ giòn tự tay mẹ làm cũng sẽ nổi tiếng không kém!

- 100 g bơ để mềm

- 120 g đường

- 2 lòng đỏ trứng

- Một nhúm muối

- 300 g bột mỳ đa dụng

- 50 g bột năng

- 1 g baking soda

- 1 g bột nở

- 90 ml sữa tươi không đường

1 Đánh bông trứng bơ với đường. Cho lòng đỏ trứng và muối, đánh tan đều.

2 Trộn đều bột mỳ, bột năng, baking soda và bột nở, rây qua rây. Cho từ từ 1/3 số bột và khoảng 1/3 lượng sữa tươi vào hỗn hợp bơ đường. Dùng máy đánh từ từ sao cho bột và sữa vừa tan. Cho tiếp 1/3 bột và 1/3 sữa, tiếp tục đánh đến khi hết bột và sữa.

3 Lấy một miếng ni-lông sạch hoặc tờ giấy nến, đổ bột ra và dàn thành hình chữ nhật. Gói kín bột, để vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ cho đến khi bột cứng lại nhưng có thể dễ dàng cắn được. Lưu ý: bột rất dính tay.

4 Lấy 2 tờ giấy nến hoặc 2 tấm baking mat, đặt bột vào giữa, cán thật mỏng (khoảng hơn 1 mm). Cho cả khay bột vào ngăn mát của tủ lạnh trong khoảng 1 giờ, dùng dao cắt răng cưa có viền lượn sóng cắt thành hình chữ nhật. Ngoài ra có thể dùng khuôn cắt cookie có viền. Dùng nĩa xăm lỗ trên bề mặt từng chiếc bánh.

5 Làm nóng lò ở nhiệt độ 165°C, nướng 12 phút. Khi bánh chín, lấy ra xếp lên giá có rãnh, để nguội. Trữ bánh trong hộp kín để giữ độ giòn.

Yêu cầu: cấu trúc bên trong bánh nở xốp nhẹ và bánh có độ giòn tan.

Choux à la crème

Choux à la crème (bánh su kem) là một loại bánh quen thuộc với người Việt Nam, có xuất xứ từ nước Pháp. Món bánh tráng miệng được dùng lạnh, nhân kem trứng hoặc kem sữa tươi.

VỎ BÁNH

- 240 ml nước

- 100 g bơ

- 125 g bột mỳ đa dụng

- 4 trứng

- Một chút muối

NHÂN KEM SỮA TƯƠI

- 300 ml kem tươi

- 30 g đường + một nhúm muối

NHÂN KEM TRỨNG

- 500 ml sữa tươi không đường

- 100 g đường

- 6 lòng đỏ trứng

- 75 g bột mỳ đa dụng

- 100 ml kem tươi (nếu không có, thay thế bằng 100 ml sữa tươi)

-Một chút va ni, muối

Cho khoảng 40 - 50 chiếc bánh cỡ vừa

Vỏ bánh

1 Nấu sôi nước, bơ, muối. Cho bột vào cùng lúc khi nước sôi. Dùng thìa gỗ cán dài khuấy nhanh tay khoảng 1 - 2 phút cho đến khi khối bột không dính vào thành và đáy nồi, có thể dùng thìa gỗ vo lại thành một khối được.

2 Nhấc nồi khỏi bếp, để khoảng 5 phút cho nguội bớt. Cho từng quả trứng khuấy đều. Hỗn hợp sau khi cho trứng sẽ rất bóng mượt và mịn.

3 Lót giấy nến hoặc baking mat lên khay nướng. Cho hỗn hợp bột vào túi bóp kem gắn đui sò hoặc đui sao để bắt bánh. Có thể dùng 2 chiếc thìa múc bột đặt lên khay. Nướng ở 220°C trong 25 - 30 phút tùy cỡ bánh.

Nhân kem sữa tươi

Kem sữa tươi để trong ngăn đá khoảng 5 phút. Dùng máy đánh trứng vừa đánh vừa cho đường và muối đến khi kem bông cứng. Dùng túi bắt bông kem gắn đầu đui tròn trơn để bơm kem vào khi bánh đã thật nguội.

Nhân kem trứng

Cho tất cả nguyên liệu (trừ va ni) vào xoong và khuấy đều. Nấu nhỏ lửa, vừa nấu vừa khuấy cho khỏi vón cục. Khi bột chín, cho vani và khuấy đều. Đổ ra tô lớn, lấy màng ni-lông bọc thực phẩm đậy kín. Khi nhân nguội bớt, cho vào tủ lạnh làm lạnh. Vỏ choux thật nguội mới bơm kem vào bánh.

Choux hình thiên nga

Thân mình thiên nga chính là những chiếc choux bóp theo hình viền sò với cái đuôi hơi vểnh. Đầu và cổ là hình số 2, nếu phân biệt phần cổ và mỏ rõ ràng thì sẽ càng sinh động.

1 Tạo hình thân mình thiêu nga

Dùng túi bóp kem và đui sò loại lớn (đường kính khoảng 1 cm) bóp bột theo hình, đầu to, thuôn dần về phía sau, dài khoảng 3 - 4cm. Kết thúc đến phần đuôi, nhấc đui lên tạo đầu chóp hơi vểnh. Trên một khay bánh, có thể bắt nhiều hình dạng choux nhưng cần đảm bảo kích cỡ tương đương nhau.

Cho vào lò nướng đã làm nóng 220°C và nướng trong 20 - 30 phút tùy kích cỡ bánh. “Thân thiên nga” sau khi nướng có hình giống “quả su su”.

2 Làm phần đầu và cổ

Chuẩn bị thêm một đui tròn trơn loại đầu đường kính 0,2 cm - cũng có thể lấy một túi ni-lông và cắt đầu tạo lỗ nhỏ vừa đủ để vẽ cổ và đầu thiên nga.

Nếu chưa quen, có thể vẽ dãy số 2 ra giấy bằng bút chì. Nhờ con viết giúp những dây số 2 cao khoảng 3 - 4 cm trên tờ giấy A4. Các dãy số này cách nhau khoảng 1 - 2 cm. Đặt tờ giấy vừa viết dưới giấy nến để làm “mẫu”, sau đó chỉ cần dùng bột “tô” theo là được.

Vẽ phần đầu của thiên nga trước, sau đó vẽ tiếp phần cổ. Đừng quên vẽ “chân” của số 2 để sau khi nướng có thể gắn phần cổ vào với phần mình.

Nướng cổ chỉ mất khoảng 4-5 phút, nên nướng riêng so với phần mình bánh, tránh việc phải mở lò trong khi đang nướng phần mình chưa xong.

3 Tạo thành hình thiên nga

Cắt phần trên “quả su su” - mình thiên nga đã nướng xong (khoảng 1/3 trên), nhớ chừa lại phần đuôi nhọn. Sau đó, cắt đôi phần trên để tạo thành 2 chiếc cánh. Dùng mũi kéo hoặc mũi dao chọc một lỗ ở phần mình thiên nga và cái chân của “số 2” (tức là phần cổ) vào.

Phun nhân vào phần mình và xếp hai cánh lên trên.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play