Thì ra sứ thần Kim Quy hiện linh lấy lại Huyền Ngọc. Nhưng vì tức giận người đã bẻ vỡ Huyền Ngọc thành nhiều mảnh dải khắp Âu Lạc và tiên tri rằng: " Khi bảy mảnh Huyền Ngọc hợp nhất ánh hào quang sẽ lại toả sáng, Đại Việt sẽ lại phồn thịnh, người mang Huyền Ngọc có thể nắm giữ cả thiên hạ".
Mất đi Huyền Ngọc, An Dương Vương nhanh chóng thất thủ, Âu Lạc lâm vào cảnh xâm lăng của Bắc Quốc. Quân Trung Nguyên giày xéo đất Đại Việt suốt hơn một ngàn năm. Khắp nơi nhiều anh hùng nổi dậy nhưng các cuộc khởi nghiã đều bị đập tắt nhanh chóng, nhiều nhân sỹ lên núi đao xuống biển lửa mong tìm ra Huyền Ngọc, những cuộc phân tranh bắt đâu từ đây.
Ngàn năm trong ánh đô hộ của phương bắc, Tĩnh Hải chìm trong bóng tối, nhà tranh siêu vẹo, suốt đồng bằng phía Bắc lau sậy mọc um tùm, phía Tây là rừng rậm thâm u, phía Đông biển cả mênh mông không một bóng thuyền, phía Nam núi non trùng điệp chỉ có hùm beo, sơn tặc trú ngụ. Người dân đói khổ, cơm ăn không no, áo mặc không đủ.
Người Bách Việt cần cù là thế, chăm chỉ là vậy, tại sao một ngàn năm vẫn nghèo đói đến thê thảm như thế?
Là bởi vì trăm thứ xiu thuế cống nạp. Là vì hàng năm phải gánh nước từ Loa Thành sang đến Bắc Kinh. Là vì ngàn năm phải tay không mò ngọc nơi biển sâu rình rập. Là vì không có một tấc đất cắm rùi.
Tại sao ư?
Là vì các thế gia từ phương bắc di cư về đây, lập địa xưng thần, tranh nhau vơ vét sức dân. Chúng sống trong những tòa lầu cao trọng vọng, hoa viên bát ngát, ăn chơi nhảy múa, chẳng khác nào một lũ tiên giới đang ngoạn cảnh phàm trần, một ngàn năm có lẻ trong máu, mồ hôi và nước mắt.
Hơn 1000 năm sau !
Năm 938 sau công nguyên, Ngô Vương với tài thao lược cùng cây thân thương huyền thoại đã tạo nên chiến thăng đây sóng trên sông Bạch Đằng, đưa Đại Việt ra khỏi cảnh nô lệ, mở ra một kỷ nguyên mới trên đất rồng bay. Vị Đế Vương nhân nghĩa tại thượng, thương dân như con, mọi việc lớn nhỏ đều vì sức dân mà lao tâm khổ tứ, Bách Việt vì thế mà thái bình, thịnh vượng, nhưng bắt đầu của câu chuyện này lại bi thảm vô cùng, khiến cho vạn người chua xót.
Ngô Vương năm thứ 6 (944 sau Công Nguyên)
Kinh thành Cổ Loa một chiều Thu lạnh lẽo
Bốn bề tĩnh lặng, kẻ ra người vào đều mang vẻ hoang mang, hai bên vòm trời Đông, Tây mây đen u ám, thỉnh thoảng lại lóe sáng những ánh chớp dị thường, khí trời sắp có biến, trong chính cung Ngô Vương đang lâm trọng bệnh, bên ngoài trong đám quan quân có không ít lời bàn tán xì xào về việc nối ngôi Thế Tử.
- Nghe nói Đại Vương lâm bệnh nặng! Ngươi nghĩ ai sẽ nối ngôi Thái Tử?- Một viên quan nhỏ xì xào.
Viên quan nhỏ còn lại phán:
- Đương nhiên là Đại Hoàng Tử, ngươi thử nghĩ xem từ tiên phong Bạch Đằng đại chiến, đến bình loạn tứ phương Đại Hoàng Tử đều lập công đầu.
Viên quan thứ nhất cười mỉa mai:
- Ta chẳng đám tin chuyện này giờ trong ngoài triều Dương Gia nắm mọi quyền bính. Chẳng phải rất bất lợi cho đại Hoàng Tử sao! Viên quan thứ hai vẻ không hài lòng:
- Quyền huynh thế phụ hơn nữa nhị Hoàng Tử tuổi còn nhỏ các thủ lĩnh địa phương e không thuận.
Viên quan thứ nhất gạt đi:
- Lòng người khó đoán hơn nữa Dương Công là hậu nhân chủ cũ e là có biến.
Viên quan thứ hai cười gượng:
- Chúng ta đều phận tôi tớ! Chủ nào thì cũng vầy thôi! Tốt nhất là nên hoàn thành công vụ đi tuần nếu để quan trên bắt được quở tội thì miếng cơm cũng chả còn!- Viên quan còn lại cười trừ, đoạn vác thương cùng nhau tuần hành về thành Tây.
Bấy giờ Ngô Xương Ngập vô tình trở gót đến không xa đã nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Toan ra cho 2 tên tuần thành không biết trời đất kia một bài học nhưng thấy chúng nói quả không sai, hiện chàng đang lâm vào cảnh thân cô thế mảnh, Mẫu Thân yểu mệnh sớm đã qua đời, Dương Tam Kha nắm giữa binh quyền trong ngoài cung. Từ ngày thân phụ lâm trọng bệnh Chàng nhiều lần đến thỉnh an nhưng đều bị Tam Kha kiếm cớ không cho gặp. Nghĩ đến đây chàng bấm bụng bỏ qua hai tên tiểu tốt, vội vàng rảo bước về phía chính điện.
Qua những bức tường thành cánh cung xếp theo hình xoắn ốc là cổng Chính Thiên, phía sau là con đường dẫn thẳng tới chính điện. Xương Ngập bước nhanh hơn, thân hình cao lớn, bước đi hùng dũng, thêm đôi hàng lông mày rậm càng làm tăng cái vẻ uy nghiêm của một dũng tướng, năm xưa khi cùng Phụ Vương tham dự hồng thủy đại chiến trên Bạch Đằng giang, chàng là một đại tướng tiên phong uy mãnh vô cùng. Hôm nay sau 6 năm sống cảnh thanh bình nhưng cái vẻ uy phong kia vẫn khiến người ta 8 phần khiếp sợ, chỉ có điều trong ánh mắt chàng có sự lo âu hiện rõ. Hôm nay không khí vắng vẻ không giống mọi ngày, ngoài chính điện tăng thêm lính gác. Chàng vừa bước tới thì hai tên lính gác điện vung thương chắn lại, một tên sắng giọng nói:
- Dương Tướng Quân có lệnh: Đại Vương sức khỏe không tốt không muốn gặp mặt ai.
Chàng nghe thấy hai tên lính gác nói giọng hỗn sược tức thì giận sôi máu, đỏ mặt quát:
Hai tên thị vệ nhìn nhau chút phân trần nói tiếp:
- Dương Chủ Tướng đặc biệt dặn dò không cho Điện Hạ vào! Chúng tôi chỉ là phần tôi tớ! Mong Điện Hạ thông cảm về cho!
Không để hai tên gác điện phân trần hết lời .Chàng toan rút kiếm ra áp chế, nhưng bảo kiếm trên tay chưa rút đến phân nửa thì hai thị vệ kia đã nhanh tay dương thương trước ngực.đoạn quả quyết ngăn cản:
- Mong Điện Hạ thông cảm!
Xương Ngập không còn cách nào đành thu kiếm về. Chàng biết rõ mấy tên gác điện thị vệ này vốn là người của Dương Tam Kha nếu đôi co lâu dài chỉ thêm mất mặt, miễn cưỡng quay đầu lui bước trở về với niềm hoang mang bề bộn. Khuôn mặt chai sạn bởi những năm tháng đao binh chưa từng một lần run sợ thì nay bỗng trầm tư một vẻ hoang mang.
Trên thành gió thu đang chuyển mùa. Dương Phương Lan Hoàng Hậu trong điện nãy giờ nghe chuyện lấy làm khó hiểu, nàng bèn cất bước váo trong điện đến hỏi tiểu đệ Tam Kha nguyên do.
***
Thiên Minh điện xung quanh vắng vẻ, chỉ có hai ả người hầu đứng phục trước thảm phượng, một nam nhân tuấn mỹ đang đứng đó họa tranh, thấy Vương Hậu đến vội bước ra quỳ rạp xuống hành lễ:
- Vương Hậu thiên tuế!
Phương Lan đỡ lời:
- Ở đây không có người ngoài tam đệ không cần đa lễ !- Đoạn hỏi tiếp- Ta thấy Đại Hoàng Tử tới thỉnh an Đại Vương sao đệ không cho nó vào?
Nam nhân vội ra hiệu đại tỷ nhỏ lời, khuôn mặt trắng hồng như phấn có chút xanh lại, vội ra hiệu cho hai đứa thị tì lui ra rồi mới dè dặt thưa:
- Đệ định...!- Dương Hậu không dám nói hết câu.
Nam nhân thấy vẻ lo lắng của đại tỷ bèn trấn an:
- Mọi chuyện cứ để đệ lo liệu.
Nàng không nói thêm gì, trái tim người mẹ khiến nàng đắn đo. Gần đây Đại Vương lâm bệnh có không ít lời dèm nghị về chuyện nối ngôi. Ngô Xương Ngập tuy thân là đại hoàng tử nhưng lại không phải con ruột của nàng, một khi lên lắm binh quyền e rằng Xương Văn, Nam Hưng và Càn Hưng con trai bà không tránh được biến chắc. Tuy từ bé đại hoàng tử do nàng nuôi lớn nhưng lòng người khó đoán, đứng trước đại quyền trong thiên hạ lại càng chẳng thể lường trước được. Chuyện tiền lệ như thế chẳng phải hiếm gì, nàng còn đang miên man thì ngoài cửa có tiếng gia nhân thưa vào:
- Bẩm Tướng Quân! Đại Vương cho gọi người!
Nam nhân nghe vội đứng dạy đi nhanh về hậu điện. Dương Hậu cũng theo sau.
Ở hậu điện Ngô Vương nằm bất động trên gường rồng, hơi thở yếu ớt, đôi mắt không còn sáng như ánh chớp trong đại thủy chiến năm xưa, xung quanh có đến cả chục nữ tì phủ phục, bọn này đều ngồi im bặt như tượng. Hai bên tả hữu còn có hai ngự y vẻ mặt hoang mang như người trở bệnh, kẻ này đưa mắt nhìn kẻ kia như cầu cứu, lại có vẻ tuyệt vọng như sắp phải lên đoạn đầu đài. Bên dèm rồng một thái giám nhẹ gót đến phục xuống thưa:
- Bẩm Đại Vương! Dương Tướng Quân đã đến!
Ngô Vương giọng yếu ớt:
- Mau mời vào!
Dương Tam Kha theo gót một Thái Giám khác bước vào, phía sau là Vương Hậu dắt tay một cậu bé chừng 13 tuổi diện mạo anh tuấn, đi sau còn hai nữ tì bế hai tiểu Hoàng Tử mới khoảng chừng 3 tuổi , Cả bọn đều phục xuống hành lễ:
Vương Hậu nghe nói nước mắt sụt sùi. Mấy đứa nô tỳ đi theo cũng có phần rớm lệ, riêng Hoàng Tử Xương Văn đã thấy khóc thút thít đến nắm lấy tay Phụ Vương.
Ngô Vương tiếp:
- Xương Ngập từ nhỏ mẫu thân đã qua đời, trong lòng nó nàng cũng ái mẫu, tuy tính khí có phần nóng nảy nhưng cũng là bậc trượng phu. Nay quốc thổ mới thống nhất, các chư hầu còn nuôi mộng phản trắc, giặc ngoài nhăm nhe, hy vọng nàng không vì lòng riêng mà giúp nó xây lên nghiệp lớn. Xương Văn tuy tư chất thông minh vượt trội nhưng lại quá đỗi nhân từ , vốn là phúc của thiên hạ xong trong việc trị quốc e rằng nhiều kẻ lấn lướt.
Tam Kha nghe gọi phục xuống gần, Ngô Vương tiếp lời:
- Ta với đệ tình như thủ túc cùng vào sinh ra tử, với Vương Hậu cùng một mẹ sinh ra, với các Hoàng Tử đệ cũng như cha. Sau khi ta về trời hay phò tá Xương Ngập. Chớ để muôn dân vào cảnh lầm than.
Tam Kha vái sâu đáp:
- Tam Kha xin ghi lòng tạc dạ!
Dương Tam Kha tuy miệng nói như vậy nhưng trong lòng không phục, đại nghiệp Tĩnh Hải khi xưa vốn là của họ Dương. Năm xưa phụ thân hắn Dương Đình Nghệ bị phản tặc Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyền lúc đó là phó tướng cũng là anh rể phục mệnh dẹp trừ gian kế của họ Kiều, lấy uy mãnh họ Dương của hắn mà khuất phục thiên hạ. Nay thiên hạ thái bình lẽ ra cơ nghiệp ấy phải trả về cho cháu ruột hắn là Xương Văn, hắn đương nhiên sẽ là trọng thần công đầu, hơn nữa trong cuộc đao binh hắn cũng là người lao tâm khổ tứ. Nay hai tay đem giang sơn Tĩnh Hải giao cho Xương Ngập hẳn lá hắn không đành, có điều uy thế của Ngô Quyền vang vọng non sông đâu đâu cũng ngợi ca, thần phục nên hắn chẳng còn cách nào là nén nhịn tuân lời.
Ngô Vương tiếp trong hơi thở cuối cùng:
- Đây là Chiếu Thư bố cáo thiên hạ!
Tam Kha đưa hai tay nhận chiếu thư. Ngô Vương sinh cơ tắt hẳn .
Dương Hậu ôm lấy Ngô Vương khóc thảm thiết , cả đại điện kẻ trên người dưới đều hùa khóc theo. Thấy Ngô Vương chắc chắn đã về trời Tam Kha đứng dậy cất chiếu thư vào tay áo, gọi thủ hạ vào ghé tai dặn dò thâm kế. Tam Kha toan lui ra thì Dương Hậu níu tay can gián.
- Tam Kha hay ta cứ làm theo lời dặn của Đại Vương!
Tam Kha gạt đi nói:
- Tỷ quá nhân từ sẽ gây hoạ diệt thân!
Dương Hậu thất thần ngồi xuống, ngoài hoàng cung bóng tối mịt mờ, Tam Kha mở cửa chính điện bước ra rút bảo kiếm chỉ lên trời kêu lớn:
- Đại Vương băng hà rồi !
Khắp thiên hạ vọng tiếng khóc than, trên trời sao đêm u ám. Tất cả cổng thành Cổ Loa đều đóng kín.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT