Đến giờ thể dục, mỗi nhóm hai lớp sẽ tập trung trên sân trường để cùng nhau tập. Nhóm thứ hai cũng là lớp chúng tôi, trước giờ tôi không tập thể dục, nhưng mấy động tác này rất đơn giản, đa số đều là lặp đi lặp lại nên tôi vừa học đã biết rồi. Nhạc nền là một bản hồng ca, tôi bắt đầu cảm thấy chán ghét cái thời học sinh bị chính trị tẩy não này.

Trưa về nhà ăn cơm, quả nhiên Lý Ngôn Tiếu đã chờ tôi ở ngả rẽ, tôi rất vui vẻ nhảy lên ngồi phía sau anh rồi cùng về.

“Chơi vui không?” Anh biết rõ mà còn hỏi tôi như thế.

“Không có chơi. Chỉ nghe giảng thôi.”

“Ngoan.” Lý Ngôn Tiếu với tay ra sau xoa xoa đầu tôi, kết quả kéo đến thấy cả gân xanh.

Giữa trưa về nhà, Vương Câu Đắc Nhi đang chờ tôi cùng ăn cơm, cứ bám riết hỏi tôi đi học như thế nào. Tôi vờ như hào hứng bừng bừng trả lời câu hỏi của cậu vì sợ cậu mất hứng đến trường. Nói thật thì đến trường không có gì thú vị, không có cảm giác mới lạ vui vẻ gì cả, cả buổi đều chán ngắt.

Cơm nước xong xuôi, chúng tôi lại tiếp tục đến trường. Tôi đến phòng học tương đối sớm, nhìn thấy có mấy học sinh còn đến sớm hơn tôi đang ngồi trong lớp, bây giờ tôi mới để ý là nhà họ quá xa không thể về được, cho nên chỉ có thể lấy bánh bao không nhân cứng ngắt và nước nguội làm bữa trưa.

So ra thì tôi thật sự quá may mắn rồi.

Buổi chiều vẫn học như buổi sáng. Ngoài ra còn thêm một tiết mỹ thuật, chúng tôi đều lấy giấy bút ra vẽ. Thầy giáo vẫn là người dạy buổi sáng, thầy vẽ mẫu một cái hoa hướng dương trên bảng đen, nhưng vẽ chẳng ra cái gì cả. Tôi nhìn thấy phần lớn các học sinh đều vẽ thành ngôi sao năm cánh, rồi dùng bút chì vẽ thêm một lần lại một lần.

Cuối cùng cũng hết giờ học, thầy giáo hô lớn: “Các học sinh, chúng ta cùng nhau hát bài “Công xã là hoa hướng dương!” Ủy viên văn thể, chuẩn bị!”

Chúng tôi đồng loạt đứng lên, cô bé kia liền cất tiếng hát: “Công xã là hoa hướng dương… Hát!”

Bài hát này tôi không biết mình đã nghe qua ở nơi nào, chúng tôi cùng nhau hát lên: “Công xã là hoa hướng dương, hoa nở dưới ánh mặt trời… Công xã dạy cho tôi tri thức, dạy cho tôi kỹ năng…”

Phần giữa bài hát này có một đoạn từ tượng thanh: “Đông tề đông tề đông cường!” Hát đến chỗ này, các nam sinh trong lớp đều điên cuồng dùng tay đập bàn, đập đến vang dội, tôi nhìn mà cảm thấy tay mình cũng đau theo.

Lúc Lý Ngôn Tiếu chở tôi về, tôi yên lặng ôm eo anh mà nghĩ, không bằng mình ở nhà đợi, đi học không có gì thú vị, ngoại trừ bị chính trị tẩy não ra thì không được gì. Tôi nhớ tới ánh mắt của những bạn học thì không khỏi cảm thấy sợ hãi.

Trẻ em là hy vọng của quốc gia, cái này đúng, vì thế trẻ nhỏ phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng ở cái thời đại này, hàng đầu chính là ca tụng mù quáng và phê đấu sao?

Tôi nói với Lý Ngôn Tiếu: “Em không muốn đến trường nữa đâu.”

“Sao?” Anh giật mình: “Sao thế?”

“Em không mình trở nên giống những bạn học chung.”

“Ơ… Ý em là… Anh hiểu được.” Lý Ngôn Tiếu nói, “Em chỉ cần nhìn là được rồi, tuy chúng ta ở trong bọn họ nhưng cũng có thể làm người ngoài cuộc. Sáu năm nay anh đều trải qua như thế đấy, đâu cần phải biến thành bọn họ mới được.”

“Ừm. Hôm nay anh đi học vui không?”

“Cũng tạm được, đơn giản là đổi chỗ hát hồng ca thôi.”

Chúng tôi đều cười rộ lên.

Lý Ngôn Tiếu nói: “Một mình anh cũng có thể hát hai âm cao thấp đấy.”

“Vậy anh hát em nghe đi.”

Anh hắng giọng, liền nghiêm túc hát thật: “Xanh mượt, xanh mượt, cây thông nhỏ, cây thông nhỏ, lớn nhanh quá, lớn nhanh quá, dương dương dương dương dương!”

Giọng anh rất êm tai, nhưng anh hát cái kiểu này làm tôi cười đến chảy cả nước mắt.

Thời gian cứ bình bình đạm đạm qua thêm vài ngày nữa, đến cuối tuần tôi đến tìm Lý Ngôn Tiếu cùng đọc sách và đánh đàn. Năm 1967, cách mạng văn hóa trong mười năm đã đạt tới đỉnh cao, nhìn cuộc sống yên tĩnh thế này nhưng thật ra chỉ là một hồi bình lặng trước giông bão.

Nạn hạn hán dần đến rồi, đất không thể trồng được hoa màu, mỗi người đều ăn cơm không đủ no. Sau khi ăn tối xong thì tất cả hoạt động chỉ có thể là nằm một chỗ để tránh tiêu hao năng lượng.

Bọn nhỏ đói bụng nhưng vẫn chơi đùa như trước, trong thân thể nho nhỏ của chúng thật ra chứa rất nhiều năng lượng, đủ để chúng đốt đến hết một đoạn tuổi thơ.

Dân chúng không có cơm ăn, không sao cả, quan trọng vẫn là làm vận động.

Mỗi sáng thức dậy đều có một hạng mục là: Đến quảng trường nhảy “Trung tự vũ.”

Chúng tôi đến quảng trường hơi muộn, mỗi ngày khi trời còn chưa sáng rõ thì mọi người đã rửa mặt cơm nước xong xuôi đi đến quảng trường, tôi và Lý Ngôn Tiếu cũng không ngoại lệ, chỉ có điều Lý Ngôn Tiếu không thèm nghe theo mà còn trưng ra vẻ mặt khinh thường.

Chúng tôi tụ tập trên quảng trường, được chia thành vài nhóm người, loa lớn sẽ phát nhạc nền, mọi người vừa hát vừa nhảy: “Mao Chủ tịch kính yêu, chúng tôi có bao nhiêu lời tri tâm muốn nói với Người…” Sau đó tất cả sẽ đặt tay lên ngực, bàn tay Lý Ngôn Tiếu còn lắc lư mấy cái, bộ dáng đặc biệt mất kiên nhẫn.

“Chúng tôi có bao nhiêu tình để hát cho Người!” Tôi không biết trung tự vũ có gì thú vị nhưng vẫn hoàn toàn bị không khí náo nhiệt ở đây ảnh hưởng. Động tác của mỗi nhóm người có tốc độ khác nhau, nhóm bên tôi nhảy một đằng, nhóm bên kia nhảy một nẻo, nhìn buồn cười không chịu được.

Chúng tôi để tay trước ngực và đằng trước lắc lư tới lui, nghiêm trang hô lớn: “Đả đảo xxx! Đả đảo xxx!”

Tôi nhìn qua Lý Ngôn Tiếu, anh căn bản không chịu phối hợp, không nhảy theo mọi người mà một tay đặt sau lưng, một tay chống eo, cứ đi tới đi lui trên đài luyện tập trong quảng trường! Anh hoàn toàn quên rằng mình không được phép hát hí kịch, “Ngu Cơ” cũng đã thuận theo dòng chảy rồi, một đứa bé như anh còn cố chấp thế này để làm gì chứ?

Mặc dù nghĩ thế nhưng tôi vẫn cảm thấy hí kịch xem rất hay, về sau đều bị đổi thành bản mẫu hí, thật đáng tiếc.

Cũng may là tôi quen Lý Ngôn Tiếu, về sau có thể bắt anh hát cho một mình tôi xem, anh vẫn như cũ là võ sinh tuấn tú tiêu sái trong mắt tôi.

Trong lúc nhảy trung tự vũ, trừ hai người chúng tôi, hầu như ai ai cũng đều hưng phấn cuồng nhiệt, tôi không biết bọn họ lấy năng lượng ở đâu ra trong khi thức ăn chỉ toàn là cám bã và rau.

Mọi người rút từ trong túi ra một quyển sách màu đỏ – “Trích lời Mao Chủ tịch”, giơ cao vẫy vẫy giữa không trung, tay đặt ở trước ngực và đằng trước không ngừng lắc lư tới lui, nghiêm trang hô to: “Đả đảo xxx! Đả đảo xxx!”

Trước khi trung tự vũ kết thúc còn có một câu tượng thanh là “Bazaar Hey!” Hai tay mọi người dang ra trên không, một chân chống đất, một chân nhấc lên. Lúc đó tôi bảy tám tuổi, cũng coi như một đứa nghịch ngợm, vì vậy chạy đến góc tường, chống vào bức tường màu xanh giơ chân nhỏ lên cao. Chú và thím thấy thế thì chỉ vào tôi cười đến đứng không vững.

Có một ngày đến trường, tôi cảm giác trường học nổi lên hào khí kỳ lạ, tất cả mọi người đều không đọc sách, có mấy cô bạn dùng gậy trúc và giấy đỏ bận bịu làm cờ. Sau khi cả lớp đến đông đủ, thầy giáo phát cho mỗi người một cây cờ đỏ, sau đó đưa chúng tôi ra khỏi trường học. Trên sân toàn là con nít, học sinh Trung học Lý Gia Trang cũng toàn bộ đi hết. Trong lòng tôi cảm thấy nghi hoặc, liền hỏi bạn học bên cạnh: “Đây là làm gì ấy nhỉ?”

Bạn học đó chính là cái người lúc trước cùng tôi nói đến đàn dương cầm, dường như cảm thấy lúc đó tôi xem thường anh ta nên liền mượn cớ đánh trả tôi: “Chúng ta đến để nghe chỉ thị của Mao Chủ tịch, mày đúng là đồ ngốc!”

Trong lòng tôi có chút khó chịu, nhưng cũng không quá mức để ý hai chữ “đồ ngốc” này. Tôi chỉ cảm thấy tim mình đông lại, để cho trẻ em phát triển trong hoàn cảnh thẩm thấu chính trị thế này đã là không tốt rồi, bây giờ còn muốn gác lại việc học để nghe chỉ thị của Mao Chủ tịch nữa?

Đến trường không tốt bằng ở nhà, nghe chỉ thị không tốt bằng đến trường.

Chúng tôi cùng nhau hát “Bắc Kinh Kim Sơn thượng”, vung vẩy cờ nhỏ trong tay đi đến quảng trường. Không chỉ bởi vì ánh nắng mà còn do tác động tâm lý nên động tác của tôi và Lý Ngôn Tiếu đều giống nhau, ỉu ỉu xìu xìu không vực nổi tinh thần. Ngược lại những đứa trẻ đói bụng kia, khí thế của chúng có thể dùng “Hùng dũng oai vệ khí phách hiên ngang vịt con vượt Trường Giang” để miêu tả.

Trong lòng tôi có một câu hỏi, Lý Gia Trang là nông thôn hay thành thị? Trong “chỉ thị” có viết, lên núi xuống nông thôn đều phải gia nhập đội sản xuất, cùng lao động một nơi, làm việc, kiếm công điểm, sau đó cùng nông dân phân lương thực. Tôi nhớ chú và thím hình như cũng làm việc để kiếm công điểm? Chú còn oán trách lúc xây dựng kênh mương, Dương Tứ Trụ đã dùng mánh lới để tránh việc, không làm mà hưởng công.

Đội sản xuất thanh toán công điểm mỗi năm một lần, người có công điểm càng nhiều thì được phân lương thực càng nhiều. Chú và thím đều là người cực kỳ nghiêm túc, mỗi ngày đều đi lao động, tuyệt không lười biếng.

Khi đó không cho phép có đất sở hữu riêng, sau cải cách ruộng đất thì ruộng nương của địa chủ đều bị tịch thu cả rồi, toàn bộ đất trồng trở thành đất của quốc gia. Nhưng Lý Gia Trang dù sao cũng là thành thị trong nông thôn, mỗi nhà đều trồng hoa màu, kiếm sống bằng ruộng đất, nếu chỉ dựa vào phần công điểm cuối năm thì không đủ no bụng. Vì thế có vài gia đình lưu lại một hai mẫu ruộng, mà tổ chức cấp trên cũng nhắm một mắt mở một mắt để cho dân hưởng một chút tiền lãi.

Tôi còn nhớ trước kia có lần xây dựng kênh mương, đàn ông làm việc một ngày được mười công điểm, phụ nữ một ngày được sáu công điểm. Lúc ấy thím đang kỳ kinh nguyệt, nhưng thím không chút cố kỵ mà quấn một tấm vải rách xong liền nhảy xuống kênh. Khi đó phụ nữ một chút cũng không tỏ ra yếu ớt, thậm chí còn xem “Kỳ kinh nguyệt vẫn làm việc như trước” làm vinh quang.

Lần ấy thím bị nhiễm nước bẩn, cũng không chút sợ hãi, tôi không biết từ nơi nào đưa tới một toa thuốc, chỉ lau lau chùi chùi, ngoài miệng còn khen hay, nói rằng đã chữa khỏi rồi, làm tôi cảm thấy không nói nên lời.

Về phần gia đình Lý Ngôn Tiếu, tôi cứ luôn cảm thấy kỳ quái, nhà họ không có người trong đội sản xuất, cũng không có ai trồng trọt, mỗi người đều làm công tác văn hóa, trải qua thời gian cẩn thận dè dặt, hát hí khúc thì hát hí khúc, làm bác sĩ thì làm bác sĩ, đánh đàn thì đánh đàn, vẫn sinh hoạt song song với hiện thực bên ngoài.

Lý gia so ra cũng thuộc hàng thế gia vọng tộc, chẳng lẽ trong nhà họ còn có nội tình? Vẫn có người đi lao động, nhưng ra ra vào vào không để tôi thấy được? Cả nhà bọn họ suốt ngày đều ru rú trong nhà, đến nay tôi còn chưa biết hết toàn bộ người của Lý gia, bọn họ hoặc ít hoặc nhiều đều có một chút sắc thái thần bí.

Dù sao cái việc “lên núi xuống nông thôn” cũng không có quan hệ với chúng tôi, tôi hiển nhiên chưa đến tuổi đấy, mà Lý Ngôn Tiếu cũng chưa đến.

Rạng sáng ngày hôm sau, không hiểu sao tôi cảm thấy đến trường không có ý nghĩa, liền nói với Lý Ngôn Tiếu một tiếng, bảo rằng tôi muốn ở nhà nghỉ ngơi một ngày, để một mình anh đến trường.

Lý Ngôn Tiếu không hỏi tôi vì sao đã đi, tôi liền mừng rỡ đến không khép miệng được, cuối cùng cũng có một ngày có thể thoải mái chơi đùa rồi. Tôi chơi trong sân chốc lát, bỗng nhiên nghe thấy xa xa truyền đến tiếng huyên náo, tai tôi rất thính, có thể nghe được âm thanh xôn xao dường như ở quảng trường truyền tới.

Tôi nhớ lúc ấy mình rất hiếu kỳ, thế là liền chạy tới quảng trường lớn.

Từ xa tôi đã nhìn thấy quảng trường tụ tập đầy người là người, chính giữa có một chiếc xe giải phóng, bên trong thùng xe có chứa thứ gì đó nhưng tôi không thấy rõ. Tôi càng cảm thấy hiếu kỳ, liền chạy tới gần xem thử.

Khí đó phê đấu, lúc xử quyết phạm nhân đều là công khai, rất có cảm giác “Là con la hay con ngựa đều phải đưa ra.” Chiếc xe áp giải phạm nhân nghênh ngang chạy tới quảng trường rộng lớn, sau khi tuyên bố hết hành vi phạm tội và thân phận của phạm nhân thì liền quay đi. Có một ít người rảnh rỗi đạp xe bám theo tới quảng trường, mắt thấy thoáng cái đạn bắn vỡ đầu thì hả hê lòng dạ.

Trước kia từng nghe chú và thím từng nói qua phê đấu và lúc xử bắn phạm nhân, nhưng tôi chưa từng được thấy. Loại sự tình này xảy ra rất thường xuyên, cho nên cuối cùng tôi cũng có cơ hội xem rồi.

Tôi nghĩ thầm, may là hôm nay không đến trường, một lần xem xử quyết phạm nhân, cảm thụ một màn “pháp trị” tẩy lễ này so ra còn hữu dụng hơn một trăm ngày đi học.

Về sau tôi mới rõ, cái này đâu phải là “pháp trị” gì, mà thực chất nó chỉ là một đám ô hợp cuồng hoan.

Tôi không nhớ rõ phạm nhân là tội phạm chính trị hay là gì, lúc ấy tôi bị kẹp giữa một đám con trai, hưng phấn nhìn xung quanh. Khi ấy tôi còn nhỏ, chỉ cảm thấy chuyện này rất mới lạ, rất thú vị, thậm chí là một màu sắc không thể thiếu trong cuộc sống.

Phạm nhân bị cảnh sát vũ trang áp giải, đầu rũ xuống rất thấp. Có một người đứng trên đài, giơ cao loa lớn tuyên bố hành vi phạm tội của phạm nhân. Đấy chính là một người làm công tác văn hóa, dạy học đấy. Đám trẻ con cũng túm tụm lại xem náo nhiệt, nghe loáng thoáng cái gì mà “Phục hồi tư bản chủ nghĩa”, “cánh hữu” và nhiều từ ngữ khó hiểu khác.

Đúng vậy, bọn nhỏ nghe không hiểu, nhưng người lớn có thể hiểu được, mà hiểu thì đã làm sao? Có thể làm được gì đây chứ?

Người phát ngôn nói: “Phạm nhân XX có biệt danh là Khắc Hầu Nhi!” Bọn nhỏ dưới đài lập tức trở nên hưng phấn, nhiều lần nghiền ngẫm cái biệt danh “Khắc Hầu Nhi” này.

Phê đấu đã xong, thời khắc mà bọn trẻ chờ đợi nhất cuối cùng cũng đến. Cảnh sát vũ trang áp giải phạm nhân lên xe tải, rất uy vũ giạng chân đứng trên xe, phía trước là phạm nhân sắp bị tử hình đang quỳ gối. Xe hướng về pháp trường chạy đi, đám đông chậm rãi đi theo, tôi cùng mấy đứa con nít khác đuổi sát theo xe tải đang chạy, lớn tiếng kêu: “Khắc Hầu Nhi, Khắc Hầu Nhi!”

Tôi kêu đặc biệt hăng, vẫn không quên ngước mặt lên xem phản ứng của phạm nhân. Nhưng cũng đành chịu vì Khắc Hầu Nhi vẫn không chịu ngẩng đầu lên. Thế là đám nhóc lại nhặt đá chọi loạn vào Khắc Hầu Nhi. Tôi không chọi đá vào hắn. Bọn trẻ cười đùa đến hăng say, nạn đói cũng không cách nào ngăn cản chúng giải phóng năng lượng.

Tôi quan sát diện mạo của phạm nhân trên xe: Đầu tóc rối tung, quần áo đen đúa không chỉnh tề, thành thành thật thật quỳ trên xe, cỏ dại trên người rũ xuống giống như mái tóc. Bỗng dưng xe tải bị xốc nảy một cái, cái đầu kia cũng lắc lư theo.

Tôi nhìn thấy rất rõ ràng, trên cổ phạm nhân bị siết chặt bằng một sợi thừng to, một mực giữ lấy hắn, khiến hắn không thể động đậy. Tôi tự nhiên sinh ra cảm giác thương cảm đối với hắn, một câu “Khắc Hầu Nhi” nghẹn lại trong cổ họng, cuối cùng không có hô ra.

Tôi chăm chú nhìn phạm nhân, bỗng nhiên Khắc Hầu Nhi ngẩng đầu lên nhìn tôi. Một khắc khi hai ánh mắt giao nhau, máu của tôi đông lại. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy ánh mắt nào như thế.

Đồng tử màu đen toát lên biết bao ai oán, biết bao phẫn hận, còn có một tia bất lực và cam chịu. Trên hai gò má ngăm đen, đôi mắt kia đặc biệt bắt mắt, như hai ngọn lửa chói lóa, trong nháy mắt chiếu sáng lòng tôi, lay tỉnh lương tri của một cậu bé.

Có lẽ, người phạm nhân kia không sợ tử vong, nhưng dây thừng thô to trên cổ kéo hắn phải quỳ xuống, cho dù trước mắt hắn chỉ là một đám trẻ con chưa rành thế sự. Có lẽ hắn không biết mình sai ở đâu, thậm chí không biết cái gọi là chính trực của Trung Quốc có chăng chỉ là một bọn điên đảo thị phi… Tôi phảng phất thấy những mảnh vỡ tự tôn của hắn bị giẫm đạp rơi lả tả trên mặt đất.

Xe càng chạy càng nhanh, rất nhiều đứa nhóc đã bị bỏ lại đằng sau, nhưng vẫn như trước không biết mệt lớn tiếng hô “Khắc Hầu Tử”, “Khắc Hầu Tử”. Tôi chạy không chậm, nhưng lại dừng bước, nhìn theo xe tải xa dần.

Cho dù cùng người lớn cưỡi xe đạp đuổi theo xe tải đến pháp trường là giấc mộng của tôi, cho dù chạy được đến pháp trường sẽ khiến bọn nhỏ hâm mộ, cho dù không đuổi theo đại biểu cho không có thứ để khoe khoang. Nhưng cặp mắt rực lửa của phạm nhân vẫn một mực nhảy múa trong lòng tôi không chịu đi.

Đây là một câu chuyện độc lập, không có ý nghĩa gì mấy. Đúng là nó không hoàn chỉnh để tạo ra một câu chuyện nguyên vẹn, nhưng nó đã thật sự tồn tại, nó không phải là một câu chuyện, mà là một đoạn ký ức. Cho dù vớ vẩn đến cực điểm, nhưng nó đã tồn tại trong những mười năm.

Trong thời gian đó đã xảy ra một việc “đại sự”, cũng là biệt ly. Đây là Lý Ngôn Tiếu kể cho tôi, thông qua chuyện này, tôi ẩn ẩn cảm thấy bất luận Lý gia có thần bí như thế nào, kiên cố ra sao, ở trong vòng xoáy văn cách cũng sẽ bị rung chuyển.

Xuất thân của ông nội Lý Ngôn Tiếu coi như được thông qua, mẹ ông là bần nông, cha ông là tiểu địa chủ. Tuy có dính dáng với địa chủ nhưng tổ chức vẫn cho rằng: Người như thế trước giờ tha được thì tha, giai cấp tiểu tư sản, không quan trọng.

Nhưng bà nội anh là chân chính xuất thân địa chủ, đôi chân được bó nhỏ xíu, mái tóc được chải chuốt cẩn thận tỉ mỉ. Một bà cụ như vậy, dĩ nhiên sẽ bị theo dõi, sau đó cáo mật với tổ chức. Có một người quan hệ không tệ với Lý gia nhắc nhở ông nội Lý Ngôn Tiếu, nói sẽ có người đến điều tra thân phận, chỉ sợ lần này gặp phải tai ương.

Ông nội Lý Ngôn Tiếu cau mày, suốt hai đêm không ngủ cuối cùng cũng nghĩ được một cách: Tiến hành một cuộc đánh tráo hoàn hảo.

Bà ngoại Lý Ngôn Tiếu xuất thân là bần nông, một chữ cũng không biết, sống ở phía tây Thanh Đảo, người nhà Lý gia liền trong đêm đưa bà ngoại đến, sau đó cũng trong đêm đưa bà nội ra ngoài.

Bà nội Lý Ngôn Tiếu được đưa đến Phúc Kiến. Một nguyên nhân trong đó là vì chỗ này ở phía Nam, vận động vừa mới bắt đầu nên chưa kịch liệt, một nguyên nhân khác là phía nam giàu có và đông đúc, còn có món “Trứng muối đậu phộng” mà bà thích ăn nhất.

Tôi nghe thế thì có chút châm chọc: Cũng là để tránh né làn sóng văn cách, nhưng tôi thì bắc tiến, mà bà nội Lý Ngôn Tiếu lại xuôi nam. Phải chăng là vận mệnh đang trêu đùa tôi.

Về sau nghĩ lại, tôi đến Thanh Đảo không phải vì vận động trùng kích nam bắc lớn nhỏ gì, mà là thẳng đến nhà chú và thím.

Quả nhiên qua vài ngày sau, người của tổ chức đã tìm đến gõ cánh cửa lớn đỏ thẫm, ông nội Lý Ngôn Tiếu mở ra một khe nhỏ, hỏi anh muốn tìm ai. Người của tổ chức liền nói tìm Vương Cúc.

Ông nội Lý Ngôn Tiếu ra vẻ trấn định gọi to, lão bà, có người tìm.

Bà ngoại bị đánh tráo liền run run rẩy rẩy đi ra, hỏi anh tìm tôi à?

Người trong tổ chức liền nói, bà có phải là Vương Cúc không?

Đúng đúng đúng, là tôi đây.

Người nọ nghe xong thì cau mày, lấy ra một phần tư liệu, nói nhìn xem có phải là bà hay không.

Bà ngoại giả vờ giả vịt xem chốc lát, nói tôi không biết chữ, xem không hiểu.

Người nọ nhíu mày càng chặt, liền nhịn không được hỏi bà có phải xuất thân địa chủ hay không?

Bà ngoại nghe xong thì lơ ngơ, nói chắc anh nhầm rồi nhỉ, tôi là bần nông đời thứ ba, trước kia có làm công nhật cho địa chủ, anh hai tôi còn là liệt sĩ!

Người của tổ chức nghe xong thì muốn chửi thề, lão bà Vương Cúc này quả thực không có gốc rễ, manh mối đỏ đến không thể đỏ hơn! Bần nông thì không nói đi, lại còn làm công nhật mà làm công nhật cũng thôi kệ, đằng này anh người ta còn là liệt sĩ! Bà lão run run rẩy rẩy thế này cũng không giống đang nói dối, con mẹ nó chẳng lẽ cái người đưa mật báo kia có tư thù? Làm hại hắn một chuyến tay không trở về! Thế là hắn không thèm chứng minh gì thêm mà thẳng bước bỏ đi.

Cũng chính một màn này đã giúp người Lý gia tránh được một kiếp.

Chuyện này phát sinh trong một buổi sáng yên lặng không tiếng động, lúc Lý Ngôn Tiếu kể với tôi chuyện này, vẫn là dáng vẻ tươi cười đấy, nhưng tôi biết rõ anh chỉ giả vờ nhẹ nhõm, dù sao bà nội cũng đã đi xa ngút ngàn không một tin tức rồi.

Về sau chúng tôi mới biết được, bà nội anh bị bệnh ung thư, chết ở tha hương, ngay cả xác cũng không tìm được. Cái “kế đánh tráo” này có thể coi là kế sách thông minh nhất của người Lý gia, mà cũng là kế sách hồ đồ nhất.

Nhưng việc này là để nói sau.

Trung tự vũ: điệu múa dùng để ca ngợi Cách mạng văn hóa, được biểu diễn ở các quảng trường hoặc đội ngũ diễu hành để ca tụng tính quần chúng. Dùng các ca khúc “Thuyền ngoài khơi dựa vào người cầm lái”, “Mao Chủ tịch kính yêu”, “Bắc Kinh Kim Sơn thượng”, … làm nhạc nền. Phát triển vào thời kỳ cao trào của cách mạng văn hóa, khoảng những năm 1966 – 1968 Nghe nói, nếu lúc ấy ai không nhảy Trung tự vũ sẽ trở thành nhân vật phản phái và bị phê đấu. (Nguồn: wikipedia)

xe giải phóng

Em nhớ trong phim Bá Vương Biệt Cơ của Trương Quốc Vinh cũng có cảnh phê đấu xử bắn thế này, còn có cảnh tự đập vỡ hết đồ đạc trong nhà. Lúc đó coi không hiểu, giờ làm truyện này cuối cùng đã hiểu được chút chút rồi. Em nhiệt liệt đề cử thím nào có thời gian thì xem Bá Vương Biệt Cơ đi, nếu không thấy hay cứ đến đây chọt cúc em.

Chương sau →

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play