Đi mãi đến sáng hôm sau, trời vẫn mưa chưa dứt, Tiểu Nhạn tìm đến một trấn điếm dùng trà và cơm. Chàng không dám nghỉ lâu vội lên ngựa đi về hướng bắc rồi vòng qua chân núi phía bắc của Tung Sơn đi về hướng tây.

Lúc gần tối đã đến một thị trấn, các ba mươi dặm về hướng đông thành Lạc Dương.

Vì trời không còn sớm nữa, Tiểu Nhạn tìm một khách điếm nghỉ ngơi.

Cả đêm vì sợ Kỷ Quảng Kiệt biết mình đến nơi này mà tìm cách ám toán nên kiếm không rời thân.

Hôm sau, chàng rời khách điếm. Mưa tuy đã dừng nhưng hơi nước từ mặt đất bốc lên mờ mịt khiến không khó nóng bức khó chịu.

Giang Tiểu Nhạn ngồi trên lưng ngựa cởi áo ngắn ra, để lộ một thân hình vạm vỡ tráng kiện, thúc ngựa ra đến đông môn.

Chàng nghĩ thầm: “Kỷ Quảng Kiệt không phải là quan cảo hay đại thần gì, ta biết hắn ở nơi nào mà tìm”.

Chàng bèn dừng ngựa lẩm bẩm: “Tạm thời tìm một tiêu điếm hỏi thưa xem”.

Thế là vừa đi vừa nhìn các điếm phổ hai bên đường, thấy có một tiêu điếm, trên cửa có tấm biển ghi “Thái Bình tiêu điếm viễn cận trứ danh”. Trên bức tường bên cạnh có viết hàng chữ, tuy bị nước mưa làm cho chữ nhèo nhoẹt nhưng ẩn hiện còn xem khá rõ năm chữ “tróc nã Giang Tiểu Nhạn”.

Vừa xem lòng nghĩ: “Ây! Ra tên tiểu tử Kỷ Quảng Kiệt đã ở nơi này”.

Vậy là chàng nhảy xuống ngựa, dẫn ngựa đến trước tiêu điếm đẩy cửa xông vào.

Vừa mới đây cửa vào đến quỹ phòng, cửa quỹ phòng đóng chặt, Tiểu Nhạn đạp một cái cửa bật ra.

Có mấy người đang nằm ngủ bị Tiểu Nhạn làm cho tỉnh giấc. Mấy người trên giường bò dậy, giận dữ hỏi :

- Có chuyện gì? Mi đạp cửa để làm gì?

Tiểu Nhạn tuốt kiếm ra, gằn giọng nói :

- Hừ! Không phải trước cửa bọn ngươi nói là tróc nã Giang Tiểu Nhạn sao? Bổn thiếu gia là Giang Tiểu Nhạn đây. Tiểu tử đó muốn bắt ta hãy bảo hắn xuất đầu lộ diện cùng ta giao thủ một phen.

Bọn người đó vừa nghe, toàn bộ đều biến sắc. Có người trên bốn mươi lên tiếng :

- Ồ! Thì ra là việc này. Giang gia mau thu kiếm lại đi, nghe ta nói trước đã. Chữ viết trên tường không phải do người tiêu điếm viết. Chẳng qua mấy hôm trước có mấy người tự xưng là Kỷ Quảng Kiệt tôn tử của Long Môn Hiệp cùng hai người trong Côn Lôn phái...

Giang Tiểu Nhạn nóng nảy :

- Hắn hiện giờ ở đâu, mau nói ta cho biết.

Người đó vừa mặc áo vừa nói :

- Kỷ Quảng Kiệt ở Lạc Dương hai ngày. Trong thành, ngoài thành gì hắn cũng viết khắp nơi năm chữ này. Vì mọi người đã biết tài ba của hắn nên chẳng ai dám phản đối, nên cứ để hắn tự do làm theo ý mình. Hôm kia hắn đã đi rồi. Sau khi hắn đi, bọn ta đã dùng nước rửa các chữ đó, tuy nhiên vẫn chưa sạch lắm.

Tiểu Nhạn nói :

- Kỷ Quảng Kiệt cùng bọn đó đi về hướng nào?

Người đó đáp :

- Nghe nói đi về phía nam. Bọn ta tuy không giao tình với hắn nhưng vốn biết tính khí của hắn. Giang gia nghĩ xem, bọn ta đều là người đi trên giang hồ nhờ vào bằng hữu mà kiếm cơm ăn, ai dám đắc tội với bẵng hữu. Huống hồ trước nay, chúng ta vô thù vô oán, hắn muốn viết chữ lên vách tường sạch sẽ của nhà ta bọn ta cũng hết cách từ chối. Vừa ngăn cản là hắn đã gây sự.

Tiểu Nhạn hậm hực hỏi :

- Bọn Kỷ Quảng Kiệt đi về nam mà đến địa phương nào?

Người đó trả lời :

- Bọn ta không biết rõ. Giang gia có thể vào thành đến Chấn Anh tiêu điếm hỏi xem vì Kỳ Quảng gia lúc đến đã ở nơi đó. Kỷ Quảng Kiệt và Lư Chấn Anh vốn là hảo bằng hữu của nhau.

Tiểu Nhạn gật đầu, cầm kiếm dẫn ngựa ra khỏi cửa rồi chém mấy nhát kiếm vào những chữ mờ nhạt trên tường khiến tung mấy miếng gạch, chàng mới giận dữ cưỡi ngựa đi vào thành.

Đi không xa đã thấy Chấn Anh tiêu điếm. Chàng nhìn lên cũng thấy trên tường viết năm chữ to màu đen “tróc nã Giang Tiểu Nhạn”.

Giang Tiểu Nhạn vừa vào cửa đã hỏi :

- Ai là Lư Chấn Anh?

Trong viện có một người đang cầm thương đang múa một bài thương pháp. Hắn vừa nhìn thấy Tiểu Nhạn cầm kiếm liền thu thương lại nhìn Giang Tiểu Nhạn một hồi rồi nói :

- Lư Chấn Anh đã đi bảo tiêu rồi. Bằng hữu có việc gì?

Tiểu Nhạn nói :

- Ta tìm Kỷ Quảng Kiệt. Nghe nói hắn đã từng ở chỗ của các ngươi.

Người này gật đầu xác nhận :

- Không sai. Vì Kỷ Quảng Kiệt là bạn của chưởng quỹ bọn ta. Mấy hôm trước đây Kỷ Quảng Kiệt có đến đây trú ngụ hai ngày nhưng sau đó đã đi rồi.

Tiểu Nhạn trợn mắt hỏi :

- Hắn đi về đâu?

Ngươi đó trả lời :

- Nghe nói về Dịch Thủy tìm Lưu Thanh Khổng.

Tiểu Nhạn vừa nghe bất giác thất kinh, thầm nghĩ: “Hắn đi tìm Lưu Thanh Khổng ta cũng chẳng có gì đáng lo, chỉ là hắn biết Dương Tiên thật là bằng hữu của ta, khi đến đó hắn lại đem Tiên Thái ra mà trút giận, thế hóa ra là ta đã hại bằng hữu rồi”.

Chàng vội dắt ngựa ra, lại nghĩ: “Chưởng quỹ này là bạn của Kỷ Quảng Kiệt, ta phải cho hắn biết tài nghệ của ta”.

Vậy là chàng ngang nhiên nói :

- Báo cho bọn ngươi biết ta là Giang Tiểu Nhạn. Ta nghe Kỷ Quảng Kiệt dám cáo thị hoặc viết chữ tróc nã khắp nơi muốn tìm ta. Giờ ta đến đây, chẳng phải hắn muốn tróc nã ta mà chính ta muốn truy tìm hắn. Nay ta muốn đến Dịch Thủy tìm hắn đây.

Nhìn thấy cạnh đó có một cột đá để cột ngựa vừa to vừa rắn chắc, Tiểu Nhạn bước qua đấm một quyền dũng mãnh. Chỉ nghe “ầm” một tiếng, trụ đá đã bị cắt làm đôi, mảnh vụn bay tung tóe.

Người luyện thương khi này cùng mấy tiêu đầu hoảng kinh biến sắc, trợn mắt mà nhìn.

Giang Tiểu Nhạn nói :

- Nếu chưởng quỹ bọn ngươi trở về hãy kể với hắn chuyện này.

Nói dứt, chàng phóng lên ngựa ra roi.

Tiểu Nhạn rời Lạc Dương thành đi về phía đông. Lòng tức giận cảm thấy Kỷ Quảng Kiệt vì giúp Côn Lôn phái, tranh đấu với mình cũng không phải đáng lo, nhưng hắn viết tróc nã ta khắp nơi hành động này thật không đáng mặt kẻ hảo hán giang hồ.

Đi về phía đông không đến bốn mươi dặm đã đi đến một con kênh đào.

Hai bên bờ kênh đào là một cao nguyên đất đỏ. Hai bờ đất cũng có chữ tróc nã Giang Tiểu Nhạn. Mỗi chữ khắc vừa to vừa sâu như dụng kiếm khắc vậy, chàng thật quá giận dữ không chịu nổi.

Ngồi trên lưng ngựa dùng kiếm gạch nát mấy chữ đó, đất rơi từng mảnh khiến năm chữ không còn hình dạng, Tiểu Nhạn mới lên đường.

Ra khỏi kênh đào, chàng đưa mắt nhìn chung quanh chú ý xem Kỷ Quảng Kiệt còn có lưu bút lại nơi nào không.

Đi đến tối, chàng trú ở Tân Trịnh điếm rồi hỏi :

- Điếm gia, có người nào xưng là Kỷ Quảng Kiệt đến đây trú ngụ không?

Chàng kể sơ tình hình của Kỷ Quảng Kiệt là thiếu niên trẻ tuổi, mang bảo kiếm đi đến đâu viết chữ đến đó, có đem hai trợ thủ.

Điếm gia nghe nói đến đây, vội đáp :

- Không sai! Không sai! Người đó trưa hôm trước đã có qua nơi này, có viết mấy chữ trên tường nhà ta. Hắn viết “tróc nã Giang Tiểu Nhạn” vì nghĩ hắn là quan nhân nên không dám ngăn trở. Sau khi hắn rời đi, bọn ta đã xóa rồi.

Tiểu Nhạn nghe càng thêm tức giận, hận muốn khởi trình ngay để tức khắc gặp Kỷ Quảng Kiệt mà tỷ võ với hắn, nhưng hiện giờ chàng đã cảm thấy mỏi mệt nên đành nghỉ đêm lại.

Sáng sớm hôm sau, chàng đã tức tốc lên đường. Dọc đường, chàng hỏi thăm người đến Dịch Thủy và hỏi hành tung của bọn Kỷ Quảng Kiệt.

Đến trưa, Tiểu Nhạn đến một thị trấn thấy một gốc hạnh to dán chi chít những các cáo thị tróc nã. Tiểu Nhạn giận đến trắng bệch, xuống ngựa bước đến gốc hạnh, tức tối xé nát hết những tờ cáo thị đó.

Có mấy người đi đường chú ý nhìn chàng. Tiểu Nhạn bước đến người bên cạnh hỏi :

- Những tờ cáo thị này là do dán vậy? Xem ra nó còn mới lắm.

Có người chỉ về hướng đông nào :

- Do một người mập mạp trong tửu điếm dán đó.

Tiểu Nhạn vội lên ngựa chạy đến trước cửa tửu điếm. Bỏ ngựa ngoài cửa cầm kiếm xông vào, thấy bên trong không có thực khách chỉ có một chưởng quỹ mập mạp đang bảo phổ kỵ mài mực cho hắn, đang viết mấy chữ “truy nã Giang Tiểu Nhạn” bên cạnh là một đống giấy có hơn hai, ba chục tờ.

Giang Tiểu Nhạn bước nhẹ đến ném bình mực vào mặt chưởng quầy đó.

Người này “ây da” một tiếng, trên mặt dính đầy mực lẫn máu.

Tiểu Nhạn vò nát đống giấy đó, đạp nát cái bàn.

Tên phổ kỵ sợ đến xanh cả mặt mày chạy khỏi phòng.

Người mập mạp đó nằm dài trên đất, gượng dậy không nổi, hắn rên rỉ nói :

- Tại sao mi đánh ta?

Tiểu Nhạn dùng kiếm đè lên đầu gã giận dữ nói :

- Ta là Giang Tiểu Nhạn đây. Tại sao nhà người viết những chữ này tróc nã ta. Có phải ta là phạm nhân đâu.

Người đó vừa nghe nói biết vị này là Giang Tiểu Nhạn bất giấc ngẩn ra lại run sợ thất sắc, rối rít giải thích :

- Không phải ta muốn viết mà vì mấy hôm trước có khách quan cho ta tiền bảo viết càng nhiều càng tốt. Sau này hắn trở lại sẽ còn cho ta thêm nữa. Kỳ thực ngay cả mấy chữ này ta cũng không nhận biết.

Giang Tiểu Nhạn giận dữ mắng :

- Đồ tạp chủng. Hắn cho mi mấy quan tiền mà mi đã để hắn sai khiến vậy sao. Tùy ý bôi nhọ người khác sao?

Tiểu Nhạn ngẩng đầu lên thấy trên quầy có đặt năm bình rượu liền nhau, mỗi bình viết lên một chữ ghép lại là “tróc nã Giang Tiểu Nhạn”. Chàng cảm thấy quá tức khí, nhìn thấy người mập đó vất vả lắm mới vừa đứng dậy, định bước đến trừng trị, gã đã quýnh quáng kêu lên :

- Giang đại gia. Chữ trên bình rượu không phải ta viết là của khách nhân họ Kỷ tự mình viết đó. Họ có ba người trong tay lăm lăm bảo kiếm. Ngay cả Trương Tứ đại gia của bọn ta nơi này đều cung kính hắn. Hắn cho tiền ta chứ nếu không cho mà bảo ta làm ta cũng không thể không tuân theo.

Tiểu Nhạn tức giận bước đến ném từng bình rượu xuống đất vỡ tan tành. Hóa ra có ba bình trống rỗng còn hai bình chứa rượu, rượu văng tung tóe.

Người mập đó giậm chân khóc lớn :

- Hoàng tửu của ta sáu, bảy ngân lượng đó.

Tiểu Nhạn nói :

- Mi không biết kiếm họ Kỷ đó để đền sao? Nếu mi còn dám viết nữa, ta biết được sẽ lấy mạng mi.

Nói xong, hầm hầm quay ra khỏi tửu điếm. Vừa ra cửa, muốn lên ngựa, chợt thấy phía bắc đi đến bốn, năm người toàn là bộ đều cầm đơn đao và mộc côn.

Tiểu Nhạn vội dừng bước, trong đám này có tên phổ kỵ chạy trốn lúc nãy.

Tên phổ kỵ chỉ Tiểu Nhạn nói :

- Chính hắn.

Lập tức bọn người này cầm binh khí xông lên, vây chặt Tiểu Nhạn nhất tề nói :

- Đừng chạy! Thì ra mi là Giang Tiểu Nhạn. Có người đang muốn tróc nã mi đây.

Lúc này tên chưởng quầy mập mạp từ trong tiêu điếm thò đầu ra. Đầu hắn máu và mực nhòe nhoẹt, hắn hậm hựu nói :

- Bắt hắn lại! Hắn đã đạp vỡ hai bình hoàng tửu của ta, bảo gắn bồi thường cho ta.

Tiểu Nhạn cầm kiếm nổi giận nói :

- Các ngươi làm gì vậy! Kỷ Quảng Kiệt bảo bọn ngươi đến phải không? Mau bảo hắn đến đây gặp ta, không liên can đến các ngươi. Còn như không biết, tốt xấu muốn tìm nỗi khổ thì bảo kiếm của ta sẽ cho biết lợi hại, lúc đó đừng oán ta.

Bọn người ồn ào nói :

- Tiểu tử đừng ngông cuồng. Hãy còn sớm, mi hãy buông khí giới đầu hàng đi theo bọn ta sẽ gặp Tứ đại gia. Tứ đại gia và Kỷ đại gia là thúc điệt. Hôm trước Kỷ đại gia đã dặn Tứ đại gia rồi khi nào mi đến là bắt ngay vì mi là cường đạo đã phạm trọng án. Người Côn Lôn phái và Long Môn Hiệp đều muốn bắt mi.

Tiểu Nhạn nghe đùng đùng nổi giận :

- Lũ hồ đồ.

Chàng nhích động bảo kiếm, hàn quang trùng trùng phủ về phía bọn người này.

Bọn chúng biết Tiểu Nhạn võ nghệ cao cường nên cầm đao đồng loạt xông lên.

Tiểu Nhạn chỉ rung nhẹ mũi kiếm hai, ba cái thì trong bọn chúng đã có tiếng la đồng thời hai, ba tên đã nằm dài trên đất, tức thời trên đường náo loạn, nhiều tiếng thét lớn :

- Chết rồi!

Gã mập cũng chạy ta khỏi tửu điếm, rợn tròn mắt nhìn rồi chạy về phía bắc hét :

- Quan nhân có án mạng.

Tiểu Nhạn nhảy lên ngựa, đả thương thêm hai người nữa rồi vung roi cho ngựa chạy về phía Đông nam.

Lúc này lòng chàng như lửa đốt nghĩ Kỷ Quảng Kiệt thật đáng hận. Nếu gặp được hắn lập tức giết chết bất kể hắn là tôn tử của Long Môn Hiệp hay lời cấm của sư phụ nữa.

Buông ngựa chạy hơn mười dặm thì thấy có một đoàn ngựa chạy theo. Tiểu Nhạn dừng ngựa nghĩ thầm: “Chắc là bọn này theo ta đây”.

Chàng cầm kiếm chờ đợi.

Thoáng chốc, đoàn ngựa phía sau đã lên đến mười hai con. Trên ngựa đều là những hán tử tráng đinh tay cầm binh đao, dẫn đầu là một đại hán thân thể lớn cưỡi hoàng mã, ăn mặc ra vẻ phong lưu.

Tiểu Nhạn bèn nói :

- Hừ! Các ngươi đuổi theo ta phải không?

Người cười hoàng mã đáp :

- Bọn ta qua đường, đuổi theo ngươi làm gì?

Tiểu Nhạn thấy mười hai người này đều mang đao không mang hành lý. Chàng bất giác cười nhạt :

- Được! Vậy thì bọn ngươi đi đường ngươi, ta đi đường ta. Không ai phiền ai.

Rồi chàng thúc ngựa về phía Đông nam.

Mười hai con ngựa phía sau rầm rập tuốt bao kiếm ra muốn ghìm ngựa lại, thấy mười hai tuấn mã phía sau như sóng triều cuồn cuộn tới.

Tiểu Nhạn tránh không kịp bị làn sóng đó cuốn về phía trước. Tiểu Nhạn cảm thấy ngồi trên yên bất ổn nên thân thể linh hoạt nhanh nhẹn nhún lên yên nhảy xuống, kiếm quang loang loáng, khiến đoàn ngựa xông đến hoảng hốt dựng vó lên hí vang, có hai người bị ngựa hất xuống.

Tiểu Nhạn bất kể chuyện gì, quay người đuổi theo hắc mã của mình.

Lúc này hán tử cưỡi hoàng mã cùng đoàn người đã chạy xa rồi. Tuy họ phi ngựa rất nhanh nhưng Tiểu Nhạn chạy cũng không chậm.

Đại hán cưỡi hoàng mã ngoảnh đầu lại nhìn thấy không ổn. Tiểu Nhạn đã đuổi gần kề cự ly không quá hai mươi bước. Bọn chung quanh kêu lớn :

- Tứ gia, coi chừng!

Tứ gia chính là đại hán cưỡi hoàng mã vung roi đồng thời rút đao bên yên ra. Nhưng đao chưa kịp rút thì đã thấy Tiểu Nhạn như phi điểu chạy ngay đến, bảo kiếm như ánh chớp lóe lên. Chỉ nghe “hự”, Tiểu Nhạn một kiếm đã chém văng đại hán xuống. Đại hán nọ lăn mấy vòng rồi hôn mê.

Những tên đại hán còn lại có ba tên thấy Tiểu Nhạn tài nghệ phi phàm nên ra sức vung roi mà chạy. Còn tám tên không lượng sức quây ngựa vây lấy chàng.

Bảo kiếm của Tiểu Nhạn ào ạt như gió thổi lá rơi, chẳng phải thi triển chiêu thức gì, chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của tai mắt mà thôi. Chớp mắt đã có sáu tên ngã ngựa, hai tên còn lại phi ngựa chạy mất.

Tiểu Nhạn không đuổi theo, thu kiếm nhìn bảy người nằm dọc ngang trên mặt đất. Nhớ lời sư phụ, không được sát hại mạng người nên dụng kiếm rất nhẹ nhàng vì thế bọn người này bị thương cũng không trầm trọng, thậm chí có tên còn ngồi dậy được.

Còn đại hán cưỡi hoàng mã nửa người toàn thân là máu nhưng hắn cũng dần dần tỉnh dậy chỉ không ngừng rên rỉ.

Tiểu Nhạn bắt được ngựa của mình cưỡi lên rồi quay trở lại trước đám thọ thương, chàng cười nhạt nói :

- Đừng nói bọn ngươi có mười hai người, với bản lãnh như vậy một trăm hai mươi người vây chặt ta cũng đả thương hết thảy mà chẳng cần đổ một giọt mồ hôi, bằng không ta chẳng phải họ Giang. Ta vốn muốn giết người như thủ đoạn bọn ngươi quá ác độc. Nếu là hảo hán thì một đao một người đối nhau có đâu một đám người vây lấy một người, cho dù thắng cũng là hành vi của tiểu nhân. Vừa rồi, nếu là kẻ khác đã bị bọn ngươi đạp chết rồi. Thật ra cường đạo cũng không ác độ như vậy.

Dứt lời, mặt giận bừng bừng, chẳng muốn xuống ngựa giết bọn này.

Có mấy người chạy đến quỳ xuống đất van cầu :

- Giang gia, vì bọn tiểu nhân có mắt không tròng nhưng Giang gia cũng đừng oán trách Trương tứ gia nhà ta, Mọi việc đều do Kỷ Quảng Kiệt làm ra. Hắn không những dán cao thị bắt Giang gia khắp nơi mà còn kích nộ Tứ gia. Tứ gia chỉ muốn cho ngựa đạp Giang gia bị thương để thấy bản lĩnh của người. Tứ gia nhà ta là ngoại biểu đệ của Long Môn Hiệp Kỷ lão gia. Kỷ Quảng Kiệt chính là điệt tử của người.

Tiểu Nhạn gấp rút hỏi :

- Kỷ Quảng Kiệt hiện giờ đi đâu?

Người quỳ dưới đất vội đáp :

- Kỷ Quảng Kiệt đã đi từ hôm kia, đến nhà của Thanh Khổng ở Dịch Thủy huyện để tìm Giang gia đó.

Tiểu Nhạn gật đầu nói :

- Được! Ta sẽ lập tức đi tim Kỷ Quảng Kiệt.

Dứt lời, chàng bỏ mặc mấy người bị thương nằm đó, thúc ngựa chạy về phía Đông nam, lòng không ngớt sôi sục căm hờn, lẩm bẩm nói :

- Sư phụ tuy dặn ta không được tùy ý giết người nhưng Kỷ Quảng Kiệt tội thật khó tha, hắn ép ta quá đáng. Gặp hắn, kiếm ta quyết chẳng dung tình.

Buổi tối, chàng đã đến Dịch Thủy huyện. Lưu Thanh Khổng tuy không là một tài chủ lớn những cũng có một trang viện nho nhỏ.

Tiểu Nhạn vừa vào xuống ngựa thì mấy đệ tử của Lưu Thanh Khổng vòng tay cung kính nói :

- Giang sư thúc trở lại rồi.

Mấy tháng trước, Tiểu Nhạn đến đây tỷ võ với Lưu Thanh Khổng dùng quyền đả thương họ Lưu. Hai người kết làm bằng hữu, Tiểu Nhạn lưu lại đây mấy hôm được họ Lưu tiếp đãi nồng hậu nên bọn đệ tử đều biết chàng.

Tiểu Nhạn hỏi nhanh :

- Có ai đến đây tìm ta chăng?

Bọn đệ tử đáp :

- Hôm qua có Kỷ Quảng Kiệt đến tìm sư thúc. Họ có ba người.

Tiểu Nhạn nghe nói, trợn mắt :

- Họ hiện đi đâu?

Có người nói :

- Hôm qua bọn họ đi rồi vì nghe bọn đồ đệ nói sư phụ đã đi về Tín Dương châu, nên đoán chắc sư thúc cũng đi theo. Trước khi đi, hắn còn viết năm chữ “tróc nã Giang Tiểu Nhạn” ở trên cánh cửa. Bọn sư điệt tuy nổi giận nhưng vì hắn võ nghệ cao cường, sư phụ lại không có ở nhà nên bọn sư điệt không dám sinh sự, chờ hắn đi khỏi mới dám xé giấy tróc nã ra.

Tiểu Nhạn nghe nói :

- Ta đuổi theo bọn chúng, Đồng thời, phóng lên ngựa ra khỏi trang đi suốt đêm. Sáng sớm đã đến Giang Nam phủ Chính Dương huyện.

Lúc này, Tiểu Nhạn vừa đói vừa khát thấy trước mặt là bác môn của Chính Dương huyện.

Quán trà không thấy chỉ gặp một đám nông dân hành khất rách rưới, nam phụ lão ấu đều có, quần áo xốc xếch, mang bát đi về phía nam.

Tiểu Nhạn sợ đụng nhầm họ nên nép ngựa sang bên, rồi hỏi :

- Các người làm gì vậy?

Một người hành khất trả lời, nhưng chàng không nghe vì họ nói thổ ngữ, bèn hỏi một người ra dáng là người buôn bán ở đâu.

Người đó đáp :

- Đây đều là dân nghèo đói rách. Vì năm nay sông Hoài vỡ đê, dân nơi đây chịu nạn thủy tai, ruộng lúa hư hại, bọn họ đều chạy về Hà Nam. Hôm nay, nơi đó có người bố thí nên họ rủ nhau đến xin tiền.

Tiểu Nhạn gật đầu, lòng nghĩ: “Người nào bố thí nhất định là người thiện nhân sẵn tiền”. Dân nghèo càng lúc càng đông đến hơn mấy trăm người tranh nhau đi chật cả đường. Có mấy chiếc xe ngựa cũng đậu nép sang bên nhường đường.

Tiểu Nhạn cũng không dám đi, may chàng nhìn thấy bên đường một điếm khách, chàng la to :

- Tránh đường!

Rồi chen lấn mà đi vào điếm phổ.

Chàng giao ngựa cho điếm gia chăm sóc, rồi ăn cơm uống nước, xong chàng ra tựa cửa nhìn đám đông.

Điếm gia, tiểu nhị, cũng tựa cửa nhìn náo nhiệt. Có một khách nhân cảm khái nói :

- Đây có thể nói là thiện môn khó thở, thiện môn khó đóng, hiện giờ có một khách quan trẻ tuổi ở trong Mễ Gia điếm phía nam, thấy dáng cũng không phải người có tiền, vì vừa rồi hắn lấy ra năm lượng vàng đổi ra tiền nhỏ phát cho dân nghèo, rồi từ một đồn mười, mười đồn trăm, dân nghèo lũ lượt kéo nhau đến càng lúc càng đông. Mễ Gia điếm chật cứng cả người. Khách nhân đó chỉ còn cách biến hóa ra tiền, chứ dẫu có năm, bảy trăm lượng cũng không đủ để mà bố thí.

Tiểu Nhạn nghe nói nổi tính hiếu kỳ muốn đến xem thiếu niên này là người thế nào, có thể là thế gia của một nhà quyền quý, quan thân nào đó. Thế là chàng chen chúc trong đám người theo chân mà đi.

Đấm đông đến nỗi khó thể còn khe hở mà chen vào. Giang Tiểu Nhạn nhờ sức khỏe nên chẳng bao lâu cũng đến được trước cửa điếm Mễ gia.

Chàng thấy trước cửa điếm đầu người lô nhô kêu khóc van xin :

- Bồ Tát lão gia cứu mạng!

Còn có một bà lão tay ôm một hài tử ốm như que quỷ một tay giơ cao kêu gào :

- Cứu mạng! Cứu mạng!

Nhưng cửa Mễ Gia điếm đã đóng chặt. Có một thiếu niên đứng trên lầu xua tay nói với đám đông xôn xao phía dưới :

- Hiện giờ ta một đồng cũng chẳng có. Hơn một trăm lượng đã bố thí hết rồi, ngay cả tiền của bằng hữu ta cũng lấy đem cho cả rồi.

Tuy nhiên, bọn dân nghèo phía dưới đâu chịu đi cứ luôn miệng kêu gào :

- Bồ Tát cứu mạng!

- Bồ Tát cứu mạng!

Tiểu Nhạn thấy thiêu niên này niên kỷ cũng khoảng tuổi mình. Người tuy hơi thấp và đen mặc áo lụa xanh, thắt lưng lụa xanh, nhưng thân thể rắn chắc ra vẻ người luyện võ.

Tiểu Nhạn thầm cảm phục, chàng giơ tay về đám đông :

- Hắn hết tiền rồi nhưng ta còn mấy trăm lượng, các người theo ta, ta sẽ phân phát hết cho các ngươi.

Chàng liên tiếp gọi ba, bốn lần nhưng thanh âm hỗn loạn cứ kêu gào van xin át cả tiếng chàng nên không ai nghe chàng nói gì. Họ còn cho rằng chàng cũng đang kêu xin như họ.

Tiểu Nhạn thấy bọn họ cứ kêu xin, lòng nóng nảy, tự trách sao không đem theo tiền. Nếu có chúng sẽ dùng sức ném lên thiếu niên nọ đó để hắn thay mình phân phát cho họ.

Nhưng rồi chàng lại nghĩ mình chỉ có ngân lượng lớn lại thêm ngân phiếu, nếu không đổi ra tiền lẻ thì làm sao phân phát cho đủ.

Lúc này, thiếu niên ở trên lầu thấy đã hết cách bèn hét lớn :

- Hôm nay ta đã hết tiền rồi, ngày mai bọn ngươi hãy đến ta nhất định sẽ cho mỗi người hai tiền.

Tiểu Nhạn nghe thế cho rằng người này hào phóng như vậy nhất định có tiền.

Lúc này, trong điếm lại có hai người trèo lên tường đồng thời nói :

- Các ngươi còn chưa đi, ngày mai đến quyết có tiền cho các ngươi.

Hai người này một ốm yếu chỉ có một mắt, một người mập mạp, mặt đen có chút râu đen.

Tiểu Nhạn cảm thấy người này quen, nghĩ một lúc rồi thêm kêu: “Ây da! Thì ra là Lưu Chí Viễn”.

Vậy là chàng đã hiểu thiếu niên bố thí chính là Kỷ Quảng Kiệt nhưng lúc này Tiểu Nhạn có chút mến phục Kỷ Quảng Kiệt bèn quay người vẹt đám đông mà đi khỏi.

Trở về điếm, uống trà dùng cơm xong đang nằm trên giường nghỉ ngơi thì nghe tiểu nhị và khách nhân ngoài sân đang bàn về chuyện bố thí. Có người nói :

- Thiếu niên này có lẽ là bổ đầu nổi tiếng đến đây để biện án. Hiện giờ hắn dẫn theo người đến các nơi dán cáo thị tróc nã Giang Tiểu Nhạn.

Tiểu Nhạn ở trong phòng nghe rất rõ ràng nhưng lòng không nổi giận nghĩ thầm: “Cứ để hắn dán đi. Kiếm của Tiểu Nhạn ta quyết không giết người nghĩa hiệp”.

Cả ngày hôm đó chàng không ra cửa. Tối phái một tiểu nhị đi thám thính thì quả nhiên đó là Kỷ Quảng Kiệt, hiện giờ vẫn còn ở Mễ Gia điếm. Còn dân nghèo vì chờ ngày mai để nhận bố thí, tất cả tập trung bên ngoài cửa điếm mà chờ qua đêm.

Tiểu Nhạn đột sinh nghi vấn, nghĩ: “Kỷ Quảng Kiệt tuyệt nhiên không phải tay cự phách. Hôm nay hắn đã cho cạn hết ngân lượng, ngày mai ở đây mà hắn bố thí chứ?”.

Chờ tiểu nhị mang đèn vào, chàng hỏi :

- Nơi này nhỏ như vậy làm sao có đại tài chủ.

Tiểu nhị vội lên tiếng :

- Sao không có đại tài chủ, phía bắc có Cổ Bách Vạn ở Cổ gia trang ai mà giàu bằng.

Tiểu Nhạn hỏi dò :

- Họ Cổ khá giàu nên mới xưng là đại tài chủ chứ gì? Còn có người thứ hai nào xưng là đại tài chủ nữa không?

Tiểu nhị lắc đầu :

- Không ai cả. Họ Cổ tuy xưng là bách vạn nhưng thực ra ngàn vạn cũng có. Cả Giang Nam phủ, Tín Dương châu không có tài chủ nào hơn nổi.

Tiểu Nhạn lại hỏi :

- Hắn giàu như vậy sao không đem tiền bố thí cho dân nghèo. Một vài trăm lượng thì có đáng là bao đối với hắn?

Tiểu nhị nói :

- Ngươi có tiền không dám xài tiền. Họ Cổ này xài ra một đồng đã đau lòng đứt ruột, sao có thể bố thí cho người khác.

Tiểu Nhạn cười nhạt không nói gì. Tiểu nhị ra ngoài, chàng bèn thổi tắt đèn, ra khỏi điếm.

Lúc này trời mới đầu canh trên đường còn nhiều người qua lại. Quanh đó nhiều người đói rách, vô gia cư đang van xin người đi đường. Các điếm phổ trên đường còn chưa đóng cửa.

Có một tửu điếm che ba ngọn đèn lồng trước cửa, nhiều người tay cầm quạt phe phẩy, vừa uống trà vừa bàn chuyện gió mây trời nước.

Tiểu Nhạn đi vào đến một bàn trống ở góc phòng ngồi xuống gọi bình rượu chậm rãi uống, lắng nghe thiên hạ chuyện trò.

Một hồi lâu, trời cũng đã hết canh hai, thực khách dần dần tản hết, mắt nhìn ra đường thì thấy ở phía nam đi lướt ngang một người, y phục màu xanh, tay kẹp một cái bao tải dường như đang làm việc gì gấp lắm.

Người này tuy chỉ lướt ngang nhưng Tiểu Nhạn nhìn thấy rõ ràng chính là Kỷ Quảng Kiệt.

Tiểu Nhạn đứng dậy ném vội tiền rượu lại tức tốc đi theo Kỷ Quảng Kiệt về hướng bắc.

Lúc này, trời tối đen, Tiểu Nhạn đi men theo Kỷ Quảng Kiệt giữ cự ly khoảng hai mươi bước. Hai người kẻ trước người sau đi tới.

Quảng Kiệt thuận theo đại lộ mà đi còn Tiểu Nhạn cứ men theo mái nhà mà chạy phía sau.

Quảng Kiệt không phát giác được chàng. Hắn đi thật nhanh, thoáng chốc đã đổi sang phía đông rồi tiến vào một khu rừng rạp.

Tiểu Nhạn không thể không cẩn thận vì vừa rồi chàng trong bóng tối, Quảng Kiệt ngoài sáng, giờ thì ngược lại. Nếu khi nãy, Quảng Kiệt cố ý không nhìn ta mình nhưng giờ hắn chạy vào rừng để quan sát mình mà mình lại chẳng mang kiếm theo thì không phải sẽ dễ mắc bẫy sao.

Vì vậy, chàng chờ Quảng Kiệt đi vào rừng hồi lâu mới chậm chạp tiến vào. Giày của chàng đạp lên cỏ mịn vừa ướt vừa mềm.

Đi mấy bước chợt nghe “vụt” qua bên mình một vậy gì không biết là thỏ hay chồn.

Tiểu Nhạn dừng chân nghiêng tai lắng nghe thấy trong rừng thanh âm hỗn tạp. Tiếng trùng dế hòa âm ren rỉ trong đám cỏ, lùm cây reo xào xạc.

Chợt nghe phía trước có tiếng chân đi nhè nhẹ. Tiểu Nhạn vội bám nhánh cây, nhảy lên cành mà ngồi nhìn xuống dưới.

Rất lâu mới thấy Quảng Kiệt cầm kiếm bước ra ngoài rừng. Tiểu Nhạn cũng nhảy xuống đi theo hắn, thì thấy trước mặt là một con suối nhỏ sáng lấp lánh, nhiều tinh tú đang chiếu xuống mặt nước.

Quảng Kiệt nhè nhẹ đi về phía tây, đi trên cầu treo mà vượt qua dòng suối nhỏ. Tiểu Nhạn cũng nhẹ nhàng đi theo.

Hai bên bờ suối trồng toàn cao lương, gió thổi lá reo xào xạc. Lại đi chẳng bao xa thấy trước mặt có ánh đèn sáng, chàng biết đó là thôn trang.

Kỷ Quảng Kiệt đi vào đám cao lương, Tiểu Nhạn cũng men theo. Lá cao lương cứa vào tay cảm thấy đau. Đi hồi lâu mới ra khỏi đám cao lương đó thì không thấy Kỷ Quảng Kiệt nữa.

Nhưng trước mặt lại hiện ra một tòa trang viện. Tường viện do đá chất thành rất cao, còn thêm nhiều loại cây gai giống như tường của một nhà tù.

Tiểu Nhạn đứng dưới chân tường đợi rất lâu, nghe trong thôn tiếng mõ báo hiệu canh ba. Tiểu Nhạn cột chặt giày rồi nhún mình phóng lên tường cao. Chân chàng đạp vào đá lẫn cành gai, chàng vận sức vọt lên mái ngói của đại phòng. Giày chàng còn dính một nhánh gai chàng cúi xuống gỡ bỏ rồi mọp người xuống bò đến trước mặt, nhìn thấy trang viện này rất lớn lòng nghĩ: “Thật không hổ là Cổ Bách Vạn nhà giàu có như vậy lại keo kiệt sao không cho chút tiền bố thí. Lúc sắp hạ sơn, sư phụ đã dặn dò ta phải phò trợ yếu, giúp người cô thế. Giờ ta nên lấy chút ít ngân lượng ở đây mà giúp Quảng Kiệt bố thí cho dân nghèo. Như vậy, ta không phải là đạo tặc đâu”.

Chàng nằm trên mái ngói nhìn xuống. Phía đông và bắc phòng đều có đèn sáng. Đặc biệt, đèn ở bắc phòng sáng rực rỡ. Tiểu Nhạn nghĩ: “Trời còn sớm rất khó ra tay”.

Nên chàng nằm trên mái ngói chờ đợi.

Chợt nghe tiếng rèm cửa ở bắc phòng vang lên, bước ra một nàng hầu đi về phía tây phòng. Tiểu Nhạn cũng bò trên mái ngói đi theo, thì thấy nàng hầu không vào chỉ đứng bên ngoài nói vọng vào :

- Lão gia, nhị thái mời người đi nghỉ, trời đã muộn rồi.

Trong tây phòng vang lên tiếng bàn tính lách cách, có tiếng người ra vẻ bực tức nói :

- Còn tính chưa xong bảo bà ta ngủ trước đi.

Nàng hầu chậm rãi trở về bắc phòng rồi thấy cửa bắc phòng đóng chặt lại và đèn cũng đột ngột tắt như là giận dữ tắt vậy.

Trong tây phòng này đèn mờ tối, tiếng bàn tình lách cách gõ loạn.

Chợt Tiểu Nhạn nghe có tiếng nho nhỏ nói với nhau :

- Chờ một lát.

Tiểu Nhạn mọp trên mái nhà gỡ một miếng ngói nhìn xuống, Nơi đay giống như một văn phòng, có nhiều quyển vở đặt trên cái bàn lớn. Còn có một đĩa đèn sắp cạn đi. Vây quanh bàn có ba người ngồi đều đang lật sổ.

Có một lão râu bạc vừa lật sổ vừa lật bàn tính, thân hình lão phốp pháp, mặc áo lụa. Bên cạnh lão có một a đầu tuổi độ mười hai mười ba đang quạt cho lão. Có lẽ lão này là lão gia. Trong tay lão có mấy quyển sổ dày không ngừng lật, miệng đọc :

- Hai trăm rưởi. Hai ngàn bẩy. Trăm sáu.

Thì ra lão già đang tính toán sổ sách tiền bạc. A đầu dường như đã quạt lâu rồi, nên tay mỏi, chân đau, ngáp mạnh một cái, vô tình quạt tắt ngọn đèn, trong phòng tối đen như mực.

Tiểu Nhạn thừa cơ hội đó nhảy xuống nhè nhẹ đẩy cửa bước vào chẳng gây chút thanh âm. Còn lão già thì nóng nảy giận dữ mắng :

- Đồ ngu!

Lão đánh a hoàn mấy cái, rồi hét tiếp :

- Lửa đâu đốt lên!

Trong đám có người lên tiếng :

- Tiểu nhân có.

Hắn lấy ra đá lửa, quẹt một hồi rồi đốt đèn lên. Lão già giận quá mắng tiếp :

- Đồ ngu! Đồ ngu! Lại phải tính từ đầu rồi. Ba trăm sáu. Hai ngàn lẻ ba.

Lào già đó lại cúi đầu tính toàn còn người kia không ngừng lật sổ, vừa lật vừa tính. A hoàn đau qua ứa nước mắt nhưng không dám khóc, tiếp tục quạt cho lão già.

Lúc này, Tiểu Nhạn đã chui vào một cái kệ trúc. May là ánh đèn quá mờ nhạt vả lại hai lão già thì chuyên tâm tính toàn còn a hoàn vừa mệt mỏi vừa thương tâm nên không ai phát giác ra chàng, nhưng lòng Tiểu Nhạn vô cùng tức tối hận mình không thể đẩy kệ sách này ra xé nát hết tất cả sổ sách sau đó bảo với lão già tham lam vừa ác vừa keo kiệt này đưa toàn bộ tiền bạc mà lão tích lũy, thu gom được mà đem bố thí cho dân nghèo đói khổ, tuy nhiên nghĩ vậy nhưng chàng muốn náo loạn nên nhẫn nại chờ đợi.

Đến canh tư, hai lão già mới xong việc. Lão già thu thập tất cả sổ sách đem cất vào một tủ lớn, ba người đi ra khỏi phòng rồi khóa lại.

Cửa được khóa, Tiểu Nhạn đã chui ra, chàng hé nhìn qua cửa sổ thì thấy một người ra khỏi viện. Còn a đầu và lão gia đến bắc phòng. Đèn ở bắc phòng sáng lên một cái rồi tắt ngóm.

Tiểu Nhạn đến trước cửa tủ lớn tìm khóa. Ồ khóa này tuy vừa to vừa cứng, nhưng “rắc” một cái Tiểu Nhạn đã bẻ gãy chúng, đưa tay mò vào trong tủ lấy ra mười mấy quyển sổ cùng hai bao ngân lượng lớn, còn có bốn, năm rương tiền đồng.

Tiểu Nhạn bước đến mở rộng hai cửa sổ ra, cột chặt hai bao ngân lượng lên vai, cảm thấy rất nặng ước chừng bốn, năm mươi cân lòng nghĩ: “Bây nhiêu đủ cho Quảng Kiệt bố thí rồi”.

Chàng cũng gom sổ sách kẹp chặt vào người, nhảy ra khỏi cửa sổ, đang muốn vọt lên nóc nhà, chợt nghe có tiếng phèn la. Tiểu Nhạn giật mình vội phi thân lên, từ phía tây phòng chạy đến bắc phòng.

Lão gia đến bắc phòng, có lẽ mời vừa chợp mắt nghe tiếng phèn la hoảng hốt bật dậy, hét inh ỏi :

- Có trộm! Có trộm!

Tiểu Nhạn dùng thuật khinh công từ trên bắc phòng hai chân vọt người ra sau, từ đó bay vọt ra hàng rào cao. Thân vừa chạm đất chàng nhanh chóng chạy vào đám cao lương, len lỏi mà đi.

Đi đến con đường nhỏ, ngoảnh đầu nhìn xem đã thấy trong đám rừng đèn đuốc sáng choang, có tiếng khí giới chạm nhau. Tiểu Nhạn thầm kêu: “Quảng Kiệt không xong rồi, chắc đã bị bọn tuần tra ở nội viện phát giác”.

Tiểu Nhạn định quay lại tương trợ Quảng Kiệt nhưng rồi nghĩ: “Ai bảo hắn dán cáo thị tróc nã ta, hay cứ để người khác tróc nã hắn”.

Men theo đường nhỏ chạy về phía Tây nam thoáng chốc đã đến khe suối nhỏ. Tiểu Nhạn ném tất cả sổ sách xuống suối rồi vọt qua suối. Đến đây chàng không chạy nữa mà ngừng lại nhìn về phía đèn đuốc sáng choang.

Chờ một lát thấy có ba người thuận theo đường nhỏ chạy đến. Tiểu Nhạn nghĩ Kỷ Quảng Kiệt đến rồi.

Kỷ Quảng Kiệt còn chưa tìm được chiếc túi, lại thấy hai người hộ viện phía sau nhất tề cầm đao đuổi đến, luôn miệng hét :

- Tặc nhân đứng lại.

Quảng Kiệt quay người đưa kiếm hộ thân. Tiểu Nhạn nghĩ thầm: “Được đánh nhau đi!”.

Tuy trận chiến ba người diễn cách một con suối, lại thêm trời tối nhưng ánh chớp loang loáng, tiếng đao kiếm chạm nhau, chàng thấy Kỷ Quảng Kiệt và bọn hộ viện đã trao đổi hơn hai mươi chiêu.

Vẫn bất phân thắng bại.

Lúc này đen đuốc từ phía bắc theo con đường nhỏ càng lúc càng đến gần.

Kỷ Quảng Kiệt vung kiếm thoái lui mấy bước. Sau đó phi thân đằng không vọt người qua suối. Tiểu Nhạn đã sớm chui vào trong rừng, Kỷ Quảng Kiệt cũng chạy vào rừng. Bọn hộ viện ngừng bên này suối không dám vào trong rừng mà tìm kiếm.

Tiểu Nhạn thoáng chốc đã về Mễ gia điếm Chính Dương huyện thấy dân nghèo vẫn nằm ngổn ngang ở đó mà chờ đợi. Chàng vọt lên nóc nhà nhưng lúc này cảm thấy không nhận biết đâu là phòng của Quảng Kiệt, bèn đặt hai bao ngân lượng trên mái nhà ngồi chờ.

Không đầy mười phút, Tiểu Nhạn thấy một bóng người từ phía đông vượt tường mà vào, chàng biết Quảng Kiệt đã trở về. Thế là chàng lấy hai bao ngân lượng ném xuống.

“Bịch! Bịch!”.

Hai bao ngân lượng đã nằm cạnh Quảng Kiệt.

Tiểu Nhạn đứng thẳng trên nóc nhà cười ha hả.

Kỷ Quảng Kiệt “vút” một tiếng phóng người nhảy lên đuổi theo những tung tích Tiểu Nhạn đã không còn thấy đâu nữa.

Tiểu Nhạn trở về phòng của mình, lòng khoan khoái dễ chịu nên chàng mau chóng ngủ say.

Không bao lâu bên ngoài có tiếng động ồn ào khiến chàng sực tỉnh. Trời đã sáng tỏ. Tiểu Nhạn trở dậy ra khỏi phòng thấy cửa điếm vẫn còn đóng, chàng vội mở ra, nhìn thấy đám dân nghèo vẫn chen chúc đi về phía trước. Có người nhận được tiền thì chạy về hớn hở.

Tiểu Nhạn nhận ra bà lão bồng hài tử hôm qua trên tay đã cầm ngân lượng, gương mặt già nua héo hắt giờ thật rạng rỡ vui mừng. Tiểu Nhạn biết Kỷ Quảng Kiệt đã đem hai bao ngân lượng mình trộm hôm qua mà phân phát cho người nghèo đói nên có chút sung sướng.

Lúc này, dân nghèo được số tiền ngoài ước mong của họ, gương mặt sầu khổ bao lâu nay của bọn họ giờ thay vào nét vui vẻ hạnh phúc.

Chợt từ phía nam đi đến ba con ngựa, Kỷ Quảng Kiệt, Chí Viễn và người một mắt, bọn họ đã bố thí xong ngân lượng liền đi ngay.

Có nhiều người đói rách mọp người dưới đất bên đường xưng tụng Kỷ Quảng Kiệt là Bồ Tát. Tuy nhiên nét mặt Quảng Kiệt không được vui.

Tiểu Nhạn trở về phòng thu thập hành lý, thanh toán tiền điếm phòng rồi dắt ngựa ra cửa.

Hiện giờ, trên đường đám đông dân nghèo cũng dần dần tan đi hết. Các điếm phổ cũng đã mở cửa rồi.

Tiểu Nhạn thúc ngựa đi về phía bắc, thì bắt gặp một đám người nghèo khổ đang túm tụm, có người đang rao bán bánh. Chàng dừng lại hỏi thăm :

- Thiếu niên bố thí đâu rồi?

Bọn người đó chỉ :

- Ba vị thiên nhân đó đi về phía nam.

Tiểu Nhạn vội thúc ngựa chạy về phía nam, hơn mười hai dặm nhưng không thấy Quảng Kiệt đâu. Tiểu Nhạn chợt nghĩ lại: “Ta đuổi theo họ làm gì? Trước kia ta muốn cùng Quảng Kiệt tranh tài cao thấp chỉ vì hận hắn đã bố cáo khắp nơi đòi tróc nã ta, giờ thấy hắn là một tay hiệp khách hà tất phải hơn thua với hắn làm chi, cứ để hắn truy tầm ta. Tiểu Nhạn hãy mau trở về Trường An để gặp A Loan, rồi đến Trấn Ba báo thù đó mới là việc chính”.

Chàng cảm thấy đói bụng, thấy trước mặt có một tòa thị trấn nên ghé vào tìm một tửu điếm gọi cơm rượu.

Vừa ăn xong, chợt nghe ngoài cửa có người quát mắng :

- Ngựa này của ai?

Tiểu Nhạn vội bước ra cửa thấy có bốn người dắt ngựa trong đó có hai người là quan nhân.

Hai quan nhân gặp Tiểu Nhạn đứng đó chỉ vào hắc mã hỏi :

- Ngựa này của ai?

Tiểu Nhạn hỏi lại :

- Quan gia, có việc gì?

Hai người trả lời :

- Không có việc gì.

Nói dứt, lại cố ý muốn động thủ. Có một người thân thể không cao, mặc áo lụa, ôm quyền nói với Tiểu Nhạn :

- Các hạ có biết vị họ Kỷ bố thí ở Chính Dương huyện hôm qua chạy về đâu không?

Tiểu Nhạn giả vờ không biết trả lời :

- Tại hạ không biết. Tại hạ cũng không biết người này.

Người đó gật đầu muốn đi. Tiểu Nhạn lại hỏi :

- Hừ! Tại hạ đang uống rượu, các hạ gọi tại hạ ra đây chỉ hỏi những câu suông này sao?

Hai quan nhân trợn mắt hỏi :

- Thế nào? Ngươi muốn đền tiền à?

Người thấp vừa rồi nói :

- Xin lỗi, vì bọn ta thấy trên ngựa các hạ có treo thanh bảo kiếm nên cho rằng đây là của họ Kỷ, bởi vì họ Kỷ là tặc nhân, hôm qua đến Chính Dương huyện vào gia trang Cổ Bách Vạn trộm hơn bảy trăm lượng vàng để bố thí. Xong việc hắn đã chạy đi. Còn ta là Dương Công Cửu ngoại hiệu Nhữ Châu Hiệu, còn đây là Hoa Báo Tử Lưu Anh, cả hai huynh đệ ta đều là hộ viện của Cổ gia, Hai vị này là nha môn của Chính Dương huyện Long đại gia, Khương tứ gia, Bọn ta đang theo bắt họ Kỷ đây.

Bốn người lại cưỡi ngựa chạy về phía nam. Tiểu Nhạn giờ mới biết hai người giao thủ với Kỷ Quảng Kiệt bên bờ suối đêm qua là Dương Công Cửu và Lưu Anh, trong lòng cười thầm rồi nghĩ: “Võ nghệ hai người này khá lắm, lại có quan nhân theo họ. Nếu họ bắt được Kỷ Quảng Kiệt vào nha môn thì thật oan cho hắn. Ngân lượng của Cố Bách Vạn gia do ta lấy, nếu phải gặp quan nha cũng phải do ta lộ diện, không nên để người khác thay ta lãnh tội, vậy không đáng mặt anh hùng”.

Thế là, Tiểu Nhạn đi vào tửu điếm uống tiếp mấy ngụm rượu, trả tiền rồi chàng bước ra dắt ngựa lên đuổi theo bọn người đó về nam.

Chạy ước khoảng năm, sáu mươi dặm thì đến Tín Dương châu. Tiểu Nhạn vẫn chạy theo sau lưng bọn Lưu Anh bốn người. Đến Tín Dương, bốn người vào trong tiêu điếm Trại Hoàng Trung Lưu Khuông.

Tiểu Nhạn đã từng tỷ võ với Lưu Khuông ở Tín Dương châu cũng đã mấy ngày, nên không ít người biết chàng. Vì vậy Tiểu Nhạn sợ gặp người quen lộ tung tích của mình, thế nên chàng không vào thành, muốn dừng chân ở một quán trà nghỉ một lát.

Nhưng chợt thấy trên đường phía đông môn, bên vách tường một khách điếm, có một bang đã đã viết “tróc nã Giang Tiểu Nhạn”. Xem thấy, bất giác Tiểu Nhạn lại nổi giận, tìm điếm chủ chỉ vào những chừ hỏi dò hỏi :

- Ai viết những chữ này?

Điếm chủ nói :

- Không phải hắn viết không, mà khi viết ở đâu hắn cũng lấy hai ngân lượng cho nơi đó.

Tiểu Nhạn càng nổi giận thầm nghĩ: “Hay lắm! Ta lấy tiền ở Cố Bách Vạn gia cho hắn để bố thí, không ngờ hắn dùng tiền này đến khắp nơi mà khinh thị ta, thật khó nhịn nổi”.

Tiểu Nhạn trợn mắt hỏi :

- Xóa hết mấy chữ này cho ta. Nhà ngươi vốn không biết Giang Tiểu Nhạn quen biết với Trại Hoàng Trung Lưu Khuông đại chưởng quỹ ở Lưu gia tiêu điếm sao? Tháng rồi, Tiểu Nhạn đã từng đến đây đánh bại Trại Hoàng Trung.

Điếm chủ nói :

- Trên tường Lưu gia tiêu điếm cũng có những chữ này, nhưng hiện giờ có lẽ đã rửa rồi. Họ Kỷ vừa đến bái kiến Lưu đại chưởng quỹ. Lúc họ Kỷ viết chữ này, Lưu gia cũng ở bên cạnh mà xem. Dường như người có vẻ giao tình thâm trọng với họ Kỷ lắm.

Tiểu Nhạn vừa nghe lòng thêm giận dữ, thầm nhủ: “Thì ra họ Lưu này đáng ghét như vậy. Ta sẽ tìm đánh hắn”.

Đang hầm hừ định đến Lưu gia tiêu điếm, chợt thấy bốn con tuấn mã lướt qua chạy về phía nam, trên ngựa chính là Nhữ Châu Hiệp Dương Cửu Công, Hoa Báo Tử Lưu Anh và hai quan nhân.

Tiểu Nhạn vội lên ngựa rượt theo ra khỏi Tín Dương đi về phía nam, đuổi không quá ba mươi dặm thì bốn người phía trước dừng lại.

Dương Công Cửu quay nhìn Tiểu Nhạn, hỏi :

- Bằng hữu, người chạy theo ta bảy, tám mươi dặm để làm gì?

Tiểu Nhạn cười nói :

- Tại hạ cũng chỉ muốn xem náo nhiệt thôi. Tại hạ xem các người làm sao bắt được Kỷ Quảng Kiệt. Tại hạ cũng từ Chính Dương huyện đến đây, cách đây hai ngày Kỷ Quảng Kiệt ở đó bố thí cho dân nghèo làm sao lại không biết hắn, nhưng lại không ngờ hắn là một tặc nhân, nên muốn theo chư vị để xem huyên náo.

Hoa Báo Tử Lưu Anh trợn mắt rít lên :

- Mi chắc là tặc nhân. Nhất định mi là đồng đảng của Kỷ Quảng Kiệt. Bọn ta phải bắt tặc tử này trước.

Dương Công Cửu khoát tay với Lưu Anh. Gã thấy bên yên ngựa của Tiểu Nhạn có bao kiếm, bèn hỏi :

- Bằng hữu quý tính là gì? Trước kia vì sao lại phát tài?

Tiểu Nhạn cười nói :

- Tại hạ họ Hà ở Giang Nam có tiêu điếm. Hiện giờ đến phương bắc để nhàn du, không có việc gì gấp.

Đương Công Cửu nói :

- Như vậy, xét ra chúng ta đều là bằng hữu giang hồ. Lời đã nói hết rồi, giờ bọn ta phải đi bắt Kỷ Quảng Kiệt. Nghe nói hắn đi về phía tây, có lẽ hắn đi Tương Dương vào Hán Trung. Bất luận hắn đi hướng nào, bọn ta cũng phải bắt hắn. Chỉ cần gặp mặt thì sẽ khuất phục được hắn. Kỳ thực các hạ đi theo xem bọn ta hạ thủ thế nào, cũng không có gì trở ngại, nhưng nếu các hạ có việc gấp tốt nhất nên giải quyết cho xong, theo bọn ta mất thời giờ, có ích lợi chi.

Nói dứt, gã cười nhạt thúc ngựa đi. Hoa Báo Tử Lưu Anh và hai quan nhân thấp giọng mắng chàng.

Đi về phía tây ban hai, ba dặm nữa, nào ngờ cũng gặp Giang Tiểu Nhạn lẽo đẽo theo sau Lưu Anh tuốt đao phẫn nộ mắng :

- Tên này thật đáng ghét, thật hắn không có hảo ý. Phải dạy cho hắn bài học.

Hai quan nhân cũng tuốt đao, cầm dây xích hậm hực nói :

- Bắt lấy hắn. Bắt lấy hắn.

Dương Công Cửu ngăn ba người lại, hắn nói :

- Đừng nên lỗ mãng, Người này có thể biết võ công, không chừng hắn là Giang Tiểu Nhạn. Vừa rồi Trại Hoàng Trung Lưu Khuông chẳng đã nói với ta Giang Tiểu Nhạn đầu đội nón cỏ, chân mang hài cỏ, dùng bảo kiếm, cưỡi hắc mã sao?

Lưu Anh nói :

- Ngay cả Kỷ Quảng Kiệt, bọn ta cũng muốn bắt, sợ gì một tên Giang Tiểu Nhạn.

Lúc này, Giang Tiểu Nhạn đã thúc ngựa đến gần, mỉm cười nói :

- Thực ra các người không nên có lòng hoài nghi ta. Ta đến phía tây là việc của ta, không liên quan gì đến các người. Nhưng ta báo cho các ngươi rõ, Kỷ Quảng Kiệt là tôn tử của Long Môn Hiệp, võ nghệ siêu phàm, bọn ngươi chẳng những không bắt được hắn mà còn phải chịu nhục đó.

Lưu Anh vung đao nổi giận mắng :

- Mi xen vào không được đâu. Ta xem mi đúng là đồng đảng của Kỷ Quảng Kiệt. Mi là tặc nhân.

Dứt lời, hắn thúc ngựa, vung đao xông vào chém vào Tiểu Nhạn.

Chàng giật đầu quay ngựa tránh ra xa, rồi vung roi vút về cổ tay Lưu Anh. Chỉ nghe “bịch” một tiếng, Lưu Anh cảm thấy cổ tay đau nhức không tự chủ được buông rơi đao xuống.

Lúc này, Nhữ Châu Hiệp Dương Cửu Công đã xuống ngựa, vung đao chạy đến chém Tiểu Nhạn. Chàng không thèm rời yên ngựa, dùng tay kẹp lấy đao rồi nhẹ nhàng giật lấy, cầm đao vào tay. Sau đó mỉm cười thúc ngựa chạy đi.

Hai quan nhân ở phía sau thúc ngựa chạy theo mắng :

- Tiểu tử mi là tặc nhân còn muốn chạy sao?

Tiểu Nhạn vừa chạy vừa cười, lấy khẩu cương đao vừa đoạt được đập vào đầu gối một cái làm gãy hai đoạn ném xuống đất, rồi chàng cười ha hả, lại thấy hai quan nhân và Lưu Anh, Dương Cửu Công chẳng dám đuổi theo kinh hãi trợn mắt há miệng.

Giang Tiểu Nhạn dương dương tự đắc chạy thẳng đến Hồ Bắc.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play