Khang Hi phái Dương Tiêu Phong dẫn quân tấn công Đài Loan, thu hàng Trịnh Khắc, thống nhất khu vực Đài Loan.
Vào năm Khang Hi thứ hai mươi sáu, quân Nga liên tiếp tấn công vùng Hắc
Long Giang, Sa hoàng còn xây dựng căn cứ để dễ bề chiếm đóng vùng biên
giới. Dương Tiêu Phong lúc bấy giờ đang ở Đài Loan, nhận được lệnh
truyền triệu của Khang Hi nên tức tốc trở về Trung Nguyên lên biên giới
xem xét tình hình để tổ chức kháng cự.
Vào năm 1679 Khang Hi bổ nhiệm Tô Khất làm tướng quân Hắc Long Giang,
tới Ái Huy giúp Dương Tiêu Phong triển khai phòng ngự. Dương Tiêu Phong
và Tô Khất chia hai đường thủy bộ tấn công quân Nga, hạ được thành Nhã
Khắc Xa và rút về Tân Cương.
Nga hoàng thua trận, buộc phải đồng ý giải quyết vấn đề biên
giới đoạn phía Đông thông qua đàm phán, đại diện của hai bên
tiến hành đàm phán tại Ni Bố Sở, chính thức ký hiệp ước biên giới đầu tiên.
Nhờ chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Nga, Khang Hi đã ký với Nga
hòa ước Trung Nga, xác định đường biên giới phía giữa hai nước.
Trong những năm Khang Hi thứ hai mươi tám và hai mươi chín, Khang Hi lại sai Dương Tiêu Phong dẫn quân tiến đánh An Tạng, đánh đuổi thế lực của
vua Tây Tạng đương thời, rồi phái đại thần Trương Đình Ngọc trấn giữ Tây Tạng, đồng thời phong cho Đạt Lai Lạt Ma làm lãnh tụ tôn giáo ở vùng
này, thống nhất vùng sa mạc phía Bắc cũng như khu vực phía Đông của Tân
Cương.
Có thể nói dưới thời kỳ Khang Hi bản đồ của Trung Quốc được mở rộng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến.
Không chỉ có những chiến tích về quân sự, trong thời gian Khang Hi ngồi
trên ngai vàng, Dương Tiêu Phong được coi là người đã giúp đỡ Khang Hi
rất nhiều trong việc xây dựng nền móng cho thời thịnh trị mà sử sách ca
ngợi. Chính vì những thành tích rực rỡ ấy, các sử gia đời sau đều nhất
loạt gọi Dương Tiêu Phong bằng hai chữ “chiến thần.”
Tình hình ở nơi biên giới Đông Bắc lúc bấy giờ coi như đã được ổn định
nhưng ở phía Tây Bắc thế lực của Cát Nhĩ Đan ngày càng lớn mạnh.
Vào năm Khang Hi thứ ba mươi, Cát Nhĩ Đan đích thân mang năm vạn quân
tấn công vào Nội Mông. Khang Hi sai Dương Tiêu Phong mang mười vạn quân đi đánh. Dương Tiêu Phong chia quân làm ba cánh, Tô Khất phía Đông,
Phí Dương Cổ chỉ huy phía Tây, và chàng tự mình đi trung quân. Kết quả
sau tám tháng chiến tử sa trường quân Thanh thắng trận, đuổi được Cát
Nhĩ Đan.
Sang năm Khang Hi thứ ba mươi mốt, độ đầu thu, Cát Nhĩ Đan một lần nữa
tấn công Trung Nguyên, lần thứ hai này Cát Nhĩ Đan xua quân ở Sơn Hải
Quan và tiến đánh phần phía đông Nam khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại
Tân Cương. Dương Tiêu Phong lại phải thân chinh một lần nữa. Hai bên
giao chiến ác liệt tại Ô Lan Bố Thông.
---oo0oo---
Cuối thu. Tử Cấm Thành, Bắc Kinh.
Nhị thúc của Dương Tiêu Phong là Lôi Kiến Minh thọ cao từ trần.
Một tuần trước khi lìa đời, Lôi Kiến Minh nhờ người đi mời Sách Ngạch Đồ đến vì có chuyện cầu khẩn. Trong lòng đau đớn quặn thắt không nguôi,
Lôi Kiến Minh mở to mắt nhìn Sách Ngạch Đồ nói:
- Sách đại nhân, cầu xin ngài đi thỉnh ý hoàng thượng để thiếu chủ của
lão nô quay về kinh thành có được không? Vì thiếu chủ của lão nô là hậu sinh duy nhất của dòng họ Tế Nhĩ Ha Lãng còn sống…
Nói tới chuyện Dương Tiêu Phong năm đó bị đày đi canh gác đường biên
giới, trong vòng hai mươi năm không được phép đặt chân về Trung Nguyên. Khi đó ai cũng nghĩ việc chàng bị Khang Hi đày ra biên thùy là một việc tốt, đáng làm, có thể lấy công chuộc tội.
Ngày Dương Tiêu Phong rời kinh thành, hai chân Lôi Kiến Minh bủn rủn, khuỵu ngay xuống đất. Dương Tiêu Phong la lên:
- Lôi nhị thúc, xin đừng quỳ lạy cháu! Không cần đa lễ như vậy!
Bái chào xong hai người đứng dậy cầm tay nhau, bốn mắt nhìn nhau mà
trong lòng trùng trùng tâm sự, Lôi Kiến Minh không ngớt rơi lệ. Sách
Ngạch Đồ đứng cạnh chứng kiến cảnh đó mà trong lòng cũng băn khoăn, tự
nhủ, đại binh chưa xuất phát mà Lôi lão nhị đã khóc than, đấy phải chăng là một điềm chẳng lành?
Dương Tiêu Phong là hậu sinh của dòng họ Tế Nhĩ Ha Lãng còn sót lại, Tế
gia vốn đã có nhiều đời làm tướng quân, từ thời nhà Thanh khai thiên lập quốc, đã đạt được vô số chiến công hiển hách nơi chiến trường. Dương
Tiêu Phong có hôn phối với Tân Nguyên cách cách, thành thân với Mẫn Mẫn
tiểu thư, một quý tộc người Mông Cổ, phụ thân là chủ soái Hạ Ngũ Kỳ, mẫu thân là trưởng công chúa được tiên đế rất sủng ái. Một thân phận hiển
hách như vậy mà cuối cùng lại diễn ra tấm bi kịch như ngày hôm nay!
Khang Hi bảo Sách Ngạch Đồ là chuyện này cũng không ai có thể ngờ trước
được nhưng Sách Ngạch Đồ không tin. Cửu Dương có lần nói với Sách Ngạch Đồ rằng đây chính là một âm mưu, tới phút cuối cùng Khang Hi sở dĩ
quyết định tha cho Dương Tiêu Phong sống là vì nếu vì chuyện của Hồng
Hoa hội này mà xử quyết Dương Tiêu Phong chết thì lần sau lại có chiến
tranh với Nga hoàng, hay là Cát Nhĩ Đan mang quân tới vây, có mấy ai có
khả năng giúp được Khang Hi đánh đuổi họ?
Vả lại, nếu mang Dương Tiêu Phong ra pháp trường chấp pháp thì điều này
sẽ khiến cho rất nhiều binh sĩ thất vọng, bởi họ vốn dĩ không ai là hy
vọng sẽ trông thấy cảnh người kỳ chủ mà họ hết sức ngưỡng mộ bị loại
khỏi quân đội.
Ngày Dương Tiêu Phong rời kinh thành Nữ Thần Y không đến tiễn, bởi đó
cũng chính là ngày Khang Hi sắc phong cho nàng thành quý phi. Dương
Tiêu Phong hay tin, lòng bao bọc trong nỗi cô đơn tê tái, rõ ràng là
đang đau đớn nhưng lại không biểu lộ ra ngoài dù chỉ một phần. Sách
Ngạch Đồ đứng cùng Lôi Kiến Minh nhìn chiến mã đưa chủ soái của nó xa
dần, khuất hẳn nơi chân trời, khẽ thở dài một tiếng, tự nhủ người con
gái nào trao con tim cho một nam nhân như vậy nhất định sẽ vô cùng đau
khổ.
---oo0oo---
Lại nói tiếp chuyện Sách Ngạch Đồ tối hôm đó nhập cung cầu kiến Khang Hi. Khang Hi tĩnh mặc cả buổi, cuối cùng mở miệng nói:
- Sách khanh, ái khanh có công trong việc giúp đỡ trẫm dẹp loạn Tam
Phiên, tiêu trừ Ngao Bái, trẫm đây rất biết ơn, có thể đáp ứng chuyện gì của khanh đều đã đáp ứng rồi nhưng chuyện này tuyệt đối không được!
Dứt lời, Khang Hi bình thãn quay lưng đi, không hề đếm xỉa đến Sách Ngạch Đồ có ý định muốn đối đáp như thế nào.
Hồi sau chờ cho Sách Ngạch Đồ quy an, Khang Hi mới khẽ lắc đầu, trong
mắt mơ hồ ẩn chứa vài tia sát khí, miệng lẩm bẩm "trẫm đây đã đồng ý tha cho hắn một mạng rồi, như vậy là đã thiên vị lắm, đừng ai buộc trẫm
phải xóa tên hắn trong gia phả hoàng thất! Năm ngoái trẫm đã cho người
đem linh cữu thân phụ hắn từ Giang Hoa quay về Tây Bắc an táng linh
đình. Ngay cả đối với nhị thúc hắn là Lôi Kiến Minh cũng đã truyền khẩu
dụ, lệnh cho ông ấy được thái y giỏi nhất trong thái y viện chữa trị,
điều trẫm có thể làm đều đã làm cả rồi!"
Một tuần sau Lôi Kiến Minh xuôi tay nhắm mắt, Dương Tiêu Phong là cháu trai duy nhất nhưng không được phép trở về thọ tang.
Tháng mười hai năm Khang Hi thứ ba mươi mốt trận chiến giữa Trung Mông
lần này Cát Nhĩ Đan thất bại nặng nề, phải chạy về khu căn cứ Y Lợi
nhưng Y Lợi đã bị Sách Vọng A Na Bố Đan làm phản chiếm giữ. Cát Nhĩ Đan
định chạy sang Tây Tạng nhưng đường đi bị quân của Dương Tiêu Phong ngăn trở. Nhiều thủ hạ đầu hàng quân Thanh, Cát Nhĩ Đan bèn tự vẫn mà chết.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT