Đến đầu giờ chiều, Strike đến tòa nhà Hội sinh viên Đại học London. Bước đi dứt khoát qua quầy lễ tân, giả vờ đang cau có, Strike tranh thủ dùng được phòng tắm mà không bị ai hỏi han hay đòi xuất trình thẻ sinh viên. Sau đó hắn vào căn-tin ăn bánh mì tròn hơi thiu kẹp thịt nguội và một thỏi sô-cô-la. Rồi hắn tiếp tục đi lang thang, mắt lờ đờ vì mệt mỏi, thỉnh thoảng dừng lại hút thuốc, rồi tạt vào hàng quán mua mấy thứ thiết yếu cho cuộc sống tạm bợ sắp tới bằng tiền Bristow mới đưa. Đầu chiều tối hắn ngồi thu lu trong một quán ăn Ý, sau lưng là mấy hộp đồ vừa mua chồng lên nhau ngay cạnh quầy bar. Hắn ngồi đó uống hết ly này tới ly khác cho tới lúc đã quên được một nửa lý do vì sao phải ngồi đó giết thời gian.

Strike về đến văn phòng lúc gần tám giờ tối. Đây cũng là thời điểm mà hắn thấy London đáng yêu nhất; vừa hết giờ làm việc, cửa sổ mấy quán bia bắt đầu lên đèn ấm cúng, như những viên đá trang sức cho thành phố. Đường phố sôi động hẳn, những tòa nhà cổ kính vốn sừng sững giờ trở nên dịu dàng dưới ánh đèn đường, có vẻ gì đó chở che. Strike có cảm giác mấy toàn nhà đang thì thầm: Tụi tao thấy nhiều đứa như mày rồi khi hắn lê bước trên phố Oxford, tay ôm một cái giường xếp đóng thùng. Bảy triệu rưỡi trái tim cùng đập một lúc trong thành phố cổ kính mà sôi động này, trong đó sẽ có nhiều trái tim còn đau đớn hơn tim hắn hiện giờ. Bước chân rã rời qua những hàng quán đang đóng cửa, trên đầu là bầu trời đang chuyển màu xanh tím, cảm giác lọt thỏm vô hình giữa không gian rộng lớn bao quanh, Strike tự dưng cũng thấy khuây khỏa phần nào.

Phải cố sức Strike mới tha được cái giường xếp leo cầu thang lên tầng hai, vừa đến cửa văn phòng thì chân phải đau đớn không chịu được. Hắn đứng dựa vào tường một lúc, trọng tâm cơ thể đổ dồn về hết phía chân trái, thở hổn hển vào cửa gương, thấy hơi thở mờ mờ bám trên mặt kính.

“Đồ mập khốn nạn.” Hắn tự rủa. “Chó chết.”

Lau mồ hôi trên trán, hắn mở khóa cửa và đẩy đám đồ đạc mới mua vào trong. Trong phòng làm việc, hắn đẩy bàn qua một bên rồi bật cái giường ra, giũ túi ngủ được cuộn tròn và lấy nước từ bồn rửa mặt đổ đầy vào ấm đun siêu tốc.

Tối nay hắn lại ăn mì ly, sở dĩ hắn chọn món này vì nó gợi nhớ đến những thứ hắn thường mang theo trong túi thức ăn ngày trước: cứ như có mối liên hệ chặt chẽ nào đó giữa những món ăn đồ khô dễ nấu và nơi ở tạm bợ, khiến hắn với tay lấy ngay mấy ly mì. Khi nước đã sôi, hắn đổ vào ly mì, ăn bằng cái nĩa nhựa lấy từ căn-tin trường Đại học hồi chiều. Hắn ngồi trên ghế, nhìn xuống đường sá vắng tanh, nghe tiếng xe rồ máy trong ánh chiều chập choạng ở cuối đường và tiếng bass thình thịch vọng lên từ quán Bar Café số 12 ở tầng trệt.

Hắn từng ngủ ở những nơi tệ hơn thế này nhiều. Sàn đá trong bãi đỗ xe nhiều tầng ở Angola, nhà máy kim loại bị đánh bom nơi bọn hắn phải dựng lều ở tạm và mỗi buổi sáng lại ho ra bụi đen. Tệ hơn nữa là phòng ngủ tập thể nhớp nháp trong hợp tác xã ở Norfolk mà ba mẹ con hắn dọn đến ở, khi đó hắn lên tám còn đứa em gái cùng mẹ khác cha mới sáu tuổi. Hắn cũng nhớ cả những cái giường bệnh viện không hề êm ái mà hắn nằm trong nhiều tháng, những ngôi nhà hoang (lại đi cùng với mẹ), và những cánh rừng lạnh tê tái nơi hắn tập trận. Mặc dù cái giường xếp rất thô sơ, không chút gì mời gọi dưới ngọn đèn trần trụi, nó vẫn thoải mái hơn rất nhiều so với mấy chỗ hắn vừa nghĩ đến.

Chuyện đi mua đồ thiết yếu, dựng trại ngay trong văn phòng khiến Strike lại thấy mình là một người lính, sẵn sàng làm việc phải làm, không thắc mắc hay càm ràm gì cả. Hắn vứt ly mì đã ăn xong, bật đèn lên và ngồi xuống ghế của Robin.

Hắn lập bộ hồ sơ mới – bìa kẹp hồ sơ, giấy trắng, một cái kẹp giấy; cuốn sổ ghi lại cuộc phỏng vấn Bristow; tờ rơi quảng cáo từ quán Tottenham; danh thiếp của Bristow. Trong lúc làm, hắn để ý thấy các ngăn kép sạch sẽ gọn gàng hơn, màn hình máy tính không còn bám bụi, mấy cái tách cà phê và đám rác rưởi cũng biến mất, thoang thoảng có mùi nước hoa xịt phòng Pledge. Hơi tò mò, hắn mở hộp thiếc đựng tiền chi vặt. Trong đó có mẩu giấy viết tay, chữ viết tròn trịa của Robin ghi lại hắn nợ cô ta bốn mươi hai xu tiền bánh quy sô cô la. Strike lấy bốn mươi bảng trong ví ra (vẫn tiền của Bristow) và bỏ vào hộp; rồi nghĩ sao đó, hắn đếm thêm bốn mươi hai xu lẻ đặt lên trên.

Sau đó hắn lấy một cây viết bi trong đống viết đã được Robin xếp lại ngay ngắn ở ngăn kéo đầu tiên. Hắn bắt đầu viết, trôi chảy và nhanh chóng, đầu tiên là ghi ngày tháng. Hắn xé trang giấy ghi cuộc phỏng vấn với Bristow, đính kèm vào trong tập hồ sơ; ghi thêm những việc đã làm hôm nay, gồm cả điện thoại (nhưng hắn không ghi gì cả về cuộc gọi thứ hai với gã bạn đã cung cấp những cái tên và địa chỉ mà hắn sắp dùng để đổi chác với Wardle).

Làm xong, Strike đánh số thứ tự trên gáy tập hồ sơ, viết thêm vào đó một dòng Chết đột ngột. Lula Landry rồi đặt tập hồ sơ vào góc phải trên kệ.

Cuối cùng hắn mới mở phong bì Bristow đưa để xem những manh mối quan trọng mà cảnh sát đã bỏ qua, như ông ta nói. Chữ viết tay của ông luật sư gọn gàng và đủ nét, hơi ngả ra sau, dày đặc cả trang giấy. Đúng như lời Bristow, nội dung ghi chép chủ yếu là về hành động của một người được ông ta đặt tên là “Người bỏ chạy”.

Người bỏ chạy là một người đàn ông da đen, mang khăn quàng cổ che kín mặt, xuất hiện trên đoạn băng ghi hình từ camera đặt trên xe buýt đêm tuyến Islington về phía Tây London. Ông ta lên xe khoảng năm mươi phút trước khi Lula Landry chết. Sau đó ông ta lại tiếp tục xuất hiện trong băng ghi hình từ camera ở khu Mayfair, đi về hướng căn hộ của Landry lúc 1 giờ 39 phút sáng. Trên băng ông ta dừng lại để đọc một mẩu giấy (có lẽ là ghi địa chỉ hay chỉ đường? Bristow cẩn thận viết thêm) rồi đi ra khỏi tầm máy quay.

Băng ghi hình tiếp tục cho thấy Người bỏ chạy đang chạy thục mạng ngang qua camera lúc 2 giờ 12 phút sáng, rồi biến khỏi tầm máy quay. Có thể là một người da đen thứ hai – chắc đang canh chừng? Đang trộm xe thì bị phát hiện? Xe hơi ở góc đường có phát báo động. Bristow ghi chú ở đoạn này.

Cuối cùng là đoạn băng ghi hình một người da đen trông rất giống người bỏ chạy đi dọc theo con đường gần Khu Gray’s Inn Square; cách hiện trường vài dặm ngay trong buổi sáng sau khi Landry chết. Mặt vẫn che kín, Bristow chú thích.

Strike dừng lại, dụi mắt rồi nheo lại đau đớn, sực nhớ ra chỗ bầm tím. Hắn đang ở trạng thái choáng váng không tỉnh táo báo hiệu cơ thể đã kiệt sức. Thở dài, rên hừ một tiếng, Strike tiếp tục đọc ghi chép của Bristow, bàn tay lông lá cầm sẵn một cây viết để đánh dấu.

Ở văn phòng luật in trên tấm danh thiếp sang trong kia, ắt hẳn Bristow biết vận dụng luật pháp một cách khách quan và vô tư. Nhưng nội dung mớ ghi chép này càng củng cố suy nghĩ của Strike rằng ngoài đời, vị thân chủ của hắn có một nỗi ám ảnh mà chính ông ta cũng không giải thích được. Nguyên nhân có thể rất vô chừng, ông ta có lẽ luôn sợ mấy tay ông kẹ giang hồ, tội phạm da đen, hay là một điều gì đó sâu sắc, riêng tư hơn. Cho dù là gì đi nữa thì rất khó có chuyện cảnh sát không điều tra tới nơi tới chốn về Người bỏ chạy và tên đồng phạm (có lẽ đóng vai cảnh giới, có thể ăn trộm xe) và cảnh sát ắt hẳn có lý do chính đáng mới loại trừ hai tên này khỏi vòng nghi vấn.

Ngáp sái cả miệng, Strike lật tới trang thứ hai.

Lúc 1 giờ 45 phút sáng, Derrick Wilson, người bảo vệ trực hôm đó bị đau bụng nên phải chạy ngay vào nhà vệ sinh. Ông ta ngồi trong đó khoảng mười lăm phút. Do đó, mười lăm phút trước khi Lula chết, sảnh lễ tân của tòa nhà trống trơn, ai cũng có thể đi vào đi ra mà không bị phát hiện. Wilson chỉ ra khỏi nhà vệ sinh sau khi Lula rơi xuống, do nghe tiếng Tansy Bestigui la hét.

Khoảng thời gian này cũng là lúc vừa kịp cho Người bỏ chạy di chuyển đến khối căn hộ ở số 18 Kentigem Gardens, nếu xuất phát từ góc đường Alderbrook và Bellamy lúc 1 giờ 39’ theo trên camera.

“Nhưng làm sao,” Strike thì thầm, bóp trán, “tên này có thể nhìn xuyên qua cửa trước tòa nhà để biết là bảo vệ không có ở đó mà đang ngồi cầu?”

Tôi đã nói chuyện với Derrick Wilson, ông ta sẵn sàng cho anh phỏng vấn.

Và tôi cá là anh có dúi tiền cho Wilson rồi luôn, Strike nghĩ, mắt nhìn số điện thoại của người bảo vệ dưới hàng chữ cuối cùng.

Strike đặt cây viết xuống bàn mà không ghi thêm gì, rồi kẹp ghi chép của Bristow vào hồ sơ. Rồi hắn tắt đèn, cà nhắc ra ngoài hành lang, tới phòng vệ sinh đi tè. Sau khi đánh răng trên cái bồn rửa mặt đã nứt nẻ, hắn khóa cửa gương lại, đặt đồng hồ báo thức và cởi đồ ngoài.

Trong ánh đèn đường từ ngoài cửa sổ, Strike tháo chân giả, xoa bóp chỗ cụt nhức nhối rồi cởi nốt lớp đệm mềm đã không còn tác dụng giảm đau. Hắn đặt chân giả ngay bên cạnh điện thoại đang sạc pin, lết người vào túi ngủ rồi gác tay sau đầu, nhìn lên tường. Giờ đây, đúng y như hắn lo lắng, sự rã rời của cơ thể vẫn không đủ làm đầu óc ngừng suy nghĩ. Vết thương cũ tái phát càng như tra tấn, dày vò hắn.

Không biết bây giờ cô ta đang làm gì?

Tối hôm qua, hắn còn sống trong một căn hộ đẹp đẽ, ở khu ngon lành nhất London, với người phụ nữ mà bất kỳ đàn ông nào trông thấy cũng phải ghen tị, thật như trong một thế giới khác.

“Tại sao anh không dọn vô ở với em? Trời ơi, Bluey, có gì đâu phải nghĩ? Tại sao không?”

Ngay từ đầu hắn đã biết đó là một sai lầm. Hai người từng thử ở chung trước đó, và mỗi lần thử mọi chuyện lại tệ hại hơn lần trước.

“Tụi mình đã đính hôn rồi, trời đất, tại sao anh không muốn sống chung với em?”

Cô ta nói ra những điều để chứng tỏ rằng sau khi hắn sém chết trận, cô ta đã thay đổi, hoàn toàn khác xưa, cũng như hắn giờ đây chỉ còn một cái chân rưỡi.

“Em không cần nhẫn nhiếc gì cả. Đừng có bày đặt, Bluey. Anh phải để dành tiền mà còn lo công việc.”

Hắn nhắm mắt lại. Không thể quay lại nữa, sau sáng nay. Cô ta từng nói dối quá nhiều lần về một chuyện vô cùng quan trọng. Nhưng hắn cứ nghĩ đi nghĩ lại, cứ như kiểm tra lại một phép tính đã làm xong, sợ mình mắc một lỗi cơ bản nào đó. Hắn thận trọng từ từ nghĩ lại chuyện Charlotte liên tục tính sai ngày tháng, thái độ khăng khăng không chịu đi gặp bác sĩ, rồi những cơn giận nảy lửa mỗi khi hắn hỏi thẳng. Đùng một cái cô ta tuyên bố “hết rồi”, mặc dù vẫn không đưa ra bằng chứng là trước đó “có gì” cả. Strike có khá nhiều kinh nghiệm đau thương từ thói chua ngoa của Charlotte, một người dường như luôn có nhu cầu khiêu khích, nhiếc móc và thử thách người khác.

“Anh đừng hòng giở trò điều tra với tôi. Anh đừng hòng đối xử với tôi như một tên thuộc cấp nghiện ngập của anh. Con này không phải là đối tượng điều tra của anh nhé, tôi cứ tưởng anh yêu tôi, vậy mà anh chẳng thèm tin lời tôi, thậm chí cả trong chuyện này…”

Nhưng những lời nói dối đã ăn sâu vào con người và cuộc sống của Charlotte. Chấp nhận yêu và sống với Charlotte cũng có nghĩa là dần dần ngập trong sự dối trá đó, luôn phải vừa đấu tranh với cô ta để có được sự thật vừa cố tỉnh táo trước thực tế. Tại sao, hắn, một kẻ từ nhỏ đã luôn có nhu cầu truy tìm sự thật, lúc nào cũng muốn biết chắc chắn, từ những việc nhỏ nhất, lại có thể yêu say đắm và dài lâu đến vậy một người phụ nữ có khả năng nói dối dễ dàng như người ta hít thở?

“Hết thật rồi.” Hắn tự nhủ. “Phải thế thôi.”

Nhưng hắn không muốn nói với Anstis, cũng không muốn nghĩ đến việc phải báo với ai khác, chưa đến lúc. Bạn của hắn ở khắp London sẽ mời hắn đến ở, họ sẵn lòng mở cửa phòng cho khách lẫn cửa tủ lạnh ra cho hắn,sẵn sàng an ủi và giúp đỡ hắn. Nhưng cái giá phải trả cho một cái giường êm ấm và những bữa cơm nhà là việc phải ngồi lại ở bàn ăn, sau khi bọn trẻ con tắm rửa sạch sẽ đã thay đồ đi ngủ, để kể đi kể lại ngày cuối cùng kinh hoàng với Charlotte, rồi để cho đám vợ và bạn gái của bạn hắn tha hồ thông cảm, tội nghiệp. So với cảnh đó, hắn thà ở một mình lạnh lẽo, ăn mì ly và ngủ trong túi ngủ thế này.

Hắn vẫn cảm thấy phần chân đã mất của mình dù chuyện đã cách nay hai năm rưỡi. Cái chân phải vô hình nằm trong túi ngủ; cứ như hắn có thể duỗi ngón chân cái tưởng tượng nếu muốn. Mệt như vậy nhưng mãi một lúc sau Strike mới ngủ được, và thậm chí khi hắn đã ngủ, Charlotte vẫn đi ra đi vào mỗi giấc mơ, quyến rũ, chửi rủa và ám hắn như ma.

Đã sửa bởi nhím nhọ lúc 15.05.2015, 17:10.

Phần hai

Non ignara mali miseris succurrere disco.

Thân mình chưa hết vấn vương

Đành thu vén lại còn thương người đời

- Virgil, Aeneid, Quyển 1

1.

“Báo chí tốn không ít giấy mực, các đài truyền hình đầu tư hàng tiếng đồng hồ vào vụ Lula Landry, nhưng dường như chưa ai đặt ra câu hỏi: Tại sao chúng ta lại quan tâm vụ này đến vậy?

“Vì Lula đẹp, đương nhiên rồi, người đẹp luôn giúp báo bán chạy, kể từ khi bức ký họa người đẹp mơ màng của Dana Gibson được đăng trên tạp chí New Yorker.

“Lula da đen, hay đúng ra là có màu da cà phê sữa ngọt ngào. Báo chí liên tục nhắc nhở ta rằng đây chính là sự tiến bộ trong một ngành công nghiệp xưa nay chỉ quan tâm tới bề ngoài. (Nhưng tôi nghi lắm: biết đâu mùa này cà phê sữa lại lên ngôi? Biết đâu sau vụ Landry sẽ có nhiều cô gái da đen lao mình vào thời trang? Phải chăng sự thành công của Lula đã làm thay đổi quan niệm về cái đẹp phụ nữ? Biết đâu búp bê Barbie da đen đang bán chạy hơn búp bê da trắng?)

“Gia đình và bạn bè của Landry đương nhiên là vô cùng đau xót, và tôi cảm thông sâu sắc với họ. Thế nhưng chúng ta, đám đông ngoài cuộc không máu mủ ruột rà, không có lý do gì để thương vay khóc mướn đến vậy. Hàng ngày có biết bao nhiêu phụ nữ trẻ chết trong những hoàn cảnh cũng vô cùng ‘bi đát’ (nghĩa là chết không vì lý do tự nhiên): tai nạn xe cộ, chơi thuốc quá liều, và có đôi khi là vì họ nhịn ăn nhịn uống để có được thân hình như Lula và đồng nghiệp. Chúng ta liệu có nghĩ gì đến những cô gái mang gương mặt vô cùng bình thường đó?”

Robin dừng lại, uống một ngụm cà phê và hắng giọng.

“Một mớ dạy đời,” Strike lẩm bẩm.

Hắn ngồi trên góc bàn của Robin, dán mấy tấm ảnh vào một hồ sơ mở, đánh số và ghi chú vắn tắt từng tấm trong mục lục ở bìa hồ sơ. Robin đọc tiếp từ màn hình máy tính.

“Sự quan tâm quá đà của chúng ta, thậm chí là ngay cả nỗi tiếc thương cũng cần phải được nhìn lại. Ngay trước cú nhảy định mệnh của Landry, hàng chục ngàn phụ nữ sẵn sàng đổi chỗ với cô. Những cô gái mới lớn nức nở mang hoa đến đặt ở ban công căn hộ 4,5 triệu bảng sau khi thi thể được mang đi. Liệu cú nhảy của Lula có làm một người mẫu mới vào nghề nào đó chùn chân trên con đường tìm kiếm hư danh?”

“Vô vấn đề cho rồi!” Strike nói. “Ý tôi là nhà báo, không phải cô,” hắn vội vã nói thêm.

“Tác giả là đàn bà, đúng không?”

“Vâng, một cô Melanie Telford nào đó,” Robin trả lời, quay lên đầu trang có ảnh chụp một người phụ nữ tuổi trung niên tóc vàng mặt phệ. “Anh có muốn tôi bỏ qua phần còn lại không?”

“Không, không, cứ đọc tiếp.”

Robin hắng giọng thêm một lần nữa và tiếp tục đọc.

“Câu trả lời, chắc chắn, là không.” Cái này là chỗ người mẫu mới vào nghề bị chùn chân.”

“Ừ, hiểu rồi.”

“Ừm…” Một trăm năm sau thời Emmeline Pankhurst , thế hệ thiếu nữ ngày nay chỉ theo đuổi việc làm sao trở thành một thứ búp bê giấy, một kiểu nhân vật tẻ nhạt với cuộc sống được tô vẽ nhưng đằng sau đó lại là sự đổ vỡ và đau khổ tột cùng, kết thúc bằng cú nhảy định mệnh từ tầng ba. Lại một lần nữa, bề ngoài là tất cả: nhà thiết kế Guy Somé nhanh chóng lên tiếng với báo giới là khi nhảy xuống Lula mặc một mẫu của ông nay. Hai mươi bốn giờ sau khi Lula chết mẫu đó bán sạch. Liệu có quảng cáo nào hiệu quả hơn là việc Lula tìm đến cái chết trong trang phục của Somé?

“Không, ở đây chúng ta không tiếc thương gì cô gái này, bởi cô ta cũng chỉ là một nhân vật tiểu thuyết, không có thật như hình tượng thiếu nữ Gibson mà Dana từng vẽ trên báo. Cái chúng ta khóc thương ở đây chỉ là một hình ảnh chớp nhoáng trên hàng loạt báo biếc và tạp chí bình dân; một hình ảnh từng giúp bán cho chúng ta rất nhiều quần áo, túi xách và cả một quan điểm về danh vọng mà sau cái chết của Lula cũng trở nên vô nghĩa và chóng vánh như bong bóng xà phòng. Cái chúng ta nhớ thương ở đây, nếu ta thật lòng thừa nhận, chính là những câu chuyện đời tư đầy tính giải trí của cô gái mảnh khảnh chịu chơi này; từ chuyện nghiện hút, cuộc sống phóng đãng, áo xống nọ kia và cả người yêu khi có khi không – những câu chuyện mà chúng ta từng ngấu nghiến.

“Đám tang của Lula được truyền thông nhắc đến không thua gì đám cưới của các sao trên các tạp chí bóng bẩy lòe loẹt, và ắt hẳn những nhà xuất bản của các tạp chí đó còn tiếc nuối Lula hơn nhiều người khác. Trên tạp chí, chúng ta thấy được các sao khóc Lula ra sao, còn gia đình của cô thì chỉ xuất hiện trong những tấm ảnh bé nhất, chỉ vì họ không được ăn ảnh lắm.

“Tuy nhiên có một câu chuyện về một người đi viếng Lula đã thực sự làm tôi xúc động. Tại đám tang, khi nói chuyện với một người mà cô ta không hề biết là phóng viên, cô ta kể là đã quen Lula tại trung tâm điều trị. Cô gái này ngồi ở hàng ghế cuối trong nhà thờ và lẳng lặng ra về. Cô không bán câu chuyện của mình cho báo chí, không như những người quen khác của Landry. Cô gái này làm ta cảm thấy xúc động về con người thật của Lula Landry, rằng Lula cũng có được cảm tình thực sự của một cô bạn gái bình thường. Còn đối với đám đông còn lại…”

“Bà ta không nói tên của cô gái bình thường đó à?” Strike chen ngang.

Robin im lặng dò lại bài báo.

“Không.”

Strike đưa tay gãi cằm chưa cạo sạch.

“Bristow không nhắc đến bạn bè nào của Lula ở trung tâm điều trị cả.”

“Anh nghĩ cô này quan trọng không?” Robin sốt sắng hỏi, quay ghế lại nhìn Strike.

“Gặp một người từng biết Landry trong lúc trị bệnh có thể hay hơn nhiều so với gặp bạn đi hộp đêm của cô ta.”

Strike phải nhờ Robin tìm kiếm những thông tin về Landry trên internet vì hắn chẳng còn thứ gì cho cô làm. Cô đã điện cho Derrick Wilson, người bảo vệ tòa nhà chỗ Lula ở và sắp xếp một cuộc hẹn cho Strike vào sáng thứ Sáu tại quán Phoenix ở Brixton. Thư từ hôm nay chỉ có hai bản tin và một thư đòi nợ; chưa có ai gọi điện cả, và Robin đã sắp xếp lại tất cả mọi thứ có thể sắp theo bảng chữ cái trong văn phòng, theo cả phân loại và màu sắc.

Nhớ lại khả năng google của Robin hôm trước, Strike quyết định giao cho cô công việc vớ vẩn này. Trong một tiếng đồng hồ, Robin đọc to những đoạn trích và bài báo linh tinh về Landry và người quen trong khi Strike sắp xếp lại một mớ biên lại, hóa đơn điện thoại và mấy tấm hình của vụ còn lại duy nhất mà hắn đang làm.

“Tôi đi tìm thêm vài thông tin về cái cô kia nhé?” Robin hỏi ý hắn.

“Ừ.” Strike lơ đễnh trả lời, mắt vẫn nhìn vào tấm hình chụp một người đàn ông đậm người hói đầu mặc complet và một cô gái tóc đỏ hấp dẫn mặc quần jeans bó chặt. Người đàn ông trong hình là ông Geoffrey Hook; cô gái tóc đỏ lại không hề giống Hook phu nhân chút nào. Trước khi Bristow xuất hiện, bà Hook là thân chủ duy nhất của Strike. Strike dán tấm hình vào hồ sơ của bà Hook và đánh số 12, trong khi Robin quay lại máy tính.

Sau đó cả hai im lặng, chỉ còn nghe tiếng Strike rút mấy tấm ảnh ra và móng tay cắt ngắn của Robin gõ lên bàn phím. Cách cửa vào phòng làm việc riêng của Strike đóng chặt, che đi cái giường xếp và những dấu vết dựng trại hôm qua, không khí trong văn phòng nồng nặc mùi chanh tổng hợp – Strike đã dùng rất nhiều thuốc xịt phòng rẻ tiền trước khi Robin đến. Sợ Robin nghĩ là hắn để ý đến cô theo kiểu kia khi hắn đến ngồi cùng bàn, Strike giả vờ phát hiện ra chiếc nhẫn đính hôn trước khi ngồi xuống, rồi hỏi han linh tinh lịch sự trong năm phút về hôn phu của cô. Matthew mới có bằng kế toán; để sống chung với Matthew, Robin phải chuyển từ Yorkshire xuống London tháng trước, cô đang nhận việc tạm thời trước khi có việc ổn định.

“Anh nghĩ cô ta có trong những bức hình này không?” Một lúc sau Robin lên tiếng. “Cái cô từ trung tâm điều trị đó?”

Robin vừa mở ra một trang đầy hình ảnh, toàn người mặc đồ đen đang đi theo hướng từ trái sang phải vào đám tang. Hàng rào bao quanh và những gương mặt bị làm mờ của đám đông trở thành phông nền của mỗi bức hình.

Nổi bật hơn cả là tấm hình chụp một cô gái da trắng xanh, rất cao, tóc vàng óng buộc đuôi ngựa, trên đầu cài trang sức bằng lưới và lông chim màu đen. Strike nhận ra ngay Ciara Porter, người đã ở cùng Lula trong ngày trước khi cô lìa đời, cũng là người bạn cùng xuất hiện trong những tấm ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Lula. Trong ảnh Porter rất đẹp, buồn rười rượi bước về phía lễ tang. Có vẻ như Porter đi đám tang một mình vì không có bàn tay nào nắm lấy cánh tay dài mảnh khảnh của cô hay đặt lên tấm lưng thon thả ấy cả.

Bên cạnh hình của Porter là hình một cặp, có chút thích là Frieddie Bestigui, nhà xuất phim và vợ, Tansy. Bestigui trông như con bò tót, chân ngắn, ngực bệ vệ và cổ dày trục. Tóc bạc, gần như húi cua; gương mặt đầy nếp nhăn, những múi thịt chảy xệ và nốt ruồi, cái mũi gồ ra như một khối u. Nhưng trông Bestigui vẫn rất oai vệ trong áo khoác đen, bên cạnh là bà vợ gầy như bộ xương. Không thể thấy rõ mặt Tansy vì cổ áo lông của bà ta lật lên, lại thêm cặp kính râm tròn gọng khủng.

Cuối hàng là Guy Somé, nhà thiết kế thời trang. Somé da đen, gầy, mặc một cái áo khoác dài màu xanh sẫm rất kiểu cách, ôm eo và xỏe ra ở dưới. Somé cúi đầu, không thể nhìn rõ nét mặt do ánh sáng chiếu thẳng vào cái đầu trọc, ba cái khuyên tai kim cương to phản chiếu đèn flash từ camera sáng lóe lên. Cũng như Porter, hình như Somé cũng đi một mình dù trong khung hình chụp anh ta cũng lọt vào một nhóm nhỏ người đi viếng không tên tuổi đằng sau.

Strike kéo ghế lại gần màn hình, mặc dù vẫn giữa khoảng cách một cánh tay giữa hắn và Robin. Một gương mặt bị cắt một nửa ngay ở góc hình chụp đám đông, không có chú thích. Strike nhận ra ngay John Bristow, nhờ cái môi trên ngắn và đám răng thỏ. Bristow đứng choàng tay qua một người phụ nữ lớn tuổi trông rất đau khổ. Tóc bà này bạc trắng, gương mặt hốc hác tiều tụy, sự thương khóc không hề che đậy của bà khiến người ta cảm động. Đứng sau hai người là một người đàn ông cao lớn, trông có vẻ kiêu kỳ, dường như đang khinh khỉnh mọi thứ chung quanh.

“Tôi không nghĩ cô ta có trong này,” Robin nói, kéo màn hình xuống, xem thê nhiều tấm chụp những người xinh đẹp và nổi tiếng, ai cũng có vẻ buồn bã, nghiêm trong. “A… Evan Duffield.”

Duffield mặc áo thun đen, quần jeans đen và áo khoác kiểu lính cũng màu đen. Tóc anh ta cũng đen; gương mặt sắc nét hốc hác, đôi mắt xanh lạnh lùng nhìn thẳng vào ống kính. Tuy cao vượt lên nhưng anh ta trông có vẻ yếu ớt hơn hai người đứng cùng, một người đàn ông mặc complet và một người phụ nữ lớn tuổi trông rất lo lắng. Trong hình bà ta đang mở miệng, tay ra bộ như đang dọn đường phía trước. Bộ ba này khiến Strike nghĩ tới hai bố mẹ đang dắt đứa con nhỏ bị ốm ra khỏi một bữa tiệc. Strike cũng để ý rằng mặc dù trông đau khổ vô phương, Duffield vẫn kẻ mắt khá đậm.

“Nhìn mấy cái hoa kìa!”

Hình của Duffield tuột lên phía trên màn hình và biến mất; Robin dừng lại trước ảnh chụp một vòng hoa khổng lồ mà ban đầu Strike tưởng là hình trái tim, trước khi nhận ra hình hai thiên thần có cánh đứng cùng nhau, toàn hoa hồng trắng. Một tấm ảnh nhỏ đính kèm chụp cái thiệp đi cùng với vòng hoa.

“Hãy yên nghỉ nhé, thiên thần Lula. Deeby Macc,” Robin đọc to.

“Deeby Macc? Tay nghệ sĩ nhạc rap? Vậy là họ có biết nhau à?”

“Tôi không nghĩ thế; nhưng ông này từng thuê một căn hộ trong cùng tòa nhà với Lula; trước kia còn nhắc đến Lula trong vài bài hát nữa. Báo giới rất phấn khích khi nghe ông ta dọn vô đó ở…”

“Cô biết nhiều thật.”

“Chỉ là từ mấy tạp chí này nọ thôi,” Robin đáp qua loa, tay kéo chuột lên xuống trên màn hình đầy ảnh đám tang.

“Deeby, tên tiếc kiểu gì vậy chứ?” Strike buột miệng.

“Từ tên thật của ông này, hai chữ cái đầu viết tắt là D.B mà” Robin giải thích rõ ràng.

“Tên thật của ông ta là Daryl Brandom Macdonald.”

“Cô là fan nhạc rap hả?”

“Không,” Robin trả lời, mắt vẫn nhìn lên màn hình. “Tôi chỉ nhớ vậy thôi.”

Cô hết nhấp chuột lên các hình ảnh trên máy rồi lại gõ phím. Strike quay lại với mấy tấm ảnh của hắn. Tấm tiếp theo chụp ông Goeffrey Hook đang hôn cô tóc đỏ, tay sờ nắn một bên mông cô này ngay bên ngoài ga tàu điện Ealing Broadway.

“Trên YouTube có một đoạn phim Deeby Macc nói về Lula sau khi cô ta chết.” Robin nói.

“Xem thử nào” Strike đáp, kéo ghế tới trước vài bước, rồi nghĩ sao đó, lại kéo lùi một bước.

Đoạn băng mờ mờ bắt đầu chuyển động. Trên màn hình xuất hiện một người đàn ông da đen, to lớn, mặc áo thun có mũ, trên ngực áo có hình một nắm đấm đính bằng khuy nhọn. Ông ta ngồi trong ghế bọc da màu đen, đối diện với phỏng vấn không được quay hình. Tóc Deeby cạo gần hết, mắt đeo kính râm.

“…vụ tự tử của Lula Landry?” Người phỏng vấn giọng Anh, bắt đầu hỏi.

“Vụ đó thật khốn kiếp mà, quá khốn,” Deeby trả lời, tay sờ soạng cái đầu trọc. Giọng ông ta nhẹ nhàng, hơi trầm và khô khan, thoáng chút nói nhịu. “Đó là cách họ đối xử với thành công: họ tìm cho ra, phá cho bằng được. Suy cho cùng là ghen ăn tức ở, anh bạn ạ. Chính báo giới chết giẫm đã xô cô ta ra cửa sổ. Hãy để cho cô ấy yên, tôi nói thật. Phải đến bây giờ cô ấy mới được yên.”

“Đúng là một màn chào đón khá sốc khi anh tới London,” người phỏng vấn nói “ý tôi là chuyện cô ấy rơi ngang qua cửa sổ nhà anh?”

Deeby Macc không trả lời ngay. Ông ta ngồi im, nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn qua đôi kính râm. Rồi ông ta nói:

“Tôi không có mặt lúc đó, ai nói với anh tôi ở nhà?”

Tay phóng viên cười gượng, căng thẳng.

“Trời đất, không không, tôi không có ý đó…”

Deeby quay đầu lại và nói với một người không xuất hiện trong phim.

“Chắc phải gọi luật sư quá?”

“Tay phóng viên cười nịnh nọt. Deeby quay lại nhìn anh ta, vẫn không cười gì cả.

“Deeby Macc,” tay phóng viên nói như muốn hết hơi, “cảm ơn anh đã dành thời gian nói chuyện.”

Một bàn tay da trắng đưa ra trên màn hình; Deeby giơ nắm đấm lên. Bàn tay trắng cũng co lại, hai nắm đấm cụng nhau. Có tiếng cười nhạo của một người không có trong hình. Đoạn phim kết thúc.

“Chính báo giới chết giẫm đã xô cô ta ra ngoài cửa sổ,” Strike lặp lại lời Deeby Macc, kéo ghế về lại chỗ cũ rồi lẩm bẩm “Một ý hay.”

Hắn thấy điện thoại run lên trong túi quần. Hắn rút máy ra. Có tin nhắn mới từ Charlotte. Hắn thấy run cả người, như thể vừa thoáng thấy thú dữ ăn thịt đang chầu chực.

Tôi sẽ ra khỏi nhà vào sáng thứ Sáu từ 9 giờ đến 12 giờ, phòng khi anh muốn quay lại lấy đồ.

“Hả?” Strike hỏi lại, láng máng nghe Robin đang nói gì đó.

“Tôi nói là có một bài rất ghê gớm về mẹ ruột cô ta.”

“Ok, cô đọc đi.”

Hắn bỏ điện thoại vào lại trong túi quần. Cúi đầu nhìn xuống hồ sơ của bà Hook, những suy nghĩ lúc nãy dội lại on gong như có tiếng cồng vừa vang lên trong đầu hắn.

Charlotte cư xử đàng hoàng một cách đáng ngờ: giả vờ bình tĩnh ra vẻ người lớn. Lần này cô ta dùng một kiểu đối đầu mới, chưa bao giờ có trong tiền sử cãi vã phức tạp của hai người: “Giờ hãy hành xử như người lớn.” Biết đâu cô ta sẽ ở sẵn đó, cầm dao chực sẵn chỉ để đâm ngay vào sau vai hắn khi hắn bước vào; biết đâu hắn sẽ thấy xác cô ta trong phòng ngủ, cổ tay bị rạch, nằm trong một vũng máu đang đông ngay trước lò sưởi.

Giọng Robin vang lên đều đều như tiếng máy hút bụi. Phải cố lắm Strike mới tập trung được.

“… rao bán câu chuyện tình lãng mạn với một thanh niên da đen với hết thảy báo chí muốn mua. Nhưng với hàng xóm của Marlene Higson thì câu chuyện của bà ta chẳng có gì lãng mạn cả.

“Hồi đó bà ta làm gái,’ theo lời Vivian Cranfield, hàng xóm tầng trên của Higson lúc Landry còn nằm trong bụng mẹ. ‘Ngày giờ nào cũng có đàn ông ra vô nhà bà ta. Bà ta không bao giờ biết cha đứa nhỏ là ai, vì ai cũng có thể là tác giả mà. Bà ta cũng chẳng muốn có con. Tôi còn nhớ con nhỏ lẫm đẫm ngoài hành lang, vừa đi vừa khóc, trong khi bà ta còn bận tiếp khách. Lúc đó nó mới bé tí xíu, chỉ mặc mỗi cái bỉm, còn đi chưa vững… chắc có ai đó đã gọi cho bên Bảo trợ Xã hội, cũng còn may. Con bé được nhận nuôi thật là tốt phước.”

“Sự thật này chắc chắn sẽ khiến Landry vô cùng thất vọng, bởi cô từng nói rất nhiều trên báo về chuyện đi tìm lại người mẹ đã sinh ra cô…” Robin giải thích thêm, “bài này viết trước khi Lula chết.”

“Được rồi,” Strike đáp, đột ngột đóng tập hồ sơ rồi hỏi Robin “Đi dạo không?”

2

Camera đường phố bằng cỡ hộp giày đặt trên cột điện, trông có gì đó gian ác, mỗi cái như vậy gắn một con mắt đen trừng trừng vô cảm. Các camera quay theo các hướng đối nhau, dõi theo suốt chiều dài phố Alderbrook sôi động người và xe. Hai bên vỉa hè đầy những cửa hàng, quán bar và tiệm cà phê. Xe buýt hai tầng liên tục ngược xuôi trên làn đường riêng.

“Đây là chỗ Người bỏ chạy của Bristow bị ghi hình,” Strike quan sát, quay lưng về phía đường Alderbrook để nhìn xuống con phố Bellamy yên tĩnh hơn, dẫn thẳng đến những ngôi nhà cao lớn sừng sững như cung điện trong trung tâm khu Mayfair. “Người bỏ chạy đi qua đây mười hai phút sau khi Lula rơi xuống… đây là đường ngắn nhất từ Kentigern Gardens. Xe buýt đêm dừng ở đây. Nhưng chắc tay đó đã gọi taxi. Mặc dù mới giết người mà đi taxi thì không được thông minh lắm.”

Strike lại cắm mặt vào một cuốn sách hướng dẫn chỉ đường “London: Từ A tới Z” đã tơi tả. Hắn có vẻ như chẳng thèm lo lắng sẽ bị nhầm với khách du lịch. Mà có vậy thì cũng chẳng sao, Robin nghĩ thầm, hắn to cao như gấu thế kia.

Trong mấy ngày ngắn ngủi đi làm cho Strike, Robin đã được giao vài việc nằm ngoài hợp đồng thư ký, vậy nên khi Strike rủ đi dạo, cô cũng thấy hơi ngại. Tuy nhiên sau đó cô nhẹ nhõm nhận ra Strike không hề có ý tán tỉnh gì cả. Cuộc đi bộ khá dài, cho tới lúc này hầu như im lặng, Strike chỉ tập trung suy nghĩ và lâu lâu thì nhìn bản đồ.

Khi cả hai đến phố Alderbrook, hắn quay lại nói:“Nếu cô nhận ra cái gì, hoặc nghĩ ra cái gì mà tôi không thấy được cô sẽ nói với chứ?”

Nghe thật hấp dẫn: Robin luôn tự hào về khả năng quan sát của mình, đây chính là lý do mà cô vẫn còn âm thầm giữ ước mơ làm thám tử như tên to cao đang đứng bên cạnh. Cô quan sát từ đầu đến cuối con đường và cố gắng mường tượng ra cảnh một người đang loay hoay trong đêm tuyết rơi, nhiệt độ dưới không, lúc hai giờ sáng.

“Đi lối này,” Strike lên tiếng khi cô chưa kịp nghĩ ra gì cả, rồi cả hai đi tiếp, dọc theo phố Bellamy. Con phố hơi uốn về phía bên trái với khoảng sáu mươi căn nhà nối tiếp, hầu như giống hệt nhau, căn nào cũng có cửa đen bóng, hàng rào thấp ở hai bên bậc tam cấp trắng sạch sẽ và mấy bụi cây cảnh tỉa tót. Thỉnh thoảng điểm vài nhà có tượng sư tử đá và bảng hiệu nhỏ bằng đồng, ghi tên tuổi nghề nghiệp; đèn chùm lấp lóe ra từ cửa sổ trên lầu. Một cánh cửa đang mở, hé lộ sàn nhà bên trong lót gạch trắng đen như bàn cờ, những bức tranh sơn dầu lồng khung vàng và cầu thang kiểu Georgian.

Strike vừa đi vừa nghĩ tới những thông tin mà Robin tìm được trên mạng lúc sáng. Đúng như Strike nghĩ, Bristow đã không hoàn toàn nói thật khi kể rằng cảnh sát không hề tìm kiếm Người bỏ chạy và kẻ đồng phạm. Giữa vô vàn những bài báo ra liên tục về Landry vẫn có những lời kêu gọi hai người đó ra gặp cảnh sát, nhưng vô vọng.

Khác với Bristow, Strike không nghĩ chuyện này cho thấy cảnh sát bất tài, hay một nghi phạm bị lọt lưới điều tra. Nội chuyện chiếc xe hơi bị báo động có trộm cũng đủ là lý do khiến họ không muốn liên lạc với cảnh sát. Hơn nữa, Strike không chắc Bristow có kinh nghiệm xem các đoạn phim chất lượng không đều từ camera đường phố. Strike từng thấy quá nhiều đoạn băng trắng đen mờ mịt đến nỗi không thể nhìn rõ mặt ai cả.

Strike cũng để ý thấy Bristow không hề nói đến hay ghi chép gì về mẫu AND tìm được trong căn hộ của em gái. Hắn đoán rằng việc cảnh sát loại hai kẻ tình nghi nói trên ra khỏi quá trình điều tra cho thấy không có mẫu AND khác lạ nào được tìm thấy ở hiện trường. Tuy nhiên Strike quá hiểu những kẻ tự nói dối mình như Bristow. Họ sẽ sẵn sàng lờ đi những thứ nhỏ nhặt như AND, hoặc lấy lý do mẫu không sạch, hoặc đổ cho một thứ âm mưu nào đó. Họ luôn lấy thứ họ muốn thấy nhưng lại mù quáng trước những sự thật hiển nhiên trái ý mình.

Những thông tin tìm được sáng nay lại gợi ý thêm một nguyên nhân tại sao Bristow khăng khăng muốn điều tra Người bỏ chạy. Trước đó Lula đã cố đi tìm nguồn gốc thực sự của mình và thậm chí từng tìm ra người mẹ đẻ - một người mà cứ cho là báo chí nói quá đi nữa thì vẫn có phần không đàng hoàng. Những chi tiết trên mạng mà Robin tìm thấy hẳn không dễ nuốt tí nào, không chỉ với Landry mà còn với cả gia đình nhận nuôi cô. Có lẽ chính sự bất ổn tâm lý của Bristow (Strike không thể giả vờ là ông này trông hoàn toàn bình thường) khiến ông ta nghĩ rằng Lula, vì đang quá may mắn mà đã đùa quá tay với số phận? Rằng Lula đã tự chuốc họa vào thân khi đi tìm nguồn gốc của mình; rằng cô ta đã đánh thức một con quỷ dữ từ quá khứ và bị chính nó giết chết? Phải chăng điều đó khiến Bristow bất an khi biết có một người đàn ông da đen ở gần hiện trường?

Strike và Robin tiếp tục đi sâu vào nơi ở của giới lắm tiền nhiều của, dừng lại ở góc phố Kentigern Gardens. Cũng như phố Belllamy, chỗ này toát lên vẻ giàu có kín đáo và lạnh lùng. Nhà cửa ở đây theo kiểu Victoria, cao lớn, tường gạch đỏ viền đá, bệ cửa sổ ốp đá nặng nề trên cả bốn tầng, mỗi cửa sổ đều có một ban công nhỏ cũng bằng đá. Cổng đá trắng hai bên, bậc tam cấp trắng dần từ vỉa hè đến những cánh cửa đen bóng. Mọi thứ đều gọn gàng, sạch sẽ, được chăm sóc cẩn thận và tốn kém. Quanh đó chỉ có vài chiếc xe đậu. Một tấm biển nhỏ thông báo phải có giấy phép mới được đậu xe trong khu này.

Không còn hàng rào cảnh sát và đám nhà báo, tòa nhà số 18 lui về tĩnh lặng, y như những tòa nhà chung quanh.

“Cô ta rơi xuống từ ban công tầng trên cùng,” Strike lên tiếng, “khoảng mười hai mét.”

Hắn quan sát kỹ mặt tiền đẹp đẽ của tòa nhà. Robin nhận thấy ban công ở ba tầng trên cùng đều rất đẹp, hầu như không có chỗ đứng giữa lan can và cửa sổ.

“Vấn đề ở chỗ,” Strike nói với Robin, mắt nheo lại nhìn ban công phía trên, “bị xô từ trên đó xuống không đảm bảo chết được.”

“Ô - không lý nào?” Robin phản đối, trong đầu tính toán cú rơi từ trên ban công cao nhất xuống mặt đường cứng.

“Cô không biết đâu. Tôi từng nằm viện một tháng với một thằng cha người xứ Wales, cũng bị rơi từ tầm cao như vậy sau khi bom nổ. Gãy dập chân và xương chậu, xuất huyết bên trong khá nhiều nhưng tới giờ vẫn sống.”

Robin liếc nhìn Strike, tự hỏi tại sao hắn lại phải nằm viện một tháng; nhưng gã thám tử đang mải nghĩ chuyện khác, chăm chăm nhìn cánh cửa ra vào.

“Khóa mật mã,” hắn lẩm bẩm, xem xét bàn phím nhỏ bằng kim loại gắn trên cửa, “có một camera đặt ngay trên cửa. Bristow không nhắc tới camera. Có lẽ mới lắp.”

Hắn đứng đó vài phút, trong đầu liên tục thử những giả thuyết khác nhau trước mặt tiền gạch đỏ của cái pháo đài giàu có này. Tại sao Lula lại chọn sống ở đây? Kentigern Gardens yên tĩnh, truyền thống và bảo thủ hẳn là phù hợp với một thể loại nhà giàu khác: mấy ông trùm người Nga và Ả Rập; các tay giám đốc đi về giữa thành phố và tư trang ở nông thôn; mấy bà giàu có cô độc sắp chết già giữa những bộ sưu tập nghệ thuật. Hẳn thấy chỗ này thật là một sự lựa chọn lạ lùng đối với Lula, một cô gái mới hai mươi ba tuổi. Theo như thông tin Robin tìm được lúc sáng, Lula có một đám bạn sành điệu, nghệ sĩ, phong cách bụi bặm đường phố chứ không hề chải chuốt kiểu thượng lưu.

“Trông rất là kiên cố an toàn nhỉ?” Robin nói.

“Ừ, đúng thế. Đó là chưa nói tới đám paparazzi chầu chực suốt đêm hôm đó.” Strike đứng dựa lưng vào hàng rào màu đen của tòa nhà số 23, nhìn chăm chăm vào nhà số 18. Cửa sổ căn hộ của Landry cao hơn hẳn so với cửa sổ ở các tầng khác, ban công không đặt chậu cây cảnh nào cả. Strike rút gói thuốc lá từ trong túi ra mời Robin; cô lắc đầu, hơi ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy Strike hút thuốc trong văn phòng. Bật lửa đốt thuốc, rít một hơi dài, mắt vẫn nhìn vào cánh cửa, Strike tiếp tục nói:

“Bristow nghĩ là hôm đó có ai lẻn vào rồi ra mà không bị phát hiện.”

Thấy ngôi nhà có vẻ bất khả xâm phạm, Robin đoán ắt hẳn Strike sắp sửa chê bai giả thuyết của Brisrow, nhưng cô lầm.

“Nếu đúng vậy,” Strike nói tiếp, mắt vẫn dán vào cửa, “ắt hẳn tay đó đã lên kế hoạch từ trước, rất kỹ. Không ai có thể đi qua đám phóng viên, một cái khóa mật mã, một người bảo vệ và một cánh cửa đóng chặt bên trong, rồi lại mò được trở ra mà chỉ nhờ may mắn. Vấn đề là,” hắn gãi cằm, “tính toán trước kiểu đó không ăn khớp với một vụ giết người bừa thế này.”

Robin cảm thấy Strike nói năng hơi bị tàn nhẫn.

“Xô người ta xuống ban công trong một giây mất trí,” Strike nói tiếp, cứ như hắn đang đọc suy nghĩ của cô. “ắt hẳn phải vô cùng giận dữ, đến nỗi mù quáng.”

Hắn thấy Robin khá là dễ chịu nhẹ nhàng, không chỉ vì cô ta nuốt lấy từng lời của hắn, không làm gián đoạn sự yên tĩnh, mà còn vì chiếc nhẫn sapphire trên tay cô như một dấu chấm hết gọn gàng: giữa hai người không có thể có gì hơn cả. Rất thích hợp với hắn lúc này. Hắn tha hồ tung hứng khoe tài, theo kiểu nhẹ nhàng từ tốn – một trong những thú giải khuây ít ỏi còn lại của hắn.

“Nhưng nếu kẻ sát nhân đã ở bên trong từ trước?”

“Khả năng đó cao hơn,” Strike đáp, Robin thấy vui vui. “Và nếu tên sát nhân đã ở sẵn trong đó thì chúng ta có vài lựa chọn: ông bảo vệ, một trong hai hay cả hai vợ chồng Bestigui, hay một người khác trốn trong tòa nhà mà không ai hay biết. Nếu là ông bảo vệ hay cặp Bestigui thì rõ là không có vẫn đề gì về chuyện đi ra đi vào; họ chỉ cần quay lại vị trí trước đó. Nhưng với những người này, hành động như vậy rủi ro ở chỗ Lula vẫn có thể còn sống và đi tố cáo. Nhưng giết chóc kiểu nóng nảy, không tính toán như vậy thì có vẻ phù hợp với mấy đối tượng này hơn. Hàng xóm cãi nhau rồi xô xuống lầu chẳng hạn.”

Strike hút thuốc và tiếp tục quan sát mặt tiền tòa nhà, đặc biệt là khoảng cách giữa cửa sổ tầng một và tầng ba. Hắn nghĩ tới Freddie Bestigui, nhà sản xuất phim. Theo như thông tin Robin tìm được trên internet, lúc Lula rơi xuống Bestigui vẫn đang ngủ trên giường. Chuyện vợ của Bestigui hét lên báo động và liên tục nói rằng kẻ sát nhân vẫn còn ở trên lầu khi ông chồng đã tỉnh dậy cho thấy bà ta không nghĩ ông này là thủ phạm. Tuy vậy, Freddie Bestigui vẫn là đối tượng ở gần Lula nhất khi án mạng xảy ra. Kinh nghiệm của Strike cho thấy người ngoài thường chỉ nghĩ tới động cơ, nhưng với dân trong nghề thì cơ hội ra tay mới là hàng đầu.

Robin hỏi, vô tình khẳng định suy nghĩ của Strike.

“Nhưng tại sao lại đi gây lộn với cô ta vào lúc nửa đêm? Mà cũng đâu có nghe nói gì chuyện cô ta không thuận hòa với hàng xóm? Và rõ là Tansy Bestigui không thể là thủ phạm, đúng không? Vì nếu phải thì tại sao bà ta lại chạy xuống nhà dưới và báo cho bảo vệ?”

Strike không trả lời trực tiếp; hắn vẫn đuổi theo suy nghĩ của mình, một lúc sau, hắn mới mở miệng:

“Bristow tập trung vào quãng thời gian mười lăm phút ngay sau khi em gái ông ta đi vào bên trong tòa nhà, khi đám phóng viên đã bỏ đi và ông bảo vệ thì bị đau bụng không còn ngồi ở bàn trực. Có nghĩa là khi đó sảnh lễ tân để trống – nhưng làm sao người đứng ở ngoài biết được lúc đó Wilson không còn ngồi ở bàn? Cửa chính đâu có gương.

“Hơn nữa,” Robin nhanh nhảu cắt ngang, “muốn vào còn phải biết mật mã trên khóa.”

“Nhiều người khá bất cẩn. Trừ phi bảo vệ thay đổi mật mã thường xuyên, còn không rất nhiều người không liên quan vẫn xoay xở biết được mật mã. Xuống dưới kia xem sao.”

Họ im lặng đi hết khu Kentigern Gardens, nơi đó có một ngõ hẹp, chạy theo góc xéo ngay sau tòa nhà của Landry. Strike thấy hơi buồn cười vì cái ngõ có tên là Serf’s Wat (Ngõ Nông Nô). Ngõ này chỉ vừa đủ một chiếc xe hơi lọt qua nhưng có khá nhiều đèn đường và không có chỗ nào để trốn vì hai bên mặt đường lát sỏi là những bức tường sừng sững cao lớn, phẳng lì. Cuối ngõ là hai cánh cổng vận hành tự động chắn lối vào bãi đậu xe tầng hầm cho cả khu Kentigern Gardens.

Khi áng chừng đã đến sau lưng nhà số 18, Strike nhảy một phát lên tường, rướn người lên nhìn vào mấy khu vườn nhỏ được cắt tỉa cẩn thận. Giữa các bãi cỏ xanh mướt gọn gàng trước mỗi nhà là cầu thang đi xuống tầng hầm. Strike luận ra nếu muốn leo vào từ phía sau thì phải có thang, hoặc có một người giúp và vài đoạn dây thừng chắc chắn.

Hắn trượt xuống, khẽ rên một tiếng đau đớn khi cả trọng lượng cơ thể rơi lên chân giả.“Không sao”, hắn nói khi Robin xuýt xoa; Robin nhìn thấy chân hắn hơi cà nhắc, cô lo là hắn bị trặc cổ chân.

Mặt đường lát sỏi làm vết trầy ở chỗ chân cụt rất đau đớn. Khớp cổ chân giả cứng nhắc làm Strike không dễ gì đi trên mặt đường gồ ghề. Hắn rầu rĩ tự hỏi liệu cú nhảy lên tường vừa rồi có đáng không. Robin xinh thì xinh thật, nhưng chẳng thể nào so sánh nổi với người đàn bà hắn mới bỏ.

3

“Em có chắc cha đó là thám tử không? Chắc không? Thám tử kiểu đó ai làm chẳng được. Ai mà không biết google.”

Matthew đang cáu kỉnh sau một ngày làm việc lê thê, một khách hàng khó tính và cuộc họp không ra gì với sếp mới. Anh không còn tâm trạng nào nghe Robin ca ngợi Strike, rất là ngây thơ và không đúng lúc.

“Ổng đâu có google gì,” Robin trả lời. “Em mới là người google trong khi ổng giải quyết một vụ khác.”

“Nghe chẳng hay ho gì cả. Cha này ngủ luôn trong văn phòng, em không nghĩ ở đây có gì kỳ kỳ hả Robin?”

“Em đã kể với anh rồi, chả mới bị bồ đá còn gì.”

“Ờ, không đá mới lạ” Matthew đáp.

Robin chồng hai cái đĩa lên nhau rồi bước ra khỏi bếp. Cô đang giận Matthew, mà cũng hơi bực Strike nữa. Đang hứng thú với việc tìm kiếm người quen của Lula Landry trên mạng, giờ nghe Matthew nói một hồi, cô ngờ ngợ nhận ra Strike đã giao cho cô một công việc vô ích, chỉ để giết thời gian.

“Nghe này, anh không có ý gì cả,” Matthew đứng ở cửa bếp nói với ra. “Anh chỉ nghĩ cha này nghe có vẻ kỳ kỳ. Rồi tự nhiên còn rủ người ta đi dạo nữa?”

“Không phải đi dạo mát kiểu đó, Matt. Tụi em đi tới hiện trường… tới chỗ mà thân chủ có nghi ngờ.”

“Robin, không cần phải bí hiểm vậy đâu” Matthew cười phá lên.

“Em đã ký cam kết giữ bí mật,” cô quay lại, gằn giọng. “Em không thể kể gì về vụ án.”

“Lại còn vụ án nữa.”

Matthew lại bật cười giễu cô.

Robin đi quanh trong bếp, bỏ mọi thứ vào tủ, đóng sầm mấy cánh cửa tủ lại. Một lúc sau, ngắm cô đi lại trong bếp, Matthew tự nhiên thấy anh đã hơi quá. Anh đi tới sau lưng Robin khi cô đang đổ đồ ăn thừa vào thùng rác, choàng tay cô, dụi mặt vào cổ Robin và vuốt ve vết bầm mà Strike đã gây ra – vụ này làm Matthew càng không ưa nổi Strike. Anh thì thầm mấy câu làm hòa vào mái tóc màu mật ong của Robin, nhưng cô ấy đẩy anh ra, tiếp tục bỏ đĩa vào bồn rửa chén.

Robin cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Ít ra Strike còn quan tâm tới những thứ cô tìm được trên mạng. Strike còn biết cảm ơn những việc cô làm.

“Tuần tới em đi phỏng vấn mấy chỗ làm chính thức nữa?” Matthew hỏi, lúc Robin vừa vặn vòi nước lạnh.

“Ba,” Cô hét trong tiếng nước chảy, dằn dỗi kỳ cọ mấy cái đĩa.

Cô đợi cho Matthew đi hẳn vào phòng khách rồi mới tắt nước. Tự nhiên, cô thấy một mảnh đậu Hà Lan đông lạnh bé xíu bị dính vào mặt chiếc nhẫn đính hôn.

Đã sửa bởi nhím nhọ lúc 23.09.2015, 11:07.

4

Strike tới nhà Charlotte lúc chín giờ rưỡi sáng thứ Sáu. Như vậy Charlotte đã có nửa tiếng để đi hẳn, nếu quả là cô ta có ý định ra khỏi nhà thật chứ không nằm đó đợi hắn. Những toà nhà trắng lịch lãm, to lớn đứng hai bên đường; hàng cây tiêu huyền; tiệm bán thịt cứ như chưa bao giờ thay đổi từ những năm 50 rồi đến cả những nhà hàng sang trọng; tất cả đều có vẻ gì đó không thật và gượng ép đối với Strike. Có lẽ từ lâu hắn cũng biết rằng hắn không thể ở đây mãi, rằng hắn không thuộc về nới này.

Cho tới khi mở cửa vào nhà, Strike vẫn nghĩ Charlotte đang chờ sẵn; vậy mà khi bước qua bậc cửa, hắn biết rõ không có ai ở nhà cả. Sự im lặng làm những căn phòng trống trở lên lạnh lùng hờ hững, tiếng bước chân Strike nghe cũng to hơn khi hắn đi vào phòng khách.

Bốn cái thùng giấy đặt ngay giữa phòng, mở ra, sẵn sang cho hắn kiểm tra. Mớ đồ đạc rẻ tiền tiện dụng chồng lên nhau như mấy món lạc xoong. Hắn cầm lên vài thứ để xem kỹ bên trong, nhưng không có gì bị đập bể, xé nát hay đổ sơn lên cả. Bằng tuổi hắn, người ta có những thứ như nhà cửa, máy giặt, xe hơi, đầu máy TV, đồ nội thất, vườn tược, xe đạp leo núi và máy cắt cỏ: còn hắn chỉ vỏn vẹn bốn cái thùng toàn đồ tạp nham và một mớ kỷ niệm rối rắm.

Căn phòng khách tĩnh lặng toát lên vẻ sang trọng lịch lãm với những tấm thảm cổ xưa và bức tường hồng nhạt; bàn ghế gỗ sậm màu tinh tế và những kệ sách đầy ắp. Thay đổi duy nhất mà Strike nhận ra là ở chiếc bàn con mặt gương đặt cạnh ghế sofa. Tối Chủ nhật trên đó còn đặt tấm ảnh chụp hắn với Charlotte đang cười trên bãi biển ST Mawes. Giờ đây trong khung ảnh bạc đó là một tấm ảnh chân dung trắng đen chụp người cha quá cố của Charlotte đang cười hiền hậu nhìn Strike.

Trên bệ lò sưởi treo một bức chân dung sơn dầu vẽ Charlotte mười tám tuổi. Gương mặt thiên thần, tóc mây dài đen. Gia đình cô thuộc kiểu bỏ công đặt họa sĩ vẽ chân dung con cái: hoàn toàn xa lạ với xuất thân của Strike, cứ như một xứ sở xa xôi nguy hiểm nào đó. Nhưng cũng từ Charlotte hắn biết được rằng tiền bạc cũng có thể đi kèm với đau khổ và man rợ. Gia đình của Charlotte – những ngươi lịch lãm sang trọng, khéo ăn nói, học thức và đôi lúc màu mè, có khi còn điên rồ và lạ lùng hơn gia đình của hắn. Đó cũng chính là thứ gắn kết hai người khi hắn và Charlotte đến với nhau.

Một ý nghĩ lạc lõng xuất hiên trong đầu Strike khi hắn nhìn bức chân dung: có lẽ đây mới là lý do tồn tại của bức tranh: nó ở đó chỉ để một ngày kia, đôi mắt to màu xanh hạt dẻ sẽ nhìn theo hắn lủi thủi ra khỏi nhà. Không biết Charlotte có tính trước đến cảm giác của hắn khi đi loanh quanh trong nhà mà luôn bị cặp mắt trong tranh dõi theo? Không biết cô ta có nhận ra rằng bức chân dung kia còn đáng sợ hơn cả người thật?

Hắn quay lưng, vào những căn phòng khác, nhưng Charlotte đã dọn hết mọi thứ. Mọi dấu vết của hắn, từ hộp chỉ nha khoa tới đôi giày lính đều đã được thu gom lại bỏ vào thùng. Hắn nhìn phòng ngủ một hồi lâu, căn phòng cũng như đang nhìn lại hắn, ván sàn gỗ màu tối, màn cửa trắng và bàn trang điểm tinh tế, tất cả toát lên vẻ yên tĩnh, điềm đạm. Giường ngủ, cũng như bức chân dung, giờ đây trở thành một nhân vật đang hiện diện, đang thì thầm với hắn Còn nhớ những gì đã xảy ra ở đây không, sẽ không bao giờ có lại nữa.

Hắn lần lượt khiêng bốn cái thùng ra cửa. Khi đến cái cuối cùng, hắn bắt gặp ông hàng xóm hay cười đãi bôi đang khóa cửa. Ông ta mặc áo chơi bóng bầu dục, cổ áo bẻ lên, lúc nào cũng chực để cười mỗi khi Charlotte nói gì đó chỉ hơi dí dỏm.

“Dọn dẹp hả?” ông ta hỏi.

Strike đóng sầm cửa lại.

Hắn đứng trước gương lớn trong phòng khách, tháo chìa khóa nhà ra khỏi chùm chìa khóa rồi cẩn thận đặt xuống ngay bên cạnh bát hoa khô trên chiếc bàn hình bán nguyệt. Trong gương, bộ mặt của hắn nhăn nhó và dơ dẩn; mắt bên phải vẫn còn sưng lên; nửa vàng nửa tím. Trong yên lặng, tiếng nói từ mười bảy năm trước vọng lên trong đâu hắn: “Làm quái gì mà một đứa như mày vớ được con đó hả Strike?” Chính hắn cũng không tin được, ngay lúc này đây, khi hắn đang đứng trong căn phòng khách mà hắn sẽ không bao giờ thấy lại nữa.

Một giây điên khùng thoáng qua, giống như năm ngày trước khi hắn quyết định đuổi theo cô ta: hay là cứ ở lại, ngồi đợi Charlotte về; rồi nắm tay cô mà nói “Mình hãy thử lại một lần nữa.”

Nhưng đã thử rồi, thử đi thử lại, và lúc nào cũng vậy, khi đã bớt quyến luyến nhớ nhung, bóng ma xấu xí của quá khứ lại trồi lên, che phủ tất cả những gì họ cùng bồi đắp.

Hắn đóng cửa lần cuối. Ông hàng xóm nhiều chuyện đã đi mất. Strike nhấc bốn cái thùng đi xuống bậc tam cấp ra đến vỉa hè, chờ vẫy taxi.

5

Strike có nói trước với Robin hắn sẽ đến văn phòng muộn vào ngày làm việc cuối cùng của cô. Hắn đưa trước chìa khóa dự phòng để cô mở cửa.

Robin hơi tủi thân khi Strike nói từ “ngày cuối cùng” cứ như không. Như thể Strike đếm từng ngày cho tới khi cô nghỉ, mặc dù hai người rất hợp nhau – đương nhiên theo kiểu đàng hoàng đúng mực. Văn phòng đã trở nên ngăn nắp gọn gàng hơn bao nhiêu, nhà vệ sinh cũng sạch sẽ hơn, chuông cửa tầng dưới trông tươm tất lên nhiều sau khi cô lột mẩu giấy ghi tên nguệch ngoạc ra (cô tốn nửa tiếng đồng hồ và gãy hai cái móng tay mới cạy ra hết) và thay bằng một cái bảng tên in, bọc nhựa gọn gàng. Robin ghi lại đầy đủ tin nhắn, lại còn có thể thảo luận sắc sảo với hắn về tên sát nhân mà nhiều khả năng là không có thật trong vụ Lula Landry. Vậy mà Strike đếm từng ngày chỉ để tống cô đi.

Nhưng Strike rõ là đang túng tiền. Hắn chỉ có hai thân chủ; hình như là không có nhà cửa gì (Matthew liên tục nhắc cô chuyện đó, cứ như ngủ trong văn phòng là dấu hiệu bần hàn cùng cực); Robin cũng hiểu Strike cho cô nghỉ là hợp lý. Nhưng cô không trông gì tới ngày thứ Hai tới. Một văn phòng mới (Giải pháp Tạm thời đã gọi điện nhắn tin trước địa chỉ); một cơ quan sáng sủa, gọn gàng, bận rộn, chắc chắn là đầy đàn bà con gái nhiều chuyện như những chỗ khác, ai cũng làm những việc chẳng dính dáng gì đến cô. Robin không tin là có án mạng thật, cô biết Strike cũng không tin, nhưng cô thấy việc chứng minh điều đó thật thú vị.

Robin rất thích công việc tuần vừa rồi, mặc dù cô không thể thú thật với Matthew. Thậm chí cả việc gọi điện mỗi ngày hai lần tới hãng BestFilm của Freddie Bestigui chỉ để bị nghe từ chối cũng khiến cô thấy mình thật quan trọng, một cảm giác cô chưa bao giờ có được trong những công việc trước đó. Robin luôn thích tìm hiểu suy nghĩ của người khác: cô từng theo học tâm lý ở Đại học và chỉ vì một sự cố bất ngờ mà phải bỏ giữa chừng.

Mười giờ rưỡi, Strike vẫn chưa về, nhưng một người phụ nữ to lớn mặc áo khoác cam đội mũ len tím xuất hiện. Bà ta mỉm cười hồi hộp. Đây là bà Hook, một cái tên khá quen thuộc với Robin, cũng chính là khách hàng duy nhất của Strike, ngoài Bristow. Robin mời bà Hook ngồi và đi pha trà. (Sau khi nghe Robin lúng túng tả lại cha Crowdy hơi bị ba lăm ở tầng dưới, Strike đã đi mua mấy cái tách rẻ tiền và một hộp trà cho văn phòng)

“Tôi biết là mình đến sớm,” bà Hook nhắc lại lần thứ ba, kề môi vào tách nhấp từng ngụm trà nóng tí xíu. “Tôi chưa gặp cô bao giờ, cô mới vô hả?”

“Tôi chỉ làm tạm thời thôi.” Robin trả lời.

“Chắc cô cũng đoán được rồi, chuyện chồng tôi.” Bà Hook nói tiếp, không thèm để ý gì. “Tôi đoán chắc cô đã gặp nhiều người như tôi. Lúc nào cũng muốn biết khả năng xấu nhất. Tôi cứ sợ mãi. Nhưng tốt nhất là nên biết rõ, phải không cô? Tôi cứ nghĩ chắc Cormaran đã đến rồi. Anh ta đang đi làm vụ khác hả?”

“Vâng đúng rồi,” Robin nói, mặc dù cô nghi Strike thực ra đang làm việc gì đó liên quan tới cuộc sống riêng tư bí ẩn của hắn; vì lúc dặn trước cô là sẽ đến trễ hắn tỏ ra khá né tránh.

“Cô biết bố của anh ấy là ai không?” Bà Hook hỏi.

“Không, tôi không biết gì cả.” Robin trả lời, nghĩ bà ta đang nói đến ông bố chồng.

“Jonny Rokeby,” Bà Hook hào hứng đáp

“Jonny Rokeby,”

Robin nín thở, vừa kịp nhận ra bà ta đang nói đế bố ruột của Strike thì thoáng thấy bộ dạng to lớn của hắn phía bên kia cửa gương. Cô thấy hắn đang ôm một vật gì rất lơn.

“Phiền bà đợi chút,” Cô nói.

“Có chuyện gì vậy?” Strike hỏi, liếc mắt xung quanh, tay vẫn ôm thùng giấy khi Robin chạy vọt ra ngoài cửa gương và kịp đóng lại ngay.

“Bà Hook tới rồi,” cô thì thầm.

“Chết mẹ. Sớm cả tiếng đồng hồ.”

“Tôi biết. Tôi nghĩ chắc anh muốn, ừm, dọn phòng lại trước khi mời bả vô làm việc.”

Strike đỡ cái thùng xuống sàn nhà.

“Tôi phải mang hết đám này vô, vẫn còn ở ngoài đường.”

“Để tôi giúp,” Robin sốt sắng.

“Không được, cô cứ trở vô trong nói chuyện câu giờ. Bà đang học làm gốm và nghi ngờ ông chồng ngủ với kế toán.”

Strike đi cà nhắc xuống cầu thang, để lại cái thùng bên cửa gương.

Jonny Rokeby, thật vậy sao?

“Anh ấy đang trên đường về,” Robin nhanh nhảu nói với bà Hook rồi ngồi lại ngay ngắn vào bàn. “Anh Strike có kể bà đang học làm gốm sứ. Tôi cũng đang muốn học…”

Trong năm phút sau đó, Robin giả vờ lắng nghe bà ta kể chuyện lớp học làm gốm, chuyện anh thầy dễ thương rất hiểu học sinh. Cánh cửa gương mở ra. Strike bước vào, không ôm theo cái thùng nào cả, mỉm cười lịch sự với bà Hook. Bà ta đứng bật dậy chào hắn.

“Ôi Cormoran, mắt anh sao thế?” bà ta nói “Bị đánh à?”

“Không phải” Strike đáp. “Phiền bà đợi một chút để tôi đi lấy hồ sơ.”

“Tôi biết tôi tới quá sớm, Cormoran, tôi thật ái ngại… Nhưng tối qua tôi không tài nào ngủ được…”

“Để tôi dọn cái tách cho bà,” Robin sốt sắng và kịp thời đánh lạc hướng vị thân chủ. Bà Hook không kịp liếc nhìn văn phòng bên trong của Strike để thấy cái giường xếp, túi ngủ và ấm đun nước.

Vài phút sau, Strike xuất hiện, sực nức mùi chanh tổng hợp, bà Hook đi theo vào phòng Strike, mặt mày lo lắng căng thẳng nhìn Robin. Cánh cửa đóng lại.

Robin ngồi xuống bàn. Cô đã mở hết thư từ sáng nay. Cô lắc lư trên cái ghế xoay; rồi xích lại gần máy tính, mở trang từ điển bách khoa Wikipedia. Với vẻ lơ đễnh, cứ như vô tình, cô gõ hai từ: Rokeby Strike.

Trang Wiki hiện ra ngay lập tức, đầu trang là tấm ảnh đen trắng của một người đàn ông nổi tiếng bốn thập kỷ qua, ai nhìn cũng biết. Jonny Rokeby mặt dài cằm nhọn, cặp mắt hoang dã, rất dễ vẽ thành tranh biếm họa; mắt trái hơi xếch do bị lác nhẹ; miệng mở to gào vào micro, mồ hôi chảy ròng ròng, tóc bay trong gió.

Jonathan Leonard “Jonny” Rokeby, sinh tháng Tám năm 1948, là ca sĩ chính trong ban nhạc The Deadbeats của thập niên 70, từng được đưa vào bảo tàng Rock and Roll Hall of Fame, đạt nhiều giải Grammy…

Trông Strike chả có gì giống ông này cả; ngoại trừ hai con mắt đang không bằng nhau, mà đó chỉ là tạm thời.

Robin kéo màn hình xuống:

… album được đĩa bạch kim Hold It Back năm 1975. Chuyến lưu diễn thành công kỷ lục ở Mỹ bị gián đoạn sau vụ phát hiện ma túy ở LA và vụ bắt giữ tay guitar mới David Carr, người từng…

tới chỗ Đời sống cá nhân:

Rokeby từng kết hôn ba lần: lần đầu (1969 – 1973) với người bạn học cùng trường nghệ thuật Shirley Mullens, và có một con gái là Maimie; lần thứ hai (1975 – 1979) với người mẫu, diễn viên, nhà hoạt động nhân quyền Carla Astolfi, có hai con gái là phóng viên truyền hình Gabriella Rokeby và nhà thiết kế trang sức Daniella Rokeby, và lần thứ ba (1981 – hiện tại) với nhà sản xuất phim Jenny Graham, có hai người con trai là Edward và Al. Rokeby còn có một con gái là Prudence Donleavy với diễn viên Lindsey Fanthrope và một con trai là Cormoran với Leda Strike, một fan nữ cuồng nổi tiếng hồi những năm 70.

Bỗng có tiếng hét inh tai từ phòng Strike. Robin bật người dậy, chiếc ghế trượt ra xa. Tiếng hét mỗi lúc mỗi to và buốt óc hơn. Robin chạy ngay đến trước phòng Strike, mở cửa.

Bà Hook đã cởi bỏ áo khoác cam và mũ len màu tím, bên trong mặc áo in hoa trông như kiểu áo tạp dề mặc khi làm gốm, phủ xuống quần jeans. Bà ta đang nhảy bổ vào Strike rồi đấm thùm thụp lên ngực hắn, trong khi miệng vẫn rít lên như ấm nước đang sôi. Bà ta hét lên một hồi cho đến khi hết hơi phải ngừng lại.

“Kìa bà Hook!” Robin la lên, rồi chạy lại kéo hai cánh tay mập mạp của bà về phía sau, cố đỡ bớt cho Strike. Bà Hook trông vậy mà khỏe thật; mặc dù phải dừng lại mấy hơi, bà ta vẫn tiếp tục đấm Strike cho tới khi không còn cách nào khác, gã phải chụp lấy cả hai cổ tay của bà đưa lên.

Lúc này bà Hook mới chịu buông Strike ra rồi quay sang ôm chầm lấy Robin mà tru lên như chó.

Robin vỗ vỗ vào lưng bà ta rồi từ từ dìu ra văn phòng phía ngoài.

“Không sao, không sao mà,” Robin vừa nhẹ nhàng nói vừa đỡ bà ngồi xuống ghế sofa. “Để tôi lấy cho bà một tách trà. Không sao hết.”

“Tôi rất lấy làm tiếc, thưa bà.” Strike an ủi một câu rất chi là đúng mực, vẫn đứng nguyên chỗ cửa phòng trong. “Nghe những chuyện như vậy thật không dễ chút nào.”

“Tôi cứ ngh– nghĩ là Valerie,” Bà Hook rên hư hử, tay ôm lấy đầu tóc bù xù, đau khổ lắc người trên ghế sofa. “Tôi cứ ngh– nghĩ là Valerie, chứ không phải là đứa… không phải là đứa em ruột của tôi.”

“Để tôi đi lấy trà!” Robin thì thầm, hoảng hốt.

Cầm ấm đun nước đi tới gần cửa Robin mới sực nhớ ra trang Wiki về Jonny Rokeby còn nằm chình ình trên máy tính. Đang lúc nước sôi lửa bỏng như thế này mà chạy vào chỉ để tắt màn hình máy tính thì thật kỳ cục, Robin hi vọng Strike mải loay hoay với bà Hook sẽ không để ý thấy.

Bốn mươi phút sau đó bà Hook cũng uống xong tách trà thứ hai và khóc hết nửa cuộn giấy vệ sinh mà Robin “mượn tạm” từ toilet. Cuối cùng bà ta đi về, tay ôm chặt hồ sơ đầy những tấm ảnh chứng cứ và mục lục ghi rõ thời gian địa điểm của từng tấm. Ngực bà ta phập phồng nức nở, tay vẫn không ngừng quẹt nước mắt.

Strike chờ cho bà Hook đi đến cuối đường rồi mới ra khỏi văn phòng, vừa đi vừa nhân nga. Strike mua bánh mì về cho cả hai ăn trưa. Hai người vui vẻ ngồi ăn cùng nhau ở bàn Robin. Đó cũng là cử chỉ thân thiện nhất mà Strike dành cho cô trong suốt tuần qua, Robin chắc chắn hắn làm vậy vì biết cô sắp biến.

“Cô biết chiều nay tôi đi phỏng vấn Derrick Wilson không?” Strike hỏi.

“Ông bảo vệ bị đau bụng.” Robin đáp “Tôi nhớ.”

“Lúc tôi về thì chắc cô cũng xong việc rồi, vện nên tôi sẽ ký giấy ngày công cho cô trước rồi mới đi. Robin, cảm ơn cô nhiều về vụ lúc nãy…”

Strike hất đầu về phía cái ghế sofa, giờ không còn ai ngồi khóc lóc nữa.

“Không có gì. Tội nghiệp bả.”

“Ừ. Dù sao thì giờ bả cũng có chứng cứ. Và còn nữa,” hắn nói tiếp, “cảm ơn cô vì tất cả những việc cô làm tuần rồi.”

"Công việc của tôi mà." Robin nhẹ nhàng nói.

“Nếu tôi đủ tiền thuê thư ký… nhưng tôi nghĩ kiểu gì cô cũng sẽ kiếm được một việc lương cao, làm thư ký cho tay giám đốc cỡ bự nào đó.”

Robin bỗng thấy bị xúc phạm kỳ lạ.

“Tôi đâu có muốn làm mấy việc kiểu vậy.”Cô đáp.

Trong thoáng chốc cả hai đều im lặng, căng thẳng.

Strike cũng phải đấu tranh dữ dội lắm. Viễn cảnh bàn Robin bị để trống khá là u ám: có cô trong văn phòng hắn thấy rất nhẹ nhàng dễ chịu, Robin lại rất lanh lẹ được việc; nhưng tốn tiền chỉ để có người ngồi cùng thì thật kỳ cục, nếu không nói là phí phạm, hắn đâu phải đại gia giàu có gì? Giải pháp Tạm thời luôn chém đẹp tiền công tuyển dụng; thuê Robin lúc này quá xa xỉ với hắn. Strike còn thấy ấn tượng hơn với Robin ở chỗ cô không hỏi han gì về cha hắn (Strike đã kịp nhìn thấy trang Wiki về Jonny Rokeby trên màn hình). Với Strike điều này cho thấy khả năng tự kiềm chế khác thường, cũng là tiêu chuẩn mà Strike hay dùng để đánh giá người mới quen. Nhưng gì thì gì, thực tế vẫn hết sức lạnh lùng: Robin phải ra đi.

Cảm giác của Strike bây giờ giống như lúc nhỏ, khi hắn mới mười một tuổi, tình cờ bẫy được một con rắn cỏ trong cánh rừng Trevaylor và liên tục nài nỉ mợ Joan: “Cho con giữ nuôi đi mà… con xin mợ…”

“Tôi phải đi đây,” hắn nói, sau khi đã ký giấy ngày công cho Robin và vứt giấy gói bánh mì cùng với vỏ chai nước vào thùng rác dưới bàn. “Cảm ơn cô nhiều, Robin. Chúc cô tìm việc may mắn.”

Hắn với tay lấy áo khoác rồi mở cửa gương đi ra.

Khi tới đầu cầu thang, ngay chỗ mà hôm trước hắn suýt chút nữa giết Robin và ngay sau đó cứu mạng cô, tự nhiên hắn dừng lại. Giác quan thứ sáu như chú cún con đang cắn quần giữ hắn.

Cánh cửa gương mở ra ngay sau lưng Strike. Hắn quay lại. Robin xuất hiện, mặt ửng hồng.

“Anh Strike,” cô lên tiếng. “Chúng ta có thể thỏa thuận riêng, không cần thông qua Giải pháp Tạm thời, anh có thể trả công trực tiếp cho tôi.”

Hắn do dự.

“Làm vậy họ sẽ ghét cô. Lần sau họ sẽ không tìm việc cho cô nữa.”

“Không sao cả. Tuần tới tôi có ba cuộc phỏng vấn công việc cố định. Nếu anh cho tôi nghỉ vài buổi để đi phỏng vấn…”

“Ừ không thành vấn đề,” hắn nói, trước khi kịp đổi ý.

“Vậy thì tôi sẽ ở lại thêm một hai tuần gì đó nữa.”

Cả hai im lặng. Trong chốc lát lý lẽ và cảm xúc cãi nhau dữ dội, rồi lý lẽ choáng váng đầu hàng.

“OK… được rồi. Vậy thì, cô gọi lại cho Freddie Bestigui được không?”

“Tất nhiên rồi,” Robin đáp, cố gắng ra vẻ điềm tĩnh, mặc dù trong bụng mở cờ.

“Hẹn gặp cô chiều thứ Hai.”

Đó cũng là lần đầu tiên Strike cười với Robin. Đáng ra hắn phải thấy bực bội với bản thân mới đúng. Thế nhưng Strike bước ra ngoài đường, trong buổi chiều sớm mát mẻ, không ân hận tiếc rẻ gì, mà lại còn thấy yêu đời kỳ lạ.

6

Strike từng ngồi đếm số trường mà hắn đã học qua lúc nhỏ, khoảng 17 trường, nhưng hắn ngờ ngợ hãy còn thiếu. Hắn không tính vào đó hai tháng “giáo dục tại gia” khi ba mẹ con hắn sống trong một căn nhà bỏ hoang trên phố Atlantic ở Brixton. Bạn trai của mẹ hắn lúc đó là một nhạc sĩ da trắng theo phong trào Rastafari, có tên tự đặt là Shumba. Ông này cho rằng trường lớp chỉ củng cố những giá trị gia trưởng và vật chất, phải tránh xa ngay không thì hư hết con cái. Trong hai tháng đó Strike chỉ học được một điều duy nhất: cứ hút cỏ thì người ta trở nên trì độn và hoang tưởng, ngay cả khi hút theo kiểu tâm linh.

Strike rẽ qua chợ Brixton trên đường đi gặp Derrick Wilson. Mùi cá tươi từ các sạp có mái che, những hàng quán đầy màu sắc, ăm ắp các thể loại rau củ và trái cây nhập từ châu Phi và vùng Caribe; hàng thịt của người Hồi giáo, tiệm hớt tóc với những tấm hình chụp các kiểu tết và uốn tóc cầu kỳ, những chiếc đầu bằng xốp đội tóc giả xếp thành hàng bên cửa sổ: tất cả đưa Strike về hai mươi sáu năm trước đó, khi hắn và em gái Lucy tha hồ đi lang thang khắp đường phố Brixton trong khi mẹ và Shumba nằm gà gật trên đám gối ôm dơ bẩn ở căn nhà bỏ hoang, mơ hồ thảo luận những khái niệm tâm linh phức tạp để dạy con.

Lucy khi đó mới bảy tuổi, rất thích kiểu tóc của các cô gái Caribe. Khi cậu Ted và mợ Joan đón hai đứa từ Brixton đưa về St Mawes, Lucy ngồi ghế sau trên chiếc xe Morris Minor của cậu mợ, miệng không ngớt đòi được tết tóc có xâu hạt. Strike còn nhớ mợ Joan ra vẻ bình tĩnh đồng ý với Lucy rằng kiểu tóc đó rất xinh, mặt dù qua kính chiếu hậu, hắn thấy mợ đang nhíu mày. Mợ Joan luôn cố tránh chê bai mẹ của Strike trước mặt hai an hem hắn, nhưng càng về sau thì càng thất bại. Strike không biết cậu Ted tìm ra mấy mẹ con hắn bằng cách nào, hắn chỉ nhớ một buổi chiều hai anh em chui vào căn nhà hoang thì đã thấy ông cậu to lớn đứng ngay giữa phòng, dọa đánh dập mũi Shumba. Trong hai ngày sau, hai anh em được đưa về St Mawes, trở lại trường tiểu học cũ, gặp lại bạn bè như chưa bao giờ bỏ đi, và nhanh chóng mất đi giọng địa phương mà chúng vừa kịp bắt chước.

Hắn không cần đọc hướng dẫn chỉ đường mà Derrick Wilson chuyển cho Robin. Hắn biết quá rõ quán Phoenix ở phố Coldharbour. Ngày trước thỉnh thoảng Shumba và mẹ vẫn dẫn hai anh em đến đây: một cái quán nhỏ sơn màu nâu, giống như nhà kho trong vườn. Tại đó (nếu không phải ăn chay như mẹ và Shumba) hắn được ăn những bữa sáng nóng sốt to dùng, với trứng chiên và thịt muối chồng lên nhau và uống trà sữa màu gỗ tếch. Mọi thứ y như hắn vẫn nhớ: ấm cúng, nhỏ gọn và hơi cáu bẩn, những tấm gương trên tường phản chiếu dãy bàn ăn bằng gỗ giả dán Formica, gạch lát nền màu trắng đỏ đã đốm xỉn, trần nhà màu trắng đục như bột báng dán phủ giấy dán tường mốc meo. Một người phụ nữ chạy bàn tuổi trung niên mập lùn, tóc ngắn duỗi thẳng, đeo bông tai nhựa màu cam lúc lắc đứng sang một bên nhường đường cho Strike đi qua.

Một người đàn ông gốc Caribe to lớn ngồi một mình ở bàn ăn, đọc báo The Sun, ngay trên đầu ông có treo một cái đồng hồ quảng cáo bánh Pukka Pies.

“Derrick?”

“Dà…, anh Strike?”

Strike bắn tay Wilson, bàn tay ông ta to và khô ráp. Hắn ngồi xuống. Hắn đoán Wilson cũng phải cao gần bằng hắn. Cơ bắp và mỡ căng lên dưới tay áo len đồng phục của Wilson. Tóc ông ta cạo sát đầu, râu ria cũng được cạo sạch sẽ, mắt thuôn dài hình hạt hạnh nhân. Strike gọi món bánh nhân thịt và khoai tây nghiền từ thực đơn treo trên tường, thấy dễ chịu khi nghĩ giờ đây hắn có thể trừ bốn bảng bảy lăm xu vào công tác phí.

“Ờ, bánh với khoai tây nghiền ở đây ngon,” Wilson nói.

Wilson nói giọng London, có pha chút ngữ điệu Caribe. Giọng ông ta trầm, điềm đạm và chừng mực. Strike nghĩ ông này làm bảo vệ sẽ khiến cho người ta yên tâm.

“Cảm ơn anh đã bỏ thời giờ đến đây. Tôi rất cảm kích. John Bristow không hài lòng với kết quả điều tra vụ em gái ông ta. Ông ta thuê tôi để xem lại chứng cứ vụ án.”

“Dà,” Wilson nói “Tui biết rồi.”

“Bristow trả anh bao nhiêu tiền để nói chuyện với tôi?” Strike hỏi tự nhiên như không.

Wilson nháy mắt, rồi khoái trá cười khùng khục, có vẻ hơi tội lỗi.

“Hai xị rưỡi,” ông ta đáp. “Nhưng nếu làm vậy mà ổng thấy an ủi thì cũng được, anh hiểu không? Chả thay đổi được giề". Cổ tự xát. Nhưng anh cứ hỏi. Tui chả có phiền chi.”

Wilson gấp tờ The Sun lại. Trang nhất báo có hình Thủ tướng Gordon Brown mệt mỏi, hai mắt đều có bọng.

“Chắc anh đã làm việc với bên cảnh sát rồi,” Strike vừa nói vừa mở cuốn sổ ra đặt bên cạnh đĩa, “nhưng sẽ rất có ích nếu anh kể lại sự việc hôm đó.”

“Dà, được mà. Chút xíu nữa có khi có thêm Kieran Kolovas-Jones,” Wilson nói thêm.

Có vẻ như Wilson nghĩ Strike biết người đó là ai.

“Ai kia?” Strike hỏi.

“Kieran Kolovas-Jones. Tài xế của Lula. Nó cũng muốn nói chuyện với anh.”

“OK, hay quá,” Strike nói. “Khi nào anh ấy tới?”

“Tui không biết. Nó đang đi làm. Rảnh thì nó tạt qua.”

Người chạy bàn đặt tách trà xuống trước mặt Strike. Hắn cảm ơn bà ta rồi bấm viết. Trước khi hắn kịp hỏi, Wilson lại nói:

“Ông Bristow có kể hồi trước anh ở lính.”

“Vâng” Strike đáp.

“Cháu tui đang ở Afghanistan,” Wilson nói, nhấm một hớp trà. “Tỉnh Helmand.”

“Đơn vị nào?”

“Thông tin,” Wilson trả lời.

“Cậu ấy ở đó lâu chưa?”

“Bốn tháng. Mẹ nó vẫn không ngủ được.” Wilson tiếp. “Tại sao anh về?”

“Bị bom nổ cụt chân,” Strike trả lời, thành thật khác thường.

Đó chỉ là một phần của sự thật, nhưng là phần dễ nói nhất với người lạ. Thực ra nếu muốn hắn cũng có thể ở lại quân đội; họ rất muốn giữ hắn; nhưng mất đi cái chân chỉ là giọt nước cuối cùng tràn ly, hắn đã nghĩ tới việc giải ngũ trong mấy năm trở lại đây. Hắn biết giới hạn của mình, nếu ở lâu hơn nữa hắn sẽ rất khó rời khỏi quân đội và trở lại cuộc sống bình thường. Môi trường quân đội nhào nặn con người ta qua năm tháng, dần dần khiến người ta lúc nào cũng biết tỏ ra tuân lệnh, một tính cách cần thiết trong quân ngũ. Strike trưa bao giờ hoàn toàn hòa nhập hẳn và quyết định ra đi trước khi điều đó xảy ra. Ngay cả vậy, hắn vẫn nhớ về Cục điều tra đặc biệt SIB với nhiều tình cảm, không hề bị ảnh hưởng gì bởi chuyện cụt chân. Hắn ước gì cũng có thể nhớ về Charlotte một cách đơn giản như vậy.

Wilson nghe Strike giải thích, khẽ gật đầu.

“Xui thiệt,” ông ta bình luận, giọng trầm.

“Chẳng là gì so với nhiều người khác.”

“Ừ. Một đứa trong trung đội cháu tui mới bị bom nổ bay xác hai tuần trước.”

Wilson nhấm thêm một ngụm trà.

“Anh có thân quen gì với cô Lula Landry không?” Strike hỏi, cây viết cầm sẵn. “Anh có hay gặp cô ấy không?”

“Thì đi ra đi vô đụng mặt vậy thôi. Lúc nào cổ cũng chào hỏi, cảm ơn, lễ độ hơn nhiều so với mấy ông bà có tiền khác,” Wilson nói ngắn gọn. “Lần nói chuyện dài nhất là nói về Jamaica. Cổ định nhận một việc ở đó; cổ hỏi tui nên ở đâu, Jamaica ra làm sao. Tui từng nhờ cổ ký một cái thiệp để gởi qua Afghanistan cho thằng Jason. Chỉ ba tuần trước khi cổ mất. Sau đó mỗi khi gặp tui là cổ luôn hỏi Jason sao rồi, tui thích cổ ở chỗ đó, anh hiểu không? Tui làm bảo vệ lâu lắm rồi. Người ta luôn nghĩ là anh phải đưa lưng lãnh đạn cho họ, nhưng không thèm nhớ tới tên anh. Ờ, cổ rất được.”

Bánh nhân thịt và khoai tây của Strike mới được đem ra, nóng bốc khói. Cả hai im lặng trong một giây, kính nể nhìn cái đĩa tú hụ thức ăn. Nước miếng túa ra đầy miệng. Strike cầm dao và nĩa lên, nói tiếp:

“Giờ anh kể lại chuyện đêm đó được không? Cô Lula có đi ra ngoài đúng không, lúc đó mấy giờ?”

Ông bảo vệ gãi cánh tay, mặt mày suy tư, rồi kéo tay áo lên. Strike thấy mấy hình xăm thập giá và tên viết tắt.

“Chắc khoảng đâu bảy giờ hơn. Cổ đi với Ciara Porter. Tui nhớ chớ, tại lúc họ đi ra khỏi cửa là ông Bestigui đi vô. Tui nhớ vì ổng có nói gì đó với Lula. Tui không nghe rõ lắm. Cổ có vẻ không thích. Nhìn mặt cổ tui biết vậy.”

“Mặt cổ ra sao?”

“Giống kiểu bị xúc phạm,” Wilson nói, cứ như đã sẵn câu trả lời. “Trên màn hình tui thấy hai người đi vô xe. Tòa nhà có lắp camera ngay cửa, nối với màn hình trên bàn tui nên ai bấm chuông tụi tui đều biết.”

“Còn băng không? Tôi xem băng được không?”

Wilson lắc đầu.

“Ông Bestigui không thích vậy. Không được ghi băng gì cả. Ổng là người đầu tiên mua nhà trước khi họ xây xong nên ổng có thể đòi cái này cái nọ.”

“Như vậy cái camera giống như một cái lỗ nhìn trộm xịn thôi hả?”

Wilson gật đầu. Trên mặt Wilson có một vết sẹo mỏng từ mắt trái đến ngay giữa má.

“Đúng vậy. Xong rồi tui thấy hai cô đi vô xe. Hôm đó Kieran không có lái xe cho hai cổ vì nó phải đi đón Deeby Macc.”

“Vậy hôm đó ai lái xe?”

“Một cậu tên là Mick, từ bên công ty Execars, cũng từng lái cho Lula rồi. Tôi thấy mấy đứa phóng viên bao quanh cái xe hơi, ngay lúc xe sắp chạy. Phóng viên chầu chực ở đó cả tuần vì biết là cô Lula mới quay lại với Evan Duffield.”

“Bestigui làm gì sau khi Lula và Ciara đi khỏi?”

“Ổng tới chỗ tui lấy thư rồi lên cầu thang về nhà ổng.”

Strike liên tục phải bỏ nĩa xuống sau mỗi miếng để ghi chép.

“Sau đó có ai ra vào nữa không?”

“Có, mấy người phục vụ ăn uống – hôm đó nhà Bestigui đãi khách. Một cặp người Mỹ tới khoảng sau tám giờ, đi thẳng lên căn hộ số một của Bestigui. Sau đó không ai ra vô gì nữa cho tới khi đám đó về, khoảng nửa đêm. Xong rồi tui cũng không thấy ai nữa tới khi Lula về nhà, khoảng một rưỡi sáng.

“Tui nghe mấy đứa phóng viên kêu tên cổ bên ngoài. Khi đó đông đen. Một đám đi theo cổ về từ hộp đêm, thêm một đám đứng chực từ trước chờ Deeby Macc. Nghe nói anh ta mười hai rưỡi về tới nơi. Lula bấm chuông, tui bấm nút mở cửa cho cổ vô.”

“Cô ấy không dùng khóa mật mã à?”

“Không tại lúc đó có nhiều người, cô muốn đi vô cho lẹ. Họ cứ hét lên, đổ dồn hết về phía cổ.”

“Tại sao cổ không đi vô theo bãi đậu xe dưới tầng hầm, như vậy thì tránh được hết?”

“Ừa, nhiều khi cổ đi kiểu vậy, nếu Kieran lái vì cổ có đưa cái chìa khóa cổng vô đó cho nó. Nhưng Mick thì không có, nên phải dừng ngay trước cửa.”

“Tui chào cổ, rồi hỏi bộ ngoài trời tuyết rơi dữ hả, tại trên tóc cổ dính tuyết, cô run cầm cập tại mặc cái đầm chút xíu. Cổ nói lạnh muốn đông đá, hay đại loại thế. Rồi cổ nói, “Ước gì tụi nó biến mẹ cho rồi. Tụi nó tính đứng đó suốt đêm hay sao?” Ý cổ nói bọn phóng viên. Tui kêu tụi nó đang đợi Deeby Macc; nghe là về trễ. Trông cổ có vẻ bực bội. Rồi cổ vô thang máy và đi lên nhà.”

“Trông bực bội?”

“Ừm rất bực.”

“Bực kiểu sắp tự tử?”

“Không.” Wilson đáp “Kiểu giận dữ.”

“Rồi sao nữa?”

“Rồi,” Wilson tiếp, “Tui phải đi ra sau. Bụng tui bắt đầu sôi lên. Tui phải đi cầu. Rất gấp, anh biết không. Chắc tui bị giống như Robson. Nó cũng bị đau bụng. Tôi đi khỏi khoảng mười lăm phút. Không ráng được. Chưa bao giờ tui đau bụng tới vậy.

“Tui vẫn ngồi trong cầu lúc có tiếng người. Không,” Wilson tự sửa, “đầu điên là nghe rầm một cái. Nghe từ xa. Sau này tui nghĩ lại đó hẳn là tiếng cô Lula rớt xuống.

“Xong rồi mới có tiếng người, mỗi lúc một to, vọng xuống cầu thang. Tui kéo quần lên rồi chạy ra đại sảnh, bà Bestirui đang ở đó, chỉ mặc mỗi đồ lót, người run cầm cập, la hét quay quắt như mụ khùng. Bả nói cô Lula chết rồi, bị xô té xuống ban công, bị ông nào đó ở trên kia xô xuống.

“Tui kêu bả cứ ở yên đó, tui chạy ra cửa trước. Tui thấy cô Lula. Cổ nằm trên đường, mặt úp xuống tuyết.”

Wilson tợp thêm một ngụm trà, rồi ôm nguyên cái tách, nói tiếp:

“Một nửa đầu cô Lula vùi trong tuyết. Máu chảy ra. Tui thấy cổ bị gãy cổ. Và bị xịt… ừm.”

Tự nhiên lúc đó Strike cảm giác như ngửi thấy mùi não người, ngọt gắt và không lẫn vào đâu được. Hắn từng ngửi thấy mùi đó nhiều lần. Không sao quên được.

“Tui chạy ngược vô trong,” Wilson kể tiếp. “Cả hai ông bà Bestigui đang ở sảnh, ổng đang cố lôi bả lên lầu, trùm áo cho bả, bả thì vẫn la lối um sùm. Tui kêu hai người đi gọi cảnh sát và coi chừng thang máy; lỡ thủ phạm có chạy xuống.

“Tui chạy ra sau lấy chìa khóa chủ rồi chạy lên lầu. Trên cầu thang không có ai hết. Tui mở cửa vô nhà cô Lula…”

“Tại sao lúc đó anh không mang theo cái gì để tự vệ?” Strike cắt ngang. “Nếu anh nghĩ trong nhà cô Lula có ai đó? Lại vừa giết cổ xong?”

Im lặng. Không ai nói gì một lúc lâu.

“Tui không nghĩ là tui cần gì hết,” Wilson đáp. “Cứ nghĩ có gì tui chơi nó tay không luôn, không thành vấn đề.”

“Chơi ai?”

“Duffield,” Wilson nói nhanh. “Tui nghĩ Duffield đang ở trên đó.”

“Tại sao?”

“Tui nghĩ chắn hắn đi vô lúc tui đang ngồi cầu. Hắn biết mật mã khóa. Tui đoán chắc hắn chạy lên lầu, cô Lula mở cửa cho hắn vô. Tui có nghe hai người cãi lộn rồi. Tôi từng nghe hắn la hét giận dữ. Ừm. Nên tui nghĩ chắc hắn xô cổ té.

“Nhưng khi chạy lên nhà cô Lula, tui thấy trống trơn. Tui đi tìm mỗi phòng, không có ai hết. Tui còn mở cả tủ quần áo ra nữa, cũng không có gì.

“Cửa sổ phòng khách mở toang. Hôm đó trời lạnh dưới không. Tui không đóng cửa sổ lại, không đụng vô cái gì hết. Tui bước ra rồi bấm nút thang máy. Cửa thang máy mở liền, vì vẫn còn đứng ở tầng của cô Lula. Trong thang không có ai hết.

“Tui chạy xuống dưới nhà. Ông bà Bestigui đã trở vô nhà họ, khi tui đi ngang qua, tui vẫn nghe tiếng họ, bả vẫn la lối um sùm còn ổng thì la bả. Tui không biết họ gọi cảnh sát chưa. Tui chụp máy di động trên bàn trực rồi đi ra ngoài, đứng với cô Lula vì… tui không muốn cổ nằm đó một mình. Tui đang tính gọi cảnh sát, coi thử họ tới chưa. Nhưng chưa kịp bấm số chín thì đã nghe thấy tiếng còi hụ. Tới lẹ thiệt.”

“Chắc ông bà Bestigui gọi?”

“Ừm. Ổng gọi. Hai cảnh sát đi xe trắng đen.”

“OK,” Strike nói. “Tôi muốn làm rõ một điểm: anh tin bà Bestigui nói thật khi bà ta kể là có người trong nhà cô Lula?”

“Ờ,” Wilson đáp.

“Vì sao?”

Wilson khẽ nhíu mày, suy nghĩ. Mắt ông ta nhìn ra phía đường phố sau vai Strike.

“Lúc đó bà ta vẫn chưa nói chi tiết gì đúng không?” Strike hỏi. “Bà ta không kể là đang làm gì khi nghe tiếng người la? Không giải thích là vì sao hai giờ sáng mà bà ta còn thức?”

“Không,” Wilson đáp. “Bả không giải thích gì cả. Chỉ là cái kiểu của bả lúc đó, anh biết không. Rất là kích động. Run như chó bị mắc mưa. Bả cứ nói đi nói lại 'Có người trên lầu, hắn ném cô ta xuống.' Bả sợ lắm.

“Nhưng không có ai trên đó hết; tui có thể lấy đám con tui ra thề với anh như vậy. Nhà cô Lula trống trơn, thang máy cũng trống, cầu thang cũng không có ai. Nếu có người thật thì sau đó hắn ta đi đâu?”

“Khi cảnh sát tới,” Strike nói tiếp, quay lại với hiện trường đường phố tuyết rơi tối đen và thi thể đã bị dập nát. “Thì sao?”

“Khi bà Bestigui thấy xe cảnh sát qua cửa sổ, bả chạy thẳng xuống nhà, vẫn mặc áo ngủ, ông chồng chạy theo sau. Bả ra đường, đứng giữa tuyết tiếp tục la lối là có sát thủ trong tòa nhà.

“Lúc đó chúng quanhg bật hết đèn lên. Ai cũng đứng cửa sổ nhìn ra. Nửa khu phố thức dậy. Người ta ra đứng đầy vỉa hè.

“Một ông cảnh sát đứng lại chỗ cô Lula, rút bộ đàm ra gọi thêm người, còn ông kia thì đi với tụi tui; tui với hai vợ chồng ông bà Bestigui trở vô trong tòa nhà. Ổng biểu hai ông bà đó về lại nhà ngồi đợi, rồi ổng kêu tui dẫn đi kiểm tra khắp tòa nhà. Tụi tui đi trở lên tầng trên; tui mở cửa nhà cô Lula, cho ổng coi, chỉ luôn cửa sổ mở toang hoang. Ổng coi hết một lượt. Tui dẫn ổng ra chỗ thang máy, vẫn còn đứng trên tầng ba. Rồi tụi tui đi xuống cầu thang. Ổng hỏi tui về căn hộ tầng hai, vậy là tui mở cho ổng coi luôn vì tui có chìa chủ.

“Ở trong tối thui, báo động kêu lên khi hai tụi tui đi vô. Tui chưa kịp tìm công tắc đèn hay tắt báo động thì ông cảnh sát đâm sầm vô cái bàn giữa nhà, đánh đổ bình hoa hồng to bự chảng. Mảnh chai, nước, hoa lá văng tùm lum trên sàn. Vụ này sau đó cũng nhức đầu lắm…

“Tụi tui kiểm tra hết. Trống trơn, tất thảy tủ kệ, tất cả các phòng, cửa sổ đóng chặt, có chốt. Rồi tụi tôi trở xuống sảnh dưới.”

“Lúc đó thì cảnh sát mặc thường phục tới. Họ muốn có chìa khóa vô phòng tập thể dục, bể bơi với cả bãi đậu xe ở tầng hầm. Một ông cảnh sát đi lấy lời khai của bà Bestigui, một ông nữa chạy ra ngoài, gọi thêm người, vì chung quanh hàng xóm đổ ra đầy đường, hết nửa đang gọi điện thoại, có mấy người chụp hình búa xua. Cảnh sát đồng phục kêu gọi họ đi trở vô nhà. Lúc đó tuyết cứ rơi miết, dày lắm.

“Xong rồi họ dựng một cái lều ngay chỗ cô Lula, mấy người bên pháp y tới. Báo chí cũng vừa tới. Cảnh sát niêm phong hết nửa khu phố, quay ngang xe chặn lối.”

Strike đã làm sạch sẽ đĩa thức ăn. Hắn đẩy đĩa qua một bên, gọi thêm trà cho cả hai rồi cầm cây viết lên lại.

“Có bao nhiêu người làm việc ở tòa nhà số 18?”

“Ba bảo vệ, tui, Colin McLeod và Ian Bobson. Tụi tui làm việc theo ca, lúc nào cũng có người trực tòa nhà. Đáng ra đêm hôm đó tui không có ca trực nhưng Robson gọi điện khoảng bốn giờ chiều, kêu là bị đau bụng, không đi làm được. Vậy là tui nói thôi để tui ở lại đó làm tiếp ca nữa luôn. Tháng trước nó đổi ca một lần với tui khi tui có việc nhà. Nên tui nợ nó.

“Đáng ra tui không có mặt ở đó,” Wilson nói, và trong giây lát ông ta ngồi im, suy tư về những ngã rẽ khác nhau của mọi sự trên đời.

“Hai bảo vệ kia với cô Lula có OK không?”

“Dà, anh hỏi họ thì họ cũng sẽ nói y như tui thôi. Cổ dễ thương mà.”

“Còn ai làm ở đó nữa không?”

“Có mấy đứa quét dọn người Ba Lan. Tụi nó nói tiếng Anh tệ lắm. Anh có hỏi cũng không ra được gì đâu.”

Strike vừa nghĩ vừa viết nhanh trong cuốn sổ SIB – (hắn đã kịp chôm một mớ sổ trong lần trở lại Aldershot). Lời khai của Wilson có chất lượng cao khác thường: ngắn gọn, chính xác và chi tiết. Rất ít người trả lời thẳng vào câu hỏi như vậy; lại càng hiếm ai biết sắp xếp suy nghĩ trước khi trả lời, không cần phải hỏi dò thêm. Strike đã quen với việc đào xới trong ký ức đau khổ của người khác, giống như một nhà khảo cổ đào đám gạch vụn. Hắn từng lấy được lòng tin của những tay giang hồ, biết hù dọa những người đang sợ chết khiếp, ra mồi nhử những đối tượng nguy hiểm và đặt bẫy được cả những kẻ cực kỳ khôn khéo. Tất cả những kỹ năng đó đều không cần thiết áp dụng với Wilson, thật là phí phạm với một cuộc điều tra vô nghĩa, chỉ để thoả mãn sự hoang tưởng của John Bristow.

Tuy vậy Strike luôn làm việc hết sức kỹ lưỡng, một thói quen không bao giờ suy suyển. Hắn không thể phỏng vấn qua loa, cũng như không thể nằm ườn trên giường hút thuốc nguyên một ngày. Một phần là bản tính, một phần qua rèn luyện, hắn nghiêm túc với bản thân, cũng như với khách hàng. Hắn tiếp tục hỏi, một cách tỉ mỉ cẩn thận, đấy cũng là lý do khiên hắn vừa được trọng dụng vừa bị ghét bỏ khi còn trong quân ngũ.

“Ta trở lại một chút vào ngày trước khi cô Lula chết. Hôm đó anh đi làm mấy giờ?”

“Chín giờ, hôm nào cũng vậy. Tới nơi thì bàn giao với Colin.”

“Anh có sổ ghi lại người ra vào tòa nhà không?”

“Có, ai ra vô gì tụi tui cũng ghi hết, trừ người ở trong tòa nhà. Có một cuốn như vậy ở ngay trên bàn bảo vệ.”

“Anh có nhớ hôm đó có ai đi ra vào không?”

Wilson chần chừ.

“John Bristow có đến gặp em gái vào buổi sáng sớm, đúng không?” Strike hỏi dò. “Nhưng Lula có dặn trước là không cho ông ta lên?”

“Ổng kể với anh vậy hả?” Wilson hỏi, trông đỡ căng thẳng hơn.

“Cổ có dặn vậy. Nhưng tui thấy tội nghiệp ổng quá, anh thấy đó? Ổng đem hợp đồng gì đó cho cổ; ổng có vẻ lo lắng, nên tui để ổng đi lên.”

“Còn ai đi vào nữa không?”

“Còn Lechsinka có mặt ở đó sẵn. Một trong mấy đứa quét dọn. Nó luôn tới lúc bảy giờ sáng; khi tui tới thì nó đang lau cầu thang. Không ai vô nữa cho tới khi có một người bên công ty bảo vệ qua, để bảo trì máy báo động. Cứ sáu tháng thì phải làm một lần. Tay đó tới lúc khoảng chín giờ bốn mươi, cỡ đó?”

“Ông quen người này hả, cái người từ công ty bảo vệ đó?”

“Không, người mới mà. Trẻ lắm. Lần nào họ cũng cử người khác nhau tới. Khi đó bà Bestigui và cô Lula còn ở trong nhà nên tui mở cửa cho nó vô căn hộ tầng giữa trước, chỉ chỗ hộp điều khiển rồi để nó làm. Trong khi tui đứng đó, chỉ hộp cầu chì với nút báo động khẩn cho nó thì cô Lula đi ra ngoài.”

“Anh thấy cô ấy đi ra hả?”

“Có thấy, cổ đi ngang qua căn hộ số hai, lúc đó cửa mở.”

“Cô Lula có chào anh không?”

“Không.”

“Anh nói cô ấy lúc nào cũng chào hỏi mà?”

“Tui nghĩ lúc đó cô Lula không thấy tui. Trông cổ có vẻ vội vàng. Cổ đi thăm bà già bị ốm.”

“Tại sao cổ không nói mà anh biết?”

“Có trong kết quả điều tra,” Wilson đáp ngắn gọn. “Sau khi tui chỉ chỗ mọi thứ cho tay bảo trì, tui đi trở xuống. Khi bà Bestigui đi ra khỏi nhà thì tui kêu nó vô làm nhà bả luôn. Nó không cần tui ở lại chỉ dẫn gì nữa vì vị trí hộp cầu chì và nút báo động của các căn hộ đều giống y nhau.”

“Lúc đó ông Bestigui ở đâu?”

“Ổng đi làm rồi. Tám giờ là đi, sáng nào cũng vậy.”

Ba người đàn ông đội mũ bảo hộ, mặc áo dạ quang màu vàng bước vào quán và ngồi xuống ở bàn bên cạnh, dưới tay kẹp theo mấy tờ báo, giầy ủng dính đầy bùn đất.

“Mỗi lần anh chạy đi mở cửa cho cái người bảo trì mất khoảng bao lâu?”

“Khoảng năm phút trong căn hộ số hai,” Wilson nói. “Hai căn hộ còn lại thì chỉ mất khoảng một phút mỗi căn.”

“Người đó xong việc lúc mấy giờ?”

“Khoảng gần trưa. Tui không nhớ chính xác.”

“Nhưng anh chắc là anh ta đi khỏi?”

“Ờ đúng.”

“Còn ai tới nữa không?”

“Có mấy người giao hàng, nhưng bữa đó tính ra khá yên tĩnh so với mấy ngày trước đó.”

“Trước đó thì bận rộn lắm à?”

“Ờ, nhiều người đi ra đi vô, do Deeby Macc từ LA sắp tới. Mấy người từ bên hãng liên tục tới căn hộ số Hai, chuẩn bị sẵn sàng, mua đồ để sẵn tủ lạnh nữa.”

“Anh nhớ hôm đó giao hàng những gì không?”

“Thùng đồ cho Macc và Lula. Bình hoa hồng nữa, tui phải giúp một tay khiêng lên lầu vì bình hoa quá bự,” Wlison dang tay, môt tả bình hoa, “cái bình bự như vầy, tụi tui đặt trên bàn trong phòng khách ở căn hộ số Hai. Đó là cái bình hoa bị anh cảnh sát làm vỡ.”

“Anh nói vụ này sau đó rất nhức đầu, là sao?”

“Hoa đó là của ông Bestigui gởi tặng Deeby Macc, nên khi nghe bình hoa tan tành ổng tức điên. La lối um sùm.”

“Lúc nào kia?”

“Khi cảnh sát vẫn còn ở đó. Lúc họ đang lấy lời khai của bà vợ.”

“Vừa có người chết rơi ngang qua cửa sổ nhà ông ta, mà ông ta lại đi bực chuyện bình hoa bị bể?”

“Ừa,” Wilson đáp, khẽ nhún vai. “Ổng là vậy đó.”

“Ông ta có quen với Deeby Macc không?”

Wilson nhún vai cái nữa.

“Deeby Macc có tới đó lần nào chưa?”

Wilson lắc đầu.

“Sau vụ đó ổng chuyển thẳng tới khách sạn.”

“Anh mất bao lâu để giúp người giao hàng khiêng bình hoa vô căn hộ số hai?”

“Chừng năm phút, mười phút là nhiều. Sau đó tui ngồi trực bàn cả ngày.”

“Anh có nói là có thùng đồ gởi cho Macc và Lula.”

“Có, từ một tay thiết kế nào đó, nhưng tui đưa cho Lechsinka đem lên. Áo quần cho Macc và túi sách cho cô Lula.”

“Và anh nhớ tất cả những người đi vào hôm đó đều đi trở ra?”

“Đúng rồi,” Wilson nói. “Tất cả đều ghi lại trong sổ trên bàn.”

“Bao lâu thì phải đổi mật mã khóa?”

“Sau khi cô Lula chết thì phải đổi, vì mã cũ hầu như một nửa cảnh sát ở London đều biết,” Wilson nói. “Nhưng trong suốt ba tháng cô Lula ở đó thì không thay đổi gì.”

“Anh nói tôi biết mật mã là gì được không?”

“Một chín sáu sáu,” Wilson đáp.

“Họ cứ tưởng đã an bài”?[1]

[1.“They think it’s all over” : một câu nói rất nổi tiếng ở Anh, từ câu gốc “They think it’s all over… It’s now! It’s four” (Họ tưởng là đã an bài. Giờ mới thực là xong! Bốn bàn!), trích từ lời của bình luận viên Kenneth Wolstenholme trong những phút cuối cùng của trận trung kết World Cup năm 1966 giữa Anh và Tây Đức, ngay sau khi Geoff Hurst ghi bàn, ấn định tỉ số 4-2 cho đội Anh. – ND]

“Đúng vậy,” Wilson nói. “McLeod rất khó chịu với mật mã đó, cứ đòi đổi miết.”

“Anh nghĩ có bao nhiêu người biết mật mã khóa cửa trước khi Lula chết?”

“Không nhiều lắm”

“Mấy người giao hàng? Nhân viên bưu điện? Người đọc công tơ khí đốt?”

“Mấy người như vậy thường bấm chuông, rồi tụi tui mới bấm nút mở cửa cho vô. Người trong nhà thì cũng không thường dùng, vì tụi tui ngồi đó thấy hết ai sắp vô, nên luôn mở cửa trước cho họ. Khóa mật mã là để trừ trường hợp không có ai ngồi ở bàn trực; ví dụ như khi bảo vệ đi ra đằng sau hay chạy lên lầu.”

“Mỗi căn hộ đều có chìa khóa riêng?”

“Ờ, có hệ thống báo động riêng nữa.”

“Hệ thống báo động trong nhà cô Lula hôm đó có bật lên không?”

“Không.”

“Còn bể bơi và phòng tập thể dục thì sao? Mấy chỗ đó có gắn báo động không?”

“Chỉ có chìa khóa thôi. Người trong tòa nhà đều có chìa khóa bể bơi và phòng tập, kèm với chìa khóa căn hộ. Thêm một chìa khóa nữa mở cửa ra bãi đậu xe dưới tầng hầm. Cửa này thì có báo động.”

“Báo động có được bật lên không?”

“Không biết, tui không có đó lúc họ kiểm tra. Nhưng chắc có bật. Tay bên công ty bảo vệ có kiểm tra tất cả báo động sáng hôm đó.”

“Tối hôm đó tất cả các cửa đều đóng?”

Wilson ngập ngừng.

“Không phải cái nào cũng đóng. Cửa ra bể bơi còn mở.”

“Có ai dùng bể bơi hôm đó không?”

“Tôi không nhớ.”

“Vậy cửa mở trong bao lâu?”

“Tôi không biết. Colin trực tối hôm trước đó, đáng ra hắn phải kiểm tra.”

“OK,” Strike nói. “Anh nghĩ cái người mà bà Bestigui nghe thấy là Duffield, vì anh có nghe cô Lula và Duffield cãi nhau trước đó? Khi nào vậy?”

“Trước khi họ chia tay, khoảng cỡ hai tháng trước khi cổ chết. Cổ đuổi Duffield ra khỏi nhà, hắn đập rầm rầm lên cửa, đá vào cửa, tìm cách phá, gọi cổ bằng đủ thứ tên bậy bạ. Tui đi lên lầu đuổi hắn ra.”

“Anh có phải kéo hắn không?”

“Không cần. Khi hắn thấy tui hắn lượm hết đồ đạc lên – trước đó cổ vứt áo khoác và giày hắn ra ngoài – rồi đi xuống qua mặt tui. Hắn đang say thuốc,” Wilson nói thêm. “Mắt long lên, anh biết đó, mồ hôi vã ra. Mặc áo thun rất gớm in đủ thứ hình bà rằn. Tui chẳn hiểu vì sao cổ ưa hắn được.

“Kieran tới rồi,” Wilson nói tiếp. Giọng nhẹ hẳn. “Tài xế của Lula.”

7

Một thanh niên khoảng hai lăm tuổi đi vào quán. Anh ta hơi thấp, dáng thanh và cực kỳ đẹp trai.

“Ê Derrick,” anh ta lên tiếng. Anh lái xe và ông bảo vệ chào hỏi, chụp lấy cánh tay, cụng nắm đấm thân mật. Kolovas –Jones ngồi xuống ngay bên cạnh Wilson.

Anh chàng lái xe đẹp như tranh vẽ. Một thứ cốc-tai chủng tộc khó hiểu, da màu đồng-olive, gò má góc cạnh, mũi hơi khoằm, mắt hạt dẻ tối màu với lông mi đen, tóc thẳng, ôm ra sau gương mặt. Vẻ đẹp trai sửng sốt được làm dịu bớt bằng một cái áo sơ mi và cà vạt hơi già dặn. Anh chàng mỉn cười khiêm tốn, cứ như thể đang dàn hòa với những người đàn ông khác, trước khi họ kịp ghét mình.

“Xe đâu?” Derrick hỏi.

“Đậu bên đường Electric,” Kolovas-Jones chỉ ngón cái ra phía sau vai. “Được khoảng hai mươi phút. Phải trở lại bên phía Tây lúc bốn giờ. Anh khỏe không?” anh chàng nói tiếp, đưa tay ra cho Strike bắt, rồi tự giới thiệu. “Kieran Kolovas-Jones. Anh là…?”

“Cormoran Strike. Derrick nói anh muốn…”

“Vâng,” Kolovas-Jones đáp. “Tôi không biết chuyện tôi nói ra có quan trọng hay không, chắc là không, cảnh sát không thèm quan tâm. Tôi chỉ muốn kể lại với ai đó. Tôi không có ý nói vụ cô Lula không phải là tự tử, anh hiểu không?” Kieran thêm vào. “Tôi chỉ muốn nói hết ra. Làm ơn cho một cà phê,” anh ta nói với bà chạy bàn trung niên, có vẻ không hề bị anh ta quyến rũ chút nào.

“Anh lo chuyện gì?” Strike hỏi.

“Chuyện là, tôi luôn chở cô Lula,” Kolovas-Jones nói tiếp, kể lể dài dòng theo kiểu đã tập trước rồi, Strike nhận ra ngay. “Cổ lúc nào gọi tôi.”

“Cô Lula có hợp đồng với công ty anh không?”

“À, ờ…”

“Mọi thứ đều qua ban trực,” Derrick lên tiếng. “Gói dịch vụ có hết. Nếu ai cần xe thì tụi tui gọi cho Execars, là chỗ Kieran làm.”

“Ờ, nhưng lần nào cô Lula cũng yêu cầu tôi lái,” Kolovas-Jones kiên quyết nhắc lại.

“Anh thân với cô ấy lắm hả?”

“Ờ, rất là thân thiện,” Kolovas-Jones tiếp. “Tôi với Lula, tôi không nói là gần gũi gì hết, ờ mà thực ra cũng thân. Tụi tôi rất thân thiện; không chỉ là lái xe với khách, anh hiểu không?”

"Thế à? Thân như thế nào?"

"Không, không phải chuyện đó," Kolovas-Jones nhe răng cười. "Không có chuyện đó."

Nhưng Strike cũng nhận thấy anh chàng hí hửng ra mặt khi có người nhắc tới khả năng đó.

"Tôi lái cho Lula được một năm rồi. Tụi tôi hay nói chuyện với nhau. Tại có nhiều điểm chung. Chẳng hạn như gốc gác này kia, anh hiểu không?"

“Là sao kia?”

“Tụi tôi đều là con lai,” Kolovas-Jones giải thích. “Mọi thứ trong gia đình tôi khá lộn xộn, nên tôi hiểu Lula. Cô ấy không biết có nhiều người giống mình, nhất là sau khi cô ấy nổi tiếng, rất ít khi được nói chuyện thân tình với ai.”

“Chuyện con lai với Lula quan trọng lắm hả?”

“Cổ là da đen trong gia đình da trắng, anh nghĩ sao?”

“Hồi nhỏ anh cũng giống Lula vậy hả?”

“Ba tôi nửa Caribe, nửa Wales; mẹ tôi nửa Liverpoool, nửa Hi Lạp. Lula thường nói là cô ấy ganh tị với tôi,” Anh lái xe nói, ngồi thẳng người. “Cổ nói là, ‘Ít ra anh còn biết anh ở đâu ra, mặc dù từ tùm lum chỗ.’ Và hôm sinh nhật tôi, nhé,” Anh chàng thêm vào, như thể cần phải gây ấn tượng thêm với Strike về tầm quan trọng của sự việc, “cổ tặng tôi một cái khoác Guy Somé, khoảng chừng chín trăm bảng nhé.”

Có vẻ nói tới đây Kieran chờ đợi một phản ứng từ người nghe, Strike gật đầu, tự hỏi không biết liệu Kolovas-Jones đến đây chỉ để kể chuyện anh ta thân với Lula ra sao. Thỏa mãn, anh chàng nói tiếp:

“Vậy là hôm cổ chết… ngay trước đó thì đúng hơn, tôi lái xe chở cổ đi gặp mẹ buổi sáng. Cổ không vui lắm. Cổ không bao giờ thích đi thăm bà già.”

“Tại sao không?”

“Vì cái bà đó quái bỏ cha đi được,” Kolovas-Jones trả lời. “Tôi từng lái xe chở cả hai đi một lần, hồi sinh nhật bà ta. Phu nhân Yvette là người rất kỳ khôi. Cưng ơi, cưng à với Lula, nói gì cũng đệm vô mấy chữ đó. Bà cứ bám riết cô Lula. Anh có thất rất là kỳ cục, ích kỷ và hơi sến không?

“Trở lại hôm đó, bà già cô Lula mới ra viện, vụ đó đương nhiên đâu có cái gì vui, hả. Cổ cũng không háo hức gặp bà già. Cổ có vẻ căng thẳng sao đó, không giống như trước.

“Rồi tôi nói là tối hôm đó tôi không lái cho cổ được vì mắc lái cho Deeby Macc, cổ không vui chút nào.”

“Tại sao?”

“Vì cổ thích tôi lái hơn, không đúng vậy à?” Kolovas-Jones đáp, cứ như Strike chậm hiểu. “Tôi hay đỡ cô tránh nhà báo, với cổ tôi còn là vệ sĩ mỗi khi cổ đi tới chỗ này chỗ kia.”

Wilson khẽ nhăn mặt, tỏ rõ thái độ trước chuyện Kolovas-Jones đi làm vệ sĩ.

“Vậy sao anh không đổi với người khác, rồi lái cho cô Lula thay vì Macc?”

“Tôi đổi cũng được, nhưng tôi không muốn vậy,” Kolovas-Jones thú thật. “Tôi rất mê Deeby. Lúc nào cũng muốn gặp ổng. Vậy nên Lula rất bực. Sau đó,” Kieran nói nhanh, “Tôi chở Lula về nhà bà già, rồi ngồi đợi, rồi bấy giờ tới đoạn mà tôi rất muốn kể cho anh nghe.”

“Cô Lula đi ra khỏi nhà bà già, có gì đó rất khác. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy cổ như vậy cả. Im lặng, không nói gì. Giống như bị sốc hay sao đó. Rồi cổ hỏi tôi có cậy viết nào không, cổ viết gì đó trên một tờ giấy màu xanh. Không nói gì với tôi hết. Không nói gì hết trơn. Chỉ ngồi viết vậy thôi.”

“Rồi tôi chở cổ tới Vashti, tại cổ có hẹn với bạn ăn trưa…”

“Vashti là gì? Bạn là ai?”

“Vashti là một cái cửa hàng quần áo nhỏ - người ta hay gọi là boutique. Ở trong có quán café, rất là sành điệu. Và bạn cổ là…” Kolovas-Jones bẻ đốt ngón tay, nhăn trán. “Là cái người quen với cô Lula từ hồi ở bệnh viện, hồi cô Lula đi điều trị. Tên khỉ gì ấy nhỉ? Tôi thường lái xe trở cả hai đi. Trời đất… tên gì nhỉ, Ruby? Roxy? Raquelle? Đại loại vậy. Cô ta ở nhà trọ St Elmo dưới Hammersmith. Cô ta không có nhà cửa gì.”

“Rồi, Lula đi vô Vashti, lúc sáng cổ có nói với tôi là sẽ ăn trưa ở đó, nhưng mà vô trong chỉ mới mười lăm phút thì cổ đi ra một mình, nói tôi chở về nhà. Thật kỳ cục. Và cái cô tên Raquelle hay gì đó – chút nữa có khi tôi nhớ ra – không đi chung với Lula nữa. Tờ giấy xanh cũng không có đó nữa. Trên suốt đường về Lula không nói gì với tôi hết.”

“Anh có kể với cảnh sát về tờ giấy không?”

“Có. Họ nghĩ là không đáng gì hết,” Kolovas-Jones nói. “Họ nói chắc là giấy ghi mấy thứ cần mua.”

“Anh có nhớ tờ giấy trông ra làm sao không?”

“Màu xanh dương. Giống như giấy viết thư.”

Kieran nhìn đồng hồ.

“Mười phút nữa tôi phải đi.”

“Đó là lần cuối cùng anh gặp Lula?”

“Đúng vậy.”

Kieran cạy kẽ móng tay.

“Khi anh nghe tin Lula, anh nghĩ gì trước hết?”

“Tôi không biết,” Kolovas-Jones trả lời, cắn móng tay vừa mới cạy. “Tôi sốc bỏ mẹ đi được. Ai nghĩ tới chuyện đó? Vừa gặp cổ ngay mấy tiếng trước. Báo chí nói là Duffield làm, vì tối hôm đó hai người cãi nhau trong hộp đêm. Nói thật với anh, lúc đó tôi cũng nghĩ chắc là Duffield. Thằng chó.”

“Anh biết anh ta à?”

“Tôi lái xe chở hai người đi vài lần,” Kolovas-Jones trả lời. Mũi hơi hỉnh lên, miệng mím lại, như thể có mùi gì khó chịu.

“Anh nghĩ sao về Duffield?”

“Tôi nghĩ hắn là một thằng khốn nạn bất tài.” Đột nhiên, Kieran trơn tru giả giọng ngang phè, điệu đàng: “Chút nữa mình có cần nó nữa không hả Lules? Vậy để nó đợi, nha?” Kolovas-Jones tức tối.

“Chưa bao giờ nói thẳng với tôi. Thằng ngu, chẳng ra làm sao.”

Derrick lên tiếng, ra vẻ bí hiểm. “Kieran đây còn là diễn viên nữa.”

“Chỉ toàn vai nhỏ thôi.” Kolovas-Jones giải thích “Cho tới giờ.”

Rồi anh chàng nói qua mấy bộ phim truyền hình có tham gia. Strike thấy Kieran rất muốn được người ta biết đến, khao khát danh vọng, muốn biết sự nổi tiếng đến bất ngờ, nguy hiểm và khiến người ta đổi đời ra sao. Suốt ngày chở những người nổi tiếng trong xe, mà vẫn chưa bao giờ chạm tới sự nổi tiếng. Anh chàng ắt hẳn vừa sốt ruột vừa tức tối.

“Kieran từng đi thử vai cho Freddie Bestigui,” Wilson thêm vào “Đúng không vậy?”

“Đúng vậy,” Kolovas-Jones trả lời, không có vẻ hứng thú gì cả.

“Sao hay vậy?” Strike hỏi.

“Cũng theo kiểu thường thôi,” Kolovas-Jones nói, có chút kiêu ngạo. “thông qua người đại diện của tôi.”

“Nhưng sau đó không tới đâu hả?”

“Họ quyết định thay đổi kịch bản mà,” Kolovas-Jones kể, “Họ bỏ vai đó đi.”

“OK, vậy hôm đó anh đi đón Deeby Macc từ đâu – sân bay Heathrow à?”

“Nhà ga số Năm ở Heathrow,” Kolovas-Jones trả lời, quay về với thực tế tầm thường, rồi nhìn vào đồng hồ. “Tôi phải đi đây.”

“Tôi đi ra xe với anh nhé?” Strike hỏi.

Wilson cũng vui vẻ muốn đi theo; Strike trả tiền cho cả ba người. Họ ra khỏi quán. Trên vỉa hè Strike rút thuốc lá ra mời cả hai; Wilson từ chối, Kolovas-Jones lấy một điếu.

Một chiếc Mercedes màu bạc đậu gần đó, gần góc đường Electric.

“Sau đó anh chở Deeby đi đâu?” Strike hỏi Kolovas-Jones, lúc này họ đã tới khá gần chiếc xe.

“Ổng ưa đi hộp đêm, nên tôi chở tới Barrack.”

“Anh tới đó lúc mấy giờ?”

“Tôi không biết… mười một rưỡi? Mười hai giờ kém mười lăm. Ổng có vẻ căng thẳng, nói chưa muốn đi ngủ.”

“Tại sao lại tới Barrack?”

“Tối thứ sáu ở Barrack là chỗ có hip-hop hay nhất London,” Kolovas-Jones trả lời, cười cười, như thể ai cũng biết điều đó vậy. “Ổng có vẻ thích lắm, tại tới gần ba giờ ổng mới ra lại.”

“Vậy anh chở Macc về lại Kentigern Gardens rồi mới thấy cảnh sát đầy ở đó, hay...?”

“Tôi đã nghe tin trên radio trước rồi,” Kolovas-Jones nói. “Tôi kể với Deeby khi ổng vô xe. Nhân viên của ổng bắt đầu gọi điện loạn xạ, đánh thức mấy người bên hãng đĩa hát, sắp xếp lại mọi thứ. Họ kiếm cho ổng được một phòng ở khách sạn Claridges; tôi chở ổng về đó. Năm giờ sáng tôi mới về tới nhà. Bật TV lên xem lại trên kênh Sky. Khốn kiếp không thể tin nổi.”

“Tôi cứ tự hỏi không biết ai nói trước với đám paparazzi đứng trước tòa nhà số mười tám là mấy tiếng sau Deeby mới về. Nghe đâu có ai nói vậy nên họ mới bỏ ra về hết trước khi Lula ngã xuống.”

“Vậy hả, tôi không biết.” Kolovas-Jones đáp.

Anh chàng bước nhanh hơn một chút, tới xe trước hai người còn lại và bấm mở khóa.

“Macc không mang theo hành lý gì à? Có để trong xe anh không?”

“Không, bên hãng đĩa hát cho gởi đi trước vài ngày rồi. Ổng xuống máy bay chỉ có một cái túi xách tay, và khoảng mười vệ sĩ.”

“Vậy xe anh không phải là chiếc xe đi đón duy nhất?”

“Có bốn chiếc tất cả, nhưng Deeby ngồi trong xe tôi.”

“Khi ông ta ở trong hộp đêm anh đợi ở đâu?”

“Tôi chỉ đậu xe và ngồi đợi thôi,” Kolovas-Jones trả lời. “gần phố Glasshouse.”

“Còn ba chiếc nữa ở đâu? Mấy anh không đậu cùng chỗ hả?”

“Ở London dễ gì tìm được bốn chỗ đậu xe liên tiếp hả ông bạn,” Kolovas-Jones nói. “Tôi không biết ba đứa kia đậu ở đâu.”

Lúc này Kieran đã mở cửa xe, anh ta liếc nhìn Wilson rồi lại nhìn Strike.

“Nhưng chuyện này thì liên quan gì?” Anh ta hỏi.

“Tôi muốn biết khi lái xe riêng cho khách thì ra sao thôi.”

“Chán bỏ mẹ,” Kolovas-Jones trả lời, có vẻ bực tức. “Nghề này thì tới vậy thôi. Lái xe phần lớn là ngồi một chỗ đợi.”

“Anh còn giữ chìa khóa garage tầng hầm Lula đưa không?” Strike hỏi.

“Gì kia?” Kolovas-Jones hỏi lại, mặc dù Strike cá là anh ta đã nghe rõ câu hỏi. Vẻ hằn học của anh lái xe trở nên rõ ràng hơn, không chỉ với Strike, mà còn với cả Wilson, từ đầu tới cuối ngồi yên, trừ lúc xen vào kể chuyện Kolovas-Jones là diễn viên.

“Anh còn giữ…”

“Còn, còn giữ. Tôi vẫn phải chở ông Bestigui còn gì?” Kolovas-Jones trả lời, “Thôi, tôi phải đi đây. Tạm biệt Derrick.”

Anh ta vứt điếu thuốc hút dở xuống đường và ngồi vào xe.

“Nếu anh còn nhớ ra gì nữa,” Strike dặn, “ví dụ như tên của cô bạn Lula gặp ở Vashti, anh gọi điện cho tôi nhé?”

Strike đưa danh thiếp cho Kolovas-Jones. Anh ta đã cài xong dây an toàn, cầm lấy cái danh thiếp mà không thèm nhìn.

“Khéo mà trễ mất.”

Wilson vẫy tay chào. Kolovas-Jones đóng sầm cửa xe lại, khởi động, đánh xe ra khỏi bãi và nổ máy chạy đi.

“Nói hơi bị lậm mấy vụ sao siếc nổi tiếng,” Wilson nói, khi chiếc xe đã đi hẳn, như thể đang xin lỗi giùm cho anh chàng lái xe. “Nó rất thích lái xe cho cô Lula. Nó luôn tìm cách lái cho mấy người nổi tiếng. Nó đã rất hi vọng là Bestigui sẽ cho nó thử một vai, chờ đằng đẵng hai năm trời. Nên lúc không được gì nó rất tức.”

“Vai gì vậy?”

“Một tay buôn ma túy. Phim gì đó.”

Hai người cùng về phía ga tàu điện Brixton. Trên đường có mấy nữ sinh da đen mặc váy xếp màu xanh đang túm tụm cười nói. Một cô bé có tóc tết xâu hạt làm Strike lại nghĩ đến em gái Lucy.

“Ông Bestigui vẫn còn ở đó đúng không?” Strike hỏi.

“Đúng vậy.” Wilson đáp.

“Còn hai căn hộ kia thì sao?”

“Hai vợ chồng một tay môi giới chứng khoán người Urkraine thuê căn số hai. Một tay người Nga đang hỏi thuê căn số ba, nhưng chưa ra giá.”

Một người đàn ông nhỏ thó, râu rậm, mặc áo choàng như nhà tiên tri trong Kinh thánh chạy băng qua trước mặt, lè lưỡi trêu, khiến Strike và Wilson phải dừng lại. Strike hỏi “Hôm nào anh cho tôi vào trong nhà xem được không?”

“Cũng được,” Wilson đáp sau khi liếc nhìn chân Strike. “Cứ gọi tui. Nhưng phải đợi lúc ông bà Bestigui không có nhà, anh hiểu không. Ổng khó tính lắm, mà tui thì cần việc làm.”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play