Gia đình Daswood giờ đã ổn định tại Barton với tiện nghi họ chấp nhận được. Ngôi nhà và khu vườn, cùng mọi cảnh quan chung quanh, giờ đã trở nên quen thuộc với họ. Những công việc thường nhật họ theo đuổi vốn chỉ cho Norland phân nửa niềm hứng khởi, giờ lại được tiếp tục qua niềm vui lớn lao hơn là Norland có thể tạo ra, kể từ khi cha họ qua đời. Ngài John Middleton đến thăm họ mõi ngày trong hai tuần đầu, không thể giấu sự ngạc nhiên khi thấy họ luôn bận rộn, vì ông không quen nhìn thấy nhiều công việc trong khu gia cư của mình.
Họ không có nhiều khách thăm viếng ngoại trừ những người đến từ Barton Park; vì lẽ dù ngài John đã khuyến khích họ nên giao du nhiều hơn quanh vùng, lặp đi lặp lại rằng cỗ xe của ông lúc nào cũng sẵn sàng cho họ sử dụng, tinh thần độc lập của bà Daswood trấn áp lòng ham muốn giao tiếp của các con bà, và bà nhất quyết từ chối thăm viếng một gia đình nào ở cách xa hơn quãng đường đi bộ. Chỉ có vài gia đình sống cách quãng ngắn như thế; không phải tất cả đều có thể giao hảo được.
Trong một lần đi dạo, các cô gái đã tìm thấy một ngôi biệt thự trông đáng kính cách nhà họ một dặm rưỡi, dọc theo thung lũng Allenham hẹp quanh co phân nhánh từ Barton. Ngôi biệt thự gợi cho họ nhớ chút ít về Norland, khích động trí tưởng tượng của họ và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về nơi này. Nhưng sau khi dọ hỏi, họ được biết rằng chủ nhân là một bà cụ có tư cách tốt, nhưng không thể giao tiếp với thiên hạ vì quá già yếu, không bao giờ bước ra khỏi nhà.
Cả vùng thôn dã quanh họ có nhiều lối đi dạo đẹp mắt. Từ mọi khung cửa sổ của ngôi nhà nghỉ mát, các đồi núi cao mời mọc họ đến thưởng ngoạn không khí trên các đỉnh, một thay đổi hạnh phúc so với cát bụi từ các thung lũng phía dưới che lấp mọi vẻ đẹp trên cao.
Marianne và Margaret có một buổi sáng đáng nhớ là đi dạo đến một trong các ngọn đồi này, bị thu hút bởi ánh mặt trời mù mờ dưới khung trời mưa lâm râm, không còn chịu đựng được khi bị giam hãm trong phòng như hai ngày trước. Thời tiết không đủ hấp dẫn hai người kia xa rời cây bút chì và quyển sách của họ, dù Marianne cho rằng cả ngày hôm ấy trời sẽ đẹp và đám mây trông có vẻ đe dọa họ sẽ bị thổi đi khỏi các ngọn đồi. Thế là hai cô gái cùng nhau cất bước.
Hai người thích chí đi xuống các triền đồi, vui mừng nhận ra loáng thoáng từng mảng khung trời xanh, và khi cơn gió tây-nam thổi quật vào mặt họ, họ thương hại cho bà mẹ và Elinor, vì đã e sợ nên không có dịp chia sẻ cảm giác vui thú như thế.
Marianne nói:
- Trên đời có hạnh phúc nào lớn lao hơn thế này không? Margaret, ta sẽ đi dạo nơi này trong hai giờ.
Margaret đồng ý. Hai cô đi ngược chiều gió, vừa chống chọi cơn gió vừa thỏa thích cười vang thêm khoảng 20 phút, rồi đột nhiên mây giăng đầy đặc trên đầu, và cơn mưa ập xuống mặt mũi họ. Thất vọng và ngạc nhiên, hai cô đành phải quay lại, vì không có nơi nào trú mưa gần hơn nhà của họ. Tuy nhiên, họ vẫn còn có điều an ủi là có thể chạy thật nhanh theo triền đồi dốc dẫn thẳng xuống cửa vườn nhà họ, đây là do tình thế bắt buộc hơn là phép tắc thông thường.
Hai người bắt đầu chạy. Lúc đầu Marianne có lợi thế, nhưng cô bị trượt một bước và thình lình ngã xuống đất. Margaret không thể dừng bước để giúp cô chị, phải tiếp tục chạy, và xuống đến chân đồi an toàn.
Một thanh niên mang một khẩu súng, cùng hai con chó chỉ điểm quấn quít bên cạnh, đang đi lên triền đồi cách Marianne ít bước khi cô bị ngã xuống. Anh đặt khẩu súng xuống và chạy đến. Cô đã tự đứng dậy, nhưng khi ngã cô đxa bị bong gân cổ chân, và cô khó đứng vững được. Người thanh niên tỏ ý muốn giúp cô; và nhận ra rằng do nữ tính nhũn nhặn cô thấy không cần trợ giúp, hai tay anh nâng cô lên rồi mang cô xuống triền đồi. Anh đi qua khu vườn, bước vào cánh cổng do Margaret mở ra, mang cô thẳng vào nhà, trong khi Margaret cũng vừa vào đến, không rời xa cho đến khi anh đặt cô chị xuống chiếc ghế trong hành lang.
Elinor và bà mẹ ngạc nhiên đứng dậy khi hai người đi vào. Khi đôi mắt họ dán lên anh trong phân vân và ngưỡng mộ kín đáo, anh tỏ ý xin lỗi đã đường đột và cho biết nguyên do bằng cử chỉ thẳng thắn và nhã nhặn đến độ vóc dáng anh, vốn đã đẹp trai khác thường, càng thêm thu hút nhờ giọng nói và phong thái. Ngay cả nếu anh có già yếu, xấu xí và thô lỗ, bất kỳ hành động chăm sóc nào cho con gái bà cũng đủ được bà biết ơn; đàng này ảnh hưởng của tuổi trẻ, ngoại hình đẹp trai cùng hái độ thanh lịch đã dấy lên sự quan tâm phải có hành động cần thiết - đúng theo tâm tư của bà.
Bà lặp đi lặp lại lời cảm ơn anh, rồi qua giọng ngọt ngào cố hữu, bà mời anh ngồi. Nhưng anh từ chối vì người anh lấm bẩn và ướt sũng. Rồi bà khẩn khoản xin anh cho biết bà đã mang ơn ai. Anh đáp tên anh là Willoughby, anh hiện cư ngụ tại Allenham. Anh tỏ ý xin bà cho phép anh trở lại ngày hôm sau để thăm hỏi cô Daswood. Bà chấp nhận ngay vinh dự này, rồi anh kiếu từ, khiến cho mọi người càng để tâm đến anh giữa cơn mưa mù mịt.
Dáng vẻ đẹp trai và phong thái nhã nhặn đến khác thường của anh lập tức là đề tài cho mọi người ngưỡng mộ. Thói quen nịnh đầm của anh thường khởi động tiếng cười của Marianne, và tiếng cười càng rộn rã hơn vì vẻ bề ngoài thu hút của anh. Bản thân Marianne không nhìn ra anh nhiều như những người còn lại, vì cơn bối rối khiến mặt cô đỏ bừng, khi anh nâng cô lên, đã đánh mất khả năng cô đánh giá anh. Nhưng cô đã nhìn ra anh đủ để cùng với mọi người cảm mến anh, qua tinh thần nống nàn vốn luôn đi kèm theo lời ca ngợi của cô. Con người và phong cách của anh đúng như trí tưởng tượng của cô vẽ ra cho mẫu anh hùng của cốt truyện cô mê thích. Cách anh bế cô đi vào nhà, mà không tỏ ra khách sáo gì trước, chứng tỏ suy nghĩ nhanh nhậy và tính cách hành động cả quyết. Mọi chi tiết thuộc về anh đều đáng được để tâm nhận xét. Tên anh nghe hay hay, nơi anh cư ngụ nằm trong cùng thôn dã họ thích, và chẳng bao lâu cô đã thấy rằng trong mọi loại trang phục cho đàn ông, áo vét đi săn trông phù hợp nhất. Trí tưởng tượng của cô căng sức làm việc, các hồi tưởng của cô đều dễ chịu, và cô không màng gì đến cơn đau của cổ chân bị bong gân.
Vào buổi sáng ngay khi thời tiết tốt đẹp trở lại cho phép Ngài John ra khỏi nhà, ông đến thăm họ. Ông đã nghe kể qua tai nạn của Marianne, bây giờ bị hỏi han một cách nôn nóng liệu ông có biết anh trai tẻ nào tên là Willoughby ở Allenham hay không.
Ông thốt lên:
- Willoughby! Gì thế? Anh ấy đang ở đây à? Đây là tin vui; ngày mai tôi sẽ đi mời anh đến dùng bữa ngày Thứ Năm.
Bà Daswood nói:
- Thế là ông quen biết ạnh ấy.
- Quen biết! Chắc chắn là tôi có quen biêt. Anh ấy xuống đây chơi mỗi năm.
- Anh ấy là người như thế nào?
- Bà hãy tin tôi, mẫu thanh niên cũng tốt như bất kỳ ai khác. Một tay súng săn khá, và không có ai ở Anh quốc cưỡi ngựa gan lì như thế.
Marianne khinh miệt thốt lên:
- Ông chỉ nói về anh ấy có thế thôi sao? Tư cách trong giao tiếp thân mật là như thế nào? Anh ấy theo đuổi những gì, có những biệt tài gì, khả năng thiên phú ra sao?
Ngài John bối rối một ít:
- Quả thật, tôi không biết gì nhiều về anh ấy hơn thế. Nhưng anh chàng dễ chịu, vui vẻ, có một con chó cái đen chỉ điểm giỏi tôi chưa từng thấy. Con chó này có đi theo anh hôm nay không?
Nhưng Marianne không muốn nói qua mầu lông con chó của anh để làm ông hài lòng, cũng như ông không thể diễn tả những sắc màu của tâm tư anh để làm cô hài lòng.
Elinor hỏi:
- Nhưng anh ấy là ai? Gốc gác ở đâu? Anh có nhà ở Allenham không?
Về điểm này, Ngài John có thể cho thông tin rõ ràng hơn. Ông cho họ biết rằng anh Willoughby không có sự sản riêng trong vùng, mà chỉ lưu lại đây khi đến thăm bà cô ngụ ở Allenham Court, người có quan hệ họ hàng với anh và sẽ để thừa kế cho anh các món sở hữu cá nhân. Ông thêm:
- Vâng, vâng, cô Daswood, anh ấy là người rất đáng tóm lấy. Anh ấy có riêng sự sản nhỏ ở Somersetshire; và nếu tôi là cô, tôi sẽ không muốn mang em gái cho anh ta dù có xảy ra mấy việc ngã lăn xuống đồi. Cô Marianne không nên trông mong thu tóm mọi đàn ông cho mình. Brandon sẽ ghen tức, nếu cô không khôn khéo.
Bà Daswood mỉm cười pha trò :
- Tôi không tin cái anh Willoughby này sẽ khó chịu vì bị một trong các cô con gái của tôi thử việc mà ông gọi là tóm lấy anh ấy. Chúng nó không được dạy dỗ theo cách này. Đàn ông đều được an toàn với chúng tôi; cứ để cho họ được giàu có mãi mãi. Tuy nhiên, theo ý ông nói, tôi lấy làm vui mà thấy rằng anh ấy là một thanh niên đáng kính, và phải là người đủ tư cách mới làm quen với anh được.
Ngài John lặp lại:
- Tôi tin rằng anh là một mẫu thanh niên cũng tốt như bất kỳ ai khác. Tôi nhớ đêm Giáng Sinh vừa qua tại buổi nhảy thân mật ở nhà tôi, anh ta nhảy từ 8 giờ đến 4 giờ sáng, mà không hề ngồi nghỉ.
Mắt tròn xoe, Marianne thốt lên:
- Anh nhảy như thế thật ư? Với thanh lịch, với sức sống chứ?
- Đúng thế, rồi 8 giờ sáng anh phóng lên ngưạ đi săn.
- Đây là điều tôi thích; một người trai trẻ phải là như thế. Dù cho anh có theo đuổi những gì, sự háo hức trong các theo đuổi này không nên ở mức bình dị, không mang lại cho anh cảm giác mệt mỏi.
Ngài John nói :
- Vâng, vâng, tôi thấy rồi sẽ ra sao, rồi tôi sẽ thấy. Bây giờ cô định quyến rũ anh ấy mà không còn nghĩ gì đến ông Brandon tội nghiệp.
Marianne trầm giọng:
- Đấy là cách nói mà tôi đặc biệt không thích. Tôi ghét ngôn từ bình dân có ý dí dỏm; "quyến rũ" hoặc "chinh phục" là những từ nghữ ghê tởm nhất. Nó cho thấy xu hướng thô tục, bần tiện, và nếu cách dùng có bao giờ được xem là tinh không, thì từ lấu thời gian đã lấy đi mọi tế nhị.
Ngài John không hiểu lắm ẩn ý mắng mỏ này; nhưng ông cười theo cách thoải mái nhất của ông, ròi trả lời:
- À, tôi đoan chắc cô sẽ có thành tích chinh phục nhiều, bằng cách này hay cách khác. Tội nghiệp Brandon! Ông ta đã buồn nhiều rồi, và tôi có thể nói cho cô biết, ông ấy đáng cho cô quyến rũ dù cho xảy ra mấy vụ trượt ngã và bong cổ chân.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT