Dù là như vậy, chúng
ta vẫn sẽ bỏ lỡ quá nhiều cơ duyên, bỏ lỡ quá trình một đóa hoa hé nở,
bở lỡ một hạt cát chảy trôi, bỏ lỡ khoảnh khắc tái ngộ một người.
Người chết rồi thật sự có chuyển thế luân hồi được hay không? Tôi từng không
chỉ một lần hỏi bản thân như vậy, chẳng ai có thể cho tôi đáp án chuẩn
xác. Nếu có, phải chăng nuối tiếc kiếp này, có thể lưu lại kiếp sau bù
đắp? Sự tốt đẹp kiếp này, có thể tiếp diễn đến kiếp sau? Nhưng đó chung
quy vẫn chỉ là nếu như, dù chúng ta tin tưởng nhân quả luân hồi, kiếp
này vẫn sẽ phạm phải lỗi lầm không thể tha thứ. Mỗi người cả đời đều
phải trải qua nhiều kiếp số, dù có thể lật giở quá khứ, biết trước tương lai, vẫn không tránh khỏi thịnh suy đã định sẵn như nhau. Con người bắt đầu từ khi sinh ra, đã diễn từng màn kịch hoặc bi hoặc hài, mãi đến khi chết mới có thể chấm dứt tất cả vướng bận.
Nếu như có chuyển
thế, kiếp này đã phải gánh vác trách nhiệm vì kiếp trước, lại phải tích
thiện vì kiếp sau, cứ tuần hoàn như vậy, làm sao có một kết thúc? Vì
chúng ta bình thường, do đó có thể sống qua loa, không nhất thiết gánh
vác quá nhiều nghiệp chướng và nợ nần, cũng không phải tính toán tiền
nhân quả báo. Còn về kiếp trước là gì, kiếp sau lại sẽ chuyển thế làm
gì, đều không quan trọng, thứ chúng ta có cũng chỉ là kiếp này ngắn
ngủi. Nhưng ở Tây Tạng, những vị Đạt Lai Lạt Ma viên tịch các đời đều có thể tìm được linh đồng chuyển thế của mình. Vì họ là Phật sống, cho nên có quá trình chuyển thế không tầm thường, chỉ có chuyển thế mới có thể
tiếp tục sự mệnh Đức Phật gửi gắm trên người họ.
Về việc làm sao
tìm kiếm linh đồng chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma, cũng như một bí mật xa xưa, khiến người đời tràn đầy ảo tưởng, truy tìm lời giải đáp hoàn mỹ
nhất. Nhiều vị Phật sống trước khi viên tịch sẽ để lại di chúc, nói cho
đệ tử của mình biết, Ngài sẽ chuyển thế ở một địa phương nào đó. Có một
dạng khác là thần dụ, thần linh nhập vào cơ thể con người, truyền đạt ý
chỉ của mình. Thần có thể chỉ ra phương hướng ra đời của linh đồng, thậm chí cho biết tên cha mẹ linh đồng. Cũng có thể thông qua cao tăng đắc
đạo xem bói, biết được phương vị của linh đồng. Còn có hồ thánh, đợi sau khi xác định được phương vị tổng quát, cùng một phương vị có thể sẽ
xuất hiện nhiều linh đồng cùng một thuộc tính, lúc ấy cần quan sát hồ
thánh. Thành kính cầu khẩn, trong hồ sẽ hiển hiện một số cảnh tượng kỳ
diệu, cảnh tượng có thể truyền đạt địa phương cụ thể mà linh đồng sinh
ra.
Vì linh đồng chuyển thế đều sẽ có đặc trưng phi phàm, lời nói cử chỉ của họ, thậm chí điềm báo trước lúc ra đời đều có khác biệt rất
lớn với người thường. Họ tiếp nối linh hồn của Phật sống, cũng tiếp nối
linh tính của Phật sống, do đó sau khi sinh ra còn có thể nhớ lại nhiều
đoạn đời của kiếp trước, có thể phân biệt ra đồ vật kiếp trước đã dùng,
nói những lời kiếp trước từng nói, thậm chí nhận ra người quen kiếp
trước. Dù chúng ta tin hay không, tất cả nhân quả này đều được bảo tồn,
hết đời này đến đời khác linh đồng chuyển thế của Phật sống đều dùng
những phương thức này tìm kiếm. Bởi vì chân thực, khiến chúng ta càng
thêm tin tưởng tồn tại của Thần Phật, tin tưởng thế gian này thật sự có
linh hồn bất tử, thật sự có luân hồi sinh sôi bất diệt.
Dù là như vậy, chúng ta vẫn sẽ bỏ lỡ quá nhiều cơ duyên, bỏ lỡ quá trình một đóa
hoa hé nở, bở lỡ một hạt cát chảy trôi, bỏ lỡ khoảnh khắc tái ngộ một
người. Người kết duyên với Phật, trên mình nhất định có khí chất không
tầm thường, họ đầy lòng thương xót, hiểu sự cảm ơn, sống tỉnh táo mà lại trầm tĩnh. Dẫu Đạt Lai Lạt Ma có ý chí của Đức Phật, tạo ra đạo tràng
bồ đề chốn nhân gian, độ hóa muôn ngàn người đời, họ có linh hồn bất tử, thể xác họ lại không khác biệt với người thường, phải trải qua sinh lão bệnh tử như nhau, có buồn vui ly hợp như nhau. Người và người trên thế
gian này vốn dĩ giống nhau, mỗi người đều đi trên cùng một con đường,
cuối cùng đến được chốn về bình yên. Bất kể bạn do dự không quyết, hay
vì nghĩa không chùn, thời gian tựa thanh kiếm sắc, lạnh lùng vô tình như nhau.
Ở sườn nam của núi Himalaya[1] có một địa phương gọi là
Monyu, dân tộc Monpa[2] đời đời cư trú tại đây. Dân tộc cổ xưa này tình
quê chất phác, phong tục cởi mở, cách xa huyên náo, không tranh với đời. Nhà ở của người dân Monpa đều lấy vật liệu tại chỗ, dùng gỗ, tre, đá,
cỏ tranh… để xây, khi ngủ trải da thú hoặc thảm len, mặc nguyên y phục
mà nằm. Cuộc sống tản mạn khiến họ không câu nệ tiểu tiết, uống rượu
mạnh, hát tình ca, tổ tiên đời đời sinh sống hạnh phúc, tự do yêu đương
trên mảnh đất yên tịnh này.
[1] Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn): một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả
Himalaya, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ
Pamir Knot. Himalaya theo tiếng Phạn nghĩa là “nơi ở của tuyết”. Đây là
dãy núi cao nhất hành tinh, có mười bốn đỉnh núi cao nhất thế giới với
độ cao trên 8.000m, cao nhất là đỉnh Everest. Dãy Himalaya trải khắp bảy quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanmar và
Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của ba hệ thống sông lớn trên thế giới: sông Ấn, sông Hằng - Brahmaputra và Trường Giang.
[2]
Monpa (Môn Ba): một dân tộc sinh sống chủ yếu tại bang Arunachal Pradesh đông bắc Ấn Độ, Khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc và Bhutan.
Người
dân Monpa có tín ngưỡng của mình, họ đời đời tin thờ phái Nyingma (Hồng
Giáo), tôn trọng vạn vật tự nhiên, tin tưởng nhân quả luân hồi. Ở nơi
này, tôn giáo và tình yêu không hề mâu thuẫn, tôn giáo chỉ là tín ngưỡng trong lòng, còn tình yêu lại là thần thoại đẹp đẽ nhất thế gian. Trên
mảnh đất thần thánh cổ xưa này, mỗi một ngọn cỏ gốc cây đều có linh
tính, mỗi một hòn đá đều biết nói chuyện, mỗi một con bò con cừu đều có
tình cảm. Ngàn năm rồi lại ngàn năm, mặc cho thế gian gió mây biến ảo,
nơi này vẫn chất phác như thuở ban đầu.
Đạt Lai thứ 6 Tsangyang
Gyatso sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường ở làng nhỏ trên
mảnh đất tươi đẹp yên bình này. Năm ấy, là năm 1683 sau Công nguyên, năm Khang Hy thứ 22. Ngày Ngài chào đời, có cảnh tượng kỳ lạ bảy mặt trời
cùng mọc, cột vàng chiếu rọi, là chuyển thế của Liên Hoa Sinh[3], bí
điển “Thần quỷ dị giáo” thế kỷ XII có tiên đoán. Nguyên quốc tịch
Bhutan, dân tộc Monpa, sau khi ra đời một năm mới có người biết, là con
cả trong nhà, cha mẹ tin thờ Hồng Giáo, tức là phái Nyingma do Đại sư
Liên Hoa Sinh sáng lập.
[3] Liên Hoa Sinh (Padmasambhava): Đại sư Ấn Độ đã truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập phái Nyingma vào
thế kỷ thứ VIII. Tương truyền Ngài sinh ra trong một hoa sen nên có tên
này.
Ở ngôi làng cổ xưa này, trời xanh nước biếc, cỏ non cừu béo. Hàng trăm năm nay, người dân Monpa an cư lạc nghiệp ở đây, hưởng thụ
thời gian yên bình mà tự nhiên ban cho. Trước giờ không biết, một làng
quê mộc mạc như vậy cũng sẽ có sinh mệnh không tầm thường giáng lâm. Cha mẹ của Tsangyang Gyatso là nông dân lương thiện, cần cù, cũng là giáo
đồ Hồng Giáo thành kính. Do đó cảnh tượng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời
khi Tsangyang Gyatso sinh ra khiến họ cho rằng đứa con này là Phật tổ
ban ơn, là ông trời khen thưởng nết chăm chỉ, phúc hậu nhiều đời của
người dân Monpa.
Người cha người mẹ hiền lành không biết rằng,
đứa con này là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5, cũng không biết
con mình sau này sẽ vào ở trong cung Potala, được muôn dân lễ bái. Càng
không thể biết, cuộc đời vốn phải huy hoàng của con, lại tô đầy sắc thái bi kịch. Chàng trai anh tuấn xuất thân từ quê hương của những bản tình
ca này đã trở thành nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng.
Nếu không có vướng bận của kiếp trước, Tsangyang Gyatso sẽ giống như tất cả người dân Monpa, trên mảnh đất đầm ấm này, cùng một cô gái xinh đẹp
tự do yêu đương, kết hôn sinh con.
Sự việc trên đời, xưa nay đều
là có được có mất, bạn cho rằng đã sở hữu mặt trời duy nhất của nhân
gian, lại không biết sớm đã đánh mất mặt trăng trong sáng nhất. Bạn cho
rằng mình là bá chủ làm mưa làm gió có thể nắm giữ thiên hạ, lại không
biết đồng thời cũng mất đi hạnh phúc giản đơn nhất của đời người. Nhiều
lúc, không phải bạn không đi truy tìm nên thần vận mệnh không đáp xuống
người bạn. Ba trăm năm trước Tsangyang Gyatso chỉ muốn cùng cô gái mình
yêu yên ổn trông nom một vùng đồng cỏ, dăm ba con bò con cừu, bình dị
qua ngày, lại bị kéo lên ngai Phật của cung Potala, làm Đạt Lai Lạt Ma
mà chúng sinh kính ngưỡng. Thế nhưng, Ngài lại trở thành vật hy sinh của chính trị Tây Tạng, trở thành con rối mà Sangye Gyatso tìm ra để ứng
phó với Khang Hy.
Đều nói người tin số mệnh là người tiêu cực bi
quan. Nhưng tôi lại cho rằng, con người bởi vì tin tưởng vào số mệnh, mà càng tỏ ra ôn hòa điềm đạm. Đã có số mệnh, chúng ta sẽ không cố chấp
sửa đổi những chương tiết đã biên soạn sẵn của đời người, sẽ không cắt
bỏ những đoạn tình sâu sắc hay nông cạn ấy. Tôi thường hay nói, bất kể
bạn và tôi sống theo phương thức nào, hoặc vì bản thân, hoặc vì người
khác, đều làm con cờ bị năm tháng sắp đặt, không có cả quyền lợi chọn
lựa trắng đen. Nói như vậy, không có nghĩa cuộc sống của chúng ta sẽ có
nhiều bi ai đến thế, chỉ là đời người sóng cả trùng điệp, ai cũng phải
học cách bảo vệ bản thân. Con người chỉ có khi không bị thương, mới
không làm tổn thương người khác; chỉ có khi tỉnh táo, mới có thể điểm
hóa người khác; chỉ có khi yêu quý bản thân, mới yêu thương bảo vệ người khác.
Tsangyang Gyatso mà chúng ta mong đợi, đức vua lớn nhất
của cung Potala, người tình đẹp nhất của đường phố Lhasa, đã đến nhân
gian như thế. Ba trăm năm trước, tại một ngôi làng nhỏ xa xôi của Tây
Tạng. Vị Đạt Lai Lạt Ma này định sẵn sẽ khiến vô số người say mê, không
phải vì Ngài có tâm nguyện to lớn dường nào, có hoài bão sâu xa dường
nào, cũng không phải vì Ngài tay cầm quyền trượng thần thánh, được tôn
vinh cao nhất. Thứ chúng ta si luyến là thơ tình của Ngài, là chặng
đường sinh mệnh mê ly mà đẹp đẽ như mơ của Ngài. Ngài dùng cuộc đời
truyền kỳ mà bi kịch, đổi lấy hoài niệm và cảm động vĩnh viễn của đời
người. Chẳng biết, đây có xem là nét đẹp vô tư hay không? Lại có xem là
tròn vẹn tàn khuyết hay không?
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT