Lão Tam bưng chén rượu đầy cao hứng đưa đến trước nói với trung niên thư sinh:

- ân công, Tam Thử là kẻ chẳng biết ăn nói, lại hay huỵch toẹt nhưng lòng rất thành, xin được kính ân công chén rượu này.

- Lão Tam đã kính, tại hạ chỉ còn biết phục mệnh.

Nghe trung niên thư sinh thốt ra câu đó, lão Tam càng phấn khích hơn. Y cao giọng nói:

- Huynh uống chén rượu đó, lão Tam đây sẽ uống một cân. Uống khi nào chẳng còn biết trời đất gì thì thôi.

- Nhiệt tâm của Tam lão huynh khiến tại hạ vô cùng phấn khích.

- Vậy mời ân công.

Trung niên thư sinh dốc chén rượu đổ vào miệng, lão Tam vừa kề bầu rượu thì Sử Thừa Tự giật lại. Lão Tam ngơ ngác giằng bầu rượu nói:

- Sử huynh, huynh sợ lão Tam này say à. Nếu lão Tam có say thì cũng rất thỏa chí vì đã được đối ẩm với ân công.

Trung niên thư sinh nhìn Sử Thừa Tự.

Sử Thừa Tự lắc đầu:

- Lão Tam, ta không cho ngươi uống nữa đâu.

- Sao lại không cho? Sử huynh đừng làm bẽ mặt Tam Thử trước mặt ân công đây.

Y nói xong giật lại bầu rượu.

Sử Thừa Tự biến sắc thét lên:

- Ngươi không được uống!

Lão Tam bật cười kha khả rồi nói:

- Sử huynh đừng quá lo lắng để xem Tam Thử như một đứa trẻ lên hai có được không? Ðệ không uống cạn bầu rượu này như đã hứa với ân công.

Y nói xong toan dốc bầu rượu trút vào miệng. Sử Thừa Tự đứng thừ người ra. Y hốt hoảng toan giật lại bầu rượu nhưng lão Tam đã quay qua bên. Y chưa kịp dốc bầu rượu thì trung niên thư sinh bất ngờ vươn Trảo thộp lấy bầu rượu.

Lão Tam ngơ ngẩn nhìn trung niên thư sinh nói:

- ân công cũng cùng một ý với Sử huynh ư?

Trung niên thư sinh lắc đầu từ tốn nói:

- Tại hạ muốn thấy Tam Thử huynh uống cạn bầu rượu này nhưng chỉ vì sợ huynh Chết nên phải đoạt bầu rượu trên tay huynh.

Tam Thử gắt giọng nói:

- ân công xem thường Tam Thử quá.

Y cười khảy nói:

- Tửu lượng của lão Tam không tầm thường đâu. Thậm chí khi có rượu Tam Thử mới vẽ tranh đẹp được đó. Tranh của Tam Thử luôn có cái thần của người uống rượu.

Trung niên thư sinh mỉm cười, nhìn rồi lại buông một tiếng thở dài. Y nói:

- Nếu bầu rượu này không có độc thì tại hạ đã để cho Tam huynh uống, nhưng thật đáng tiếc trong rượu lại có độc nên không được thưởng lãm tài nghệ tửu họa của huynh.

Mặt lão Tam sững sờ. Y hỏi lại trung niên thư sinh:

- ân công nói sao? Trong rượu có độc à?

Trung niên thư sinh gật đầu. Y nghiêm giọng nói:

- Ðộc công trong rượu rất là lợi hại.

Y chìa bàn tay phải đến trước. Bàn tay của trung niên thư sinh tím bầm trông gớm ghiếc.

Tam Thử ngơ ngẩn:

- Sao lạ vậy? Bầu rượu này do chính...

Y quay ngoắt lại Sử Thừa Tự nói:

- Sử huynh, chuyện này là thế nào? Mau nói ra!

Sử Thừa Tự mím môi rồi nói:

- Chính huynh đã hạ độc vào trong rượu đó.

Ðôi mắt lão Tam trợn đứng tưởng chừng như hai con ngươi sắp rớt ra ngoài. Lão Tam rít giọng nói như thét:

- Tại sao Sử huynh lại làm như vậy chứ?

Sử Thừa Tự nhìn trung niên thư sinh:

- Bởi vị ân công đây chính là Di họa đoạn hồn thần.

Trung niên thư sinh cau mày hỏi Sử Thừa Tự:

- Ai nói cho huynh tại hạ là Di họa đoạn hồn thần? Hay huynh bị Gia Kính Hào ép buộc?

Sử Thừa Tự lắc đầu:

- Chính Gia Kính Hào nói người là Di họa đoạn hồn thần. Chỉ có Di họa đoạn hồn thần mới dụng được thuật Tu la thần pháp.

Trung niên thư sinh cướp lời Sử Thừa Tự:

- Y đã đưa độc công để huynh đầu độc tại hạ?

- Ðộc công của Lam tiểu thư. Gia Kính Hào chỉ muốn nhờ tại hạ độc tôn giá thôi.

Trung niên thư sinh lắc đầu:

- Gia Kính Hào hồ đồ bao nhiêu thì Sử huynh ấu trĩ bấy nhiêu.

Lão Tam vùng dậy, thộp cổ áo Sử Thừa Tự:

- HỌ Sử, ai cho quyền ngươi làm như vậy đối với ân công chứ?

Lão Tam nói dứt cây đẩy Sử Thừa Tự một cái. HỌ Sử đổ kềnh ra đất. Tam Thử cao giọng nói:

- Lần trước ngươi đã bị Cù Nam Dân cho gặm quả dừa, giờ đến lượt ả nha đầu Lam Tiểu Yến. Ngươi co mắt mà như mù vậy. Tại sao ngươi chỉ biết hành động mà chẳng chịu suy nghĩ chứ?

- Sử Thừa Tự hành động như vậy cũng vì chư huynh đệ mà thôi.

Lão Tam thét lên:

- Ngươi còn có thể thốt ra lời nói đó được ư? Lão Tam này không cần ngươi lo cho ta nữa.

Y quay lại trung niên thư sinh:

- ân công, lão Tam sẽ đưa ân công đến đại phu.

- Tại hạ e khó mà rời khỏi đây.

Trung niên thư sinh vừa thốt dứt câu thì Lâm Bạch Huệ bước vào. Nàng nhìn trung niên thư sinh từ tốn nói:

- Ðàm Vĩnh Hưng, ngươi nói rất đúng đó.

Vừa thấy Bạch Huệ bước vào, giờ thốt ra câu nói đó, lão Tam tức giận dẫn đến hai bộ. Gã gằn giọng nói:

- Ả muốn gì Ở ân công lão Tam chứ?

Bạch Huệ nhìn lão Tam:

- Ngươi đâu có đủ tư cách để hỏi bổn cô nương điều đó chứ?

Lão Tam thét lên, chỉ mặt Bạch Huệ:

- Lão Tam ta không cho ả làm càn bậy bạ đâu. Nhất là trong khi ân công của lão Tam đã bị trúng độc.

- Thếthì ngươi làm gì nào?

Lão Tam đứng giang chân giang tay:

- Ả mà có ý gì lão Tam sẽ đánh ả đó.

Ðàm Vĩnh Hưng châu mày toan lên tiếng cản Tam Thử thì Bạch Huệ đay nghiến nói:

- Bản nương rất ghét những kẻ cộc cằn thô lỗ như ngươi. Ðộng một chút là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đối với nữ nhân. Ngươi rất đáng về chầu Diêm chúa.

Ðàm Vĩnh Hưng vội lên tiếng:

- Lâm phu nhân...

Y chưa kịp thốt hết lời thì chỉ thấy Lâm Bạch Huệ búng ngón tay, lão Tam thốt "ối .

một tiếng. Y ôm lấy tam tinh như kẻ bị nhức đầu quá độc rồi dập đầu xuống sàn.

Sử Thừa Tự rống lên:

- Lão Tam...

Y xốc đến đỡ lấy Tam Thử, nhưng khốn nỗi lão Tam giờ chỉ là một cái xác vô hồn vô cam.

Sử Thừa Tự buông Tam Thử đứng sổng lên nhìn Lâm Bạch Huệ. Gã hét toáng lên:

- Tại sao lại giết lão Tam của ta chứ?

Bạch Huệ nhìn Sử Thừa Tự:

- Ngươi đã hoàn thành trọng trách của mình nên ngươi được sống, đi đi.

- Không. Sử Thừa Tự phải trả thù cho lão Tam.

Vĩnh Hưng toan cản Thừa Tự lại, nhưng tất cả đã quá muộn. Y nhào đến Bạch Huệ thì cũng giống như lão Tam, đã ôm lấy đầu, rồi té xấp mặt đến trước như thể cây chuối bị phạt ngang.

Vĩnh Hưng chứng kiến cái chết của Tam Thử và Sử Thừa Tự chỉ còn biết buông tiếng thở dài. Trong khi gã buông tiếng thở dài thì Lâm Bạch Huệ thản nhiên bước đến hai cái xác Tam Thử và Sử Thừa Tự rút hai cây kim thêu ghim ngay tam tinh họ.

Nàng chùi kim thêu sạch máu mới giắt vào búi tóc mình. Cài kim búi tóc cẩn thận, Bạch Huệ mới nhìn Ðàm Vĩnh Hưng. Nàng quan sát một lúc rồi hỏi:

- Mặc dù trên mặt ngươi có vết sẹo dài khiến cho dung diện dị dạng nhưng bản nương vẫn nhận ra ngươi là Lãnh diện tu la Ðàm Vĩnh Hưng.

- Nhất Ðiểm La Sát Lâm phu nhân cần gì nơi tại hạ?

Lâm Bạch Huệ mỉm cười:

- Ðàm công tử lúc nào cũng là người thẳng thắn chẳng chút khách sáo quanh co. Vậy Lâm Bạch Huệ cũng đối lại công tử bằng sự thẳng thắn.

Bạch Huệ dời gót bước đến trước mặt Ðàm Vĩnh Hưng. Hai người đối mặt nhìn nhau. Ðiểm một nụ cười trên hai cánh môi mọng ướt, chẳng biết đó là lời cầu tình giao hảo hay ẩn ý gì khác, Bạch Huệ từ tốn nói:

- Nếu Ðàm công tử giao cho Bạch Huệ miếng ngọc phù Tử thành của Tống Bội Linh thì Bạch Huệ sẽ đáp lại Ðàm công tử bằng tình giao hảo.

Vĩnh Hưng cướp lời nàng:

- Nếu ta không giao thì sao?

- Ðàm huynh sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi đó.

Mặt Vĩnh Hưng vẫn trơ ra như thể có lớp đá trét lên mặt. Y trước đây vốn là một con bạc đen đỏ, nên trông mặt Vĩnh Hưng lúc này tợ như đang bước vào một cuộc đỏ đen, sát phạt.

- Nếu tại hạ không giao mảnh ngọc phù cho phu nhân thì hẳn phu nhân sẽ lấy mạng tại hạ. Dù sao thì Ðàm Vĩnh Hưng cũng đã trúng độc công của Lâm phu nhân rồi, đâu còn đáng ngại nữa phải không?

- Ðúng. Lãnh diện tu la đã trúng Nhục thảo của Tinh Túc phái rồi, chẳng còn làm gì được nữa. Thế pháp của Ðàm huynh bây giờ còn nên hơn một kẻ chẳng có võ công.

- Nếu Vĩnh Hưng làm được gì thì sao?

- Ðàm huynh làm được điều gì nữa nào?

Vĩnh Hưng nhường mày:

- Khống chế Lâm phu nhân, buộc phu nhân phải giao giải dược Nhục thảo cho tại hạ.

Vĩnh Hưng thốt dứt câu thì Lâm Bạch Huệ ngửa mặt cười khanh khách. Nàng vừa cười vừa nói:

- Lâm Bạch Huệ không tin Ðàm huynh lật ngược tình thế này. Nếu Ðàm Vĩnh Hưng có thể làm được điều vừa nói thì Sử Thừa Tự và nhất là lão Tam không chết bởi Thiên châm của Lâm Bạch Huệ đâu.

Vĩnh Hưng gật đầu:

- Hình như Lâm phu nhân nói đúng. Ngoài chuyện tại hạ bị Nhục công khiến cho thân thể bại liệt thì còn thiệt thòi nào nữa sao?

Lâm Bạch Huệ nhìn Vĩnh Hưng mỉm cười. Nụ cười hiện trên hai cánh môi của nàng thì đôi lưỡng quyền cũng thẹn thùng ửng hồng. Nhan sắc nàng vốn đã được trời phú cho vẻ đài các không ai sánh bằng, giờ được điểm tô thêm bằng những nét e lệ thẹn thùng đã đẹp giờ càng đẹp hơn. NÓ toát ra sức cuốn hút thần kỳ mà bất cứ nam nhân nào cũng phải ngơ ngẩn.

Bạch Huệ hỏi:

- Bổn nương nghe nói công tử là người trăng hoa, đa tình nhưng lại rất chung tình.

- Ai nói gì tại hạ, tại hạ cũng đều nhận cả. Trăng hoa đa tình cũng được một dạ thủy chung cũng không sao. Bất cứ là kẻ như thế nào Vĩnh Hưng vẫn là Vĩnh Hưng.

- Nói rất hay. Bản nương hỏi câu đó để biết Ðàm công tử là kẻ đa tình hay người thủy chung.

- Cả hai.

Lâm Bạch Huệ bật cười thành tiếng. Nàng nói:

- Lại đúng. Một câu trả lời chính xác. Ðàm công tử có thể ôm bất cứ nữ nhân nào nhưng cũng lại là kẻ thủy chung với nương tử mình có đúng như vậy không nhỉ?

- Phu nhân muốn biết để làm gì? Hay phu nhân có ý để tình cho tại hạ?

- Nếu ta trao tình cho công tử thì sao nào?

Hai cánh môi mỏng của Vĩnh Hưng nhếch lên. Khuôn mặt của gã vốn đã bị dị dạng bởi vết sẹo dài giờ lại càng trông dị dạng hơn nữa. Y buông một câu bằng chất giọng thật lạnh nhạt:

- Tại hạ chẳng dám nhận tình của phu nhân nếu không biết được mục đích của người.

- Một trang giai nhân như Lâm Bạch Huệ trao tình cho ngươi mà ngươi không nhận - Không.

Thốt ra câu nói cộc lốc này, bộ mặt của Vĩnh Hưng đanh hẳn lại.

Bạch Huệ bất nhẫn nói:

- Ðàm Vĩnh Hưng, ngươi tưởng vẫn còn là một trang mỹ nam tử như xưa à?

- Tại hạ là nam nhân nên chẳng bao giờ nghĩ đến cái đẹp. Cái đẹp của nam nhân Chẳng có ý nghĩa gì cả.

- Thì ra là vậy. Bổn nương cảm thấy hiện tại ngươi rất khô cằn tại sao như vậy, phải chăng ngươi mất đi bộ mặt thanh tú trở thành kẻ khô tình sao?

- Tại hạ tự hủy khuôn mặt mình đó.

Vĩnh Hưng đổi giọng lạnh lùng nói tiếp:

- Lâm phu nhân, hình như chúng ta đã đi quá xa ngoài những mục đích của phu nhân muốn nơi tại hạ.

- Mục đích của Lâm Bạch Huệ duy nhất là muốn ngươi trao lại miếng ngọc phù Tử thành.

- ít ra tại hạ cũng nghe được lời nói này của phu nhân.

Nhìn thẳng vào mắt Lâm Bạch Huệ, Ðàm Vĩnh Hưng nghiêm giọng chậm rãi nói:

- Hẳn Lâm phu nhân biết giá trị của miếng ngọc phù đó nên mới muốn có nó?

- Không sai.

Vĩnh Hưng mỉm cười nói:

- Phu nhân hãy trao giải dược Nhục công cho tại hạ, Vĩnh Hưng sẽ trao miếng Ngọc Phù cho người.

Lâm Bạch Huệ gật đầu nói:

- Ðược!

Nàng lấy trên người ra lọ tịnh bình màu lam ngọc thảy vào tay Vĩnh Hưng, - Ðàm công tử chỉ cần ngửi là có thể phân biệt đâu là giải dược thật đâu là giả.

Vĩnh Hưng gật đầu. Y đưa lọ tịnh bình lên trước mặt rồi nói:

- Không cần ngửi, tại hạ cũng biết đây là giải dược.

- Từ đâu ngươi phân biệt được mà không cần ngửi?

- Nét mặt của phu nhân.

- Nét mặt của bản nương có liên quan gì đến chuyện đó?

- Tại hạ nhận thấy nét mặt của phu nhân rất thành thật. Hẳn giải dược phu nhân trao cho tại hạ không phải là giả, nhưng nó phải có đặc điểm gì đó.

- Rất đúng. Giải dược mà bản nương giao cho tôn giá là giải dược thật, nhưng phải sau hai mươi bốn canh giờ, nó mới giải được Nhục thảo.

- Hóa ra là vậy.

Lâm Bạch Huệ mỉm cười, từ tốn nói tiếp:

- Túc hạ đã có giải dược, và hẳn trao lại cho ta mảnh ngọc phù Tử thành chứ?

Ðàm Vĩnh Hưng nói:

- Mảnh ngọc phù đang trên cổ của tại hạ. Phu nhân có thể đến lấy.

- Tốt lắm.

Lâm Bạch Huệ bước đến. Nàng toan vén cổ áo Vĩnh Hưng để tháo miếng ngọc phù đeo trên cổ y thì hữu Trảo của Lãnh diện tu la đã đặt vào đan điền Bạch Huệ.

Bạch Huệ tròn mắt:

- Ngươi...

Vĩnh Hưng nhìn Bạch Huệ bằng thứ ánh mắt của những con bạc đang khát. Thứ ánh mắt lạnh lùng nhất trong những ánh mắt lạnh lùng. Thứ ánh mắt mà bất cứ ai nhìn vào cũng thấy e dè nếu không muốn nói là sợ hãi.

Vĩnh Hưng chậm rãi nói:

- Phu nhân hẳn rất ngạc nhiên, đúng không? Thật ra tại hạ vẫn bị trúng độc công của phu nhân, nhưng đã dồn nội lực đẩy chúng qua bên trái, còn nửa bên phải, Vĩnh Hưng vẫn có thể cử động được, và có thể giết phu nhân.

Vĩnh Hưng vừa nói vừa dồn nội công vào Trảo thủ. Ðan điền Lâm Bạch Huệ buốt nhói, buộc nàng phải rướn người. Nàng gượng nói:

- Lãnh diện tu la, ta đã trao thuốc giải cho ngươi, thế sao ngươi còn trơ trẽn bội ngôn chứ?

- Mục đích của phu nhân là miếng ngọc phù của Tống Bội Linh nương tử, nhưng mục đích của tại hạ không phải là giải dược Nhục công.

- Thế ngươi muốn gì?

- Lâm phu nhân phải trả lời cho tại hạ ba câu hỏi. Phu nhân sẽ nhận được miếng ngọc phù của nương tử.

Bạch Huệ ngẩn mặt nhìn Vĩnh Hưng hỏi:

- Ngươi hỏi điều gì?

Vĩnh Hưng nghiêm mặt, lạnh lùng cất tiếng:

- Phu nhân đòi miếng ngọc phù của Tống Bội Linh, hẳn đã biết chuyện đã xảy ra với Bội Linh.

Bạch Huệ lưỡng lự rồi nói:

- Bạch Huệ cũng chẳng biết chuyện gì đã xảy ra với nương tử của tôn giá, nhưng biết kẻ liên quan. Người liên quan là Ðộc cầm nhân.

Nàng thuật lại những chuyện đã xảy ra.

Nghe Bạch Huệ thuật lại hết câu chuyện giữa nàng và Bội Linh tại trang viện của Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng chỉ khẽ buông một tiếng thở dài. Y hỏi tiếp:

- Di họa đoạn hồn thần Tôn Ứng Hiệp hiện đang Ở đâu?

- Ðàm công tử muốn gặp y?

Vĩnh Hưng gật đầu:

- Rất muốn gặp.

- Ba ngày sau, Ðàm công tử hãy đến Tụ Hiền trang.

- Tại hạ sẽ gặp y chứ?

- Sẽ gặp.

Vĩnh Hưng gật đầu nói:

- Câu hỏi thứ ba, tại hạ muốn phu nhân thành thật trả lời.

- Từ nãy đến bây giờ Lâm Bạch Huệ không thành thật với Ðàm công tử ư?

- Phu nhân rất thành thật.

- Vậy sao còn hỏi gằn Bạch Huệ nữa? Hay Bạch Huệ là kẻ không đáng tin?

- Tại hạ tin phu nhân.

- Thế thì nói đi.

Vĩnh Hưng buông một tiếng thở dài, gằn giọng nói:

- Thẩm Mộc Phong đang Ở đâu?

Lời còn đọng trên hai cánh môi của Ðàm Vĩnh Hưng thì Bạch Huệ ngửa mặt cất tiếng cười khanh khách. Nàng vừa cười vừa nói:

- Bản nương biết Ðàm công tử sẽ hỏi bản nương điều này.

- Phu nhân có trả lời cho tại hạ không?

Mặt hoa của Lâm Bạch Huệ đanh lại, lộ những nét cương nghị và tàn nhẫn. Nàng gắt giọng nói thật chậm:

- Bản nương có thể trả lời cho công tử và cũng không bao giờ trả lời ngươi.

- Phu nhân muốn đặt điều kiện với tại hạ?

Bạch Huệ gật đầu:

- Không sai.

- Ðiều kiện của phu nhân là điều kiện gì?

- Rất dễ, thậm chí đó là ước mơ của tất cả những nam nhân có trên cõi đời này.

- ÐÓ là điều kiện gì?

- Lâm Bạch Huệ muốn trở thành nương tử của Lãnh diện tu la Ðàm Vĩnh Hưng.

Ðôi chân mày lưỡi kiếm của Vĩnh Hưng nhíu lại. Vết sẹo dài trên mặt gã tưởng chừng dài ra hơn, với những nét nhăn nhúm khốn khổ.

Vĩnh Hưng từ tốn nói:

- Phu nhân không kinh tởm bộ mặt của tại hạ hay sao mà lại muốn làm nương tử của Ðàm Vĩnh Hưng?

Bạch Huệ thẳng thắn đáp lời gã:

- Không. Bản nương chỉ ghi nhận bộ mặt trước đây của Ðàm công tử mà thôi. Còn bộ mặt bây giờ, ta không màng tới. Sao? Ðàm huynh nhận điều kiện của bản nương chứ?

- Nếu ta nhận, ta phải làm gì?

Bạch Huệ mỉm cười. Nàng nhìn thẳng vào mắt Vĩnh Hưng từ tốn nói:

- Ðàm huynh tự biết mình phải làm gì.

- Ta hiểu ý nàng.

Bạch Huệ hơi ưỡn người. Ðôi nhũ hoa của nàng tưởng chừng có thể tự xé toạc phần lụa mỏng để phơi ra trước mặt Vĩnh Hưng. Hai mi mắt Bạch Huệ từ từ khép lại như hoa mắc cỡ với những nét e lệ, thẹn thùng.

Vĩnh Hưng cúi mặt xuống nói nhỏ vào lỗ tai nàng:

- Tại hạ không thể chấp nhận điều kiện của phu nhân.

Ðôi thu nhãn của Bạch Huệ mở to với tất cả sự ngơ ngác bởi câu nói lạnh lùng của Lãnh diện tu la:

- Ðàm công tử, ngươi chê Lâm Bạch Huệ à?

- Tại hạ không dám có ý niệm đó. Tại hạ không chấp nhận phu nhân.

- Thế sao người lại từ chối lời đề nghị của bản nương?

- Bởi vì phu nhân quá đẹp.

Bạch Huệ buông tiếng thở dài rồi hỏi Vĩnh Hưng:

- Những nữ nhân đẹp không xứng với người ư?

Vĩnh Hưng nói:

- Không phải như vậy. Mà vì tại hạ sợ những nữ nhân đẹp. Bởi sắc đẹp của nữ nhân chính là tàn kiếm giết người chẳng chớp mắt. Những kiếm chiêu của phu nhân có thể giết người mà không dùng đến kiếm. NÓ là một trong những thượng kiếm mà tại hạ phải dè chừng, nếu không muốn chết một cách vô nghĩa.

Bạch Huệ cất tràng tiếu ngạo thánh thót:

- Hóa ra Lãnh diện tu la cũng biết sợ hãi, sợ hãi ngay cả bản thân mình.

Nàng điểm tầm nhìn của mình vào đúng thân nhãn của Ðàm Vĩnh Hưng:

- Ngươi sợ hãi, chứng tỏ ngươi là kẻ nhút nhát. Nhút nhát đến tội nghiệp.

- Tại hạ biết mình nên từ chối đề nghị của phu nhân.

- Hôm nay bản nương mới biết Lãnh diện tu la không phải là Lãnh diện tu la.

Hai cánh môi của Vĩnh Hưng nheo lên. Y nghiêm giọng nói:

- Tại hạ chấp nhận mình không phải là Lãnh diện tu la theo ý của phu nhân.

- Thế thì Lâm Bạch Huệ cũng chẳng cần phải trả lời câu hỏi thứ ba của công tử.

Hai cánh môi mỏng của Vĩnh Hưng mím lại, mãi một lúc sau mới lên tiếng:

- Một canh bạc, tại hạ phải dấn thân vào phù phiếm võ lâm. Một canh tình tại hạ chẳng biết mình sẽ đi đến đâu trong cuộc đời này.

Buông một tiếng thở dài, Vĩnh Hưng bất ngờ thu hồi Trảo công đẩy Lâm Bạch Huệ lùi lại bốn bộ. Vừa thoát khỏi Trảo công của Vĩnh Hưng, Bạch Huệ toan thi triển sở học tuyệt công của mình. Nàng chỉ hơi rùng người, mũi kim châm bé xíu đã xuất hiện giữa hai ngón chỉ pháp. Bạch Huệ chưa kịp thi triển Thiên trâm thì Vĩnh Hưng lạnh lùng cất tiếng, - Thiên châm của phu nhân không thể lấy mạng tại hạ được đâu mà ngược lại sẽ di hại đến phu nhân đó. Phu nhân thừa biết tại hạ sẽ hành xử như thế nào một khi mũi thiên châm rời khỏi hai ngón tay xinh xắn của người. Vĩnh Hưng mất đi khuôn mặt ngày nào, nhưng thuật Di Hoa tiếp ngọc thì không mất đâu. Ðừng để tại hạ phải thất lễ với người.

Mặt Lâm Bạch Huệ dịu lại từ từ. Nàng hạ hữu thủ buông thẳng theo thân người.

Buông một tiếng thở dài, Bạch Huệ nói:

- Vĩnh Hưng, ngươi nhiều mưu ma chước quỷ lắm, nhưng để lật được thế cờ hôm nay, e rằng ngươi chẳng có chút cơ hội nào. Xem như hôm nay, bản nương nhường ngươi một trượng. Sau này, tại Tụ Hiền trang, ngươi sẽ nhường lại Bạch Huệ một bước.

- Tại hạ sẽ nhường cho phu nhân.

Lườm Vĩnh Hưng bằng cặp mắt sắc bén như thể có lưỡi kiếm vô hình chém xả vào mặt gã, Bạch Huệ mới gằn giọng nói:

- Lãnh diện tu la, Bạch Huệ ước mơ có một ngày nào đó ngươi sẽ phải quỳ dưới mũi giày của ta.

- Nếu như tại hạ có thể bắt được Thẩm Mộc Phong trả lại những gì y đã vay của Lãnh diện tu la.

Bạch Huệ lắc đầu:

- Ngươi đừng nằm mơ.

- Trong giấc ngủ, Ðàm Vĩnh Hưng luôn thấy điều đó.

Bạch Huệ lườm Vĩnh Hưng, hừ nhạt một tiếng rồi bước bỏ đi thẳng ra cửa.

Bạch Huệ đi rồi, Vĩnh Hưng mới buông một tiếng thở phào. Y mở tịnh bình trút giải dược Nhục công vào miệng, rồi vận công điều tức dẫn hóa dược thảo hóa giải độc công trong nội đan mình.

Thời khắc chầm chậm trôi qua. Khi Ðàm Vĩnh Hưng dồn được giải dược hòa vào nhục thảo để trục xuất tất cả ra ngoài qua đầu ngón tay thì thình lình có những bước chân nhè nhẹ bước vào.

Thính nhĩ Vĩnh Hưng cực nhạy nên nghe rõ những bước chân êm ả kia. Chính vì nhận ra những bước chân đó mà mặt Ðàm Vĩnh Hưng bỗng chốc trở nên căng thẳng tột cùng. Y căng thẳng bởi nhận ra người có những bước chân nọ phải có nội công cực kỳ siêu tuyệt. Vĩnh Hưng nghĩ thầm:

- Nếu kẻ này là kẻ thù của mình thì hôm nay đúng là thời khắc tận diệt của Lãnh diện tu la Ðàm Vĩnh Hưng.

Ý niệm kia còn đọng trong tâm tưởng Vĩnh Hưng thì một tiểu cô nương vận hồng y võ phục bước vào. Hồng y tiểu cô nương nhìn Vĩnh Hưng, đôi chân mày nhíu lại khi nhận ra xác của Sử Thừa Tự và Tam Thử. CÔ ta cao thân bước đến gần Vĩnh Hưng, trong khi y đang cố dồn tất cả công lực để trục độc. Lúc này, chỉ có một người bình thường cũng thừa sức lấy mạng Lãnh diện tu la Ðàm Vĩnh Hưng.

CÔ nương đó cứ nhìn Vĩnh Hưng mãi như thể rất tò mò khi thấy có làn khói xanh bốc ra từ đầu chỉ pháp. Nàng bước đến gần hơn một chút rồi mới lên tiếng:

- Tôn giá đã giết người?

Vĩnh Hưng nhìn nàng, khẽ lắc đầu nói:

- Ðàm mỗ không phải là kẻ thủ ác.

- Không giết người sao tại đây có hai xác chết. Chẳng lẽ họ tự dưng mà chết ư?

- Tiểu cô nương hãy tin tại hạ đi.

Nàng chớp đôi mắt tròn xoe như đôi mắt nai trông thật hồn nhiên và ngây thơ:

- Tôn giá có gì để Mạn Tuyết Kha tin không?

Vĩnh Hưng gật đầu nói:

- CÓ.

- Tôn giá có thể cho Tuyết Kha biết không?

- Ðàm mỗ đã trúng Nhục thảo của Tinh Túc giáo thì sao có thể giết người được.

Ðôi chân mày của Tuyết Kha nhường lên.

- Sao? Tôn giá bị trúng độc của Tinh Túc giáo à? Thật không?

- Ðàm mỗ không nói sai lời với cô nương đâu.

- Ðể Tuyết Kha xem ra rồi mới xét đến tôn giáo thật hay ngoa. Nếu tôn giáo ngoa ngôn thì tôn giá là người không tốt. Tuyết Kha sẽ không giúp cho tôn giá đâu.

Nàng nói xong bước đến đặt hữu thủ vào thiên đỉnh Ðàm Vĩnh Hưng. Vĩnh Hưng căng người chờ đợi một cái chết sẽ đến với mình, nhưng không ngờ Tuyết Kha lại thu hồi chưởng ảnh.

Nàng nhìn Vĩnh Hưng gật đầu nói:

- Ðúng rồi. Tôn giá đã bị trúng Nhục thần tán của Tinh Túc giáo. Tôn giá có cần Tuyết Kha giúp không? Tuyết Kha chỉ cần ra tay một cái là độc công sẽ được trút tất cả ra ngoài.

- Tiểu cô nương, Nhục thân tán của Tinh Túc giáo không tầm thường như những chất độc khác đâu. Nếu cô nương không cẩn thận, thì có thể nguy tới tánh mạng đó.

Ðàm mỗ có thể tự giải được Nhục thần tán.

- Tự hóa giải được Nhục thần tán, tôn giá đây hẳn là một đại cao thủ kỳ tuyệt. Vậy Tuyết Kha mạn phép hỏi cao danh quý tinh của tôn giá.

Vĩnh Hưng lưỡng lự rồi nói:

- Tại hạ là kẻ vô danh, vô tính.

Tuyết Kha chớp mắt như thể rất ngạc nhiên bởi câu nói của Vĩnh Hưng. Nàng buột miệng nói:

- VÔ danh vô tính là ai nhỉ?

Tuyết Kha đưa tay lên vê mép lỗ tai. Nàng vừa về mép lỗ tai vừa nói:

- Sao lại là vô danh vô tính nhỉ. VÔ danh vô tính là tôn giá không có tên có họ.

Vĩnh Hưng gật đầu.

Tuyết Kha thì lại lắc dầu:

- Lạ quá hà. Phàm người ta sinh ra thì phải có tên có họ. Không lẽ trước đây song đường của tôn giá quên đặt tên cho tôn giá à?

Nghe nàng thốt câu đó, Vĩnh Hưng phải nhếch môi cười mỉm. Nụ cười còn đọng trên hai cánh môi của Vĩnh Hưng thì Hắc Bạch vô thường bước vào.

Hắc vô thường nói:

- Hắn không có tên có họ bởi vì hắn sắp phải về chầu Diêm chúa.

Thấy Hắc Bạch vô thường, Ðàm Vĩnh Hưng giật mình. Y nhủ thầm trong đầu:

- Hắc Bạch vô thường đến đây, hẳn Diêm La thành chủ cũng đến. Không ngờ hôm nay mình lại gặp địch nhân trong cảnh này. Chẳng lẽ số mình đến đây là tận rồi ư?

Trong khi Vĩnh Hưng suy nghĩ thì Tuyết Kha lại tò mò nhìn Hắc Bạch vô thường.

Nàng từ tốn hỏi:

- Nhị vị tôn giá đây là ai mà ăn mặc giống như những người đi đưa tang vậy? Lạ quá Bạch VÔ Thường nói:

- Nha đầu, ngươi chắc chắn không nhận ra Hắc Bạch vô thường, sứ giả của Diêm chúa.

Nghe Bạch vô thường thốt ra câu này, Tuyết Kha tròn mắt nhìn hai người. Nàng ngập ngừng hỏi:

- Hóa ra hai vị tôn giá là sứ giả của Diêm vương ư?

Bạch VÔ Thường đáp lời nàng:

- Không sai.

Tuyết Kha vỗ tay reo lên:

- Hôm nay Tuyết Kha biết được sứ giả của Diêm vương rồi. Quỷ cũng giống người quá Thế mà từ lâu Tuyết Kha cứ tưởng quỷ khác người ta. Nhị vị tôn giá thử nhe răng xem có nanh không?

Hắc vô thường gắt giọng quát:

- HỒ đồ. Nha đầu dám nói Hắc Bạch vô thường là quỷ ư?

- Chứ chư vị tôn giá không là quỷ thì là gì?

Nàng bước đến hai bộ, ngây thơ hỏi:

- Tuyết Kha nghe sư phụ nói lão Diêm vương nơi Diêm cung mặt đen lắm. Xin hỏi nhị vị tôn giá có đúng như vậy không?

Hắc vô thường lừ mắt chiếu vào mặt Tuyết Kha.

Bạch vô thường nói:

- Hắc huynh đừng để tâm tới nha đầu đó. Cứ lấy mạng Ðàm Vĩnh Hưng trước rồi tính tới ả này sau.

Tuyết Kha tròn mắt nhìn Hắc Bạch vô thường:

- Ðàm Vĩnh Hưng là ai?

Hắc vô thường nhíu mày:

- Là gã mặt thẹo ngồi sau lưng nha đầu kìa.

Tuyết Kha nhìn lại, với vẻ ngơ ngác:

- Vị tôn giá đó không có tên có họ. Nếu tôn giá đây là Ðàm Vĩnh Hưng thì đúng là người tốt rồi. Người tốt sao nhị vị tôn giá lại muốn bắt hồn?

Hắc vô thường gắt gỏng nói, - Nha đầu nhiều lời quá, tránh qua một bên để bổn sứ giả hành sự.

Tuyết Kha giang hai tay:

- Tuyết Kha không cho các người bắt hồn Ðàm đại hiệp đâu!

Bạch VÔ Thường cáu gắt nói:

- Nha đầu muốn chết hay sao mà muốn cản tay nhị vị lão nhân gia chứ?

- Tuyết Kha đâu muốn chết, nhưng Tuyết Kha cũng không muốn nhị vị tôn giá bắt hồn Ðàm đại hiệp. Bởi vì Ðàm đại hiệp là đệ tử chân truyền của Thiên Trù đại sư. Mà đại sư là người rất độ lượng khoan dung, tuyệt nhiên không hề nhúng tay vào máu.

Ðàm đại hiệp là đệ tử của đại sư thì cũng giống như đại sư. Cũng như Tuyết Kha giống sư phụ vậy đó.

Hắc vô thường gắt gỏng nói:

- Nha đầu, Ngươi quá nhiều lời. Ðể nhị vị lão gia bắt ngươi trước vậy.

Vĩnh Hưng nghe Hắc vô thường thốt ra câu nói này, lòng vô cùng bối rối lo lắng cho Mạn Tuyết Kha. Y buột miệng nói:

- Tuyết Kha tiểu cô nương, mau chạy đi.

Tuyết kha lắc đầu:

- Sư phụ dạy Tuyết Kha thấy người hoạn nạn thì phải ra tay can thiệp. Ðâu có chạy được Nếu chạy là không xứng đáng làm đồ đệ của sư phụ.

Bạch vô thường gắt gỏng nói:

- Nha đầu này đúng là chẳng có mắt mặc dù có con ngươi.

Tuyết Kha phụng phịu:

- Tôn giá nói kỳ quá hà! Tuyết Kha chẳng thích tôn giá trù Tuyết Kha như vậy đâu.

Bạch vô thường nghe Tuyết Kha nói càng cáu gắt hơn. Y buột miệng nạt:

- Bạch lão gia muốn móc mắt ngươi nữa.

- Bạch lão gia xấu lắm! Bạch lão gia và Hắc lão gia thấy Tuyết Kha mà chỉ muốn giết, muốn móc mắt không hà. Nhị vị tôn giá không phải người tốt.

Hắc vô thường nhíu mày:

- Nha đầu, có lẽ ngươi tới số rồi.

Tuyết Kha nhìn lại Vĩnh Hưng:

- Tôn giá, sao nhị vị tôn giá dữ quá vậy? Tuyết Kha không thèm nói chuyện với họ đâu Vĩnh Hưng lắc đầu nói:

- Tiểu cô nương mau chạy đi. Nếu cô nương còn đứng đây thì Hắc Bạch vô thường sẽ lấy mạng cô nương đó.

Tuyết kha lắc đầu:

- HỌ không làm gì được Tuyết Kha đâu.

Bạch vô thường gằn giọng nói:

- Nha đầu lớn gan thật! Cùng với lời nói đó, Bạch vô thường và Hắc vô thường đưa song thủ đến trước.

Vĩnh Hưng biến sắc thét lớn:

- Tiểu cô nương, họ dùng Cương Thi công, mau chạy đi.

Nghe Vĩnh Hưng nói, Tuyết Kha càng ngạc nhiên hơn, định nhãn nhìn Hắc Bạch vô thường:

- Cương Thi công? Nhị vị tôn giá định dọa nạt Tuyết Kha à? Tuyết Kha không sợ đâu.

Sư phụ nói, nếu ta làm việc tốt thì chẳng có gì phải sợ cả.

Hắc vô thường đay nghiến nói:

- Nha đầu, đúng là ngươi tới số chết rồi.

Liền sau lời nói đó, Hắc Bạch vô thường đồng loạt tập kích Tuyết Kha. Chiêu công của Hắc Bạch vô thường thật quái lạ. Cả hai nhún chân nhảy vọt tới, đồng phối hợp Trảo công thộp vào hai bên Tuyết Kha. Trông họ giống như đôi quỷ nhập tràng đói ăn thấy được mồi ngon.

Tình huống đó Vĩnh Hưng càng lúng túng hơn, nhưng lúc này lại chẳng làm gì được.

Y chỉ còn biết lấy mắt nhìn Tuyết Kha bị xé đôi bởi Hắc Bạch vô thường. Hắc Bạch vô thường thộp được vào hai tay Tuyết Kha, Vĩnh Hưng tưởng đâu thể pháp của cô bé kia sẽ bị xé đôi mà thét lớn:

- Không được làm vậy!

Nhưng mọi chuyện ngược lại ý của Vĩnh Hưng. Hắc Bạch vô thường thộp được vào đôi ngọc thủ của Tuyết Kha, nhưng không thể xé đôi thể pháp của nàng được, mà cứ nhảy dựng lên như thể đang có than hồng dưới chân họ.

Ðàm Vĩnh Hưng cứ trố mắt ra nhìn bởi tình huống kỳ dị đó. Y không hiểu được điều gì đã khiến cho hai gã quỷ vương của Tử thành lại không thể thực hiện được sát chiêu của họ mà cứ nhảy dựng mãi.

Trong khi hai gã quỷ vương Hắc Bạch vô thường nhảy dựng thì Tuyết Kha lại bật ra tràng cười khanh khách như ngọc lưu ly va vào nhau.

Nàng vừa cười vừa nói:

- Nhị vị tôn giá nhảy dây với Tuyết Kha nhe.

Tuyết Kha nói xong, chỉ điểm mũi hài. Thân pháp vọt lên cao bốn trượng, kéo theo Hắc Bạch vô thường. Cả ba cùng rớt xuống, chân của Tuyết Kha vừa chạm xuống đất thì lại nhún nhẹ nhảy lên cao. Cứ như thể nàng bắt Hắc Bạch vô thường phải nhảy theo mình.

Sự biến kia khiến cho Vĩnh Hưng phải trơ mắt nhìn mà chẳng tin được. Phàm cao thủ hóa giải được thế công của Hắc Bạch vô thường đã là khó, đã có thể xưng hùng xưng bá trong thiên hạ, đằng này Mạn Tuyết Kha cứ như đùa cợt với hai gã quỷ vương mà chẳng hề tốn công sức nào.

Hắc Bạch vô thường đồng tuôn mồ hôi ướt đẫm cả mặt nhưng chẳng thể nào gượng lại được HỌ càng nhảy thì càng tiêu hao nội lực, trong khi Tuyết Kha thì vẫn dửng dưng như chẳng có chút tổn hơi nào.

Nhịp thở của Hắc Bạch vô thường nhanh dần và cho đến khi thở cả khói. Cả hai mệt đến nỗi không kềm được mà phát ra hai tiếng trung tiện rõ lớn.

Tuyết Kha vội vã buông tay Hắc Bạch VÔ Thường, la lên:

- Nhị vị tôn giá xấu quá, xấu quá!

Hắc Bạch vô thường ngồi bệt xuống đất trông thật là khốn khổ. Cả hai gần như chẳng còn đủ sức lê nổi thân mình.

Tuyết Kha nhìn họ:

- Nhị vị tôn giá xấu quá! Tuyết Kha không thèm nhảy dây với hai vị nữa đâu.

Nàng bịt mũi xua tay nói tiếp:

- Xấu ơi là xấu, không biết mắc cỡ.

Hắc Bạch vô thường vừa thẹn vừa hãi hùng. Cả hai nhìn Tuyết Kha bằng ánh mắt ngờ nghệch không tưởng được mình lại gặp một đại cao thủ với nội lực kỳ tuyệt chưa từng gặp bao giờ.

Hắc vô thường nhìn qua Bạch vô thường. Cả hai đồng gượng đứng lên rồi thối lùi về phía cửa.

Tuyết Kha hỏi lại:

- Nhị vị tôn giá...

Hắc Bạch vô thường hốt hoảng, vừa khoát tay vừa nói. Cả hai cùng lên tiếng một lúc:

- Nhị vị đại gia không nhảy dây với tiểu nha đầu nữa đâu. Chúng ta không nhảy dây nữa đầu.

Cả hai nói dứt câu quay lưng toan bỏ chạy nhưng đã thấy Tuyết Kha án ngữ ngay trước mặt họ rồi. Khinh thuật siêu phàm của nàng khiến hai gã quỷ nhân đứng thộn mặt, ngây người như thể bị trời trồng.

Hắc vô thường lắc đầu nói:

- Hãy nhường đường cho nhị vị đại gia.

Tuyết Kha gật đầu nói:

- Tuyết Kha đâu có làm hại nhị vị tôn giá đâu. Tuyết Kha chỉ thỉnh cầu nhị vị an táng giùm hai người kia. Phàm họ được Hắc Bạch vô thường sứ giả an táng thì sớm siêu thoát đó. Sư phụ Tuyết Kha nói như vậy.

Hắc Bạch vô thường gật đầu:

- Ðược, được Ðể nhị vị đại gia đưa họ đi an táng.

Tuyết Kha ôm quyền nói:

- Nhị vị tôn giá làm như vậy tốt lắm, tốt lắm.

Hắc Bạch vô thường miễn cưỡng quay vào, bốc hai cái xác của Sử Thừa Tự và Tam Thử đem đi.

Tuyết Kha đưa hai người ra đến tận cửa mới quay vào. Nàng bước đến trước mặt Ðàm Vĩnh Hưng, nhường mày hỏi:

- Tôn giá là Ðàm Vĩnh Hưng Lãnh diện tu la phải không?

- Tiểu cô nương biết ngoại danh của ta ư?

Tuyết Kha xấu mặt nói:

- Nếu tôn giá là Ðàm Vĩnh Hưng thì đúng là người không tốt rồi.

- Tại sao ta lại là người không tốt?

Nàng lườm Vĩnh Hưng nói:

- Sư phụ nói vậy đó. Thiên Trù đại sư tốt bao nhiêu thì tôn giá xấu bấy nhiêu.

Vĩnh Hưng nói:

- Sư phụ của tiểu cô nương là ai?

- Với một người xấu như tôn giá, Tuyết Kha không nói đâu. Tuyết Kha không muốn tôn giá hại sư phụ Tuyết Kha như đã hại Thiên Trù đại sư đâu.

Nàng chợt đổi giọng đay nghiến nói:

- Nếu tôn giá hại sư phụ Tuyết Kha thì Tuyết Kha ghét tôn giá lắm đó. Và Tuyết Kha sẽ không để yên cho tôn giá đâu. Tôn giá hứa và thề đừng bao giờ hại sư phụ Tuyết Kha đi.

Vĩnh Hưng khẳng khái nói:

- Trên có trời, dưới có đất, nếu như Ðàm Vĩnh Hưng này có hại đến sư phụ của Mạn Tuyết Kha thì trời không dung, đất không tha. Thậm chí ta có một suy nghĩ hại đến sư tốn của Tuyết Kha cũng bị chết trong rừng đao mũi kiếm.

Tuyết Kha bóp hai bàn tay mình nhìn Vĩnh Hưng:

- Tôn giá đã thề và đã hứa rồi đó như.

Vĩnh Hưng gật đầu:

- Tiểu cô nương tin ta chưa?

Tuyết Kha gật đầu:

- Tin rồi.

- Thuyết Kha có thể cho ta biết sư phụ của cô nương là ai không?

Nàng lắc đầu:

- Tuyết Kha không nói đâu.

Nàng chợt reo lên:

- sư phụ gọi Tuyết Kha.

Vĩnh Hưng cau mày nói:

- Ta đâu nghe ai gọi Tuyết Kha đâu?

Nàng mỉm cười nói:

- Tôn giá sao nghe được. Sư phụ dụng thuật truyền âm thiên lý chỉ có người luyện được thuật thiên lý nhĩ mới nghe được thôi. Tuyết Kha đi đây. Mong tôn giá giữ đúng lời hứa, thì Tuyết Kha sẽ nhận người làm đại ca đó.

Vĩnh Hưng mỉm cười gật đầu.

Tuyết Kha quay bước ra cửa thì một cánh chim đại bàng chao cánh lướt xuống. Tiếng vỗ cánh của chim đại bàng đập phình phịch tạo ra những luồng bạo phong uy mãnh.

Tuyết Kha phi thân lên lưng chim đại bàng, quay lại nói với Vĩnh Hưng:

- Chỉ cần tôn giá dồn nội lực đưa độc công xuống đan điền rồi khạc mạnh một cái, tất độc công sẽ bị trục thôi. Còn giải độc như tôn giá phải mất đến mười hai canh giờ nữa đó Nàng thốt dứt câu, vỗ nhẹ vào lưng chim đại bàng. NÓ đập cánh lao vút lên bầu trời xanh thẳm.

Vĩnh Hưng thẫn thờ ngơ ngác với sự xuất hiện quá ư đột ngột của Mạn Tuyết Kha, cũng như sự ra đi của nàng. Y nhẩm nói:

- sư phụ của Mạn Tuyết Kha là ai nhỉ? Nếu Tuyết Kha có võ công cao minh cũng như kiến thức uyên bác như vậy thì sư phụ của Tuyết Kha phải là một kỳ nhân có võ công tối thượng. Sư phụ của Tuyết Kha là ai?

Thực hiện theo cách chỉ dẫn của Tuyết Kha, quả nhiên nhục công trong nội đan được Vĩnh Hưng trục ra ngoài bằng đường thực quản. Y chỏi tay đứng lên.

Vĩnh Hưng rời tổng hội họa nhân, đi thẳng đến tổng đàn Thần Phục bang. Y nghĩ thầm trong đầu:

- Sự việc ngày hôm nay nhất định có bàn tay của Gia Kính Hào nhúng vào.

Khi Vĩnh Hưng đến tổng đàn Thần Phục bang mới biết Ở đây đang có tang chế.

Chàng bước đến hỏi gã môn hạ Thần Phục bang hội đang đứng gác ngay cổng tam quan - Huynh đệ có thể cho tại hạ biết trong quý bang ai vừa mới mất?

Gã môn hạ Thần Phục bang nhìn Vĩnh Hưng:

- Các hạ từ xa mới đến ư?

Y buông một tiếng thở dài nói tiếp:

- Quý bang chủ của tại hạ vừa mới bị Di họa đoạn hồn thần sát tử. Bang chủ đã biết trước và phòng bị, không ngờ vẫn bị chết bởi tay tên sát nhân cuồng bạo đó.

Mặt Vĩnh Hưng đanh lại. Y nghĩ thầm:

- Tôn Ứng Hiệp vốn là một người rất hồn nhiên, vô tư sao lại có thể trở thành sát nhân cuồng bạo chỉ trong thời gian ngắn? Và lại có võ công vô cùng kỳ tuyệt. Hẳn Thẩm Mộc Phong đã biến hắn thành Di họa đoạn hồn thần.

Buông một tiếng thở dài, Vĩnh Hưng nói:

- Tại hạ xin được chia buồn với quý bang.

Vĩnh Hưng toan bỏ đi thì môn hạ Thần Phục bang trên năm mươi người với phu nhân của Gia Kính Hào vận tang chế ào ào lướt ra. Tất cả vây tròn Vĩnh Hưng.

Vĩnh Hưng miễn cưỡng ôm quyền xá phu nhân của Gia Kính Hào:

- Tại hạ tham kiến Tưởng Thi Hồng phu nhân.

Tưởng Thi Hồng quắc mắt nhìn Vĩnh Hưng:

- Di họa đoạn hồn thần. Ngươi quá xem thường Thần Phục bang. Ðã lấy mạng tướng công của ta còn dám chường mặt đến tổng đàn Thần Phục bang ư?

Vĩnh Hưng lắc đầu:

- Tưởng phu nhân lầm rồi. Tại hạ không phải là Di họa đoạn hồn thần.

- Không phải ư. Chẳng lẽ người chết lại muốn đổ oan cho ngươi ư? Chính tướng công của ta nói, Di họa đoạn hồn thần là ngươi.

Vĩnh Hưng lắc đầu từ tốn nói:

- Phu nhân, Gia bang chủ vì đố ky mà hiểu lầm tại hạ là Di họa đoạn hồn thần. Mong phu nhân đừng bức ép tại hạ.

- Sát nhân cuồng bạo Di họa đoạn hồn thần, ngươi có thể thốt ra những lời phỉ báng tướng công của ta sao? Thần Phục Bang chủ do chính ta ngươi giết, giờ ngươi còn hồ đồ cho tướng công của Tưởng Thi Hồng này là kẻ hồ đồ.

Tưởng Thi Hồng thét lớn:

- Chư huynh đệ, vì bang chủ mà xông lên bắt tên sát nhân cuồng bạo này trả nợ máu.

Bọn môn hạ Thần Phục bang toan xông lên để vây đánh Vĩnh Hưng thì y hét lớn:

- Dừng tay...

Tưởng Thi Hồng nói:

- Di họa đoạn hồn thần, ngươi muốn nói gì?

- Cho dù tại hạ là Di họa đoạn hồn thần thì phu nhân cũng phải có chứng cớ đổ tại hạ là kẻ giết bang chủ Gia Kính Hào.

- Bằng chứng ư?

Vĩnh Hưng gật đầu nói:

- Muốn phán xét một người, Tưởng phu nhân phải có bằng chứng.

Tưởng Thi Hồng gắt giọng:

- Ngươi muốn thấy bằng chứng thì Tưởng Thi Hồng sẽ cho ngươi thấy bằng chứng.

Nàng quay lại gã môn hạ đứng sau lưng mình.

- Ðưa bằng chứng cho gã xem.

Gã môn hạ trưng bức tranh vẽ Gia Kính Hào.

Tưởng Thi Hồng nói:

- Bức tranh vẽ chân dung tướng công của ta do ngươi vẽ ra, đó chính là bằng chứng đấy Vĩnh Hưng ôm quyền:

- Phu nhân cho tại hạ xem kỹ một chút có được không?

Tưởng Thi Hồng lưỡng lự rồi gật đầu.

Vĩnh Hưng bước đến gần gã môn hạ Thần Phục bang đang thủ tranh. Bất ngờ y vươntrảo thộp lấy bức tranh.

Tưởng Thi Hồng thét lên:

- Di họa đoạn hồn thần, ngươi định hủy vật chứng ư?

- Không. Tại hạ cần bức tranh này để tìm ra nơi Ở của Di họa đoạn hồn thần.

Tưởng Thi Hồng rít giọng nói:

- Di họa đoạn hồn thần là ngươi, chứ còn ai vào đây nữa?

Nàng khoát tay nói:

- Chư huynh đệ, hãy vì bang chủ mà xông lên.

Nàng vừa thốt dứt câu thì Vĩnh Hưng đã thi triển Tu la thần pháp băng đến, đặt ngay Trảo công vào yết hầu Tưởng Thi Hồng. Y gằn giọng nói:

- Gia Kính Hào bang chủ đã hồ đồ mà chết. Chẳng lẽ phu nhân cũng nối bước theo đường củ a tướng công mình ư?

Thi Hồng nhìn thẳng vào mặt Vĩnh Hưng:

- Ngươi đã bức tử tướng công của Thi Hồng giờ định lấy mạng ta luôn ư?

- Tại hạ muốn phu nhân hạ lệnh cho tất cả môn hạ Thần Phục bang quay vào tổng đàn Tình thế bất ngờ lật ngược khi Tưởng Thi Hồng bị Vĩnh Hưng khống chế. Môn hạ Thần Phục bang không dám xông lên vì sợ tính mạng của phu nhân bang chủ bị hại.

Tất cả đều đứng thừ ra nhìn Vĩnh Hưng và Thi Hồng.

Thi Hồng nói:

- Di họa đoạn hồn thần, hôm nay ngươi có thể thoát khỏi sự truy sát của Thần Phục bang, nhưng ngày mai thì ngươi đừng vọng tưởng đến điều này. Tất cả chư huynh đệ Thần Phục bang đã thề lấy mạng ngươi trước di thần của Bang chủ. Không chỉ Thần Phục bang không đâu, mà cả võ lâm Trung nguyên đều muốn hành xử ngươi như một ác nhân gieo kiếp họa.

Vĩnh Hưng nhạt nhẽo đáp lời Tưởng Thi Hồng:

- Tại hạ chẳng cần biết đến hậu quả như thế nào. Lúc này tại hạ chỉ thỉnh cầu phu nhân lệnh cho môn hạ Thần Phục bang quay vào tổng đàn nếu như phu nhân muốn được yên tĩnh.

Tưởng Thi Hồng hừ nhạt một tiếng nói:

- Di họa đoạn hồn thần, ngươi tưởng ta là kẻ tham sinh quý tử sao?

- Tại hạ không nghĩ như vậy.

- Ngươi cứ lấy mạng ta.

Vĩnh Hưng nói nhỏ vào lỗ tai Tưởng Thi Hồng:

- Tại hạ không giết phu nhân. Nhưng phu nhân không tuân theo ý của tại hạ thì tại hạ cũng sẽ biến bộ mặt của phu nhân giống như bộ mặt của tại hạ đây. Ðiều đó hẳn còn đau khổ hơn là chết.

Không biết câu nói này của Ðàm Vĩnh Hưng có tác dụng gì nhưng sắc diện của Tưởng Thi Hồng nhợt nhạt, biến sắc.

Buông một tiếng thở dài, Thi Hồng mới lên tiếng:

- Tất cả mọi người hãy quay vào tổng đàn.

Môn hạ Thần Phục bang lũ lượt kéo vào tổng đàn.

Vĩnh Hưng ghé miệng nói vào tai Thi Hồng:

- Nữ nhân rất sợ bị hủy nhan sắc, mặc dù tướng công đã chết rồi. Xem ra nhan sắc của quý phu nhân còn trọng hơn cái mạng của bang chủ Gia Kính Hào.

Câu nói này của Vĩnh Hưng khiến cho mặt hoa của Tưởng Thi Hồng đỏ gấc vì thẹn.

Thi Hồng quay ngoắt lại nhưng Vĩnh Hưng đã rút Trảo công thi triển Tu la thần pháp thoát đi rồi.

Thi Hồng nhìn theo bóng Vĩnh Hưng rít giọng nói:

- Di họa đoạn hồn thần, ngươi phải trả giá cho câu nói này.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play