Đêm nào gã cũng ôm cô thật chặt, phải chăng từ trong sâu thẳm, gã có cảm giác, quan hệ giữa gã và cô đúng như Trần Thích nói, không thể lâu dài?

Hết tháng Tám, sang tháng Chín, Đường Du lại bắt đầu năm học mới, môn thi giáo dục thể chất chạy tám trăm mét học kỳ trước, vì bị ngã gãy chân, phải bó bột hơn một tháng nên đã bị lỡ, cô làm đơn xin thi lại. Năm học mới bắt đầu, phòng giáo vụ khoa gọi điện thông báo để cô liên hệ với thầy giáo và các bạn phải thi lại cùng tham gia thi.

Tám rưỡi sáng, các sinh viên phải thi lại đã có mặt đầy đủ trên đường chạy trong sân bóng, đến coi thi là một thầy giáo đã dạy lâu năm. Mấy sinh viên nữ trong nhóm nhìn thấy vị giáo viên từ xa liền gọi: “Thầy Cố ơi, hôm nay em mệt, miễn chạy có được không ạ?” “Thầy Cố ơi, em chưa bao giờ chạy hết tám trăm mét, em không chạy được, linh động cho em với ạ? Em cầu xin thầy đấy.”

Năm học thứ nhất, Đường Du đã từng nghe Tô Nhiêu nói rằng, thầy Cố trong khoa Thể chất, tuổi tác tương đối cao, nổi tiếng là hay mềm lòng. Cô ngoái lại nhìn các sinh viên bị thi lại xung quanh, người nào cũng gầy yếu, sắc mặt nhợt nhạt nhưng lại đánh mắt rất đậm, có mấy người làm tóc xù, một số khác để tóc gợn sóng, ăn mặc rất thời trang, có người còn diệnđôi giày cao gót đỏ. Cô nghĩ, chả trách, mấy người này đều thi không qua.

Thầy Cố nhìn đôi giày cao gót đỏ, nhíu mày, không nói gì, lấy đồng hồ bấm giây ra, nói: “Tất cả chuẩn bị chạy.”

Giọng một nữ sinh nũng nịu: “Thầy Cố, vẫn phải chạy ạ...” giọng kéo dài.

Thầy Cố không để ý, nói, “Em đi đôi giày cao gót đỏ kia, thế thì chạy sao được, ra khỏi hàng, các em khác chuẩn bị. Bốn phút hai mươi giây, không qua thì thi lại, đến lúc đó lại chạy tám trăm mét.”

Có lẽ chưa bao giờ thấy thầy Cố vốn hiền lành lại có tác phong cứng rắn thế, mấy nữ sinh không dám phản ứng, cũng không dám cầu xin nữa, tất cả cúi mặt. Khi cô gái đi giày cao gót đã ra khỏi hàng, thầy giáo hô lệnh, các sinh viên khác bắt đầu thi.

Thành tích chạy tám trăm mét trước đây của Đường Du thường là bốn phút mười mấy giây, dù rất sát nhưng vẫn qua. Lần này, cô vẫn chạy với tốc độ cũ. Mấy nữ sinh ăn mặc thời trang lúc đầu chậm hơn cô một đoạn, nhưng khi hết một vòng, họ đều vượt lên. Cô có chút lo lắng, hít một hơi rồi chuẩn bị đuổi theo, không ngờ, vừa đuổi được mấy bước, tim cô nhói lên từng hồi, đau đến nỗi mắt tối sầm, toàn thân mềm nhũn, hoàn toàn kiệt sức, mồ hôi túa ra, cô đành dừng lại ngay.

Thầy Cố cầm chiếc đồng hồ bấm giây quan sát đường chạy, bỗng phát hiện trên đường chạy có một nữ sinh ngồi sụp xuống. Ông sợ có gì bất thường, liền đi tới, cúi người hỏi Đường Du, “Em làm sao vậy?”

Đường Du đang choáng váng, cố hết sức ngẩng đầu lên, trước mắt cô tối sầm, không nhìn rõ người, trong miệng có mùi tanh quen thuộc. Cô gắng chịu đựng đến nỗi mặt mày nhợt nhạt như tờ giấy, chiếc áo phông thấm đẫm mồ hôi. Thầy Cố hốt hoảng, vội ngồi xuống đỡ cô, “Em sao thế, có phải bị bệnh gì không?”

Đường Du xua xua tay, gượng sức để nói nhưng vừa mở miệng đã nôn ra một cục máu. Thầy Cố sợ tái mặt, lúc này, cô nữ sinh đi đôi giày cao gót đỏ nhận ra, khẽ nói: “Thầy Cố, em biết bạn này, là Đường Du, học khoa Pháp khóa 2004, trước đây có lần trên giảng đường, em cũng thấy bạn ấy nôn ra máu một lần, chắc bị mắc bệnh gì đó.”

Thầy Cố vỗ nhẹ lưng cô, lo lắng nhìn, một lúc lâu sau cô mới hồi phục lại. Thầy giúp cô lau vết máu trên môi, nhẹ nhàng nói: “Có bệnh sao không nói trước với thầy? Em xem em bây giờ ra nông nỗi này... có cần đến bệnh viện không?”

Đường Du đứng lên, dựa vào lan can, tình trạng đã đỡ hơn, cô từ chối ý tốt của thầy, “Không cần đâu ạ, lần trước em đến bệnh viện kiểm tra rồi, bác sĩ nói là do mệt mỏi lao lực dẫn đến hiện tượng ho ra máu, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi sẽ khỏi.”

Thấy thần sắc của cô đã hồi phục, thầy Cố cũng không khuyên gì thêm, chỉ lo lắng nói: “Em đừng chạy nữa, thầy sẽ ghi lại thành tích, em đến bệnh viện kiểm tra lại đi. Còn trẻ thế này mà đã thường xuyên ho ra máu là không ổn đâu.”

Lần thứ hai ho ra máu, Đường Du đã bình tĩnh hơn nhiều. Lần trước, khám cho cô là một bác sĩ Đông y, ông nói: “Lao tắc thương khí. Phổi chủ khí, khống chế việc hô hấp, nên máu từ phổi ra, không phải là nôn ra máu, chỉ là khạc ra máu, chú ý nghỉ ngơi, dần dần sẽ khỏi.” Nhưng lần này sao vẫn ho ra máu, cuối cùng cô quyết định đến bệnh viện kiểm tra lại.

Vị bác sĩ sau khi nghe cô kể lại, hỏi mấy câu rồi khuyên cô đi chụp CT. May mà cô mang theo thẻ ngân hàng, sau nửa tiếng chụp CT, đã có kết quả. Bác sĩ giơ tấm phim chụp, nhìn cẩn thận, vẻ mặt nghiêm trọng, hỏi mấy câu, cuối cùng mới nói: “Cô Đường, nhà cô trước đây có ai từng mắc bệnh liên quan đến tim mạch không?”

Đường Du bỗng giật nảy mình, nói: “Bố tôi bị bệnh tim, mới chết vì suy tim.”

Vị bác sĩ lại giơ tấm phim lên nhìn, nói: “Ba ngày sau, cô cùng người nhà đến lấy kết luận.”

Thái độ của vị bác sĩ khiến tâm trạng Đường Du nặng trĩu, sau ba ngày từ khi ra kết quả CT sẽ đến lấy kết luận, quy định của bệnh viện từ trước đến nay vẫn thế. Nhưng lúc này, cô không quan tâm đến điều ấy, cố hết sức che giấu sắc mặt của mình, giọng cô buồn bã: “Bố tôi qua đời rồi, một mình tôi học đại học trong thành phố B này, không có người thân thích. Bác sĩ, hay là tôi đã mắc bệnh gì?”

Vị bác sĩ cầm tờ kết quả, quan sát sắc mặt cô, “Ba ngày sau, nhờ bạn bè đưa cô đến đây lấy kết luận.”

Lần này, cô càng hoang mang hơn, vội nói: “ quả thế nào bác sĩ nói luôn đi ạ, tôi không có bạn bè, ba ngày sau cũng chỉ một mình đến lấy kết luận thôi ạ.”

Theo nguyên tắc, bản kết luận CT của bệnh viện phải ba ngày sau mới được lấy, do cô còn là một cô gái độc thân nên bác sĩ cần quan tâm đến tâm trạng của bệnh nhân, không thể tùy tiện nói ra kết quả, tuy nhiên, nghe cô nói như vậy, vị bác sĩ đắn đo một lúc rồi cuối cùng cũng đọc bản phân tích kết quả cho Đường Du nghe.

Từ văn phòng của bác sĩ đi ra, bước chân cô nhẹ bẫng. Những lời của bác sĩ đột ngột như tiếng sét giữa trời quang, khiến cô bàng hoàng mãi. Cô lảo đảo, mới đi được vài bước, chưa đến thang máy đã ngồi sụp xuống chiếc ghế nhựa trên dãy hành lang, cảm giác sức lực trong cơ thể hoàn toàn bị rút kiệt, nỗi sợ hãi cứ bủa vây khiến cô thấy sợ, rất sợ. Cơ hồ là phản xạ tự nhiên, cô rút điện thoại ra gọi cho Tôn Văn Tấn, nhưng ngón tay cứ rung lên bần bật, mấy lần ấn sai số. Cuối cùng cô đành bỏ cuộc, phải lật từng trang trong danh bạ mới tìm ra số của gã, vội ấn số không chút do dự, nhưng điện thoại vừa kêu, cô lại hoang mang tắt máy.

Sau khi vào thang máy, chiếc điện thoại trong túi bắt đầu kêu, không cần đoán cũng biết chắc chắn là Tôn Văn Tấn gọi. Trong hoàn cảnh này, cô càng thấy não nề. Cuộc đời này, cuối cùng chỉ có gã quan tâm đến cô, nhưng giờ đây, ngay cả điện thoại của gã, cô cũng không dám nghe.

Sẽ nói gì với gã đây? Em mắc bệnh tim di truyền từ bố, phải làm phẫu thuật, rủi ro rất lớn, nguy hiểm đến tính mạng? Hay sẽ nói rằng, em đang sợ hãi ra sao? Lúc chín tuổi, mẹ tự sát bỏ mặc cô, bố cũng chẳng đoái hoài gì, người cậu đã di cư sang Canada, lúc đó cô còn rất nhỏ, ngần ấy năm nếm trải bao nhiêu đau khổ, chua xót trong cuộc sống, chỉ có cô là hiểu nhất, những năm tháng tuyệt vọng ấy cô đều đã vượt qua. Nhưng trong khoảnh khắc này, cô bỗng nghĩ đến điều đáng sợ hơn, không dám đối diện với nó.

Tiếng chuông điện thoại trong túi cứ vang lên từng hồi, cô không nghe máy. Ở đầu dây bên kia, lòng dạ Tôn Văn Tấn bồn chồn như có lửa đốt, gã đã mất cảm giác này nhiều năm nay.

Mấy hôm trước, cô vẫn cùng gã đi gặp bạn bè, cười cười, nói nói, nhưng tự đáy lòng lại luôn có gì đó bất an, điều này như bức tường vô hình ngăn cách họ. Hôm trên đường từ ngoại ô về, cô ôm gã từ phía sau, bàn tay áp sát vào ngực gã, lúc đó họ thật gần, cuối cùng gã cũng cảm nhận được sự cảm thông và trân trọng của cô dành cho mình, điều ấy khiến gã cảm động muốn rơi nước mắt. Nhưng vài phút trước, cô gọi điện đến rồi lại vội vàng tắt máy, gọi lại thì không nghe. Gã nhìn tên cô nhảy nhót trên màn hình điện thoại, suy đoán xem cô đang nghĩ gì, bỗng thấy lòng mình không yên.

Có lẽ, cô luôn như vậy, sống với gã lâu rồi mà chưa từng hỏi về quá khứ của gã, càng không đòi hỏi về tương lai của hai người. Trước đây, chỉ biết là cô đã nếm đủ mọi cay đắng nên bản tính lãnh đạm, do đó, gã càng thương cảm, cẩn thận, tỉ mỉ che chở cô. Nhưng giờ đây, gã bỗng thấy tức tối, vừa buồn bã, vừa tủi thân, trong lòng dâng trào niềm chua xót. Gã rốt cuộc có vị trí gì trong lòng cô, sao cô lại trốn tránh trong khi gã đang bồn chồn, lo lắng?

Dường như, khoảng cách giữa họ đã rất gần, đêm nào cô cũng yên giấc trong lòng gã, nhưng khi gã muốn tiến gần hơn, mới nhận ra gã chưa từng nhìn thấu được tâm trạng tình cảm của cô, tựa như có một bức tường vô hình vô tình ngăn cách họ. Cô ở phía bên kia tường, lạnh lùng băng giá, gã ở bên này bồn chồn, lo lắng, có lúc muốn bỏ qua tất cả để đến gần nhau hơn, nhưng lại sợ sự hững hờ của cô. Không đến gần được, gã lại sợ không nhìn thấy tâm trạng, không đoán được suy nghĩ của cô. Như lúc này, cô không nghe điện thoại, gã muốn lập tức có thể tìm thấy cô để hỏi vì sao không nghe máy, tại sao gọi cho gã rồi lại tắt. Nhưng cô không nghe, gã biết phải làm sao đây?

Lúc này Tôn Văn Tấn đang ở cạnh Trần Thích, Trần Thích thấy gã cầm di động như kẻ mất hồn cũng đoán được là vừa rồi ai gọi điện. Kể từ lần gặp nhau ở nông trại, Trần Thích đã hẹn nói chuyện cùng gã mấy lần, lần nào gã cũng lấy đủ mọi lý do từ chối, nếu không phải là có công chuyện ở thành phố SZ thì là mệt, không muốn đi ra ngoài.

Thân thiết trong nhiều năm, Tôn Văn Tấn đương nhiên biết Trần Thích muốn nói với gã điều gì, dường như gã sợ gặp Trần Thích. Lần này, khó khăn lắm Trần Thích mới hẹn được, vẫn chưa nghĩ ra nên nói thế nào thì thấy gã vì một cuộc điện thoại mà cứ gọi đi, gọi lại. Cô gái đó gọi đến rồi tắt máy, gã liên tục gọi lại nhưng đầu dây bên kia không nghe, mấy năm nay, có khi nào vì một người phụ nữ mà gã đứng ngồi không yên đâu.

Hôm gặp Đường Du ở nông trại, Tử Quất chỉ nói một câu “Đường sinh mệnh của cậu lộn xộn quá...” gã liền kéo cô qua. Trong con mắt của mọi người, cách biểu lộ tình cảm giữa Đường Du và Văn Tấn không hề giống nhau, gã luôn quan tâm đến cảm nhận của cô, nhưng cô luôn tỏ vẻ bất an. Mấy người bạn ngồi với nhau, chỉ mình cô là ít nói nhất, họ nói gì, cô cũng chỉ khẽ mỉm cười. Như vậy là cô lãnh đạm hay quan tâm đến điều gì? Cô không hề muốn tham gia vào cuộc sống của Tôn Văn Tấn, nhưng lại làm xáo trộn mọi thứ trong cuộc sống của gã. Nếu quả là vậy, sao cô lại đồng ý cùng Văn Tấn đến nông trại gặp Thang Dĩnh?

Không kìm nén được, Trần Thích hỏi: “Là điện thoại của ai vậy?”

Tôn Văn Tấn cười cười, không đáp, đứng lên cầm chiếc áo, nói: “Tôi phải về rồi.”

Trần Thích dụi đầu thuốc vào chiếc gạt tàn, quyết định đứng dậy, sải một bước dài chặn lại, “Văn Tấn, tôi muốn nói chuyện với cậu, nghe tôi nói hết đã.”

Tôn Văn Tấn không đáp, cũng không đi tiếp.

Trần Thích kéo gã ngồi vào ghế sofa, châm cho gã một điếu thuốc, rồi chậm rãi ngồi ở vị trí đối diện, đôi mắt nhìn chằm chằm vào gã. Ánh mắt Tôn Văn Tấn bắt đầu chớp chớp lẩn tránh, không dám nhìn Trần Thích.

Trần Thích gượng cười, nói: “Ai vậy, có phải là Đường Du không?”

Tôn Văn Tấn hút thuốc, ánh mắt hướng về khung cửa sổ không kéo rèm, gã nhìn tòa nhà cao tầng xa xa, không nói gì.

Trần Thích đợi một lát, thấy gã lặng thinh, liền nói: “Tôi muốn biết, cậu và cô ấy rốt cuộc định thế nào.”

Tôn Văn Tấn nhả một vòng khói dài, vẫn lặng thinh.

“Văn Tấn, những lời mình nói bây giờ có thể khó lọt tai, nhưng hy vọng cậu nghiêm túc nghe. Từ nhỏ đến lớn, cậu luôn là người thông minh nhất trong số bọn mình. Hồi học phổ thông, cậu biết yêu sớm nhất, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, vì Tôn Đại Ảnh mà bỏ trường đại học Q, theo cô ta. Nhược điểm nguy hiểm nhất của cậu là, hễ cứ gặp những chuyện có liên quan đến Tôn Đại Ảnh thì chẳng để ý đến điều gì khác. Hồi đó, khi cậu bỏ trường đại học Q theo Tôn Đại Ảnh đi thành phố SZ, bố mẹ cậu tức gần chết, nhưng cậu nhận được gì? Lần đầu gặp Chu Nhiễm, bọn mình ai nấy đều không nhẫn tâm, nên mở mắt nhắm mắt cho qua. Nhưng sau này cô ta báo đáp thế nào, sao cậu không rút ra bài học kinh nghiệm cho mình?

“Cũng đúng, giờ cậu ở cùng Đường Du, hai người có thể lẩn trốn trong phòng cả ngày. Sau giờ học, cô ấy có thể ở bên cậu, cậu có thể chẳng cần phải đưa cô ấy đi gặp bạn bè, cô ấy cũng chẳng cần biết quá khứ của cậu. Nhưng đã bao giờ nghĩ, cô ấy ở bên cậu như vậy, rốt cuộc là vì điều gì? Cô Đường Du ấy, lạnh lùng hơn cả băng tuyết, không cần biết về quá khứ của người yêu, cũng chẳng có dự định gì trong tương lai, có người phụ nữ nào làm được điều ấy, trừ phi cô ta không muốn mối quan hệ này lâu dài. Nói câu này không dễ nghe cho lắm, mai này cô ta quay gót theo người khác, cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, cứ cho là việc hai người bên nhau là nghiêm túc, thì cũng vô ích thôi, cậu sẽ nói với cô ấy thế nào? Dù cô ta không hỏi về chuyện quá khứ nhưng cậu sẽ giải thích ra sao? Lẽ nào cậu dám kể về Tôn Đại Ảnh? Một cô gái đã từng bên cậu, mọi thứ đều hoàn hảo. Nhưng nếu kể cho cô ấy nghe về Tôn Đại Ảnh, hậu quả sẽ ra sao, bản thân cậu rõ hơn ai hết. Cô ta khác với Chu Nhiễm, nếu muốn ra đi, cả đời này cậu cũng không sao tìm được, đến lúc đó cậu sẽ tính sao?

“Cậu đâu còn trẻ nữa, cũng cần có dự định cho riêng mình rồi. Cậu cần biết rằng, cô ta cơ bản không muốn bên cậu lâu dài, cứ coi như cô ta không biết gì về Tôn Đại Ảnh, một ngày nào đấy cô ta chán cậu, bỏ đi, cậu sẽ tính sao? Cậu biết các cô gái trẻ bây giờ nghĩ gì không? Hai mươi tuổi, cuộc đời của họ vẫn vô định, có vô số khả năng, nhưng cậu đã đến lúc cần ổn định, cần hạ cánh rồi, tiếp tục chấp chới đến bao giờ nữa? Còn hao phí được mấy mươi năm nữa? Giờ tính cách của cô ta là vậy, nói không nghe điện thoại là không nghe, cậu lo lắng thì ích lợi gì, sau này không biết sẽ còn xảy ra chuyện gì, không chừng đến lúc cô ta muốn rời bỏ cũng rời bỏ luôn, đừng quên là hai người kém nhau mười tuổi, cậu không chơi được đâu. Huống hồ, giữa hai người còn có Tôn Đại Ảnh, cái kim trong bọc lâu ngày cũng thòi ra, cậu dám đảm bảo cả đời cô ta cũng không phát hiện ra?”

“Năm cậu yêu Tôn Đại Ảnh, biết bao nhiêu người đã phản đối. Sau này, lại có thêm Chu Nhiễm, tôi và Tử Tịnh trước sau đều khuyên cậu, nhưng cậu đều bỏ ngoài tai. Giờ đến cô này, nếu chỉ vì muốn chơi bời thì xin cậu dứt ra khi vẫn còn kịp, cậu thử nói xem có phải cậu đang ngày một nghiêm túc? Nếu còn có ý nghĩ nào khác, tôi khuyên cậu nên sớm xóa bỏ, cậu và cô ta, cơ bản là không thể.”

Những lời của Trần Thích khiến gã buồn bã, tuyệt vọng nhưng đâu phải là không đúng, mỗi từ, mỗi câu đều chính xác, nhưng gã phải làm sao? Lên xe, gã chuẩn bị đi tìm cô. Lúc này mới sực tỉnh, biết đi đâu tìm. Theo thường lệ, lúc này có lẽ cô đang ở trường, nhưng cũng chẳng chắc, cô không cho phép gã đến trường tìm, chỉ bảo gã đợi ở nhà. Tuy nhiên, gã cũng không dám chắc là ngày nào cô cũng về căn nh nên ngày nào gã cũng đợi, giờ đây, lúc muốn tìm thì đến ngay cả chỗ để tìm cũng không biết. Dù rằng gã biết mọi chuyện trong quá khứ của cô, nhưng chưa bao giờ gã nắm bắt được suy nghĩ của người gã yêu. Cô mới hai mươi tuổi, điều cô muốn là gì? Cô không hỏi gã về quá khứ, cũng chẳng dự định gì trong tương lai, có phải thực sự là muốn quay gót ra đi? Đêm nào gã cũng ôm cô thật chặt, phải chăng từ trong sâu thẳm, gã có cảm giác, quan hệ giữa gã và cô đúng như Trần Thích nói, không thể lâu dài?

Tim Tôn Văn Tấn nhói lên từng hồi, gã móc di động ra, lại bắt đầu bấm số điện thoại của cô. Lần này, đầu dây bên kia đáp “Số máy quý khách vừa gọi đang bận, xin vui lòng gọi lại sau”, cơ thể gã rã rời trên ghế lái, tựa như nắm cát rời, chẳng thể nào gom lại được. Giờ cô đang nghe điện thoại của người khác, vậy rõ ràng là lúc nãy cô không muốn nghe điện thoại của gã.

Đường Du về nhà rất muộn, gần chín giờ tối, vừa mở cửa, trong phòng tối đen, thốc ra mùi thuốc lá nồng nặc. Bình thường giờ này Tôn Văn Tấn đã về nhà từ lâu rồi, cô tìm công tắc bật đèn, lúc này mới phát hiện Tôn Văn Tấn đang ngồi lõm sâu trên ghế sofa. Miệng gã ngậm một điếu thuốc, tàn thuốc cháy dài rồi mà vẫn chưa rơi, trông gã cũng giống như tàn thuốc, vô cùng tiều tụy.

Mắt cô nóng ran, khom người tìm đôi dép trong tủ giày dép ra thay, cúi đầu đi qua. Gã nhìn cô, giọng nói như lẫn cùng tiếng nấc, “Tiểu Du, hôm nay em đi đâu vậy?” Gã giống như đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi cả ngày ở nhà, mẹ về rồi thì mọi hờn dỗi cũng tan biến, chỉ còn cảm giác sợ bị bỏ rơi, ngay đến cả sự tủi thân trong lời nói cũng được cẩn thận kìm chế.

Đường Du cười, “Hôm nay, trong trường có buổi tọa đàm nên em về muộn.” Đi vào, cô dừng một lúc trước cửa phòng, nói tiếp, “Em đi tắm trước nhé.”

Lúc Đường Du tắm xong đi ra, Tôn Văn Tấn đang đứng trước cửa sổ, trong phòng khách chỉ bật một chiếc đèn tường, mờ mờ ảo ảo. Gió thổi mạnh đến mức khiến tấm rèm cửa dày cộp bay lên, đập vào tường, nghe phần phật, hình ảnh gã nhìn từ phía sau rất giống hôm gã đứng ở rào phân cách bên đường khi trở về từ nông trại, trầm mặc, đơn côi khiến cô nghẹt thở, nghĩ lại giọng gã khi mới bước vào nhà, khóe mắt cô lại nóng ran. Tôn Văn Tấn rất nhạy cảm, Đường Du vừa bước tới, gã liền quay đầu lại, nhìn cô chằm chằm, đúng lúc này rèm cửa đang chấp chới bay che nốt chút ánh sáng yếu ớt của chiếc đèn tường, gió thổi làm tóc trước trán gã bay lên, không nhìn rõ được những tâm tư ẩn giấu trong đôi mắt g

Không hiểu sao cô bỗng thấy xót xa, liền rảo thêm mấy bước đến ôm chầm lấy gã. Gã sững người, lặng thinh, chỉ kéo cô ra đằng trước mình để che chắn, ôm cô, cùng ngắm ánh đèn ngoài cửa sổ, cằm chống lên trán cô. Nghĩ ngợi cả một ngày, cuối cùng cô cũng đã trở về, trăm ngàn mối tơ vò trong lòng cuồn cuộn dâng trào nhưng gã chỉ nhẹ nhàng nói “Sau này đi đâu, nhất định phải nói trước với anh đấy.”

Cô cũng sững người, lòng quặn thắt, khó khăn lắm mới ngăn được nước mắt rơi, sợ gã nhìn thấy, cô vội ôm chặt hơn, đầu vùi vào ngực gã. Một lúc sau cô mới nhẹ nhàng nói, giọng run rẩy, “Chúng mình đừng đứng ở đây nữa, gió mạnh quá, thổi mạnh đến nỗi mắt em díu lại rồi.”

Gã không nói gì, lặng lẽ đóng cửa sổ lại, bế cô vào phòng ngủ. Giọng cô nhẹ nhàng trong lòng gã: “Văn Tấn, ngày mai đi cùng em có được không?”

Gã sững sờ, ngạc nhiên, “Sao, ngày mai em không phải đến trường à?”

“Ngày mai được nghỉ, cuối tuần mà.”

“Vậy thì đi chơi ở đâu?”

“Buổi sáng dạo phố, đến trưa ăn cơm, buổi chiều đến trung tâm giải trí, tối đi xem phim... có được không?” Cô liệt kê ra chi tiết từng việc. Tôn Văn Tấn cúi đầu nhìn nét mặt nghiêm trang của cô, trong lòng vừa nong nóng, vừa xon xót. Họ tuy ở bên nhau nhưng chưa từng giống những đôi tình nhân bình thường, chưa bao giờ cùng nhau xem phim, dạo phố hay gặp gỡ bạn bè. Cô chưa từng chủ động yêu cầu gã, hai người như chỉ tạm bợ cho xong. Giờ nghe cô nói thế, nghĩ đến những ngày trước đây, gã không thấy vui mà cảm giác cứ thê lương, có chút gì đó thương cảm pha lẫn tủi thân, cổ họng gã khô ran, giọng khàn khàn, “được.”

Ngày hôm sau, Tôn Văn Tấn dậy rất sớm, đánh răng rửa mặt xong, bữa sáng đã chuẩn bị tươm tất, quay vào phòng, nhìn thấy Đường Du đang thẫn thờ dựa đầu giường, không hiểu vì sao sự đờ đẫn trên khuôn mặt cô khiến gã sợ hãi, vội chạy đến bên gọi. Đường Du lúc này mới sực tỉnh, cười với gã, bước ra khỏi giường.

Thời tiết trung tuần tháng Chín không lạnh, không nóng, là mùa xuất hành đẹp nhất. Trước khi ra khỏi nhà, Tôn Văn Tấn hỏi Đường Du dự định đi đâu, cô do dự một lát, bấy nhiêu năm ở thành phố B vậy mà thành phố này với cô vẫn vô cùng xa lạ. Cô nghĩ trong giây lát, nghe nói vào dịp hè, thung lũng Hoan Lạc là khu vui chơi sinh thái quy mô lớn nhất ở thành phố B đã chính thức mở cửa, vào dịp cuối tuần đầu năm học, các sinh viên khóa trên đều thi nhau kéo đến đây, cô liền nói: “Bọn mình đi thung lũng Hoan Lạc trước nhé.”

Xe thẳng tiến, ngồi trong xe nhìn từ xa đã thấy phía trước thung lũng Hoan Lạc đặc kín người, xuống xe nhìn, quả thực là người đông đến nỗi nước cũng không thể chảy qua. Thung lũng Hoan Lạc mới mở cửa chưa đầy hai tháng, lại đúng dịp cuối tuần, một hàng dài đang xếp hàng đợi mua vé, có người vừa nghe điện thoại vừa nói: “Này, đã đợi ở trước cáp treo một tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa đến lượt, hay là bọn mình không mua vé nữa?”

Đường Du và Tôn Văn Tấn nhìn nhau cười, cô đành nói: “Chúng mình rời khỏi đây thôi.”

Tôn Văn Tấn cười, đưa tay xoa xoa đầu cô. Cô vừa có chút ngượng ngùng, lại vừa thấy buồn cười, “Hồi nhỏ, em chưa từng được đến những nơi như thế này, thấy các bạn được bố mẹ dẫn đến nên rất ngưỡng mộ, luôn muốn biết cảm giác sẽ như thế nào. Trước đây, khi chỉ có một mình, em không dám đến, sợ mọi người nghĩ em kỳ quặc, vì hình như chẳng có ai đến những nơi như thế một mình.” Không hiểu sao, cô nói mà thấy lòng mình chua xót, vội cúi đầu xuống.

Tôn Văn Tấn tê tái trong lòng, giơ tay kéo cô lại gần, nói: “Lần sau, chọn hôm nào không phải cuối tuần, bọn mình lại đến.”

Đường Du gật gật đầu, cười gượng gạo, niềm vui chưa kịp hiện lên ánh mắt đã vội tan biến.

Tiếp tục lên xe, không biết là sẽ đi đâu, đi ngang qua khu thương mại quốc tế, họ tìm một bãi đỗ xe gần đó, rồi dạo quanh siêu thị lớn. Đường Du đặc biệt hứng thú với đồ nội thất, mỗi khi ngang qua tầng bán đồ đó, cô đều tần ngần không muốn rời. Thiết kế nội thất bây giờ vừa mới mẻ, vừa sáng tạo, Đường Du rất thích, bên cạnh cũng có mấy đôi nam nữ đang ngắm nghía chọn. Hỏi ra mới biết họ đều mới kết hôn, Đường Du lúc này mới ngượng ngùng rời khỏi đó. Ngắm lâu như thế nhưng chẳng mua thứ gì, cô quay sang giải thích với Tôn Văn Tấn: “Không cần thiết, những thứ này bọn mình đâu dùng đến.”

Gã không nói gì, chỉ nắm thật chặt tay cô. Đi thang máy xuống đến tầng một, họ bước ra, trước mặt họ là gian hàng đồ trang sức đang có chương trình khuyến mãi. Nhân viên tiếp thị trông thấy liền ngăn bước họ lại. Tôn Văn Tấn mỉm cười kéo Đường Du qua xem. Trong gian hàng, ánh đèn sáng lung linh, mọi thứ đều được trang trí hết sức trang trọng, cao cấp, dưới ánh đèn từng chiếc nhẫn kim cương sáng lấp lánh, chứa đầy sức mê hoặc. Tôn Văn Tấn mỉm cười chọn một chiếc, Đường Du đeo vào ngón tay, vừa ngắm nghía trước ánh đèn vừa cười. Cuối cùng, cô tháo ra đưa trả nhân viên bán hàng, lại nói “Không cần thiết đâu ạ”, Tôn Văn Tấn chỉ cười, không nói gì.

Đi dạo cả một buổi sáng mà hai người không mua gì. Thời gian vẫn còn sớm, vốn định đến rạp chiếu phim nhưng chưa đến giờ chiếu, đành phải đi lấy xe, Tôn Văn Tấn nói: “Anh dẫn em đến một nơi uống cà phê.” May mà Tôn Văn Tấn là người sinh ra và lớn lên ở thành phố B, rẽ chưa được bao xa lại chui vào một ngõ nhỏ, dáng vẻ cổ kính. Họ tìm một chỗ đỗ xe trước cổng, sau đó đi bộ, đi một quãng thì đến một ngôi nhà kiểu tứ hợp viện. Trên cửa treo một miếng gỗ, ghi bốn chữ: “Bánh xe định mệnh”, nếu chỉ nhìn cách trang trí sơ sài ngoài cổng thì không thể nghĩ được rằng đây lại chính là quán cà phê.

Tôn Văn Tấn nắm tay cô bước vào, trong sân có giếng trời, một người phụ nữ đang ngồi trên ghế mây, thấy họ bước vào liền mỉm cười nói: “Văn Tấn, khách quý, khách quý, còn vị bên cạnh là...” Gã giới thiệu qua loa, “Đây là Đường Du.”

Người phụ nữ lịch sự gật đầu với Đường Du, như thay lời chào hỏi, Đường Du cũng gật đầu chào.

Chị ta mặc một chiếc xường xám lụa màu xanh lá cây điểm hoa rực rỡ gắn những chiếc khuy cài xinh xinh, tóc bới cao và được gài bằng một chiếc trâm gỗ đào, mày rậm, mắt to, mũi cao, miệng nhỏ, các nét rõ ràng, trông rất dễ thương, giọng nói tự nhiên, thoải mái. Chị nói với Tôn Văn Tấn, “Lần trước đi Brazil, có mang về cho anh ít hạt cà phê, giờ vẫn đang để ở đây, nếu anh không đến, có lẽ em phải kêu người mang qua.” Chị mỉm cười, đứng lên, “Phải rồi, hôm nay anh uống gì? Lâu lắm rồi mới gặp, chẳng mấy khi thấy anh dẫn ai đến, em sẽ tự tay pha...”

Tôn Văn Tấn mỉm cười, nói: “Cứ ngồi xuống đây, hôm nay để anh tự pha.”

Đôi mắt người phụ nữ ánh lên nét cười, nói với vẻ hiểu ý: “Ha ha, vậy hai người qua bên kia đi, Tiểu Sa biết hạt cà phê để ở chỗ nào, anh bảo cô ấy đưa cho.”

Vào đến phòng bên trong, Tôn Văn Tấn giải thích: “Chủ quán của anh, trước đây, lúc rảnh rỗi anh thường đến đây uống cà phê.”

Đường Du từ lâu đã nghe nói những người thích uống cà phê đều rất cầu kỳ, tinh tế, trông thấy một cô gái trẻ đưa cho Tôn Văn Tấn bộ pha cà phê, cô rất tò mò. Vì bộ pha cà phê nhìn rất giống với những thứ trong phòng thí nghiệm, nào bình thủy tinh, cồn, khăn lau, bật lửa, thìa gỗ. Tôn Văn Tấn chỉ vào bình thủy tinh nói đó là bình dẫn kiểu xifông, hay thường gọi là quả thủy tinh, thứ mà giới đam mê cà phê yêu thích nhất.

Gã đong nước vào bình một cách thuần thục, nhìn mực nước, rồi tiến hành thao tác với bình pha cà phê, động tác nhanh nhẹn, thành thạo. Đường Du ngồi phía đầu bàn, tay chống cằm, chăm chú quan sát. Con người này luôn như vậy, làm gì cũng cảm giác rất thoải mái mà chắc chắn, vô tình để lộ ra một phong thái rất cuốn hút, khiến cô không nỡ chớp mắt, bản thân gã lại chẳng hề biết điều ấy.

Khi mọi thứ đã xong, gã ngẩng đầu cười với cô, nháy nháy mắt, dùng giấy lau tay, rồi ngồi xuống, nói: “Em đợi thêm chút nữa nhé.”

Trước bàn họ ngồi có đặt một chiếc ti vi, hai người bèn bật lên xem.

Một lúc sau nước sôi, gã đổ cà phê đã xay kỹ vào bình, lắc nhẹ, khi thời gian đã tương đối, liền tắt lửa. Một tay gã cầm phía trên bình, tay kia đỡ phía dưới, nhẹ lắc đều hai bên trái, phải, rồi tách bình pha ra, rót cà phê vào chiếc cốc đã được hâm ấm sẵn trước mặt Đường Du, hương cà phê tinh khiết bay lên, hơi nóng xộc vào mắt, cô quay đầu nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Ô cửa sổ cũ kỹ, nước sơn loang lổ bị mưa gió mài mòn đến nỗi không còn thấy được màu sơn ban đầu, lớp gỗ bên trong lộ ra đường vân sâu sâu. Ô cửa sổ có trang trí song hoa, ánh nắng nghiêng nghiêng rọi vào bị cắt thành từng mảnh, bóng song cửa hoa đổ dài trên mặt bàn, như hình bông hoa in lên tay cô, khói bốc lên từ cốc cà phê như cứ nhảy múa trong ánh mặt trời, lúc này, Tôn Văn Tấn đưa cho cô chiếc thìa nhỏ, giọng ôn hòa: “Em dùng đường không?”

Cô vội nói: “Không cần ạ.” Vừa nói vừa nâng cốc cà phê lên uống. Lúc này, trên ti vi đang phát tin, “Nhà báo kiêm tác gia nổi tiếng của Italia, Oriana Fallaci đã qua đời trong một bệnh viện tư nhân tại quê nhà vào đêm ngày mười bốn do bệnh hiểm nghèo, hưởng thọ bảy mươi bảy tuổi.” Tay cô run lên, cà phê bắn lên áo một mảng lớn, cô vớ vội mấy tờ giấy ăn lau lau, nhưng màu nâu của cà phê đã thấm sâu vào áo, lau thế nào cũng không s

Cô nghiêng mặt, mũi hơi đỏ. Tôn Văn Tấn cầm giấy ăn từ trong tay cô toan lau hộ, tay gã bỗng run run, hơi thở cũng nghèn nghẹt, trên tay gã là một giọt nước mắt, tiếp đó, nước mắt cô như chiếc vòng ngọc đứt dây, lã chã rơi xuống. Đường Du nhìn nước mắt mình trên tay gã, vẻ mặt hoang mang, tựa như đứa trẻ đang làm điều gì sai trái bị bắt quả tang, vừa sợ hãi vừa tủi thân, vội đưa tay ra lau nhưng lau mãi không hết, nước mắt ướt đẫm tay, mắt càng lau càng đỏ.

Tôn Văn Tấn hốt hoảng, cô mỉm cười cả ngày hôm nay, từ thung lũng Hoan Lạc về dạo siêu thị, đi lòng vòng trong dãy bán đồ nội thất, thử nhẫn, sau đó đến đây uống cà phê, còn dự định tối nay sẽ đi xem phim nữa, nhưng giờ đây lại bỗng dưng bật khóc. Cô vốn là người không thích khóc trước mặt người khác, nên đã vội vã muốn che giấu đi nhưng không kịp. Tôn Văn Tấn nhìn cô hoảng loạn lau nước mắt, càng lau, mắt lại càng đỏ, trái tim gã như bị ai đó quất mạnh, mũi cay cay, vội nắm chặt tay cô, giọng nghèn nghẹn, “Không sao, không sao, lát nữa chúng mình đi mua chiếc áo khác, lau không sạch cũng chẳng sao.”

Nghe gã nói thế, nước mắt cô ngừng rơi, đợi cô bình tĩnh lại, bà chủ liền sai người mang hai ly cà phê đến. Cô dùng thìa khuấy khuấy, chậm rãi nói: “Chỉ là vì em nhớ lại chuyện hồi nhỏ, cái năm mẹ mất, bố kết hôn với người khác, mẹ kế dẫn theo một cô bé nhỏ hơn em hai tuổi đến. Họ đi hưởng tuần trăng mật, vì không gửi được em vào chỗ nào nên họ đành phải dẫn theo, em biết mẹ kế không thích em nên thường lủi thủi một mình. Một hôm, em chạy đến cái ao sậy, bỗng nhiên muốn nhảy xuống nước chết cho xong, đang tiến về phía ao thì cô bé đó đến, nói là không nên đi về phía ao, sẽ ngã đấy. Em không để ý, em chẳng thích cô bé đó chút nào, kể từ khi chuyển đến ở cùng, em chưa từng nói chuyện với nó. Nhưng chính cô bé đó đã lao đến giữ em lại. Nó bé hơn em hai tuổi thì làm sao mà kéo nổi, do không cẩn thận nên cô bé đã rơi xuống nước. Em nhảy xuống cứu, nhưng không tóm được, cô bé đã bị dòng nước cuốn đi. Khi bố và mẹ kế tìm đến nơi, chỉ vớt được em từ dưới nước lên, còn cô bé bị nước cuốn đi rồi. Thực ra, nó đối xử với em rất tốt, khi ở cùng mẹ, nó là đứa con hoang nên bị người đời khinh miệt, phỉ nhổ, hình như cũng chẳng có bạn bè gì, sau khi đến nhà em, bỗng nhiên có một ông bố và một người chị nên nó vui lắm. Thường xuyên lấy lòng và tỏ ra tôn trọng em, nhưng em đã cư xử không tốt, chưa bao giờ để ý đến nó. Con bé nhỏ như vậy mà đã biết cứu người, tiếc là lại bị ngã xuống sông, đến xác cũng không tìm thấy.

“Sau này, cậu em di cư, bố không cần em, đành gửi em đến một trường nội trú trong thành phố B, mấy năm đầu không cho phép em được về nhà những dịp Tết, sau này, khi đã trưởng thành, em cũng không muốn về. Hồi nhỏ, vì suốt ngày ở trong ký túc xá, vào kỳ nghỉ, em rất thích đi dạo quanh các siêu thị nội thất. Em thích những đồ đó, chúng gợi cảm giác ấm áp, nếu bày trong nhà, chắc chắn rất đẹp, nhưng em không có nhà, mua về cũng chẳng biết đặt ở đâu, hơn nữa còn thường xuyên phải đổi phòng nên chưa bao giờ mua. Hôm nay em, hôm nay em...”

Cô nói, nước mắt lại bắt đầu rơi, cô bật khóc, lặng lẽ, chỉ có nước mắt cứ từng hạt rơi xuống, rơi vào trong cốc cà phê, hạt nọ nối tiếp hạt kia.

Tôn Văn Tấn càng nghe càng thấy đau lòng, gã nắm chặt tay cô rồi ôm cô vào lòng, muốn nói vài câu an ủi nhưng cổ họng cứ nghẹn ứ, không nói nên lời, cứ thế ôm cô. Chút khói cà phê vẫn đang nhảy nhót trong ánh mặt trời, bay lên rồi tan biến, giọng gã nghèn nghẹn: “Lần sau chúng mình đi mua, thích cái gì sẽ mua cái đấy.”

Nước mắt ngừng rơi, cô dựa vào lòng gã, ánh sáng yếu ớt rọi vào căn phòng cổ kính, hương cà phê thoang thoảng bao phủ không gian. Cô nhìn cây ngọc lan bên ngoài cửa sổ, khẽ hỏi, “Văn Tấn, có điều gì khiến anh sợ không?”

“Có.” Gã nhớ đến người phóng viên ban nãy trên vô tuyến, chậm rãi nói, “Cô phóng viên ban nãy trên truyền hình, trước đây đã từng phỏng vấn ba anh, sau này, ba anh mất, và cả anh trai, chị gái, mẹ anh nữa.” Những chuyện này, ngần ấy năm nay, trước mặt Trần Thích, gã gần như chưa từng kể trong tâm trạng bình tĩnh như thế, trong khoảnh khắc này, không hiểu sao, gã bỗng nhiên muốn tâm sự.

Cô lặng yên, thẫn thờ nhìn vết cà phê in trên áo. Thực ra cô cũng sợ, hồi còn rất nhỏ, sợ nhất là bị bỏ rơi, cứ đưa đi rồi lại đưa về, chẳng ai cần cô. Khi bố mẹ vừa ly hôn, mẹ cô cả ngày ở trong nhà dọa tự sát, bắt cô đi tìm bố về, kết quả là mẹ chết rồi, bố cũng chẳng cần đến cô, người cậu di cư lại càng không muốn có cô, thời điểm đáng sợ nhất trong cuộc đời chính là năm đó. Trầm mặc một lúc lâu, những lời định nói cứ mắc trong cuống họng, cuối cùng cô nuốt chúng vào trong, rồi nhẹ giọng: “Em sợ là không giặt sạch được vết cà phê này.”

Gã nắm chặt tay cô, khẽ nói: “Không sao, anh sẽ mua cho em chiếc khác.”

Đường Du đứng dậy, ngơ ngác nhìn gã. Đôi mắt cô to, đen, rất sáng, ánh mắt pha chút do dự lẫn bất an, con ngươi vừa đẫm nước mắt vẫn đang long lanh nước, tựa như có thứ gì đó dập dờn trong đó khoảnh khắc này, trái tim Tôn Văn Tấn như bị cứa mạnh, cả hai lặng lẽ nhìn nhau. Khoảng nửa phút sau, gã mới phản ứng lại, đưa tay ra nắm bàn tay nhỏ nhắn của cô, cười cười.

Sau đó, họ không đi xem phim nữa vì Đường Du nói cô bỗng dưng không muốn đi đâu, chỉ muốn về nhà.

Trên đường về, cả hai đều có tâm sự nên không ai nói gì. Khi xe đến cổng khu nhà, Tôn Văn Tấn ngoái đầu nhìn, Đường Du đã ngủ say. Người cô cuộn tròn trên ghế sau, đầu dựa vào cửa kính, lông mày hơi chau lại, vừa có vẻ không thoải mái lại vừa giống một đứa trẻ yếu đuối. Lúc nãy, cô kiên quyết muốn ngồi ghế sau, gã đoán chắc có tâm sự nên để tùy cô, giờ đây, nhìn dáng vẻ này, trái tim gã mềm nhũn đến kỳ lạ. Gã nhẹ nhàng bước xuống xe, mở cửa sau, rồi cẩn thận để cô dựa vào người. Đường Du khẽ chau mày, cựa quậy. Gã ưỡn thẳng người, không dám cử động, sợ hơi thở mạnh của mình sẽ làm cô tỉnh giấc. May thay, cô chỉ tìm một tư thế thoải mái quen thuộc trong lòng gã, rồi lại ngủ tiếp. Cô cứ tựa vào lòng gã như thế, hơi thở nhè nhẹ phả vào nách gã, âm ấm, gợi cảm giác bình yên. Từ khi sống cùng nhau, cô ít khi ngoan ngoãn thế này. Mỗi lần ôm cô, gã đều sợ, sợ mất cô, sợ không thể lâu dài. Giây phút này, gã cảm thấy thật an toàn, chỉ cần cúi đầu xuống, giơ tay ra là có thể chạm được vào người gã yêu.

Thấy xe đỗ ở đó lâu, bảo vệ khu nhà liền đi tới, cúi người định gõ cửa xe, thấy Tôn Văn Tấn ngồi bên trong lo lắng ra hiệu đừng làm động, anh bảo vệ trông thấy Đường Du đang ngủ say, liền bỏ qua. Tôn Văn Tấn thở phào nhẹ nhõm.

Gã biết tối qua cô ngủ không ngon giấc, cứ trằn trọc suốt, không biết là nghĩ gì, chiều nay, gã sẽ để mặc cô ngủ. Không biết cô đã ngủ được bao lâu, lúc buổi trưa trở về dưới ánh mặt trời gay gắt nên hơi nóng, xe mở điều hòa, giờ đợi đến sẩm tối, mặt trời khuất sau núi, gió mơn man thổi, nhiệt độ giảm mạnh, mở điều hòa thì thấy hơi lạnh. Gã ôm chặt cô hơn, nhận thấy cơ thể cô cần ấm hơn chút nữa. Gã biết rõ là cần phải tắt điều hòa, nếu không, cả hai có thể bị cảm lạnh, nhưng gã chẳng muốn động đậy, như thể sợ mất đi chút hơi ấm. Chỉ muốn được thế này mãi, trường tồn như trời đất, những chuyện khác, những điều Trần Thích nói, việc kinh doanh, gã đều có thể không quan tâm, chỉ muốn được thế này, chẳng cần biết đến ai và chẳng cần quan tâm chuyện gì thì tốt biết bao. Càng nghĩ càng thấy chua xót, gã chợt nghĩ đến câu “tương nhu dĩ mạt”*. Trước đây, gã luôn nghĩ, tình cảnh hai con cá thổi bọt ra làm ướt nhau, giúp nhau cùng sinh tồn thật đáng thương hại, gã không muốn mình và cô đáng thương như vậy, gã ôm cô chặt hơn.>

[Tương nhu dĩ mạt (Trang tử): nói về tình cảnh của hai con cá, không kịp rời đi trước khi nước hồ cạn nên đành phải sống dưới lòng hồ cạn nước, để sinh tồn, chúng đã thổi nước bọt để làm ướt nhau. Thường chỉ tình cảm vợ chồng gắn bó cùng nhau vượt qua khó khăn.]

Nhiệt độ càng lúc càng giảm mạnh, Đường Du cuối cùng cũng tỉnh giấc, đã là buổi tối tĩnh mịch, ánh đèn từ các căn hộ trong khu nhà dần được bật sáng. Trong xe không bật đèn nên rất tối, chỉ nghe thấy tiếng máy điều hòa thổi u u, hơi ấm của Tôn Văn Tấn vẫn đang ôm ấp quanh người, cô ngơ ngác hỏi, “Mấy giờ rồi?”

Đã là bảy giờ tối, hai người cùng xuống xe rồi lên lầu. Thông thường người giúp việc theo giờ đến lúc năm giờ, nếu họ ăn ở nhà thì chị ta sẽ nấu, có lẽ giờ này chị đã về rồi. Vào đến nhà, cả hai đều không muốn ra ngoài ăn. Kiểm tra một lượt, trong tủ lạnh vẫn còn ít thức ăn cũ và một vài thực phẩm khác, đủ cho hai người dùng.

Đường Du vo gạo nấu cơm, Tôn Văn Tấn đảm nhiệm việc làm thức ăn, cắm xong nồi cơm điện, cô bị Tôn Văn Tấn đẩy ra phòng khách xem ti vi. Khi thức ăn được bày ra, sắc mặt của gã vô cùng khả nghi, nồi thức ăn vẫn đang đậy vung. Đường Du mở ra xem, Tôn Văn Tấn ngượng ngùng, “Lửa to quá, thịt hình như bị cháy rồi.”

Đường Du nhìn đĩa thức ăn đen sì, không nghĩ rằng đây là món đậu đũa xào thịt, cô chợt nghĩ, mấy năm nay Tôn Văn Tấn rất ít khi ở nhà, chủ yếu là ở khách sạn, được phục vụ hoàn toàn nên nào biết đến mùi khói, gã làm được thế này, quả không dễ chút nào.

Nghĩ thế, cô cười nói: “Vậy bây giờ, chẳng còn cách nào nữa.”

Gã nhìn cô.

“Ăn mì tôm nhé, em nấu món này rất ổn đấy.”

Cô thường xuyên ăn mì tôm, nên đã mua về rất nhiều trong thời gian gã đi Châu Phi. Cô ăn mì tôm gần mười năm nay rồi, có người càng ăn càng ghét, có người càng ăn càng hiểu, cô biết loại nào, vị gì ngon. Đun sôi nước, thả mì vào, cho gia vị, Tôn Văn Tấn đứng bên cạnh nhìn. Cô biết gã ở đó, bỗng sực nhớ ra điều cần nói: “Phải rồi, lần sau khi xào thịt, anh đừng vặn to lửa, như vậy thịt sẽ bị cháy. Cho một ít dầu, trước khi cho thịt vào thì thêm ít muối, làm thịt sẽ mềm hơn.”

Cô kém gã mười tuổi, vậy mà cô nói như thể dạy dỗ gã vậy, không hiểu sao trái tim Tôn Văn Tấn hôm nay dễ rung động thế. Vừa nghĩ, mắt vừa cay cay, gã tiến lên một bước ôm chặt eo cô, cơ thể cô nằm trọn trong vòng tay gã, nhưng cô không nói gì, vẫn tiếp tục nấu, nhanh nhẹn múc mì ra khỏi nồi.

Khi mì được bê ra bàn ăn, điện thoại di động của Tôn Văn Tấn bỗng kêu vang, gã ra ban công nghe. Lúc quay lại, thấy Đường Du vẫn chưa ăn mà đang thẫn thờ nhìn bát mì, mi mắt chớp chớp, không biết đang nghĩ gì. Gã ngồi xuống, hỏi: “Sao em vẫn chưa ăn?”

Cô nhìn váng dầu ăn vàng vàng, nói, “Văn Tấn, em có chuyện muốn nói.” Cô ngẩng đầu nhìn gã, nói rành rọt từng chữ một cách thận trọng, như thể đang hạ quyết tâm với chính mình, “Tuần sau, khoa em sẽ cử một nhóm sinh viên đi thăm đại học Hồng Kông, thầy giáo đã chọn em, có lẽ em không ở nhà vài ngày.”

Tôn Văn Tấn nghĩ đến cuộc điện thoại của Trần Thích ban nãy, do dự một lát mới cất tiếng: “Ngày mai anh cũng phải đi châu Phi, việc kinh doanh của Trần Thích lần trước là do anh giúp, giờ sắp kết thúc rồi, có chút việc cần anh qua bên đó.”

Cô cười gượng gạo, nói: “Vậy thì tốt quá.”

Ăn mì xong, Tôn Văn Tấn chuẩn bị hành lý, vì Trần Thích không báo trước, mà ngày mai đã khởi hành nên đành phải chuẩn bị thâu đêm. Gã tất bật trong phòng, Đường Du rửa xong bát, đứng trước cửa phòng ngủ nhìn. Gã vừa lật tìm thứ gì trong tủ vừa nói: “Em sang phòng sách lấy giùm anh tập tài liệu, bìa màu xanh trong két sắt, chìa khóa đây.” Tiếp theo, gã nói ba số mật mã.

Cô cầm chìa khóa, đi sang phòng sách, rất ít khi cô vào phòng này vì đó là nơi làm việc của gã. Mở két ra, vừa kéo cửa ra đã thấy bên trong toàn là tài liệu. Cô lật tìm tập tài liệu có bìa màu xanh, nhấc đống tài liệu lên. Bỗng một thứ đập vào mắt, đó là một chiếc hộp bằng thủy tinh, lấp lánh, trong suốt, bên trong đựng chiếc lắc ngọc, thứ vô cùng quen thuộc với cô. Sững sờ một lát, cô mới mở chiếc hộp ra, lấy chiếc lắc đeo vào tay. Chiếc lắc này đã theo cô mười mấy năm, lúc này mọi cảm giác đan xen, rối loạn. Cô nhớ đã có lần hỏi gã có nhìn thấy nó không, gã nói chắc chắn rằng không thấy, nhưng hóa ra lại ở đây, nơi cất giữ tất cả mọi tài liệu quan trọng.

Cô s khóc, đợi bình tĩnh lại mới cầm tập tài liệu ra, rồi đưa chìa khóa trả gã.

Gã không để ý, chỉ chăm chú kiểm tra đồ đạc của mình. Ngày hôm sau, thư ký của Trần Thích lái xe đến đón gã ra sân bay, trước khi đi, cô đứng vẫy tay từ xa, khi chiếc xe hoàn toàn khuất bóng, cô mới chậm rãi quay người đi lên lầu.

Cô bắt đầu thu dọn đồ đạc của mình, đồ của cô trong phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm để chung với dao cạo râu, sữa rửa mặt, đồng hồ của gã, cô nhặt từng thứ của mình cầm đi, cảm giác khó chịu trong lòng như thể sắp rời nơi này để trốn đến một cánh đồng hoang. Trước đây, hành lý của cô rất ít, giờ thu dọn những thứ vụn vặt mới thấy là nhiều, đồ đạc cứ vô tình tăng lên. Còn cả một phòng thú nhồi bông nữa, sau này gã nhờ bạn chuyển giúp về thành phố B thật, không có chỗ để, đành bày hết trong phòng khách. Chị giúp việc lần trước trông thấy đống đồ này, ngạc nhiên nghĩ hai người lớn như vậy mà còn mua rõ nhiều thú nhồi bông, giờ đây mở cửa phòng khách ra nhìn, cô mới thấy giật mình.

Thu dọn xong mọi thứ, khi xách va li ra khỏi cửa, cô cố tình để chìa khóa phòng trên chiếc bàn uống trà. Nghĩ một lát, cô lại quay vào phòng ngủ, tháo chiếc lắc ra đặt dưới gối, cẩn thận lấy gối đậy lại, nhưng vẫn chưa đủ quyết tâm ra đi, cô lưu luyến ôm chiếc gối, chiếc gối vẫn còn nguyên hơi ấm của gã, từng chút hơi ấm chạm vào ngón tay cô. Một giọt nước mắt rơi xuống đầu ngón tay, rồi nhòe nhoẹt rất nhanh trên gối.

Làm thủ tục ở trường xong, cô đến ga xe lửa đợi tàu, muốn gửi cho gã một tin nhắn, nhưng nhớ lại những lời Trần Thích nói hôm hẹn cô nói chuyện ở ngoài, nên lại thôi, cứ thế tắt di động.

Hôm từ bệnh viện đi ra, Văn Tấn liên tục gọi điện thoại, lòng dạ rối bời nên cô đã không nghe. Điện thoại của gã vừa ngừng gọi thì Trần Thích gọi đến, cô nghe máy, Trần Thích hẹn cô nói chuyện. Gặp nhau lúc sẩm tối tại một quán cà phê, cà phê vừa mang lên, anh ta liền vào thẳng chủ đề, “Cô Đường, trước tiên tôi muốn nói về mục đích cuộc hẹn này, là vì chuyện của Văn Tấn.”

Cô lặng thinh, đợi anh ta nói tiếp.

Trần Thích nhìn cô, nói rành rọt, “Cô Đường, tôi muốn biết, cô và Văn Tấn dự định sẽ thế nào?”

Lần trước gặp nhau ở nông trại, họ cười nói như những người bạn quen biết từ lâu, không ngờ thoắt cái, quan hệ lại căng thẳng thế này. Ngay lúc đó, cô không biết trả lời ra sao, ngẩng đầu nhìn anh ta, mặt thoáng đỏ. Trần Thích nhìn cô, lặng lẽ đợi sự phản ứng, tư thế như đã được chuẩn bị sẵn.

Cô nói: “Anh Trần, có việc gì, anh cứ nói thẳng.”

Trần Thích nghĩ một lát, không vòng vo mà trực tiếp hỏi: “Cô Đường, cô có yêu Văn Tấn không?”

Câu hỏi hơi đường đột, cô chau mày, ngẩng đầu nhìn, “Anh hỏi vậy là có ý gì?”

Trần Thích vỗ về cô, cười nói: “Xin lỗi, mong cô đừng hiểu nhầm. Hôm nay hẹn cô, tôi không hề có ý gì, chỉ muốn biết cô có nghĩ đến tương lai của mình và Văn Tấn không?”

Thì ra là thế, cô bật cười, “Anh yên tâm, tôi chưa nghĩ sẽ lấy anh ấy.”

“Chính vì cô không nghĩ sẽ kết hôn với Văn Tấn, nên tôi mong cô hãy rời xa cậu ấy.”

Đường Du có lẽ đã đoán được Trần Thích sẽ nói thẳng như thế, cô cười lạnh lùng, Trần Thích tỏ ra nghiêm túc, “Chuyện của cô và Văn Tấn, lẽ ra không đến lượt tôi can thiệp. Nhưng tuy con người Văn Tấn, năng động, thông minh, tâm lý, có sức hấp dẫn, cuốn hút phụ nữ, song nhược điểm lớn nhất lại là quá coi trọng tình cảm, nếu không yêu cậu ấy thì xin cô Đường hãy buông tha, đừng tiếp tục nữa. Cô Đường còn trẻ, có thể chơi bời, nhưng Văn Tấn, cậu ấy rất nghiêm túc, như vậy, e rằng không tốt cho cả hai. Cuộc đời của cô mới chỉ bắt đầu, tương lai có vô vàn khả năng, nhưng Văn Tấn thì khác, cuộc đời cậu ấy đã quá nửa rồi, không còn thời gian để quay lại nên không thể lại nhầm đường, lạc lối. Nếu cô Đường chỉ muốn chơi bời thì xin cô đừng gây thêm phiền phức nữa.”

Đường Du cúi đầu nhìn ly cà phê, lặng thinh.

“Con người đều có tình cảm, ở cùng nhau lâu sẽ nảy sinh tình cảm, lúc xa nhau, sẽ đau khổ, buồn bã, muốn quên cũng cần phải có thời gian, nhưng cậu ấy đâu còn trẻ. Cô Đường, cô cũng biết, cho dù cuộc sống nào, một khi đã thay đổi đều không dễ gì quen.”

Cho dù là cuộc sống nào, một khi thay đổi rồi đều không dễ gì quen, như vậy cuộc sống của cô và anh thuộc loại nào? Trần Thích nói, cuộc đời cô còn có vô vàn khả năng, cô bỗng nhớ tới lời chuẩn đoán của vị bác sĩ trẻ, chợt cảm thấy buồn, cô không kìm nén được liền buột miệng, “Anh Trần, anh dựa vào đâu mà nói quan hệ giữa tôi và Tôn Văn Tấn chỉ là chơi bời?” Cô nhìn thẳng Trần Thích, không thấy buồn vì chuyện Trần Thích muốn họ chia tay, chỉ vì câu nói đó mà trong lòng cảm giác xót xa, sự cay đắng dâng trào lên mắt, khiến cô muốn bật khóc.

Đường Du trước giờ rất bình tĩnh, lãnh đạm, Trần Thích không ngờ cô lại phản ứng mạnh thế. Thấy cô xúc động mạnh, anh chỉ lặng thinh, sau đó chuyển giọng, lạnh lùng nói: “Cô Đường, cô nghĩ Văn Tấn hợp với cô gái như thế nào?”

Đường Du lặng lẽ một hồi lâu, Trần Thích nói tiếp: “Cô hiểu Văn Tấn ư? Cô biết gì về quá khứ của cậu ấy? Cô biết cậu ta sợ nhất điều gì không? Cậu ta có từng nói với cô về những điều này không?”

Đúng là gã chưa từng nói với cô, quá khứ, tương lai của hai người, chẳng ai trong họ quan tâm đến, không phải là không nghĩ, chỉ là không dám nghĩ.

“Cậu ấy đã ba mươi tuổi, đã từng vì một cuộc tình mà hao phí bao nhiêu năm, đến giờ vẫn chưa quên được. Cuộc đời cậu ấy không thể lại tiếp tục bị tổn thương, phản bội, mạo hiểm, nhưng mọi thứ trong cái thế giới này đều đang biến đổi. Cô Đường còn trẻ, tình cảm có thể mãnh liệt nhưng cô có đảm bảo sẽ khiến Văn Tấn hạnh phúc không? Cô dám chắc là cậu ấy sống cùng cô sẽ không cần phải lo lắng những chuyện này không? Cô có chắc tình cảm cô dành cho cậu ấy sẽ mãi mãi không thay đổi không? Cô Đường trẻ trung, xinh đẹp, mạnh mẽ, năng động, có thể thấy trước được một tương lai xán lạn, lo gì không tìm được một đức lang quân như ý sống với nhau trọn đời? Nhưng Văn Tấn thì khác, giờ đây cậu ấy cần một người phụ nữ khỏe mạnh, ôn hòa, có hoàn cảnh gia đình tốt, biết bao dung, biết đem lại sự ấm áp, sự an toàn, nói thẳng ra, cô Đường là người không thích hợp, cô có người thích hợp với cô, cậu ấy có người thích hợp với cậu ấy, nhưng hai người tuyệt đối không hợp nhau.”

Lời nói của Trần Thích mặc dù rất o ép người khác nhưng mọi câu chữ đều có lý. Không đợi anh ta nói hết, Đường Du đột nhiên đứng dậy, “Anh Trần, anh yên tâm, tôi sẽ rời xa anh ấy.” Nói xong liền muốn đi ngay, đây là phản ứng rất điển hình, cô không dám trực diện, sợ nước mắt mình lại trào ra nên vội vàng muốn đi khỏi đó ngay.

Khi vừaTrần Thích vội nắm lấy tay cô, giọng tỏ ra áy náy, “Xin lỗi cô, tôi đã mạo phạm rồi.”

Không quay mặt lại, cô bình tĩnh đáp, “Không sao, anh nói rất đúng, tôi sẽ nhanh chóng rời xa anh ấy.”

Trần Thích vẫn chưa buông tay, nói tiếp: “Có cần tôi giúp gì không?”

“Không cần.”

“Tôi có thể đưa cô đi du học, chịu mọi chi phí sinh hoạt và học phí, cộng thêm visa và tìm trường nữa, cô muốn đi nước nào cũng được.”

Đây là bồi thường hay là cái gì vậy? Cô khẽ cười, không kìm nén được xót xa trong lòng, nước mắt cứ thế trào ra, cô cố nén giọng, “Cám ơn anh Trần, nhưng không cần đâu.”

Trần Thích nói tiếp: “Ý tôi là, cô Đường, nếu cô vẫn ở trường đại học ngoại ngữ thì cậu ấy vẫn sẽ tìm cô...”

Không để ý đến nước mắt đang đầm đìa, cô quay phắt lại nhìn như không thể tin vào sự tàn nhẫn của anh ta.

Trần Thích buông tay, nói từng chữ: “Nếu thực sự rời xa, tốt nhất đừng gặp nhau nữa.”

Trái tim cô như bị ai đó giày xéo, đau buốt, đau đến nghẹt thở, đau đến nỗi chẳng còn sức lực chống đỡ, nhưng cô vẫn gật đầu đáp: “Tôi biết.” Sau đó đi thẳng ra ngoài.

Những lời của Trần Thích vẫn bám theo sau, “Cô Đường, cô đã có số điện thoại của tôi, nếu đổi ý, có thể liên lạc bất kỳ lúc nào, gọi điện hoặc gửi tin nhắn đều được, tôi sẽ sắp xếp thỏa đáng.”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play