Lão Giản tên đầy đủ là Giản Chính Lương, gọi “lão” vì ông ta đã lớn tuổi, kinh nghiệm dày dặn, là một trong những hộ nuôi tằm đầu tiên làm ăn với Hoàng Thiên Minh ở trấn Thanh Vân. Lão ta trước giờ không bán kén ướt, tất cả đều tự mình sấy khô rồi mới xuất ra, chất lượng tơ đầy đặn óng ả, chỉ nhìn là biết các cục cưng tằm nhất định được chăm sóc rất công phu. Vì người trong trấn đều hiểu, tiền lão Giản kiếm là “tiền lương tâm”, lão ta sống dư dả, không ai nói nổi nửa lời đàm tiếu, dù cho số tiền ấy quá nửa đều đem đốt vào Phong Nguyệt lâu, song đốt rất đường hoàng. Đến già lão ta vẫn ở vậy, thỉnh thoảng ra ngoài tìm hoa thơm cỏ lạ cũng là chính đáng.

Mỗi bận đầu tháng cuối tháng lão Giản đều qua lại hẻm Sát Trư sau lưng tiệm sách Hoang Đường. Tuy tuổi đời đã gần thất thập, tóc tai lão vẫn đen nhánh, nhanh nhẹn minh mẫn, cơ thể tráng kiện, có thể quẩy một gánh nước đi cả mười dặm mà không đỏ mặt không thở dốc. Chính vì thế, nhu cầu cơ bản nhất của đàn ông cũng không lặn đi đâu mất, lão ta thường khệnh khạng thênh thang bước tới những ô cửa nhỏ thần bí trong ngõ, gõ mấy cái lên tấm gỗ nọ, thông thường sẽ có một mụ già chống cửa lên, nhăn mặt cười nói: “Lão Giản, hôm nay có hàng mới, qua xem thử đi?” Với đám gái giang hồ lão cũng rất kén chọn, bỏ ra năm đồng thì phải chơi cho đáng năm mươi đồng.

Nhưng ghé thăm ngõ Sát Trư chỉ là kế tạm thời, lão đương nhiên vẫn nhung nhớ không nguôi “động tiêu tiền” Phong Nguyệt lâu kia, các cô nương ở đó dù cho nhan sắc bình bình nhưng biết cách khép nép rụt rè, kỹ thuật trên giường cũng cao minh hơn nhiều, nhanh chậm hài hòa, rất giỏi gợi hứng cho người ta; không như đám hàng phế phẩm ở ngó Sát Trư, cầm tiền rồi là chỉ muốn tốc chiến tốc thắng, hơi kéo dài thời gian một tẹo là trở mặt. Tuy háo sắc, nhưng lão Giản vẫn là người biết kế hoạch biết tiết chế, tiền tiêu hàng tháng đều tính toán chi li từng xu từng hào, không hề ăn tiêu bừa bãi, đây là sự chuẩn bị tất yếu của một người đàn ông đã được an bài cả đời cô độc. Đỗ Xuân Hiểu từng xem bói cho lão Giản, nói lão già nhưng cứng cáp, có hậu phúc hưởng không hết. Lão ta từ đó nhìn thấu màn kịch bịp bợm của cô nương này, không đếm xỉa đến nữa. Quá khứ của một số người giống như hạt sen vậy, đều giấu cái nhân đắng vào lòng, hậu bối ngây thơ non nớt làm sao nhìn ra nổi? Chẳng qua là nói dựa mà thôi.

Vì vậy lão Giản không tin vào số mệnh, chỉ tin mình. Nhưng sự tự tin này, lại bị một kỹ nữ tên Đào Chi phá vỡ.

Vốn dĩ, lão Giản tới Phong Nguyệt lâu vui vẻ, má mì đều vừa kính vừa hiềm, kính là vì lão ta “đức cao vọng trọng”, hiềm bởi lẽ lão ta bủn xỉn keo kiệt. Bởi vậy cơm rượu đều không dám chuẩn bị nhiều, chỉ thu tiền nghề, tuy thấy không ưa nhưng dù sao lão chưa bao giờ nợ tiền, nên cũng thoải mái. Một hôm viên trân châu lão Giản vốn yêu thích ở Phong Nguyệt lâu đột nhiên đánh nhau với khách hàng, cầm chung rượu vỡ đâm vào mặt người ta, bị má mì nhốt vào phòng củi sám hối, nên lão đành đổi người. Má mì kêu mấy cô nương vào, lão ta nhìn một vòng đều không vừa mắt, nói muốn chọn tiếp. Má mì không bằng lòng, phun ra mấy câu khó dễ, ý là chút tiền ấy chỉ có thể chọn hàng này thôi, lẽ nào còn đòi gái trinh hay kỹ nữ hạng sang. Lão Giản bị chạm tự ái, lập tức rút ra một xấp giấy bạc vứt xoạch lên bàn, quát: “Kêu cô nương sang nhất chỗ các người ra đây!”

Nói cho cùng, lão vẫn là kẻ ngoại đạo, đến phí qua đêm là bao nhiêu cũng không nói đúng, xấp tiền ấy vứt ra chỉ tổ làm trò cười, cũng may má mì coi như còn chút nể nang, bèn sai người gọi Đào Chi tới. Ai ngờ Đào Chi từ lâu đã bị Hoàng Mộ Vân chiều hư rồi, đời nào chịu đi, má mì đành phải lén lút khuyên nhủ cô ta, nói chẳng qua chỉ là một lão già,cái món kia không biết có còn dùng được hay không, thôi thì thuận theo ý lão làm vờ một phen cho qua thôi. Đào Chi bấy giờ mới miễn cưỡng đồng ý, chẳng buồn tô lại son phấn, cứ thế xuống chào hỏi luôn.

Lão Giản nhìn qua Đào Chi, vặn hỏi má mì: “Loại hàng này mà cũng dám đưa ta?”

Đào Chi dày mặt ngồi xuống, chỉ cười, e để lộ ra chút bất mãn lại ăn thêm trận đòn. Má mì bèn cất giọng the thé: “Lão Giản, mới nhìn bề ngoài người ta, còn chưa thử bên trong sao đã biết là hàng loại nào?”

Lão ta nhăn mày đánh giá lại Đào Chi một lượt, vẫn bán tín bán nghi.

Má mì vội ghé miệng vào tai lão ta, thầm thì: “Biết đây là ai không? Người thương của cậu Hai nhà họ Hoàng đấy! Nhân đang rảnh rỗi để cho lão miếng ngon, lão còn bày đặt không ăn?”

Ba từ “nhà họ Hoàng” rót vào tai, lão ta lập tức rối loạn tâm tư, hứng cũng đến ngay, toàn thân bất giác run lên, mắt xanh lè cả ra. Má mì coi như lão đã ưng ý, bèn để Đào Chi dìu lão vào phòng.

Giản Chính Lương ngồi trên giường Đào Chi, bắt ả lần lượt cởi sạch ttừng món đồ, vừa ngắm vừa không thôi cười gằn: “Hứ! Khà Khà! Không ngờ ta đến ngần này tuổi đầu còn có thể chơi người đàn bà của con trai Hoàng Thiên Minh!”

Khi Đào Chi mở rộng thân thể, tiếp nhận lão ta dộng vào mới biết mình đã mắc mưu má mì, lão đàn ông nằm đè bên trên ả tuy gò má đã lốm đốm vết đồi mồi, còn tỏa ra mùi già nua điển hình, nhưng chuyện ấy lại dũng mãnh như trai tráng, còn làm ả sướng hơn cả Hoàng Mộ Vân.

Tuy nói “gái điếm vô tình”, nhưng ít nhiều vẫn có chút khát khao khoái cảm, vì vậy Đào Chi đêm đó bèn chủ động mời lão Giản ở lại qua đêm, không đòi thêm đồng nào, song lão Giản thấy áy này trong lòng, trưa hôm sau vẫn nhét thêm cho ả ba mươi đồng. Một lần hai lần như thế, Đào Chi lại có thêm khách quen, làm cái nghề này, chân giẫm mấy thuyền không những không có gì phải hổ thẹn mà còn đáng tuyên dương. Rất mau sau đó, chị em trong Phong Nguyệt lâu đều trêu cô ta “già trẻ ăn cả”, vô cùng linh động.

Từ sau khi Bạch Tử Phong chết, số lần Hoàng Mộ Vân tới tìm Đào Chi cũng tăng lên, nay lại thêm một lão Giản, trước tình hình người ra vào phòng tới tấp, ả lại càng phải dốc hết sức chu toàn,để không đắc tội với bên nào. Chỉ là lão già kia hình như hơi gian giảo, có khi tựa hồ cố ý chọn đúng lúc cậu Hai Hoàng đến với ả, má mì nói thiếu đôi lời xoa dịu liền tỏ vẻ hằn học, còn đập bàn lật ghế. Một hôm, lão ta mặt đỏ gay đi vào, rõ ràng đang tây tây, chưa ngồi nóng chỗ đã ngoạc giọng gọi “cục cưng”, má mì đành lúng túng kéo lão sang một phòng riêng uống hòa tửu(1) bên trong, kêu lão ngồi nghỉ một lát. Lão đương nhiên biết chuyện gì đang diễn ra, bèn hậm hực nghiến răng, sải bước hùng hổ quay lại sảnh lớn chờ, cũng không cô nương nào hầu rượu, tự chuốc tự uống. Khoảng chừng một giờ đồng hồ sau, Đào Chi mặt mũi đỏ hồng tiễn Hoàng Mộ Vân xuống lầu, đi được nửa đường bèn bị lão Giản xồng xộc chạy lên cầu thang kéo lại, lôi thẳng lên lầu.

Hoàng Mộ Vân nhất thời không kịp phản ứng, chủ sững ra một thoáng song cũng không nói gì, định đi tiếp xuống dưới. Lão Giản được đằng chân lân đằng đầu, quay lại cười nói: “Cậu Hai chơi đủ rồi ư? Lần sau phiền cậu nhanh nhanh một chút, bên dưới còn có người đợi. Cậu chớ ức hiếp người già!” Dứt lời, còn ngang nhiên véo mông Đào Chi trước mặt gã.

Nào ngờ đối phương chẳng lấy gì làm giận, giương mắt dửng dưng nhìn lão, nhưng lời nói ra lại là với má mì: “Lý ma ma, thế này không hay lắm, Đào Chi có khách quen mới cũng không nói một tiếng. Bà biết tôi thường ngày kỵ nhất chơi mấy thứ không sạch sẽ. Được rồi, lần sau có hàng mới, nhớ thông báo một tiếng, tôi chọn đầu tiên, giá cả không thành vấn đề.”

Lời nói ra khiến mặt Đào Chi thoắt trắng thoắt đỏ, ả không ngờ Hoàng Mộ Vân có thể dễ dàng vứt bỏ ả như thế, trong lòng đương nhiên đau khổ, nhưng không dám thể hiện ra ngoài, sợ nhỡ lại thêm sơ suất gì thì đến lão già bên cạnh cũng không giữ nổi nữa, đành cắn răng câm như hến.

Vậy mà người ấm ức nhất lại là lão Giản, lão cao giọng hùng hổ dặn má mì: “Lý ma ma nghe rõ đây! Lần sau có hàng mới, cử người tới báo tôi, tiền nong không thành vấn đề!”

Không khí bỗng chốc đóng băng, các cô nương cùng khách làng chơi đều im thin thít đứng quanh xem kịch hay, xem cậu Hai nhà họ Hoàng với lão Giản đến cuối cùng ai chiếm thượng phong. Đây là vẫn đề khí thế, nói rõ hơn một chút, thì chính là vấn đề tiền bạc. Vì vậy đũa so đến cuối cùng, người thiệt thòi đương nhiên là lão Giản, để đấu thế với Hoàng Mộ Vân, kế hoạch lẫn tiết chế lão khổ sở tuân thủ bốn mươi năm nay bỗng đều hóa thành mây khói, lại còn học theo đám công tử nhà giàu chơi trò quăng tiền qua cửa sổ. Hoàng Mộ Vân đương nhiên cũng năng tới Phong Nguyệt lâu hơn, có điều không mảy may gọi Đào Chi, gã không them, lão Giản chắc chắn cũng không them, hai bên đều gạt đi mấy nàng thẻ đỏ, chỉ chăm chăm chọn hàng sạch sẽ hạ thủ, giá mở hàng kỹ nữ mười lăm tuổi nâng lên đến một nghìn đồng, vẫn còn giằng co không dứt. Cuối cùng lão Giản đầu mượt mồ hôi hét ra cái giá “nghìn hai”, sau đó căng thằng chờ xem phản ứng của Hoàng Mộ Vân, nào ngờ đối phương ung dung nhấp một ngụm trà, cười nói: “Vậy đêm nay tôi lại gọi Đào Chi.”

Thế là hôm đó, lão Giản lần đầu tiên trong đời “chơi chịu”. Mọi người đều trông ra, biết là Hoàng Mộ Vân Vân giở trò chơi xỏ lão, nhưng không dám vạch trần, nhịn cười chuẩn bị mở hàng cho tiểu cô nương kia. Hoàng Mộ Vân lại hiên ngang ôm Đào Chi vào phòng, tiện còn bao khách dưới lầu một chầu rượu, đổi lại được mọi người rầm rầm khen hay.

Không lâu sau, chuyện lão Giản quỵt tiền đồn thổi khắp trấn Thanh Vân, má mì sai người đi thu mấy lần đều không được, bèn đích thân tới tận cửa đòi. Lão hầm hầm ngồi ở bậu cửa, và nữa bát cơm đậu bo thịt muối, không thèm nhìn người đến đòi nợ lấy nửa con mắt. Má mì sốt ruột, bèn trở mặt, phao tin nội trong ba ngày không trả đủ tiền thì đừng mong yên ổn sống hết năm nay. Lão Giản cười khẩy nói: “Dù gì ta ngần này tuổi đầu, cũng đã chán sống từ lâu rồi, các người muốn thế nào thì thế ấy, lẽ nào ta lại sợ?”

Má mì không cam yếu thế, độp lại: “Lão Giản nặng lời rồi, nào phải muốn lấy cáu mạng lão, chỉ là tôi mở kỹ viện này, các cô nương qua tay không ít, cũng không phải không có đứa muốn trốn, hễ đứa nào định trốn lại đòn đem đánh chết thì chẳng phải hụt vốn ư? Tôi đương nhiên có cách khiến người ta sống không bằng chết!”

Câu nói cuối cùng đã khơi lên dục vọng thoát thân của lão Giản, ba ngày sau đó lão quả nhiên bặt vô âm tín, trong nhà có gì đáng tiền đều đã chuyển đi từ lâu, cũng không biết là đi đâu. Má mì tức điên quay về túm lấy Đào Chi xả giận, quát mắng: “Con tiểu tiện nhân! Đã phóng túng còn lắm thủ đoạn! Ngủ với lão già ấy bao ngày thế mà không dò ra nội tình lão, hại tao mất toi một đứa gái trinh, mày có đền nổi tao không?”

Lạ thay đến ngày thứ năm, Giản Chính Lương lại cao đầu ưỡn ngực bước vào Phong Nguyệt lâi, vứt xoạch một nghìn hai trăm đồng bạc giấy ra, má mì vội vàng đón lấy, đon đả trách lão sao mất tích lâu như vậy, hại người ta nhớ quá là nhớ.

“Lý ma ma, từ nay về sau không cần nhớ nữa, ta ngày nào cũng tới.” Lão Giản lại không phục phong thái “lão” trước kia.

“Ui chao! Lão lại phát tài ở đâu thế?”

“Nào chỉ phát tài? Ta còn tìm được hẳn một cây rung ra tiền kia!” Trong giọng nói hưng phấn của lão thấp thoáng một nỗi thê lương, tiếp đó lão lầm bầm, “Thực ra nên đi tìm hắn ta từ sớm mới phải…”

Chuyện lão Giản đột nhiên phát tài lại trở thành chủ đề bàn tán trong trấn Thanh Vân, đại để lúc đó, duy có một đại nhân vật nhà họ Hoàng mới biết chân tương sự thật. Nhân vật ấy đưa cho lão Giản hai nghìn đồng bạc, lòng chỉ hận không thể giết người.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play