- THÀNH, TẠI SAO CON LẠI NGHĨ NHƯ THẾ? - Mẹ khóc trong điện thoại. - Con biết đấy, con là cuộc đời mẹ. Vì con, mẹ hi sinh tất cả.

Mẹ không nói tiếp mà chỉ khóc, cả hai cùng cúp máy.

Carol cảm thấy mẹ nói chuyện như lời thoại trong phim não tình Đài Loan, Hồng Kông, rất tình cảm, rất xúc động lòng người, nhưng trả lời không vào câu hỏi. Những nhân vật trong phim Hồng Kông, Đài Loan nói chuyện tuyệt đối không chịu làm rõ những điều hiểu nhầm, vì làm rõ thì coi như hết chuyện, cho nên cứ trả lời lửng lơ, không đúng với câu hỏi. Nếu như hỏi: “Có phải anh giết mẹ tôi?”. Câu trả lời có thể là: “Cô biết đấy, tôi rất yêu cô!”. Nếu người hỏi đâm thẳng vào tim người trả lời, người trả lời trước khi trút hơi thở cuối cùng mới chịu nói: “Tôi không giết mẹ cô”.

Carol nghĩ, mình nói rằng mình là kết quả của mối tình lén lút; thế nhưng mẹ lại nói rằng, khi có mình, mẹ yêu quý mình như thế nào, hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Có thể dù là ai, trong cuộc đời bố và mẹ đều có một khoảng thời gian ra sức tìm kiếm, thăm dò nguồn gốc cuộc đời mình. Tôi đã đến với thế giới này như thế nào? Là tất nhiên hay ngẫu nhiên? Ai, trong tình huống nào đã tạo ra cuộc đời tôi? Tôi đến với thế giới này với sứ mệnh nào? Hay chỉ là sai lầm?

Có thể mọi người cho rằng khởi nguồn của một con người thường quyết định con đường và vai trò cũng như địa vị của người đó trong xã hội. Truyền thuyết cho rằng, Khổng Tử là do cha và mẹ đã hợp mà thành; cuộc đời Chúa Giê-su lại càng không hợp lẽ thường tình, mẹ của Chúa Giê-su mang thai vô tính. Tại sao xuất thân của các vĩ nhân đều như thế? Há chẳng phải điều ấy nói với mọi người, khoảnh khắc hình thành vĩ nhân đều không bình thường đó sao?

Carol còn nhớ hồi nhỏ vẫn thường hỏi mẹ:

- Con ở đâu ra?

- Mẹ nhặt con ở đống rác. - Mẹ cười cười, nói. - Một hôm mẹ đi đổ rác trông thấy có một cái bọc nhỏ, trong bọc có một đứa bé, mẹ nhặt về, đó là con.

Chuyện mẹ nói với Carol là chuyện của nhiều người mẹ nói với con cái chỉ để tránh đề cập đến tính dục. Nhưng Carol nghe rất nghiêm túc, nó khóc to, khóc thảm thương, có thể đấy là lần đầu tiên nhân thức được nguồn gốc của mình không được quý trọng.

Mẹ sợ quá, phải giải thích, bảo mẹ nói đùa, làm sao lại nhặt con từ đống rác? Con là do mẹ sinh ra.

- Mẹ sinh ra từ đâu? Carol hiếu kì, hỏi.

- Không có cách nào, mẹ đành vạch bụng cho con xem vết mổ.

- Nhưng làm thế nào để con chui vào bụng mẹ được? Cái cửa bé như thế làm sao con vào được? - Carol nói rồi áp đầu vào bụng mẹ.

Mẹ cười dịu dàng như nhớ lại sự việc ngọt ngào:

- Lúc con vào còn rất bé rất bé, giống như một giọt nước, thậm chí còn bé hơn một giọt nước. Thật ra một nửa con ở trong người bố, một nửa ở trong người mẹ, bố và mẹ lấy nhau, hai nửa của con mới kết hợp lại thành con.

Còn gì nữa thì mẹ không chịu nói, chỉ cười dịu dàng, bảo con lớn lên sẽ biết.

Suốt một thời gian dài, Carol cố nhớ mình là hai nửa, một nửa trong người bố, một nửa trong người mẹ. Nó không thể hiểu một con người lại có hai nửa ở trong hai cơ thể khác nhau, như vậy, đúng là một chuyện buồn, hai nửa sẽ rất nhớ nhau. Nó rất cảm ơn bố mẹ, nếu không hai nửa của mình vẫn không hợp lại làm một được.

Bây giờ nhìn đời mình không phải là kết quả hôn nhân của bố mẹ, mà là kết quả của sự lén lút, vụng trộm. Carol nhớ đến người đàn ông kia đòi mẹ phải nạo bỏ, lại nghĩ mình đến với cuộc đời này không được hoan nghênh ngay từ lúc bắt đầu.

Về sau mẹ gửi cho Carol một bức thư, thư rất dài, viết rõ quá trình bố mẹ quen nhau và yêu nhau. Mẹ nói, đấy không phải là dụ dỗ hoặc quyến rũ, mà là hai trái tim gặp nhau và đến với nhau. Bố là người rất có trách nhiệm với gia đình, bố cố gắng kiềm chế, về sau mẹ giả vờ ốm mới hẹn được bố đi chơi, mẹ bảo mẹ yêu bố, rồi ôm ngang người bố từ sau lưng…

Mẹ biết nói với con những điều đó con sẽ cho rằng mẹ là người không đứng đắn, mẹ làm như thế vì yêu bố, yêu đến độ muốn có con với bố, mẹ không mong bố sẽ lấy mẹ, chỉ biết bố đã có hai con, hai cậu con trai vô cùng đáng yêu, lớn lên cũng đẹp trai như bố. Bố thường đêm hai đứa bé ấy đến trường, rất tự hào về hai đứa con, bố muốn khoe với mọi người.

Vì yêu bố, mẹ yêu luôn cả hai đứa trẻ và thường đưa chúng đi chơi. Mẹ cũng rất muốn có một đứa con như thế, nếu sinh đôi một trai một gái thì thật tốt, nhìn con của mẹ mỗi ngày một không lớn trưởng như trông thấy con mỗi ngày một lớn bên bố, bố sẽ mãi mãi bên mẹ.

Con giận mẹ, xem thường mẹ, mẹ không trách con, nhưng con không nên xem mình là kết tinh của một sự chơi bời vô trách nhiệm. Con là niềm mong đợi mỗi ngày, là cầu xin mỗi đêm, khi mẹ biết có con, mẹ vui đến phát khóc, từ đấy con là tất cả của mẹ.

Có con rồi mẹ cũng không nói gì với bố, mẹ không dám nghĩ bố sẽ ly hôn vì mẹ, mẹ cũng không mong bố ly hôn, vì mẹ biết bố rất yêu hai đứa con của mình, nhưng về sau bụng mẹ to dần, không thể giấu được bố. Bố biết và rất cảm động, bố bảo bố mong con gái, con gái giống mẹ. Bố rất muốn sống với mẹ, bố không muốn con lớn lên thiếu bố. Mẹ không biết bố đã nói gì với người vợ trước, tóm lại bà ấy đồng ý ly hôn, cũng không cần bố trợ cấp, yêu cầu duy nhất là không được đến thăm hai đứa con kia. Phải chăng đấy là biện pháp mà người vợ trước nghĩ rằng có thể giày vò bố nhất, nhưng bố vì con nên đã đồng ý với điều kiện ấy. Bố và mẹ lấy nhau trước khi con ra đời.

Sự việc này đã ảnh hưởng lớn đến công việc của bố ở trường học. Khi nhà trường hỏi, bố thừa nhận mọi trách nhiệm, vì bố sợ nhà trường phân công mẹ về nông thôn. Bố là thầy giáo, là đàn ông, bố bảo đấy là trách nhiệm của bố, như vậy không còn ai hỏi nhiều nữa. Bố phải về dạy ở một trường sư phạm huyện xa, bố không đưa mẹ cùng đi, bố bảo hộ khẩu của con theo mẹ, mẹ ở lại thành phố tốt cho việc nuôi nấng, giáo dục con. Có thể hồi đó mẹ nên đi theo, sống với bố thì cô Trân sẽ không có cơ hội.

Mẹ đã vô tình biện hộ cho bố, hoặc đang biện hộ cho chính mình. Mẹ cũng không muốn nói vì tình yêu nên có thể tha thứ, vì mẹ không tha thứ chuyện bố với cô Trân. Mẹ chỉ muốn nói, con là kết tinh của tình yêu, là niềm hy vọng, cầu mong của mẹ, là cả cuộc đời mẹ, hy vọng duy nhất là con được sống hạnh phúc.

Con có thể xem thường mẹ, rất nên xem thường mẹ, mẹ không biện bạch cho mình. Mẹ chỉ muốn con rút ra bài học từ mẹ, đối với một người đàn ông đã có gia đình, dù đẹp trai đến mức nào, đều không nên nhìn lâu vào người đó. Hậu quả yêu một người đàn ông đã có gia đình là vô cùng đau khổ.

Có thể bài học quan trọng hơn là, không nên sa vào vòng tay người đàn ông, cho dù người đó giống như bố, đừng vì thế mà xem thường người bạn trai của con. Nên biết rằng, không một người đàn ông nào có thể giữ mình khi có điều kiện, trừ phi người đàn ông đó tự đáy sâu lòng mình căm giận, khinh thường người con gái kia. Một người con gái ôm ngang người con trai, trong con mắt người con gái đầy sự sùng bái và khát khao, mọi lý trí của người con trai sẽ đổ vỡ tan tành. Lúc ấy, người con trai nổi máu anh hùng, muốn thỏa mãn, muốn cứu rỗi người con gái, người con trai sẽ nghe theo sự ham muốn tình dục, sẽ làm chuyện mà khi tỉnh táo sẽ không làm, không dám làm. Nếu đấy là người có trách nhiệm, anh ta có thể nghiến răng gánh trách nhiệm, nhưng trong lòng anh ta sẽ hối hận oán trách. Nếu là người vô trách nhiệm, anh ta ăn xong, chùi mép bỏ đi, sau đấy huênh hoang với mọi người mình đã bách chiến bách thắng, còn con sẽ thành đứa con gái rẻ tiền.

Cho nên, chưa bao giờ mẹ căm giận bố con, nếu lúc bấy giờ bố đẩy mẹ ra, có thể mẹ không đủ dũng cảm sống trên đời này.

[1] Chuyện kể rằng, văn nhân Liễu Hạ Huệ người nước Lỗ, thời Xuân Thu, vào một đêm bão tuyết, ông gặp một người con gái không nhà, sợ cô gái rét, ông cởi áo khoác cho cô gái, ôm cô vào lòng sưởi ấm cho cô, hai người ngồi suốt đêm mà không hề xảy ra chuyện bất chính - ND

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play