Hôm Kim Đồng vừa tròn mười tám tuổi, chị Phán Đệ ép Lỗ Thắng Lợi phải đi với chị.
Sau khi Thăng Lợi đi rồi, Kim Đồng ngồi một mình trên đê, buồn bã nhìn những con chim én chao cánh trên mặt sông. Sa Tảo Hoa từ một bụi rậm chui ra, tặng Kim Đồng một chiếc gương nhỏ làm quà sinh nhật. Con nhỏ da nâu này ngực đã nhô cao, cặp mắt hơi hiếng, đen láy như hai, viên đá quạ dưới lòng sông. Kim Đồng bảo:
- Giữ lại để tặng cho Tư Mã Lương.
Sa Tảo Hoa lôi trong bọc ra một chiếc gương nữa to bằng cái đĩa, nói:
- Cái này là để tặng anh ấy! Cái gương phản chiếu ánh nắng lên bức tường sơn đen trông như tường chảy mỡ.
- Mày làm gì mà có nhiều tiền thế?
- Cháu ăn trộm ở Hợp tác xã cung tiêu - nó nói khẽ - Cậu nhất thiết không được cho ngoại biết nhé, cháu có quen một kẻ cắp siêu hạng ở trên chợ đồ dùng gia đình. Anh ta thu nhận cháu làm đồ đệ. Cậu ạ, cháu chưa học được nghề, khi nào có nghề, cậu thích cái gì cháu ăn trộm cho cậu cái đó. Sư phụ cháu lấy trộm được cả răng vàng trong miệng, đồng hồ trên tay các cố vấn Liên Xô nữa kia!
- Trời ơi, thế là phạm tội đấy!
Sa Tảo Hoa lại nói:
- Sư phụ cháu có nói, mèo tha miếng mỡ thì đuổi, hổ tha con lợn thì lại cho qua! Cậu học xong tiểu học nhưng trung học thì không đến phần mình, chẳng thà học nghề ăn cắp với cháu lại hóa hay!
Ra vẻ thông thạo, nó cầm những ngón tay Kim Đồng lên ngắm nghía, nói:
- Ngón tay cậu thon và mềm mại, chắc chắn học được!
- Không, tao không học, tao nhát lắm? - Kim Đồng nói - Tư Mã Lương bạo gan mà tỉ mỉ, nó chắc chắn là học được, đợi nó về học cùng với cháu.
Sa Tảo Hoa cất cái gương vào bọc, rên rỉ như một thiếu phụ:
- Anh Lương ơi là anh Lương, khi nào thì anh trở lại!
Tư Mã Lương đã biến mất cách đây năm năm, trong đêm thứ hai sau khi chôn cất Tư Mã Khố. Đêm ấy gió đông bắc ào ào lạnh thấu xương, chum chĩnh trong sân rên rỉ. Chúng tôi ngồi lặng trước ngọn đèn dầu. Đèn tắt, chúng tôi yên trong bóng tối, không ai nói một tiếng, mọi người đang nhớ lại cảnh tượng chôn cất Tư Mã Khố. Không có quan tài, chúng tôi bó anh trong một chiếc chiếu như người ta cuộn bánh tráng, bên ngoài cuốn mươi mấy vòng dây thừng. Hơn chục người khiêng xác anh ra ngoài nghĩa trang, đào một hố sâu rồi chôn anh ở đó. Khi nấm mồ đắp xong, Tư Mã Lương quì xuống lạy một lạy. Nó không khóc, trên khuôn mặt bé nhỏ của nó đã xuất hiện một số nếp nhăn. Tôi rất muốn an ủi nó, nhưng nghĩ mãi mà không biết nên nói thế nào. Trên đường về, nó nói nhỏ với tôi:
- Cậu ạ, cháu sẽ đi!
- Lương định đi đâu bây giờ? - Tôi hỏi.
Nó đáp:
- Cháu cũng không biết nữa!
Khi gió thổi tắt đèn, tôi bàng hoàng trông thấy một bóng đen lủi đi, biết đó là Tư Mã Lương, nhưng tôi không nói gì. Tư Mã Lương đã biến mất. Mẹ kéo lê cây sào dài, đi tìm tất cả những giếng cạn và hồ ao. Tôi biết đó là một công việc vô bổ, Tư Mã Lương không đời nào tự tử. Mẹ nhờ người đi hỏi thăm khắp nơi, nhận được toàn những tin trái ngược. Có người bảo trông thấy nó trong một đoàn xiếc rong, có người nói trông thấy cái xác của một đứa con trai ở ven hồ, mặt mũi không thể nhận ra vì bị quạ rỉa. Một toán dân công từ đông bắc trở về thì nói chắc như đanh đóng cột rằng, có gặp nó ở gần cầu sông áp Lục. Khi ấy đang có cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, máy bay Mỹ ngày đêm bắn phá cầu cống...
Vì có cái gương của Sa Tảo Hoa, lần đầu tiên tôi nhìn rõ khuôn mặt mình. Tôi đã mười tám tuổi, mái tóc vàng rực, hai vành tai đầy đặn, trắng nõn, lông mày vàng như tiểu mạch chín, lông mi vàng rộm soi bóng trong cặp mắt xanh biếc. Mũi cao, môi đỏ như son, lông ngực từng mảng rậm. Thực ra, qua chị Tám, tôi cũng đoán ra mình không giống mọi người. Tôi đau xót khi nhận ra rằng, cha đẻ ra tôi, dứt khoát không phải Thượng Quan Thọ Hỷ, mà như người ta vẫn nói vụng sau lưng: Chúng tôi là con riêng của mục sư Malôa, lai một trăm phần trăm. ý thức về sự hèn kém bám chặt lấy trái tim tôi. Tôi lấy mực đen nhuộm tóc, bôi đen mặt, còn con mắt thì không làm cách nào thay đổi được màu sắc, tôi chỉ tiếc là không thể móc bỏ được chúng đi. Tôi nhớ đến chuyện nuốt vàng tự tử bèn lục lọi trong hộp trang sức của chị Lai Đệ, lấy chiếc nhẫn vàng từ thời Sa Nguyệt Lượng, nuốt chửng và lên giường năm đợi chết. Chị Tám mò mẫm quay sợi ở góc giường. Mẹ đi làm Hợp tác xã về thấy bộ dạng của tôi vô cùng kinh hoảng. Tôi nghĩ rằng mẹ sẽ xấu hổ, không ngờ mẹ lại nổi trận lôi đình. Mẹ túm tóc đánh tôi tám bạt tai. Tôi bị chảy máu răng, tai ù đi, mắt nổ đom đóm. Mẹ nói:
- Hoàn toàn đúng, cha đẻ chúng mày là mục sư Malôa! Vậy thì sao nào? Dậy mà rửa mặt, gội đầu cho sạch, rồi ưỡn ngực mà nói rằng: Bố tôi là mục sư Malôa, người Thụy Điển, là hậu duệ của quí tộc, cao quí hơn nhiều cái giống nghêu sò ốc hến nhà các người!
Khi mẹ đánh tôi, chị Tám vẫn ngồi thản nhiên quay sợi, làm như chuyện này không liên quan gì đến chị. Tôi khóc sụt sịt, rửa mặt trong chậu gốm, nước trong chậu lập tức đen kịt. Mẹ đứng sau tôi, miệng vẫn chửi lảm nhảm, nhưng tôi biết không phải mẹ chửi tôi. Rồi mẹ lấy gáo múc nước sạch gội đầu cho tôi, mẹ khóc tấm tức. Dòng nước từ trên đầu chảy xuống cứ trong dần. Mẹ lấy khăn mặt lau đầu cho tôi, vừa lau vừa nói:
- Con ơi, ngày ấy mẹ cũng không còn cách nào khác! Nhưng trời đã sinh ra con thì con phải nhìn thẳng vào sự việc. Con đã mười tám tuổi, là một người đàn ông rồi, Tư Mã Khố dù trăm xấu nghìn xa, nhưng vẫn dáng mặt là một thằng đàn ông, con phải học tập nó?
Tôi gật đầu hứa với mẹ, nhưng lập tức nghĩ ngay đến chuyện nuốt vàng. Tôi định thú thực với mẹ thì thấy chị Lai Đệ vừa thở vừa chạy về. Chị là công nhân nhà máy diêm của khu, chiếc tạp đề chị đang mặc có dòng chữ
Nhà máy diêm ánh Sao khu Đại Lan. Chị hốt hoảng bảo mẹ:
- Mẹ, nó về rồi!
Mẹ hỏi: - Đứa nào về?
- Thằng Câm - chị nói.
Mẹ lấy khăn mặt lau tay, buồn rầu nhìn chị Cả, nói:
- Con ơi! có lẽ số kiếp nó thế!
Thằng Câm đi vào nhà tôi bằng cách đặc biệt của hắn. Mấy năm không gặp, trông hắn có già đi, mớ tóc hoa râm ló ra dưới vành mũ lính đội ngay ngắn. Đôi con ngươi vàng của hắn trông càng u tối, cái cằm rắn chắc chìa ra như chiếc lưỡi cày han gỉ. Hắn mặc chiếc áo quân phục mới tinh, thắt lưng rất chặt đúng quân phong quân kỷ. Trước ngực đeo một lô huy chương. Hai cánh tay dài quá khổ, bàn tay đeo găng trắng bằng vải bông lồng vào hai chiếc ghế nhỏ. Một đệm da gắn dưới đít, như là một bộ phận của mông. Hai ống quần rộng thùng thình buộc lại với nhau trước bụng. Hình như hai chân hắn cụt đến bẹn. Đó là toàn bộ chân dung của Thằng Câm xuất hiện trước mặt chúng tôi sau nhiều năm xa cách. Hai tay hắn tì trên hai ghế, nhích từng bước một, tấm đệm dưới đít thấp thoáng màu huyết dụ.
Sau năm cái nhích lên, hắn dừng lại cách chúng tôi khoảng ba thước rưỡi. Khoảng cách này đủ để giao lưu ánh mắt với chúng tôi mà không phải ngửa mặt lên. Nước bẩn gội đầu lan đến chỗ hắn, hắn chống tay lùi lại một tí. Nhìn hắn tôi mới hiểu rằng, chiều cao của người ta là do hai chân quyết định. Mất đi hai chân nửa người trên của Tôn Bất Ngôn càng đồ sộ. Con người này tuy còn có nửa người, nhưng vẫn tiềm ẩn một sức mạnh kinh người. Hắn giương mắt nhìn chúng tôi, một tình cảm phức tạp hiện rõ trên khuôn mặt xám ngoét, cái cằm rung rung như ngày xưa, lập bập mãi mới thốt được mấy tiếng: - Cởi cởi cởi! Hai giọt nước mắt trong suốt như pha lê ứa ra từ hốc mắt...
Hắn rút tay khỏi ghế, giơ lên cao làm điệu bộ, miệng vẫn: Cởi, cởi, cởi! Tôi lập tức đoán rằng, hắn hỏi thăm Câm anh và Câm em, vì từ khi đi chuyển lên đông bắc, chúng tôi chưa gặp lại hắn lần nào. Mẹ dùng khăn che mặt, vừa khóc vừa chạy vào trong nhà, Thằng Câm đã hiểu ra, hắn gục đầu xuống ngực.
Mẹ cầm ra hai chiếc mũ quả dưa nhỏ vấy máu đưa cho tôi, ra hiệu chuyển cho hắn. Tôi quên bẵng chiếc nhẫn trong bụng, đi tới trước mặt hắn. Hắn ngửa mặt nhìn thân hình cao như cây sào của tôi, buồn bã lắc đầu. Tôi cúi xuống, nhưng thấy vậy bất tiện, liền ngồi xuống đưa hai chiếc mũ cho hắn, rồi chỉ tay về quảng đông bắc. Tôi nhớ lại chuyến đi bi thảm ngày ấy, nhớ lại tình cảnh Thằng Câm cõng một thương binh gãy chân trên đường rút lui, lại càng nhớ hai cái xác Cârn anh và Câm em bị bỏ lại trong hố đạn pháo. Hắn chìa tay lấy chiếc mũ đưa lên mũi ngửi không khác chó nghiệp vụ đánh hơi hung thủ hoặc đánh hơi người chết, rồi đặt xuống giữa hai chân quần, đón lấy chiếc thứ hai đưa lên mũi ngủi rồi đặt lên trên chiếc thứ nhất. Sau đó, mặc dù không một lời mời mọc, bằng hai tay, hắn đi khắp các xó xỉnh trong nhà, hết gian chính đến gian phụ, từ nhà xay đến nhà kho. Hắn thậm chí còn đi một vòng ra chỗ nhà xí, thò đầu vào ổ gà xem xét một luật. Tôi đi theo sau, thích thú nhìn ngắm cách thức đi chuyển nhẹ nhàng của hắn. Vào đến phòng ngủ của chị Cả và Sa Tảo Hoa, hắn biểu diễn động tác trèo lên giường. Hắn ngồi dưới đất, mắt ngang tầm giường, tôi buồn thay cho hắn. Nhưng chuyện xảy ra sau đó chúng tỏ tôi đã lo bò trắng răng. Thằng Câm hai tay bám thành giường rồi từ từ đu người lên. Tôi chưa bao giờ thấy những cánh tay khỏe đến như thế, trừ một lần xem xiếc. Đầu hắn đã cao quá mặt giường, hai cánh tay kêu răng rắc rồi đột nhiên hất người hắn lên giường. Hắn chỉ ngất ngưỡng một hai cái rồi trở lại tư thế ngồi ngay ngắn.
Hắn ngồi trên giương chị Cả, nghiễm nhiên là một gia trưởng, càng giống một thủ trưởng. Tôi đứng bên giường, tự cảm thấy mình là người ngoài.
Trong buồng mẹ, chị Cả vừa khóc vừa nói:
- Mẹ bảo nó đi đi, con không cần nó. Khi nó còn lành lặn, con đã không thích nó, bây giờ nó chỉ còn một nửa người, con lại càng không cần
Mẹ nói:
- Con ơi, chỉ sợ rước về thì dễ, đuổi đi thì khó!
Chị Cả nói:
- Ai rước nó về?
Mẹ nói:
- Đây là sai lầm của mẹ. Cách đây mười sáu năm, mẹ đã hứa gả con cho nó. Mối oan nghiệt này không hiểu thắt nút tự bao giờ?
Mẹ rót một bát nước nóng đưa cho Thằng Câm. Hắn giơ tay đón, mắt chớp chớp, có vẻ rất cảm động, uống một hơi ừng ực.
Mẹ nói:
- Tôi cứ ngỡ anh đã chết, ai ngờ anh còn sống. Tôi không bảo vệ được hai đứa con của anh, tôi đau xót hơn anh nhiều, con là con của anh chị nhưng nuôi dưỡng chúng là tôi. Xem ra, anh là người có công với nước, Chính phủ sẽ có nơi có chốn cho anh hưởng phúc. Chuyện hôn nhân cách đây mười sáu năm là do tôi bao biện kiểu phong kiến. Xã hội mới bây giờ hôn nhân tự do, không ai được ép buộc. Anh là người của Chính phủ thì nên độ lượng, xin đừng chì chiết mẹ góa con côi chúng tôi. Hơn nữa, Lai Đệ chưa lấy anh mà ba đứa em đã chống lại nó. Tôi xin anh, anh hãy về nơi Chính phủ sắp xếp cho anh hồng phúc, anh đi đi!
Thằng Câm không đếm xỉa những lời xin xỏ của mẹ. Hắn chọc thủng giấy dán cửa sổ nhìn ra ngoài sân. Chị Cả tìm đâu ra chiếc kẹp rèn sắt cầm bằng cả hai tay xông vào, chửi:
- Thằng Câm, thằng cụt, cút khỏi đây!
Chị định kẹp Thằng Câm, nhưng hắn chỉ vươn tay một cái là tóm được cái kẹp, chị không sao giằng lại được. Trong cuộc đấu không cân sức đó, Thằng Câm vênh váo nở nụ cười khinh miệt. Chị Cả bỏ tay ra, ôm mặt vừa khóc vừa bảo Thằng Câm:
- Anh Câm, anh từ bỏ ý định ấy đi! Thà rằng tôi lấy lợn đực còn hơn là lấy anh!
Tiếng thanh la rộn ràng trong ngõ, một đoàn người ồn ào kéo vào nhà tôi, đi đầu là ông trưởng khu, theo sau là mười mấy cán bộ, lại còn một đám đông học sinh tiểu học tay cầm hoa. Trưởng khu khom người chui vào nhà, nói với mẹ:
- Chúc mừng! Chúc mừng!
Mẹ mặt lạnh như tiền, hỏi:
- Mừng gì mà chúc?
Trưởng khu nói:
- Bác ơi, mừng từ trên trời rơi xuống. Nghe tôi nói đã!
Các học sinh đứng vẫy hoa trong sân, reo từng đợt:
- Thưa bác, chúng tôi đã phúc tra hồ sơ trong cải cách ruộng đất, thấy rằng qui gia đình bác thành phần trung nông là không thỏa đáng! Sau khi gặp nạn, gia đình bác đã phá sản, thực tế chỉ là bần nông đỏ. Nay chúng tôi đã sửa lại thành phần cho bác, thành phần bác là bần nông. Đó là chuyện vui mừng thứ nhất. Chúng tôi đã nghiên cứu những tư liệu về cuộc tàn sát của giặc Nhật năm một chín ba chín, cho rằng có một sự thực là mẹ chồng và bác giai đều có chống cự lại chúng và hy sinh vẻ vang, vậy phải khôi phục vị trí lịch sử cho họ, gia đình bác dáng được hưởng chính sách ưu đãi. Đó là chuyện vui mừng thứ hai. Do hai chuyện trên, trưởng trung học quyết định tiếp nhận Kim Đồng vào học. Nhà thương sẽ bố trí người phụ đạo những bài chưa học cho Kim Đồng. Đồng thời, cháu ngoại của bác, cô Sa Tảo Hoa cũng có dịp được học tập, đoàn kịch Mậu Xoang tuyển diễn viên, chúng tôi sẽ cố sức bảo lãnh cho cháu được trúng tuyển. Đó là chuyện vui mừng thứ ba. Điều vui mừng thứ tư, tất nhiên là Tôn Bất Ngôn, con rể của bác, đặc dẳng công thần Chí nguyện quân, vinh qui cố hương. Điều vui mừng thứ năm là Viện điều dưỡng quân nhân vẻ vang quyết định tuyển dụng cô Lai Đệ là hộ lý bậc Một, cô không phải đến Viện, hàng tháng có người đem lương đến tận nhà. Điều vui mừng thứ sáu là mừng người anh hùng của chúng ta đoàn tụ với người bạn đời Lai Đệ. Hôn lễ của anh chị sẽ do Chính phủ đảm nhiệm. Bác ơi, bác là bà mẹ cách mạng có sáu chuyện mừng trong một ngày.
Mẹ như bị sét đánh, mắt trợn ngược, cái bát trong tay rơi xuống đất.
Trưởng khu giơ tay vẫy, một cán bộ rẽ đám học sinh đi tới theo sau là một nữ sinh tay cầm bó hoa. Anh cán bộ đưa cho trưởng khu một gói bọc bằng giấy trắng, nói nhỏ: giấy chứng nhận gia đình bị giặc sát hại.
Trưởng khu chuyển cái gói ẹ, nói:
- Thưa bác, đây là giấy chứng nhận gia đình bị giặc sát hại!
Mẹ run run đỡ lấy, ôm trước người.~ Em nữ sinh bước tới cài một bông hoa trắng trên kích áo mẹ, chỗ gần nách. Anh cán bộ lại đưa cho trưởng khu một gói bọc giấy hồng, nói: giấy bổ nhiệm. Trưởng khu chuyển cho chị Cả, nói:
- Chị Cả, đây là giấy bổ nhiệm.
Chị Cả giấu hai tay đầy muội than ra sau lưng. Trưởng khu kéo tay chị ấn bọc giấy hồng vào tay, nói:
- Phải vậy thôi!
Em nữ sinh lại cài lên kích áo chị bông hoa tím. Anh cán bộ khu đưa cho Trưởng khu một bọc gói trong giấy màu vàng, nói: đây là thông báo nhập học. Trưởng khu chuyển cho tôi, nói:
- Chú em, tiền đồ của chú sáng sủa lắm, hãy cố học cho giỏi nhé!
Em nữ sinh trao cho tôi một bó hoa màu vàng kim, cặp mắt đa tình nhìn tôi quyến rũ. Tôi ngửi mùi hương thoang thoảng của bông hoa vàng, chợt nhớ đến chiếc nhẫn trong bụng. Trời ơi, biết thế này thì tôi nuốt vàng làm gì? Anh cán bộ khu đưa cho Trưởng khu chiếc gói bằng giấy màu tím, nói: đây là giấy gọi vào Đoàn kịch. Trưởng khu cầm cái gói, nhìn quanh tìm Sa Tảo Hoa. Sa Tảo Hoa từ sau cánh của bước ra đón lấy cái gói. Ông Trưởng khu bắt tay nó, nói:
- Em gắng họ cho tốt để trở thành diễn viên nổi tiếng.
Em nữ sinh tặng Sa Tảo Hoa một bông hoa tím. Khi nó giơ tay nhận bông hoa, chiếc huy chương lấp lánh rơi xuống đất. Trưởng khu nhặt cái huy chương lên, xem hoa văn và chữ trên đó liền đưa cho Thằng Câm. Thằng Câm đeo chiếc huy chương lên người. Tôi vừa sợ vừa mừng khi nghĩ rằng: Một tên trộm cắp siêu hạng đã xuất hiện trong nhà tôi. Trưởng khu nhận cái gói cuối cùng từ tay anh cán bộ, chiếc gói màu xanh lam, chuyển cho Thằng Câm, nói:
- Tôn Bấc Ngôn, đây là giấy đăng ký kết hôn của đồng chí với Thượng Quan Lai Đệ. Khu đã làm thủ tục giấy tờ cho đồng chí, hai người chỉ cần điểm chỉ là xong!
Cô nữ sinh đưa tận tay Thằng Câm một bông hoa màu xanh.
Trưởng khu nói:
- Bác ơi, bác có ý kiến gì không? Xin chớ khách khí, chúng ta là người trong nhà! Mẹ nhìn chị Cả, vẻ khó xử. Chị Cả tay cầm bông hoa, miệng méo xệch, những giọt nước mắt rơi trên bông hoa tím.
Mẹ phát biểu đầy mâu thuẫn: - Xã hội đổi mới rồi, bọn trẻ có ý kiến của chúng, do chúng quyết định?.
Trưởng khu nói:
- Đồng chí Lai Đệ, đồng chí có ý kiến gì không
Chị Cả nhìn chúng tôi, thở dài: - Số tôi nó như thế?
Trưởng khu nói: - Vậy thì tốt rồi! Tôi lập tức cho người đến dọn dẹp. Tối mai làm lễ thành hôn
Đêm hôm đó tôi ị được cái nhẫn ra ngoài. Chính vào giờ phút tôi trút được gánh nặng đó, nhà máy diêm ánh Sao của trấn Đại Lan xảy ra vụ nổ, nhà máy bị cháy rụi, tất cả nữ công nhân của nhà máy, trừ chị Lai Đệ, không một ai sống sót.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT