Trong Khát vọng đổi đời, Stefan Zweig, bậc thầy về phân tích tâm lý con người, đã phơi bày ra những góc khuất của chủ nghĩa tư bản.
Câu chuyện kể về cô gái tên là Christine, nhân viên tại một trạm bưu điện xa xôi thuộc nước Áo. Bố và anh trai đã mất trong chiến tranh, Christine sống với bà mẹ già nua bệnh tật trong một căn phòng ọp ẹp tồi tàn và ngày qua ngày làm công việc nhàm chán. Cho đến một hôm, người dì đã lưu lạc sang Mỹ 25 năm trước của Christine mời nàng đến nghỉ cùng vợ chồng họ trên dãy núi Alps thuộc Thụy Sĩ. Christine gói ghém đồ đạc tới chỗ dì Claire ở Pontresina và hoàn toàn choáng ngợp trước cảnh giàu sang phú quý nơi đây. Dì Claire đã đưa nàng bước chân vào thế giới thượng lưu hào nhoáng. Từ đây, cuộc đời nàng bước sang một trang mới với những mật ngọt cùng những giăng mắc mà nó bày ra.
Khát vọng đổi đời được Stefan Zweig hoàn thành trong những năm 30 của thế kỷ XX nhưng chỉ được xuất bản 40 năm sau khi ông qua đời.
Trong Khát vọng đổi đời, Stefan Zweig đã khám phá từng chi tiết của đời sống thường nhật với một văn phong làm rung động cả khối óc lẫn tâm hồn… Câu chuyện sầu thảm, và có lẽ là một trong những bản cáo trạng u tối nhất từng xuất hiện trong văn chương về việc sự nghèo đói hủy diệt hy vọng, niềm vui, sắc đẹp và tiếng cười như thế nào. - The Spectator (UK)
Một tác phẩm vô cùng hấp dẫn cho thấy lịch sử có thể tác động lên đời sống mỗi con người như thế nào. - The Financial Times
Khát vọng đổi đời táo bạo, buồn và cảm động… Với hình tượng nhân vật Christine và đặc biệt là Ferdinand, Zweig đã cho chúng ta thấy chân dung của một thế giới đang đến ngày tàn. - The Guardian
… Không một tác phẩm nào của Zweig đòi đấu trực diện với di sản của Thế chiến thứ nhất với độ sâu sắc về xã hội lẫn sự chi tiết về con người như Khát vọng đổi đời… chúng ta may mắn có được cuốn sách này, không chỉ bởi nó là bức tranh đau buồn về đời sống nước Áo sau chiến tranh mà còn bởi nó rất khác các tác phẩm khác của Zweig. - William Deresiewicz, The Nationb