CHIẾN DỊCH TẾT MẬU THÂN

Tôi chứng kiến sự thay đổi của Sài Gòn, từ một thành phố quyến rũ với những công viên cây xanh, những lối đi nhỏ rợp bóng, những tòa nhà sơn trắng thành một thành phố quân đội đồn trú tạp nham. Đi bộ về văn phòng dọc đường Pasteur và Từ Độ, trở thành con đường đầy thử thách qua những bãi rác không được quét dọn, có những bao đựng cát dựng xung quanh, qua những xe tải quân sự với tiếng động cơ và tiếng còi rú inh tai.

Vẻ đẹp của Sài Gòn đã biến mất: Những cô gái trẻ trung duyên dáng trong các bộ áo dài bằng lụa đã từ lâu nhường lại trung tâm thành phố cho đám người tạp nham của chiến tranh, với những cựu chiến binh tàn tật trườn người bằng nạng, khua phần tay chân còn lại đi xin thức ăn và tiền; Những kẻ chào hàng đê tiện thô bạo, giật tay áo bạn, buôn bán chợ đen và thuốc phiện; Những đứa trẻ đường phố trong những bộ quần áo rách rưới, khuôn mặt cáu bẩn van nài: “cho cháu năm đồng đi, cháu đói, ông là số một, hãy cho cháu năm đồng", cùng lúc đang cố gắng ăn trộm ví của bạn.

Khi bắt đầu cuộc chiến, chính quyền đã thử bảo vệ Sài Gòn khỏi những ảnh hưởng do việc xây dựng quân đội diện rộng ở vùng nông thôn nhưng đã thất bại. Sự nghèo khó của một thành phố đầy lính là cơ hội cho một số kẻ đầu cơ phất lên làm giàu. Xuất hiện trào lưu dùng máy nghe nhạc, máy điều hòa và những điều kiện cơ bản của cuộc sống Mỹ - tất cả đều được người Sài Gòn mới phất sử dụng bên cạnh một xã hội Việt Nam truyền thống. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tháng 1-1968 người Mỹ có mặt khắp mọi nơi trên đường phố. Những nhóm cố vấn chính trị ở nhiều cấp bậc trong chính phủ quyết định tương lai của quốc gia. Văn phòng Công tác Xã hội Liên minh thuê một nhà chiêm tinh chuyên nghiệp tên là Thái Sơn đưa ra những dự đoán cho năm tới "Thuận lợi về phía chính phủ và bất lợi cho kẻ thù" trong khi các nhân viên Mỹ khác thì giúp đỡ quyết định màu ánh đèn vòi phun nước ở khu trung tâm Sài Gòn là màu gì, cây nào nên được chặt đi để dựng máy tính tiền đỗ xe, và thư viện Bảo tàng quốc gia có nên áp dụng hệ thống phân chia thập phân Dewey.

Những người quản lý thành phố rụt rè chiến đấu lại, ra lệnh tất cả những biển hiệu, cửa hàng phải bằng tiếng Việt hoặc ít nhất tiếng Việt phải lớn hơn gấp ba lần so với tiếng Anh, vì vậy Nhà may Botany thì trở thành Bo Ta Ny, quán bar Dolly thì thành Da-ly, Bar Texas thì thành Te-xa và bar Ohio thì thành O-HAI-O.

Sài Gòn vẫn là vùng được yêu thích hơn so với các thành phố khác xa hơn về phía bắc và so với các chiến trường nơi tôi dành quá nhiều thời gian của mình. Có một cảm giác thoải mái an toàn trong một Sài Gòn xáo trộn. Những vụ nổ pháo binh, tiếng bom vang trời không xa từ vùng nông thôn, không khí bừa bãi của thành phố cho thấy cảm giác một ngày nào đó cuộc chiến sẽ kéo về thành phố. Tôi biết răng tham nhũng ở Sài Gòn là cái giá cần thiết tất cả chúng tôi phải trả cho chiếc ô quyền lực của Mỹ che chở chúng tôi, những gia đình có vợ là người Việt và những người bạn của họ cũng cảm nhận như vậy, dù hủy hoại văn hóa truyền thống của họ và lối sống sau thuộc địa họ bắt đầu tận hường sẽ biến mất.

Tôi quá tự tin về sự an toàn của Sài Gòn và khả năng sống sót của chính mình nên tôi đã kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam và làm cha hai đứa trẻ, Andrew Kim và Elsa Christina. Tôi không ở Sài Gòn khi vợ tôi sinh Andrew nhưng khi Elsa chào đời vào tháng 10-1967 thì tôi lái xe đưa Nina và mẹ cô ấy tới khoa phụ sản ở tầng ba của Bệnh viện nhà thờ thánh Paul từ sáng sớm, chờ đợi cùng Nina trong phòng chờ tới cơn trở dạ và chạy theo cô ấy vào phòng sinh.

Tôi hy vọng sẽ dành vài ngày ở cùng bọn trẻ khi trở lại Sài Gòn vào tháng 1-1968 kể từ chuyến đi viết bài trước Tết. Trước đây, ngày lễ là dấu hiệu nghỉ ngơi giữa hai cuộc chiến và một lần nữa cả cộng sản và Sài Gòn tiếp tục truyền thống khi tuyên bố ngừng bắn phá.

Thành phố im lặng vào chiều 29. Thậm chí những người bán rong trên đường cũng đã về nhà, những kẻ bụi đời, lang thang tụ tập trong những lối đi vào cửa hàng, đếm tiền hoặc nằm dài lười nhác trên vỉa hè. Tôi lái xe qua đường Nguyễn Huệ, qua kênh Khánh Hội và dọc đường Trịnh minh. Nhà hàng Guillaume Tell trang trí giấy màu sặc sỡ với những dải pháo treo trước cổng. Những nhà riêng trong thành phố có pháo bông và cờ. Mọi người chuẩn bị tổ chức một cái Tết xa xỉ nhất vì bị thuyết phục bởi sự tuyên truyền của chính phủ rằng mối đe dọa của quân đội cộng sản được đẩy lùi vào biên giới quốc gia và chiến thắng đang tới gần.

Đêm đó tôi viết một bài phân tích về cuộc khủng hoảng đang phát triển tại căn cứ lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh mà tôi đã ở đó cả tuần trước, một vài người so sánh điểm yếu của nó với sự bố trí của người Pháp tại Điện Biên Phủ và tương lai của những căn cứ quân sự ở xa là sự chú ý của chỉ huy tối cao Mỹ.

Buổi sáng hôm sau, nỗi lo lắng của họ càng lớn hơn bởi những cuộc tấn công không mong đợi trên diện rộng của cộng sản tại sáu thành phố miền Trung và khu vực phía Bắc phá bỏ quyết định ngừng bắn trong những vùng này. Vào giờ giới nghiêm ban đêm, Sài Gòn không bị cản trở khi hàng nghìn người đổ ra đường đón giao thừa, tết Mậu Thân, năm con Khỉ.

Tôi tham gia chuẩn bị cùng gia đình, chúng tôi vui vẻ làm theo sự chỉ dẫn từ cha của Nina, kho tri thức truyền thống và là nhà đạo diễn cho các hoạt động có tính chất tôn giáo của gia đình. Nina và các chị em được yêu cầu mặc áo dài nhưng họ có vẻ thích những bộ đồ Tây hơn. Chúng tôi tập trung vào buổi tối muộn ở phòng khách rộng rãi của bố mẹ, sáng rực với những bông hoa tươi. Cha của Nina mặc một áo choàng màu xám bên ngoài bộ đồ vest. Khi cả gia đình cúi đầu khấn, ông hát tạ ơn đức Phật ở bàn thờ nhỏ với những que hương đang cháy, xung quanh là những đĩa kẹo và hoa quả, phần cho linh hồn của ông bà tổ tiên. Bên ngoài ngôi nhà lợp ngói vàng, chúng tôi đốt những ống pháo treo trên cành cây gỗ dái ngựa lâu năm.

Tiếng ồn ào trong sân sau pha lẫn tiếng nổ từ vùng lân cận và ngay tức thì lan ra toàn bộ thành phố. Đó là lần đầu tiên trong nhiều năm, Sài Gòn được phép đốt pháo. Sau đó chúng tôi trao nhau bao lì xì màu đỏ đựng những đồng tiền mới may mắn. Chúng tôi nhâm nhi sâm oanh, đánh giá vận may của nhau trong nghề kinh doanh và cùng ăn bữa tối.

Khi chúng tôi về nhà, cha của Nina hướng dẫn chúng tôi những quy định nghiêm ngặt của nghề hàng hải do những biểu cột chiêm tinh của chúng tôi quyết định. Và tôi lái quanh co cùng với Nina xem xét cẩn thận nếu tôi lái về hướng Tây là xúc phạm những linh hồn tốt lành.

Tiếng nổ của những tràng pháo gần đó thức tỉnh tôi và tôi gọi cho Ed White ở văn phòng. Anh ta vừa hoàn thành xong phần tóm tắt tin tức buổi tối và quá mệt mỏi để nói chuyện phiếm. Anh ta nói: “Peter, giờ là 1 giờ 15 sáng rồi, tôi chuẩn bị về nhà đây".

Tôi ngủ chập chờn được một lúc, máy điều hòa trong phòng ngủ chúng tôi kêu ủ ù có tiếng ồn ào đập vào cửa sổ như thể ai đó đang dùng búa đập vào mành cửa. Tôi biết rằng đây không phải là tiếng pháo từ chiến trường mà là một súng máy cự li lớn đang bắn phá ở đại lộ Pasteur cách đó không xa. Đây là một loại vũ khí có mức độ sát thương lớn không được sử dụng ở Sài Gòn từ sau vụ đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm cách đó bốn năm. Tôi vội vàng đưa Nina, Elsa, Andrew và người giúp việc vào phòng tắm lợp mái mà tôi nghĩ an toàn hơn phần còn lại của căn hộ và che họ bằng những chiếc đệm giường.

Tôi mở cửa sổ phòng ngủ, chứng kiến cuộc chiến đã tới thành phố. Những viên đạn lửa rít qua bầu trời gần Dinh Tổng thống, Đại sứ quán Mỹ và những tiếng lựu đạn, rocket nổ vang trời trong đêm. Tôi gọi tới văn phòng và Bob Tuskman trả lời, giọng anh ta the thé vì kích động: "Lạy Chúa, chúng đang bắn phá thành phố”. Tôi nói tôi đang trên đường tới văn phòng.

Tôi nhìn vào nhà tắm nhận ra vợ con tôi cũng nguy hiểm như những người tôi thường chụp ảnh trong những ngôi làng bị oanh tạc ở vùng nông thôn. Tôi lưỡng lự một lúc, miễn cưỡng để họ ở lại một mình tới khi đưa ra lí do chẳng có chỗ nào cho họ đi cho tới khi trời sáng. Tôi nói với Nina tôi sẽ trở về với họ khi cô ấy đang dỗ Elsa mới ba tháng tuổi. Khi tôi thận trọng mở cửa căn hộ, súng máy lại đồng loạt bắn phá, nhả đạn theo hướng Dinh Tổng thống ở đường Công Lý cách đó hai tòa nhà.

Tôi chờ ngớt tiếng súng mới bước ra ngoài trong ánh sáng đèn, giơ hai tay lên tỏ sự thân thiện với những tay súng máy có thể nhìn thấy sau hàng rào bao cát trên đường. Tôi mặc áo sơ mi, quần vải, mỉm cười và thét lên: "Báo chí, phóng viên" và đi bộ về phía họ. Không có phản ứng gì, tôi tiếp tục đi xuống đại lộ Pasteur tới đường Lê Thánh Tôn, cẩn thận qua một chốt gác bên ngoài Tòa thị chính thành phố và tới tòa nhà Den, người gác cổng gốc Ấn Độ nhanh chóng mở cửa để tôi vào

Ed White ở trong văn phòng cùng Tuskman, George Esper và tất cả đều làm việc trên điện thoại, chuyển những bản tin bổ sung về New York. Chúng tôi cần những thông tin trực tiếp, do vậy tôi giật lấy chìa khóa xe jeep của văn phòng, khởi hành cùng các phóng viên ảnh John Nance và Joe Holloway.

Tôi lái tới đường Tự Do, tới nhà thờ ở quảng trường F.Kennedy. Hành trình của chúng tôi tới Đại sứ quán bị chặn lại bởi những xe jeep chở đầy cảnh sát quân đội Hoa Kỳ. Một trong số họ yêu cầu chúng tôi rời đi và chúng tôi không ở đó để cãi nhau.

Chúng tôi quay trở lại nhưng quyết định tới đó bằng đường khác, qua những đại lộ vắng người, qua chợ trung tâm, lên dường Lê Văn Duyệt tới gần nhà hàng Club Hippique. Bắn phá vẫn tiếp diễn ở Dinh Tổng thống. Chúng tôi ngoặt sang đường Nguyễn Du để nhìn gần hơn và trực tiếp quan sát cuộc tấn công.

Những tràng nổ dài của các loại vũ khí bắn phá tự động quét lia trên đầu chúng tôi, Holloway và Nance quát tôi dừng lại. Tôi bật đèn và cả ba chúng tôi nhảy xuống dưới xe khi đạn bay tới những hàng rào bao cát của sĩ quan Meyerkord đóng ngay sau chúng tôi.

Chúng tôi ở đó khoảng nửa giờ, nỗi sợ hãi đe dọa mạng sống tới khi một xe jeep cảnh sát quân đội người Australia tới cứu, yểm trợ cho chúng tôi bằng một loạt đạn giúp tôi có thời gian quay đầu xe và chạy đi. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi bị một đội biệt kích Việt Cộng rút lui từ cuộc tấn công ở cổng phía nam Dinh Tổng thống không thành công, lánh tạm vào một khách sạn của dân chưa hoàn thành ở bên kia đường tấn công. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Khoảng 4 giờ 30 phút sáng khi chúng tôi trở lại văn phòng thì có cuộc gọi từ Trưởng phòng thông tin USLS Barry Zorthian nói muốn có câu chuyện chính xác về những gì đang diễn ra và bảo tôi nên gọi điện cho Điều phối nhiệm vụ Mỹ, cựu chiến binh George Jacobson, người hiện đang rơi vào bẫy của du kích Việt Cộng ở biệt thự của ông ta trong sân đại sứ quán. Jacobson nói với tôi rất nhiều biệt kích cộng sản đã vượt tường và đang nấp trong sân đại sứ quán, bắn những loạt súng bazoca vào mặt tiền tòa nhà công lý tám tầng mới xây để vào trong.

Cửa sổ phòng ngủ của Jacobson bị một trái rocket đập vỡ, và ông ta nói đã tự trang bị cho mình một quả lựu đạn trong tình huống cuối cùng. Ông ta vẫn tỏ ra khá bình tĩnh, một cựu chiến binh từng phục vụ chín năm ở Việt Nam và những lời bình luận cuối cùng của ông ta là Việt Cộng "đang tính đến bùng nổ to lớn trên toàn cầu với những hoạt động của họ". Tôi ngạc nhiên về những lời bình luận từ một sĩ quan lâu năm, sợ hãi núp trong phòng ngủ nhưng lại cố tìm ra lời giải thích đáng tin cậy cho những gì đang diễn ra.

Khi viết câu chuyện đó, tôi khó có thể tin vào sự táo bạo liều lĩnh của Việt Cộng không chỉ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ mà khi chúng tôi nhận các cuộc điện thoại quanh thành phố thì họ cũng tiến hành các cuộc phản công dữ dội vào hàng tá mục tiêu khác trên toàn Sài Gòn. Lúc này là thời cơ cho họ tới bước quyết định.

Trong dự đoán cuối năm 1967, tôi đã khoác lác về quan điểm lạc quan vào cuộc chiến và dự đoán "những trận chiến lớn nhất và đẫm máu nhất vẫn sẽ tiếp diễn ở Việt Nam" nhưng không bao giờ trong sự tưởng tượng dù là điên rồ nhất rằng tôi có thể chứng kiến cuộc chiến ngay tại cửa nhà mình. Đó có thể là sự táo bạo công khai như Jacobson đã nói với tôi nhưng rõ ràng đó là câu chuyện mà chúng tôi không thể lờ đi.

Ngay sau đó chúng tôi lại đi về phía đại sứ quán. Lần này đi bộ qua công viên phía trước Dinh Tổng thống, tránh lính gác quân đội. Chúng tôi dễ dàng nhận thấy những nhân viên an ninh trong bóng tối, trú ẩn phía sau cây trong công viên và họ cũng chẳng buồn cố gắng ngăn khi chúng tôi đi vòng quanh nhà thờ bằng gạch đỏ, về phía đường Duy Tân tới đại lộ Thống Nhất và rẽ phía đông bắc về phía Đại sứ quán Mỹ. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Những đợt nổ rocket và tiếng đạn kéo chúng tôi đi xa hơn về phía đại lộ, qua văn phòng chỉ huy của tòa nhà RMK-BRJ xây dựng kiểu Texas tới đường Hai Bà Trưng, nơi có tòa nhà đại sứ quán sáu tầng phía sau bờ tường bê tông cao 8 foot vượt trên chúng tôi trong bóng tối. Chúng tôi lách dọc theo đường và núp mình càng gọn càng tốt bên cạnh hàng rào. Đại lộ này là hành lang bắn phá, tiếng súng oanh tạc liên tục trên đầu chúng tôi, rơi phịch vào thân cây và tường. Cảnh sát quân đội Mỹ ở Tiểu đoàn 716 đã chiếm được tầng trên một căn hộ bên kia đường và hướng đạn của họ vào sân Đại sứ quán. Việt Cộng ở bên trong bắn trả lại.

Ánh sáng đầu tiên của hoàng hôn màu xám soi rõ quang cảnh. Giữa đường là chiếc xe mui kín Citroen đen, người lái xe đã nhảy ra phía sau bánh xe bằng thép. Nance chạy lại nơi trú ẩn sau chiếc xe, theo dõi tòa nhà Đại sứ quán gần hơn nhưng chạy gấp trở lại khi có bắn phá gần chúng tôi. Bên ngoài cửa đại sứ quán là hai xe bất động khác. Những mảng bê tông vỡ văng đầy bụi mà Việt Cộng tạo ra lấy lối vào sân Đại sứ quán.

Tôi phân vân không biết chuyện gì xảy ra với George Jacobson, không biết ông ta có còn ở trong nhà của mình không. Tôi luồn trở lại đường Hai Bà Trưng, giải thích dự đoán của ông ta với một đại úy lính thủy đánh bộ trẻ tên là Robert O'Brien đến cùng lực lượng lính thủy đánh bộ tăng cường, đang nói trên bộ đàm trong xe jeep ở góc đường. Anh ta nói đã hiểu vấn đề và đang liên lạc bộ đàm với nhân viên của Đại sứ quán bên trong tòa nhà để tiếp sức cho họ và khuyên họ phải cố gắng chịu đựng vì phản công là quá nguy hiểm trong bóng tối.

Tôi nhìn thấy những cảnh sát quân đội bò dọc theo máng nước, đường đi bộ cạnh tường Đại sứ quán tiến lên phía trước chúng tôi, di chuyển vào vị trí tấn công trong khi những người khác dàn thế trận yểm trợ. Tôi cố kìm mong muốn chạy tới chiếc điện thoại gần nhất thông báo về văn phòng thay vì ở lại giữ vị trí. Tại vị trí này chỉ có Phóng viên thường trú duy nhất Don North của truyền hình ABC tham gia cùng chúng tôi và anh ta không cạnh tranh với AP. Một tá trực thăng Hueys tiến thấp vào khu vườn sở thú Sài Gòn cuối đại lộ. Họ hướng về phía chúng tôi. Tôi nhận ra họ cố gắng tiến hành một cuộc tấn công vào đại sứ quán.

Nance trở lại vị trí quan sát thuận lợi của mình thì một binh nhì nhảy lên đập vai vào chiếc cửa sắt của Đại sứ quán. Nó bật tung và cảnh sát quân đội ùa vào sau tiếng nổ lựu đạn tay và súng máy tự động. Chúng tôi có thể nhìn thấy chiếc trực thăng đầu tiên đang cố gắng hạ cánh trên mái nhà Đại sứ quán. Trong hàng rào đạn bắn, nó bay đi và biến mất. Ngay sau đó rất nhiều lính ở phía trong cửa để ra đường cùng chúng tôi chĩa súng về những tầng giữa của tòa nhà.

Việt Cộng không chỉ ở trong sân mà họ đã chiếm lĩnh được tầng trên của Đại sứ quán. Tôi hỏi một lính trông nhếch nhác xem có chắc không và anh ta đáp lại, "ôi Chúa ơi, có chứ, chúng tôi đang bắn lên đó đây, cúi cái đầu xuống". Tôi chạy tới văn phòng của một công ty xây dựng ở bên đường, một lính gác đã cho tôi sử dụng điện thoại ở tiền sảnh.

Ed White lặng lẽ đọc bài viết của tôi. Tôi không cần phải nhắc rằng tôi đang chứng kiến một trong những cảnh giật gân nhất của toàn bộ cuộc chiến và tôi nhanh chóng trở lại góc đường Hai Bà Trưng nơi những đồng nghiệp của tôi đang tập trung có Tom Buckley và Charles Mohr của tờ Thời báo New York, Peter Braestrup và Lee Lescaze của tờ Washington Post và Francois Sully của tờ Tin tức hàng tuần. Chúng tôi trao đổi thông tin với nhau, buôn chuyện cùng lính và sĩ quan, chờ đợi tiến triển tiếp theo.

Mọi chuyện không diễn ra trong một giờ. Cuộc tấn công trực thăng lần thứ hai bắt đầu và lần này chúng tôi nhìn thấy lính ở Sư đoàn 101 nhảy xuống từ mái nhà Đại sứ quán. Tôi nhìn thấy phóng viên thường trú Howard Tuckner của NBC và phóng viên quay phim của anh ta, Võ Huỳnh đi theo một đội cảnh sát quân đội qua cổng trước vào bên trong sân Đại sứ quán.

Ngay sau đó chúng tôi tiến vào cùng họ, ngạc nhiên với cuộc chiến dữ dội bên trong. Một lỗ thủng lớn trên bức tường bảo hộ, biểu tượng của Hoa Kỳ bị bắn thủng rơi xuống từ phía trên cửa, tiền sánh hỗn độn. Có một nhóm Việt Cộng đã chết trong bộ đồ xanh nâu, đeo băng tay màu đỏ và một vài xác người Mỹ, máu của họ bắn tóe trên lối đi và tường.

Chúng tôi giật mình hoảng hốt với loạt súng từ phía sau tòa nhà Đại sứ quán. Chúng tôi nhanh chóng chạy ra phía sau để xem, George Jacobson xuất hiện tát nhợt từ biệt thự của mình. Một tay Việt Cộng đột nhập vào nhà ông ta, trốn trong nhà tắm, cố gắng bắn ông ta bằng khẩu súng trường tự động. Jacobson đã giết kẻ tấn công bằng hai phát súng lục mà ai đó đã ném cho ông ta từ trước đó.

Tướng Westmoreland tới ngay sau đó. Sự tự tin của ông ta không nhàu nhĩ như bộ quần áo kaki đang mặc. Ông ta nói với phóng viên rằng Việt Cộng đã mang một lượng lớn chất nổ để thổi tung Đại sứ quán nhưng "Kế hoạch hoàn hảo của kẻ thù đã thất bại". Đó là cách đánh giá thiếu quan sát mà rất nhiều người trong giới báo chí nhận xét, chúng tôi không hoàn toàn tin khi ông ta quả quyết không một người lính Việt Cộng nào vào được tòa nhà chính của Đại sứ quán.

Chúng tôi trích dẫn đầy đủ những nhận xét của ông ta nhưng kèm theo những gì chúng tôi đã chứng kiến tại hiện trường rằng có loạt đạn bắn phá từ những phòng phía trên trong các bài viết của mình. Về mặt kĩ thuật, vị tướng đó đúng và thực tế chúng tôi công nhận 19 du kích Việt Cộng từ lực lượng 10.000 người trải khắp thành phố đã gây bất ngờ cho lính gác Đại sứ quán, giết năm người trong số họ khi nổ tung bức tường bảo vệ để lấy lối vào, chiếm cứ khu vườn trong vòng sáu tiếng nhưng thực sự chưa vào được bên trong tòa nhà chính.

Tôi lắng nghe Westmoreland tự tin tuyên bố lực lượng Mỹ đã vào vị trí phòng thủ còn kẻ thù thì đã bỏ chạy. Tôi lắng nghe trong sự hồi tưởng những lời nói của người tiền nhiệm ông ta, Tướng Paul D.Harkins tại đường băng Tân Hiệp vào tháng 1-1963 khi ông ta nói với David Halberstam và tôi rằng tuy trận Ấp Bắc tổn thất lớn cho cả người Mỹ và Cộng hòa nhưng là một chiến thắng về phía chúng tôi vì “kẻ thù đã bỏ chạy".

Sáu năm và một nửa triệu lính Mỹ sau đó, trận chiến Ấp Bắc lại bất ngờ đến với Sài Gòn và mọi thành phố trong cả nước và lời đáp lại từ chỉ huy tối cao của Mỹ vẫn chỉ là lạc quan. Nhưng không giống trận chiến trước đây khi Việt Nam là vấn đề mơ hồ trong phản công khi chiến dịch Tết Mậu Thân lại xảy ra trong một năm bầu cử tổng thống Mỹ, khi ánh sáng của những bản tin truyền hình và những câu trả lời cũ kĩ sẽ không còn đủ sức nữa

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play