“Cho hai tay lên ôm đầu, bước ngang sang bên phải ba mươi bước.” Giọng nói khàn khàn vang lên sau lưng.
Thiếu niên khó chịu định quay lại thì một thứ gì đó lành lạnh chỉ vào lưng làm hắn co rúm người lại. “SÚNG.” Trong đầu Ngọc Bách đang nghĩ về thứ đồ chơi này. “Đậu … giữa nơi núi rừng này không ngở gặp sơn tặc còn là loại cao cấp xài hàng nóng”
“Cho hai tay lên ôm đầu, bước ngang sang bên phải ba mươi bước. Nhanh lên.” Sơn tặc dí súng vào lưng giọng trần trụi uy hiếp khiến cho thiếu niên Ngọc Bách trán vã mồ hôi, tờ rim suýt khóc... Thiếu niên nhanh chóng làm theo từng chỉ dẫn của tên sơn tặc lui dần khỏi cổng trường.
Thiếu niên Ngọc Bách dù đi xa xa nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng cánh cổng kim loại mở ra. Sau đó là một loạt âm thanh như tiếng động cơ máy móc ùn ùn đi ra. Rồi tiếng cổng kim loại trầm muộn đóng lại. Rất nhanh chóng, không gian trở lên yên tĩnh như nó vốn có.
Thiếu niên lúc này đang ngồi xổm hai tay ôm đầu phiền muộn không thôi. “Tên sơn tặc này thật là mắt mù mà, bao nhiêu người không cướp mà đi cướp mình. Nhìn mình rách nát như vầy thì nó nghĩ có thể cướp được cái gì chứ. Chẳng lẽ hắn muốn cướp sắc. Trời ơi mình gặp phải dâm tặc rồi …” Nghĩ đến đây lòng thiếu niên trùng xuống tự kỷ y y trong đầu.
Ngồi một lúc thật lâu, thiếu niên mới thấy có gì đó sai sai. Không gian xung quanh yên tĩnh một cách lạ thường. Lúc này thiếu niên Ngọc Bách tò mò chậm chậm quay đầu lại thì chẳng thấy có ai sau lưng mình. “Người đâu rồi … Không lẽ lại gặp ma?”
“Không phải ma, là một người hành vi không rõ, hiện tại xác nhận người kia đã đi rồi.” Giọng nói của SIRA vang lên.
“Hệ thống hiện tại sử dụng giác quan của ký chủ để phân tích.” Giọng nói của SIRA vang lên. “Giác quan của ký chủ quá kém nên hệ thống phân tích xác xuất không được cao.”
“Giác quan quá kém…” Thiếu niên ngạc nhiên hỏi “Bộ giác quan cũng có thể phân chia cấp độ hay sao?”
“Giác quan có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các giác quan cơ sở bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác.” Giọng nói của SIRA vang lên trong đâu Ngọc Bách…
“Các giác quan có thể cảm nhận kích thích phản xạ vô điều kiện hoặc cảm nhận kích thích phản xạ có điều kiện. Đơn giản như cùng một vật trước mặt có người thích, có người không thích.
Cùng nhìn một vật là phản xạ có điều kiện, cảm giác yêu thích là phản xạ vô điều kiện. Phản xạ vô điều kiện thông thường được đúc kết qua nhiều năm sinh hoạt.
Phản xạ vô điều kiện được đúc kết qua môi trường rèn luyện thì khi đạt đến một trình độ nhất định thì giác quan sẽ có một độ mẫn cảm với môi trường bên ngoài.
Độ mẫn cảm với môi trường bên ngoài cơ thể càng cao thì phản xạ vô điều kiện càng mạnh.