Chu Thông Lương gật đầu :

- Lời của Cổ bá phụ rất có lý, sao tiểu điệt dám không tin ?

Bỗng nhiên Tiểu Hổ Tử tiếp lời:

- Vãn bối chưa tin hẳn được!

Cổ phu nhân Địch Diễm Thu vẫn tươi cười:

- Tại sao thiếu hiệp chưa tin phu quân ta?

Tiểu Hổ Tử giương lông mày, mặc cho Chu Thông Lương nháy nhó, y ngang nhiên đáp:

- Vì lời của Cổ bảo chủ quá toàn mật, chẳng có sơ hở chút nào chứng tỏ Cổ bảo chủ đã có sắp đặt sẵn...

Cổ phu nhân thản nhiên gật đầu:

- Xem ra ý nghĩ của thiếu hiệp cũng giống hệt sư phụ của thiếu hiệp.

Không thừa nhận, cũng không phủ nhận, hốt nhiên Cổ phu nhân trả lời như vậy khiến Tiểu Hổ Tử thêm phần hoang mang, không biết vị phu nhân này có quan hệ gì đến sư phụ y mà lại hiểu rành rẽ đến như thế ?

Chính lúc y đang hoang mang, Cổ phu nhân chuyển câu hỏi lại Chu Thông Lương:

- Hiền điệt, đây là câu hỏi cuối cùng, hết sức quan trọng, cháu hãy trả lời cho thành thực:

cháu đối với Kiếm Hàm của chúng ta có thành ý hay không?

Chu Thông Lương đưa mắt nhìn Cổ Kiếm Hàm, chỉ thấy nàng đưa mắt đắm đuối nhìn hắn, bốn mắt nhìn nhau, Chu Thông Lương cảm thấy khó nói, mặt hắn ửng đỏ, trù trừ rất lâu mới nhè nhẹ thở dài :

- Bá mẫu, tiểu điệt lấy làm thẹn không trả lời được.

Hắn nói câu ấy đúng là nói từ lương tâm vì hắn không thể lừa dối nàng.

Dự liệu Cổ phu nhân và Cổ Kiếm Hàm nghe xong câu ấy sẽ phật ý, hoặc ít ra cũng phản đối nhưng không ngờ Cổ phu nhân vẫn bình tĩnh như thường, bà khẽ gật đầu :

- Cháu thật là thành thật.

Lời nói hơi dừng lại, sau đó bà hỏi tiếp:

- Nhưng nguyên nhân tại vì sao vậy ? Vì Hàm nhi hay vì thân thế cha mẹ của nó ?

Chu Thông Lương ld :

- Không, Hàm muội là một cô nương rất tốt.

- Vậy thì là vì bối cảnh gia đình của nó chăng ?

Bà dám nói ra câu này đủ biết là rất hiểu rõ chính mình, khiến Chu Thông Lương lại càng khó xử. Bối cảnh gia đình của Cổ gia quả là bất hảo, nhưng Chu Thông Lương không thể nói thẳng điều đó, nếu nói ra thật chẳng hóa ra là bài bác gia đình Cổ phu nhân và phụ rẫy tấm chân tình của Cổ cô nương hay sao ? Vương Trạch Long nói:

- Vấn đề là tại tiểu điệt chứ không phải bất cứ lý do gì khác.

Hắn quả là người thông minh đã tránh trả lời vào chính diện, nhưng Cổ phu nhân chưa chịu buông tha, bà cười nhẹ:

- Tự thân hiền điệt có vấn đề gì ?

Chu Thông Lương đáp:

- Vì tiểu điệt lỡ tu học một loại thần công không thể nào lập gia đình được.

Cổ phu nhân chau mày:

- Đó không phải là lý do để thoái thác đó chứ ?

Chu Thông Lương chính sắc:

- Tất cả lời tiểu điệt đều là nói thật, nếu bá mẫu không tin, tiểu điệt có thể chứng minh ngay bây giờ để bá mẫu minh xét.

Cổ phu nhân hơi trầm tư một chút, rồi bảo:

- Hiền điệt, không phải là ta không tin ngươi, nhưng ta muốn biết thực sự ngươi đã học loại thần công nào mà đến nỗi như vậy ?

Chu Thông Lương nói:

- Bá mẫu đã nói đến như thế, tiểu điệt làm sao dám dấu được nữa...

Cổ phu nhân gật đầu:

- Hiền điệt quả là một thiếu niên minh mẫn, tương lai nhất định sẽ còn nhiều hứa hẹn...

Vừa nói câu ấy bà vừa chuyển đề tài, quay lại nhìn Tiểu Hổ Tử:

- Sư phụ thiếu hiệp khi xưa còn minh mẫn hơn cả Chu đại ca của người đây, chính vì vậy mà bị người ta gọi là “Quỷ diện nhân lang” đó.

Tiếp đó, dường như bà có thở dài như thương tiếc. Tiểu Hổ Tử động tâm tự suy nghĩ:

“Cổ phu nhân này sao lại quen biết rành rẽ với sư phụ ta như thế ? Chẳng lẽ giữa họ còn có quan hệ gì khác?” Cổ phu nhân nói với Tiểu Hổ Tử một câu khiến y phải suy nghĩ xong lại chuyển hỏi Chu Thông Lương:

- Hiền điệt cần gì bảo Kiếm Hàm lấy giùm cho.

Chu Thông Lương đáp:

- Không cần gì cả, trên bàn có chén trà này là được rồi.

Nói xong, hắn đưa hữu chưởng đặt nhẹ nhàng lên miệng chén trà, sau đó hai mắt nhắm nghiền lại vận công một lúc rồi thu chưởng về, nghiêng thân nói:

- Xin trình chút vọng dại mời bá mẫu xem qua !

Cổ Kiếm Hàm vượt thân tới cầm chén trà vừa rồi đưa lên trước bàn của Cổ phu nhân. Cổ phu nhân nhìn vào lòng chén trà, chỉ thấy lòng chén đã nhẵn như chùi không còn một giọt nước, dưới đáy chén vẫn còn đọng lại chừng mười lá trà và vài xác trà chưa tan hẳn.

Cổ phu nhân hơi chau mày cầm chén trà nhẹ nhàng đưa qua Thái lão bà ngồi bên cạnh, sắc mặt Thái lão bà khẽ động, đưa tay nhúm lấy hai ba lá trà trong đáy chén đặt lên lòng tay thổi nhẹ một cái, chỉ thấy hai ba lá trà tức thì hóa thành bột phấn bay tơi tả theo gió. Cổ Kiếm Hàm không nhịn được buột miệng hỏi:

- Thái bà, cái đó là công phu gì vậy sao lại biến lá trà thành bột phấn được?

Thái lão quay đầu nhìn Chu Thông Lương nhè nhẹ gật đầu:

- Thiếu hiệp luyện công phu phải chăng là “Nhất sát thuần dương công”?

Chu Thông Lương nghiêng mình đáp:

- Chính là “Nhất sát thuần dương công”.

Thái lão nói tiếp:

- Lão nghe nói “Nhất sát thuần dương công” này luyện đến mười thành hỏa hầu thì cách nước có thể đốt cháy mà không hề làm hao tổn nước, nhìn thiếu hiệp vận công mà trong chén cạn không như vậy là công lực chưa đủ, hỏa hầu còn kém lắm.

Chu Thông Lương đáp:

- Vãn bối mới luyện công phu này có ba năm do đó công lực chưa đủ, hỏa hầu còn kém.

Thái lão gật đầu :

- Nghe nói sau khi luyện thành “Nhất sát thuần dương công”, ước chừng sau mười năm mới có thể đạt đến thành công phải không ?

Cổ Kiếm Hàm kêu lên:

- Đừng nói mười năm, có hai mươi năm cháu cũng có thể chờ được...

Cổ phu nhân kêu một tiếng chận lại:

- Hàm nhi, đừng xen vào chuyện người lớn...

Bà bỗng chuyển lời hỏi sang Chu Thông Lương:

- Hiền điệt đã luyện “Nhất sát thuần dương công” nhưng chưa lâu, ta nghĩ rằng hẳn không phải là không có nguyên nhân.

Cổ phu nhân là người cực thông minh, chỉ một câu hỏi đã chạm tới thương tâm của Chu Thông Lương, hắn than:

- Chuyện cũ không nên nhắc lại, xin lão bá chớ hỏi.

Cổ Kiếm Hàm lo lắng:

- Chu đại ca, ai đả thương bại đến đại ca? Tiểu muội xin thay đại ca báo hận.

Cổ phu nhân quát một tiếng nhỏ:

- Hàm nhi, không nên làm Chu đại ca thương tâm.

Cổ Kiếm Hàm rưng rưng nước mắt:

- Mẹ, xin mẹ cho con chờ Chu đại ca mười năm nhé !

Cổ phu nhân thở dài não nuột:

- Hiền điệt...

Chính đang định nói bỗng bên phòng cạnh vách vọng tới một tiếng ai thê thảm, cắt đứt lời nói của Cổ phu nhân.

Mặt Cổ phu nhân biến sắc:

- Lão bà làm sao vậy ?

Thái lão vội nói:

- Gần đây tình trạng lão bà khác thường, không biết vì nguyên nhân gì, ta đi tới thử xem.

Vừa dứt tiếng, người đã đứng bật lên, thân hình vọt ra khỏi phòng. Không khí trong phòng bỗng tự nhiên căng thẳng, cuộc nói chuyện đương nhiên phải tạm ngưng.

Mọi người đều im lặng lắng nghe động tĩnh từ phòng bên cạnh.

Đột nhiên có tiếng Thái lão quát to từ bên ấy:

- Nguy lắm rồi, lão bà điên đã nổi cơn...

Hồng lão nói gấp:

- Ta đi xem thử.

Thân hình chớp lên phi thân vọt ra. Tiểu Hổ Tử định động thân theo sau nhưng bị Chu Thông Lương lấy mắt ngăn lại. Tất cả hành động ấy Cổ phu nhân đều nhìn thấy nhưng bà bị con gái là Cổ Kiếm Hàm đứng sau lưng xô vào vai có ý giục mẫu thân dẫn mọi người qua xem. Cổ phu nhân Địch Diễm Thu là người rất yêu con gái, thoạt đầu hơi chau mày nhưng sau đó lại gật đầu miễn cưỡng đứng dậy buông lời:

- Tất cả chúng ta hãy qua bên ấy xem sao.

Bà ra khỏi phòng, sát vách bên kia là gian phòng của lão bà điên, gian phòng ấy khác hẳn với mấy gian phòng khác, nhìn qua đã biết là thiết kế rất đặc biệt, chung quanh tường xây bằng loại đá cứng và dày hơn hẳn các bức tường khác. Cửa phòng được gắn một cánh cửa bằng những song sắt lớn bằng cổ tay trẻ con.

Tất cả dừng lại trước những song sắt ấy nhìn vào. Lúc ấy Thái bà và Hồng bà đều đã vào trong phòng mỗi người đều cầm một đoản côn màu đỏ đứng cạnh hai bên một lão bà tóc trắng như cước. Trong phòng ấy rất sạch sẽ, áo quần của lão thái bà điên cũng rất sạch sẽ, lúc ấy bà lão đang ngồi trên một chiếc ghế hai tay đặt trên hai đầu ghế đưa mắt trừng trừng nhìn Thái bà và Hồng bà lúc nào cùng tác thế như sắp nhảy đến. Hiển nhiên lão thái bà điên hình như có phần sợ sệt hai đoản côn đỏ trong tay hai lão bà kia. Tiểu Hổ Tử đặc biệt chú ý tới diện mục lão thái bà điên, thì thấy nét mặt trơ trơ như gỗ đương nhiên là vì có đeo mặt nạ, nhưng cái mặt nạ ấy chế tác rất tinh xảo dán chặt vào mặt rất khó phân biệt.

Thân thể Tiểu Hổ Tử nhỏ bé nên y có thể thò cả đầu vào những song sắt để nhìn cho kỹ. Lúc ấy hai mắt lão bà điên như bắn ra tia hung quang nhìn vào mặt Tiểu Hổ Tử, y nhìn thấy ánh mắt ấy rất lạ lùng, vừa như phẫn nộ, vừa như nóng nảy, vừa như muốn nói điều gì lại, vừa như mê hoảng, tóm lại trong lòng Tiểu Hổ Tử phát hoảng sợ. Không ngờ thân hình lão bà điên nhảy vọt tới hai cánh tay cùng quét tới Thái bà và Hồng bà.

Hiển nhiên Thái Hồng nhị lão bị bất ngờ không kịp trả đòn, đành nghiêng thân tránh, thân pháp lão bà điên vừa mau lẹ vừa kỳ lạ phát xuất như tên bắn tới phía Tiểu Hổ Tử.

Tiểu Hổ Tử kinh hoảng vội rút đầu ra tránh được thế chụp của lão bà điên ấy. Lão bà điên không chụp trúng Tiểu Hổ Tử, mười ngón tay như móc câu chộp vào những song sắt quát to rung song sắt rít lên từng tiếng khiến cả căn phòng như rung động, bụi bám trên trần rơi xuống mù mịt.

Ngay lúc đó, Thái Hồn nhị lão bà nhảy đến sau lưng lão thái bà điên, cả hai giơ đoản côn đỏ điểm tới hai vai lão bà điên. Lão bà điên bị đoản côn đỏ điểm trúng, rùng mình liền mấy cái càng lay động chấn song sắt dữ dội hơn như cố tìm cách thoát ra.

Hai đoản côn điểm trúng mà chẳng làm ngã lão bà điên, Thái Hồng nhị lão bà liền cùng quát to điểm liên tiếp ba bốn đường côn nữa, nhưng lão bà điên vẫn không ngừng gầm rú vừa lay chuyển song sắt.

Thái Hồng nhị lão lộ vẻ kinh ngạc, giơ cao hai đoản côn vừa lúc Cổ phu nhân hốt nhiên xua tay ra lệnh:

- Đủ rồi, cứ để từ từ lão bà cũng sẽ ngã thôi !

Thái Hồng nhị lão lập tức thu hồi đoản côn nhưng vẫn thủ thế đứng bên cạnh lão bà điên chuẩn bị tùy thời xuất thủ. Lão bà điên rung cửa thêm một chập nữa, quả nhiên khí lực đã cạn kiệt từ từ dừng lại, tiếp đó thân hình cong lên ngã vật xuống đất kêu lên mấy tiếng đứt quãng...

Tiểu Hổ Tử cố lắng nghe, hình như tiếng rên của lão chính là kêu tên y:

Tiểu...

Hổ... Tử... Tiểu... Hổ... Tử...” Càng nghe y càng thấy giống tên mình, y liền vận dụng truyền âm thần công nói vào tai Chu Thông Lương:

- Chu đại ca, đại ca hãy nghe kỹ tiếng kêu của lão thái bà điên, phải là tên của tiểu đệ không?

Chu Thông Lương ngưng thần cố nghe những âm thanh tiếng kêu của lão bà, đang ngắt quãng, nhỏ dần rồi hoàn toàn mất hẳn. Có lẽ lão bà đã chìm sâu vào giấc ngủ dài.

Thái Hồng nhị lão khiêng lão bà vất lên trên giường rồi lùi ra ngoài. Tiểu Hổ Tử không thể nhịn được, buột lời:

- Lão tiền bối, thế này là thế nào, sao bỗng nhiên lão thái bà lại ngủ say như thế?

Cổ phu nhân Địch Diễm Thu thở dài:

- Lão thái bà điên này rất lợi hại, khi nổi cơn điên không chế phục được, không biết làm sao hơn ta phải đặc chế một loại kỳ dược đủ để khống chế.

Chầm chậm dừng câu, không đợi Tiểu Hổ Tử hỏi thêm, bà tiếp:

- ... Hai cây đoản côn màu đỏ bên trong có ngầm chứa loại kỳ dược ấy, chuôi côn có một cái nút bấm, khi điểm trúng lão, chỉ cần bấm nút là loại kỳ dược ấy sẽ bắn vào người lão bà buộc lão bà phải ngủ say.

Tiểu Hổ Tử hỏi:

- Nhưng mỗi lần như vậy lão bà ngủ say trong bao lâu ?

- Hôm nay vì tình hình đặc biệt, nhị lão đã điểm tới bảy côn, có lẽ phải trong hai ngày nữa lão thái bà mới tỉnh dậy.

Chu Thông Lương thấy cơ hội đả đến, lấy hết dũng khí thưa:

- Bá mẫu, nhân cơ hội này bá mẫu có thể cho cháu nhìn bộ mặt thật của lão thái bà điên ấy được không?

Cổ phu nhân khẽ cười:

- Đương nhiên có thể.

Liền đó quay về hướng Thái Hồng nhị lão gật đầu liền mấy cái.

Thái Hồng nhị lão đưa tay mở cửa song sắt.

Thân thể Tiểu Hổ Tử nhỏ bé nên mau lẹ, y vượt thân đến cạnh giường của lão thái bà rất mau, y vươn tay định lột mặt nạ trên đầu lão thái bà, nhưng y bỗng sửng người trừng mắt đứng tại chỗ. Thì ra, chiếc mặt nạ được chế tác đặc biệt phi thường, chẳng khác nào mặt người thật vì đã ăn sâu vào da không có một vết rách, dù nhìn thật gần cũng không thể biết đó là mặt nạ.

Chu Thông Lương nhìn thấy sắc mặt tuyệt vọng của Tiểu Hổ Tử, liền hỏi:

- Tiểu Hổ Tử, làm sao vậy ?

Tiểu Hổ Tử thở dài:

- Chiếc mặt nạ này không gỡ xuống được.

Chu Thông Lương không tin:

- Tại sao không gỡ được?

Nói xong, hắn vươn tay chụp vào cổ lão bà định kéo xuống...

Cổ phu nhân Địch Diễm Thu lắc đầu:

- Mặt nạ ấy thực không gỡ được đâu. Nếu gỡ được, chúng ta đã gỡ xuống từ lâu rồi.

Tiểu Hổ Tử động tâm:

- Chúng ta dùng dao tước ra có được không?

Cổ phu nhân đáp:

- Dùng dao cũng vô dụng, vì mặt nạ ấy đã lớn lên theo tuổi của lão thái bà, không có cách nào tách ra được... Không tin các ngươi cứ nhìn nơi cổ lão bà có một vết bị dao tước ra đó...

Tiểu Hổ Tử hơi nhấc đầu lão bà lên, quả nhiên đúng như lời Cổ phu nhân, bất giác y dựng lông mày trợn mắt:

- Thực là thủ đoạn hiểm độc.

Cổ phu nhân vẫn bình thản:

- Rất tiếc là lão thái bà không chịu nói ai là người có dã tâm hại lão thái bà.

Tiểu Hổ Tử ngạc nhiên:

- Chính tiền bối phu nhân cũng không biết ư ?

- Khi chúng ta tìm được lão thái bà thì lão đã có tình trạng như hiện này, và đã điên điên khùng khùng rồi, sự thực là ai hại lão, chỉ có thể trời mới biết.

Tiểu Hổ Tử hỏi:

- Vãn bối nghe nói, bà lão là sư mẫu của đại bảo chủ có phải không?

- Điều ấy kể ra rất khó nói, có thể đúng mà cũng có thể không đúng.

- Lão tiền bối, xin đừng đùa với vãn bối.

Cổ phu nhân nghiêm m. ăt:

- Ta nói đều là lời thực, vì căn bản thân phận của lão thái bà rất khó minh chứng, đương nhiên lão vẫn có khả năng là sư mẫu phu quân ta vì lão vẫn thường gọi “Tiểu Hồ Tử"...

Tiểu Hổ Tử ngây mặt ra cười, thì ra lúc nãy lão thái bà gọi “Tiểu Hồ Tử", chứ không phải “Tiểu Hổ Tử"... Chu Thông Lương hỏi tiếp:

- Bá mẫu, còn có lý do nào khác nữa không?

Cổ phu nhân Địch Diễm Thu có vẻ suy nghĩ rất lung, một lúc lâu bà nói tiếp, không biết có phải trả lời trực tiếp câu hỏi ấy hay không:

- Hiền điệt và con gái ta coi như không có lương duyên phu phu.... nhưng ta có yêu cầu này mong hiền điệt đáp ứng giúp ta, hiền điệt hãy mang Hàm nhi ra khỏi Cổ gia bảo để nó được yên ổn...

Cổ Kiếm Hàm kêu lên:

- Không, con và Chu đại ca đã không có duyên phận, con không chịu lấy ai cả, con sẽ ở vậy suốt đời.

Cổ phu nhân lắc đầu mắng:

- Con nha đầu ngu ngốc này, mi nói vậy e rằng quá sớm đấy...

Bà chuyển lại về Chu Thông Lương:

- Hiền điệt có hứa giúp ta điều ấy không?

Chu Thông Lương chau mày:

- Bá mẫu, tiểu điệt chưa hiểu ý bá mẫu, Hàm muội ở bên cạnh bá mẫu không tốt hơn là đưa đi nơi khác sao ?

- Ngươi thực cho rằng nó ở lại Cổ gia bảo là an toàn hơn à ? Không, ai cũng có thể thấy trước với hành vi của Cổ gia tam huynh đệ, sớm muộn gì Cổ gia bảo sẽ gặp đại họa nhà tan cửa nát.

Không ngờ Cổ phu nhân lại có dũng cảm nói lên điều đó. Trong hoàn cảnh như bà hiện nay không dễ gì nhìn xa thấy rộng như thế. Bất giác Chu Thông Lương đưa mắt nhìn Tiểu Hổ Tử, hai người cùng gật đầu, trong lòng thầm khâm phục Cổ phu nhân, Tiểu Hổ Tử đoạt lời:

- Lão tiền bối như đã có viễn nhãn ấy, sao không sớm khuyến cái Cổ đại bảo chủ ?

C phu nhân Địch Diễm Thu thở dài:

- Ta khuyến cáo phu quân ta đã hai mươi năm nay, nếu phu quân chịu nghe ta đã không càng lúc càng sa lầy như hôm nay.

Chu Thông Lương nói:

- Nếu đã như vậy sao bá mẫu lại còn ở trong vũng bùn này, vì sao không tự dẫn Hàm muội rời khỏi đây ?

Cổ phu nhân cười khổ:

- Hiền điệt, ngươi đừng lầm, kỳ thực ta cũng đâu phải người tốt lành gì, không ở lại Cổ gia bảo ta biết dung thân vào đâu ? Huống gì năm xưa ta kết oán đầy khắp giang hồ, ở lại đây may ra ta còn giữ được chút thân tàn, rời khỏi Cổ gia bảo là ta tự vào chỗ chết, ngươi có đồng ý chiếu cố tới Hàm nhi chăng ?

Chu Thông Lương thấy đây là một việc quan trọng nên không khỏi do dự. Tiểu Hổ Tử nhận thấy Cổ phu nhân đã tha thiết phó thác, đây là một việc nghĩa không thể từ nan, y không đợi Chu Thông Lương quyết định liền tự vỗ ngực nói:

- Lão tiền bối đã tin cậy chúng ta như thế, vãn bối xin thay mặt cho Chu đại ca chấp nhận...

Chu Thông Lương vội vàng xua tay chận lời:

- Hổ đệ, từ từ đã.

Tiểu Hổ Tử nói:

- Ngươi tự nhận nhưng ngươi có biết Cổ cô nương có chịu hay không?

Cổ Kiếm Hàm định cất tiếng bỗng nghe “Truyền âm nhập mật” của mẹ nói vào tai:

“Con đừng từ chối, cứ nghe lời mẹ, kiên nhẫn ắt sẽ chiếm được y thôi !”. Cổ phu nhân quay đầu giả vờ hỏi Cổ Kiếm Hàm:

- Hàm nhi, mẹ nói vậy, ý con ra sao ?

Cổ Kiếm Hàm u oán thở dài:

- Nữ nhi chỉ xin nghe theo lời mẹ.

Cổ phu nhân truy hỏi Chu Thông Lương:

- Hiền điệt, bây giờ là tùy ý hiền điệt đó.

Chu Thông Lương bị bức bách không biết sao hơn đành đáp:

- Tiểu điệt được ân bá mẫu và Hàm muội tin cậy, xin tuân lệnh.

Cổ phu nhân nghiêm mặt nhìn con gái:

- Hàm nhi, từ hôm nay Chu ca ca là người thân thuộc của con, từ nay con phải tuyệt đối nghe lời ca ca.

Cổ Kiếm Hàm cúi đầu đáp “Vâng” một tiếng. Cổ phu nhân mỉm cười xoay qua Tiểu Hổ Tử:

- Hổ thiếu hiệp, lúc nãy thiếu hiệp đã vỗ ngực tự nhận, vậy là thiếu hiệp đối với Hàm tỷ tỷ cũng có phần trách nhiệm đó.

Tiểu Hổ Tử giương mày đáp:

- Xin lão tiền bối yên tâm, Tiểu Hổ Tử đã nói là giữ lời, mai đây ví dù cho Chu đại ca có phụ bạc lệnh ái, vãn bối cũng sẽ can thiệp, nhưng còn một điều... vãn bối không chịu làm đệ đệ, phải làm ca ca vãn bối mới chịu nhận trách nhiệm.

Cổ phu nhân mỉm cười:

- Thiếu hiệp năm nay bao nhiêu tuổi ?

Tiểu Hổ Tử cười đáp:

- Vừa đủ mười chín tuổi rưỡi.

Cổ phu nhân cười ha hả:

- Thiếu hiệp thực mười chín tuổi rưỡi ư ?

Tiểu Hổ Tử chỉ Chu Thông Lương nghiêm giọng :

- Bốn năm trước khi Chu đại ca cứu sống vãn bối một lần, lúc đó vãn bối đã mười lăm tuổi hơn, điều đó Chu đại ca có thể chứng minh.

Chu Thông Lương mỉm cười:

- Ta chỉ có thể chứng minh bốn năm trước ngươi cũng chỉ nhỏ thế này còn thực ngươi bao nhiêu tuổi, ta làm sao biết rõ ?

Tiểu Hổ Tử phản đối:

- Chu đại ca, đại ca như vậy không phải là bạn tốt nữa rồi, rõ ràng đại ca biết chắc tiểu đệ đã hơn mười chín tuổi, sao lại nói ngược thế ?

Chu Thông Lương cười ha hả:

- Được, được, thì cứ coi như ngươi mười chín tuổi rưỡi cũng được.

Lúc ấy Tiểu Hổ Tử mới cười hể hả:

- Cổ cô nương, vậy thì cô nương cũng phải gọi ta một tiếng Hổ đại ca.

Cổ Kiếm Hàm chu môi nhỏ giọng :

- Ta không chịu gọi ngươi là đại ca đâu.

Cổ phu nhân can thiệp:

- Hàm nhi, năm nay con chưa tới mười chín, theo đó con phải gọi Hổ thiếu hiệp là đại ca mới đúng.

Cổ Kiếm Hàm lắc đầu :

- Không, y chỉ lớn hơn con một chút, sao đáng gọi là đại ca ?

- Hàm nhi, ta cho rằng con rất ngốc, làm tỷ tỷ sao bằng làm muội muội, làm tỷ tỷ con phải lo cho y, còn làm muội muội y sẽ phải lo cho con không thích hơn ư ?

Cổ Kiếm Hàm “a” một tiếng, quay sang Tiểu Hổ Tử vui vẻ:

- Hổ đại ca, đã làm ca ca phải ra vẻ ca ca mới được đấy nhé.

Lúc ấy Tiểu Hổ Tử chỉ thích làm ca ca, còn tương lai ra sao y không cần biết, y khoái chí cười ha hả:

- Nhất định, nhất định, mau sau nhất định ta sẽ có vẻ ca ca !

Mọi người đang cười cười nói nói bỗng Cổ phu nhân Địch Diễm Thu thở dài một tiếng não nuột khiến mọi người ngừng cười, chỉ nghe Cổ phu nhân nói:

- Ta rất cảm kích các ngươi đáp ứng chiếu cố cho Hàm nhi, ta đã chuẩn bị sẵn một món quà nho nhỏ, hy vọng các ngươi không chối từ tấm lòng thành của ta.

Đưa tay vào áo, phu nhân lấy ra một bao màu đỏ trao cho Chu Thông Lương.

Đúng là một lễ vật đã được chuẩn bị sẵn khiến Chu Thông Lương không thể không nhận. Chu Thông Lương cũng là một kỳ sĩ giang hồ không bị câu thúc bởi lẽ thường, hắn đưa tay thẳng thắn nhận lấy:

- Đa tạ bá mẫu.

Cổ phu nhân Địch Diễm Thu mỉm cười :

- Không cần đa lễ... ngươi hãy mở ra nhìn xem để có điểm gì không rõ ràng, ta sẽ giải thích ngay bây giờ.

Chu Thông Lương mở bao màu đỏ ấy, rút ra một tờ giấy, chỉ thấy trên mặt giấy viết mấy chữ:

“Trong chân tượng tôn thần ở Tây Hồ linh ẩn tự”. Chu Thông Lương trầm ngâm trong lúc Cổ phu nhân tự tiếp:

- Tờ giấy này ta lấy từ trong thân lão thái bà điên đã lâu và đó cũng là nguyên nhân chúng ta phải nuôi lão thái bà ấy nhiều năm nay.

Chu Thông Lương buột miệng :

- Tờ giấy này hẳn phải là một vật rất trân quý?

Cổ phu nhân gật đầu :

- Có người nói đây là một phần trong bản đồ để tìm “Thần võ bảo khố”, điều ấy đúng tới mức độ nào, ta không dám khẳng định.

Tiểu Hổ Tử nghe nói đến bản đồ tìm các vật châu báu trong Thần võ bảo khố, không thể nhịn được, bất giác “ối chà” một tiếng :

- Cái gọi là “Thần võ bảo khố”...

Y vốn định nói:

“Cái gọi là Thần võ bảo khố chỉ bịp thôi!”, nhưng định bật lời sực nhớ câu ấy không nên nói ra liền im bặt không nói tiếp nữa. Đương nhiên Cổ phu nhân không biết Tiểu Hổ Tử hiểu rõ Thần võ bảo khố hơn ai hết, bà vẫn thản nhiên giải thích:

- Đoạt được châu báu trong Thần võ bảo khố ắt sẽ thành kẻ giàu nhất thiếu hiệp, và võ công cũng là độc bá võ lâm. Phu quân ta là người thiếu đức không thể được hưởng, do đó ta tặng cho các ngươi, hy vọng các ngươi dùng vào điều thiện.

Bất kể “Thần võ bảo khố” có thực hay không, chỉ cần tấm lòng thành thực của Cổ phu nhân đủ khiến cả hai cảm kích, do đó Tiểu Hổ Tử không dám lộ vẻ khinh miệt, Tiểu Hổ Tử đã biết “Thần võ bảo khố” bị người khác đoạt mất rồi, nhưngChu Thông Lương vẫn chưa biết điều ấy, hắn cảm động đến đỏ ửng mặt:

- Bá mẫu ân thưởng lớn đến thế, tiểu điệt thực không biết sao báo đáp...

Bỗng nhiên Cổ phu nhân bảo:

- Câu viết trên tờ giấy ấy các ngươi nhớ kỹ lấy là đủ rồi, không nên giữ, lại khiến người khác sinh nghi.

Chu Thông Lương ứng thanh “Vâng” một tiếng, hai tay chập lại nghiền nát giấy thành bột bỏ vào trong chén trà. Cổ phu nhân quay sang Hồng lão:

- Hồng nhị kỳ đã chuẩn bị các hành lý xong chưa ?

Hồng lão khẽ gật đầu chuyển thân đi ra ngoài, sau một lát đã quay lại với hai túi hành lý, không nói một lời đặt trước mặt Cổ phu nhân. Cổ Kiếm Hàm thất sắc:

- Mẹ, hành lý định mang cho ai đây ?

Cổ phu nhân gượng cười đau khổ:

- Ta sẽ đưa tiễn các ngươi rời khỏi nơi đây.

Cổ Kiếm Hàm chấn động:

- Mẹ bảo các con rời nơi đây ngay bây giờ ư ?

Cổ phu nhân thở dài:

- Hài tử, trên đời này bữa tiệc nào rồi cũng phải tàn, đi bây giờ hoặc mai kia đâu có gì khác nhau, trái lại bây giờ các con không chịu thoát thân sợ rằng khó có dịp đó.

Cổ Kiếm Hàm ủ dột:

- Không, nữ nhi không muốn rời mẹ ngay lúc này.

Cổ phu nhân Địch Diễm Thu xúc động:

- Mẹ chỉ còn hy vọng ở một mình con, con không nghe lời mẹ thì mẹ sống còn ý nghĩa gì nữa ?

Cổ Kiếm Hàm nấc lên:

- Con xin ở lại với mẹ vài ngày nữa rồi sẽ đi không được sao ?

Cổ phu nhân ảm đạm nhưng cương quyết lắc đầu:

- Không được, thân phụ con đã muốn đến đây khá nhiều bằng hữu, đêm nay con không đi ngày mai muốn đi cũng trễ mất. Tình thế ngày mai khác hẳn, sẽ rất khó khăn cho chúng ta. Thôi, hãy nghe lời mẹ, đi thôi !

Tiểu Hổ Tử vội nói:

- Lão tiền bối, vãn bối chưa thể đi được, vãn bối đến đây chỉ vì mục đích cứu Vạn lão tiền bối thoát hiểm. Vạn lão tiền bối...

Cổ phu nhân nhẹ nhàng cắt lời:

- Chuyện Vạn đại hiệp thoát hiểm, tự ta đã có chủ trương, không cần phiền tới thiếu hiệp... còn thiếu hiệp chưa muốn đi cùng Chu tiểu điệt ra khỏi Cổ gia bảo cũng không sao vì trừ ta ra chẳng ai để ý gì đến thiếu hiệp, vả chăng với thân phận thấp hèn như thiếu hiệp bây giờ, mai kia sẽ còn có cơ hội rời khỏi đây.

Sau đó Cổ phu nhân dẫn tất cả theo đường bí đạo ra khỏi tòa biệt viện. Ra khỏi biệt viện, Cổ phu nhân nói với Tiểu Hổ Tử:

- Đến đây là hết liên quan tới thiếu hiệp rồi, thiếu hiệp hãy quay về đi !

Tiểu Hổ Tử nhìn Chu Thông Lương và Cổ Kiếm Hàm, ôm quyền xá:

- Tiểu đệ xin tạm biệt.

Chuyển người, y ẩn thân vào trong bóng đêm. Tiểu Hổ Tử không an tâm đi ngay, y lén theo chân ba người tiếp tục đi tới hướng đại môn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play