Những chiếc cầu của những ngày thứ ba
Ngồi nơi tay lái chiếc xe tải con, Robert Kincaid đi ngang qua hộp thư trước nhà Richard Johnson một giờ trước khi mặt trời mọc. Ông kẹp ly cà phê giữa hai đùi cho khỏi đổ. Ông kẹp ly cà phê giữa hai đùi cho khỏi đổ. Ông đưa mắt nhìn ngôi nhà trắng dưới ánh sáng nhạt của mặt trăng sắp tàn và gật gù nghĩ đến sự ngu xuẩn của con người, của một số người, của phần lớn con người. ít ra họ cũng có thể uống brandy và đừng đóng sầm cửa lại khi đi ra chứ.
Francesca nghe thấy tiếng máy xe. Bà đang nằm duỗi trên giường. Bà tưởng tượng Robert Kincaid, tóc bay theo gió, tay nắm vô lăng, tay kia kẹp điếu Camel.
Bà lắng nghe tiếng máy xe trên con đường đá về phía cầu Roseman.
Ông đậu xe khá xa cầu Roseman để tránh chiếc xe khỏi vướng vào tấm chụp. Ông lấy sau xe ra một đôi ủng thường ra và mang đôi bằng cao su vào. Đeo ba lô vào lưng, giá ảnh có dây móc vào vai trái, tay phải thì cầm chiếc ba lô thứ hai, ông theo lối dốc gồ ghề xuống dòng sông.
Chiến thuật của ông là chụp cây cầu từ một góc độ thế nào để tạo ra tính chặt chẽ của bố cục, bằng cách lấy thêm một phần con sông và tránh lấy những hình vẽ bậy trên tường nơi lối vào cầu. Những sợi dây điện thoại phía sau cũng là một vấn đề, nhưng ông vẫn có thể giải quyết được nếu khéo xử lý.
Ông lấy chiếc máy Nikon ra, lắp một cuộn phim Kodachrome rồi gắn máy ảnh lên giá. Ông thay ống kính 24 li bằng ống kính 105 li ông ưa chuộng hơn. Phía Đông, một làn ánh sáng xám dâng lên, ông bắt đầu tìm bố cục. Dịch chân giá ảnh một mét về phía trái, giữ thăng bằng cho cái giá nặng cắm trên đất bùn. Giữ dây treo máy ảnh cuộn nơi cổ tay trái, đó là một thói quen ông luôn làm khi chụp ảnh gần bờ nước, nhằm đề phòng giá có đổ thì cũng không hư máy ảnh.
Vầng đỏ ối đã xuất hiện, bầu trời sáng ra. Hạ thấp máy ảnh xuống 10 phân, điều chỉnh lại giá. Chưa được. Năm mươi phân nữa về phía trái. Lại điều chỉnh giá. Xoay máy ảnh trên giá. Vặn ống kính vào cỡ f/8. Ước lượng chiều sâu của cánh đồng, lấy cự ly, gắn chốt mềm lên nút tháo. Mặt trời lên 40 phần trăm so với đường chân trời, màu sơn cũ của chiếc cầu chuyển thành mầu nâu thẫm, đúng như ý ông muốn.
Vào lúc ông sắp sửa bấm nút, một vật gì đó thu hút sự chú ý của ông. Ông nhìn kỹ qua ống ngắm. ”Có cái gì móc nơi thành cầu vậy nhỉ... “ - Ông lẩm bẩm“ - Hôm qua mình đâu có thấy“.
Canh lại giá đỡ. Chạy dọc theo bờ sông, trong khi mặt trời mọc lên sáng rực sau lưng. Một mảnh giấy găm cẩn thận nơi thành cầu. Nhắc mảnh giấy ra, bỏ cả giấy lẫn đinh ghim vào túi. Trở lại bờ sông, xuống dốc, lại đến sau máy ảnh. Mặt trời đã lên 60 phần trăm.
Hổn hà hổn hển vì chạy một quãng dài. Chụp một tấm khác. Lặp lại hai lần cho chắc. Không một ngọn gió. Cỏ bất động. Chụp ba tấm độ dài ba giây và hai tấm một giây rưỡi cho chắc ăn.
Vặn ống kính vào cỡ f/16. Lặp lại toàn bộ tiến trình. Xách giá ảnh ra giữa sông. Cắm giá xuống, bùn quậy lên đục ngầu. Chụp lại toàn cảnh. Lắp một cuộn phim khác. Thay ống kính. Gắn ống 24 li, nhét ống 105 vào túi. Lội ngược nước, tiến lại gần cầu. Lấy lại tầm ngắm, chỉnh lại ánh sáng. Lại bấm máy.
Để máy nằm dọc, làm lại bố cục. Anh mới nhưng vẫn phương pháp cũ. Không có một điều gì lệch lạc trong từng cử động. Mọi cử động đều đã từng lặp lại hàng trăm lần, mọi cử động đều có lý do. Tất cả đều được tính toán một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Lại bước lên bờ, qua cầu, mang dụng cụ chạy đua với mặt trời. Nhắm vào những phần khó nuốt nhất. Lấy máy thứ hai với cuộn phim chụp nhanh ra, quàng cả hai máy vào cổ, leo lên ngọn cây phía sau chiếc cầu. Tay bám vào cành cây, càu nhàu luôn miệng. Lên đến ngọn rồi, chọn một góc độ để chụp cả chiếc cầu, nơi mà dòng sông và ánh sáng đan vào nhau. Chụp riêng mái cầu, chụp toàn cây cầu... chụp luôn chín ”pô“. Thay máy. Chụp tốc độ nhanh. Thêm mười hai tấm nữa.
Leo xuống cây. Xuống bờ sông. Lại cắm giá, lắp phim, lấy cảnh nhưng lần này ở phía bên kia cây cầu. Lấy máy thứ ba ra, một máy SP cũ. Bây giờ chụp đen trắng. ánh sáng trên cầu thay đổi từng giây.
Sau hai mươi phút làm việc bằng sự tập trung cao độ mà chỉ người lính, người y sĩ giải phẫu hoặc nhiếp ảnh gia mới hiểu được, Robert Kincaid mới bỏ các ba lô vào xe, lái xe ngược lại con đường đi đến cầu Roseman. Cầu Hogback còn cách độ 15 phút và ông có thể đến đó chụp một số ảnh. Bụi bay mù. Ông châm một điếu thuốc. Xe chạy qua ngôi nhà bằng gỗ quay về phía Bắc, qua trước hộp thư của Richard Johnson. Chẳng có dấu hiệu gì có Francesca trong đó. Nhưng mà mình hy vọng cái gì mới được chứ... Bà ta có chồng, có cuộc sống của bà, còn mình có cuộc sống của mình. Cái loại tình cảm phức tạp này có ích gì... Buổi tối quyến rũ, bữa ăn quyến rũ, người đàn bà quyến rũ. Thôi dừng lại ở đó được rồi. Nhưng mà, trời ơi, bà ấy đẹp quá chừng và nơi bà ấy có một cái gì rất lạ.
Francesca đang làm việc trong chuồng gia súc khi ông lái xe qua. Tiếng kêu của bầy gia súc át cả tiếng động cơ. Robert Kincaid phóng như bay về phía cầu Hogback, chạy đua với ánh sáng ban mai.
Nơi cây cầu thứ hai này, công việc diễn ra tốt đẹp. Cây cầu nằm giữa một thung lũng và sương mù phủ kín khi ông đến đó. ống kính 300 li cho phép ông lấy khung hình cả mặt trời chói lọi từ một góc cao phía trái, cả con đường lót đá trắng đẫm sương dẫn lên cầu và cả cây cầu.
Rồi qua ống ngắm, xuất hiện một nhà nông điều khiển hai con ngựa phủ khăn nâu thẫm, kéo một chiếc xe dọc con đường sỏi trắng. Một trong những người cuối cùng còn lưu giữ truyền thống, Robert Kincaid mỉm cười tự nhủ. Ông biết ông sẽ có một bức ảnh quý và chưa gì đã nghĩ đến nó nằm trên tạp chí, bên cạnh một nền xanh trên đó in tiêu đề của bài phóng sự.
Khi ông xong việc vào lúc 8h35, ông cảm thấy rất hài lòng. Công việc buổi sáng có kết quả. Những bức ảnh điền dã, cổ điển nhưng đẹp và chặt chẽ. Bức ảnh người nông phu và hai con ngựa có thể dùng để in trang bìa cũng được lắm. Ông đã chụp thừa một khoảng trống trên để có thể ghi chữ hoặc tiêu đề trên đó. Các biên tập viên tờ tạp chí vốn thích những bức ảnh nặng tính chuyên nghiệp như vậy. Chính vì thế mà họ rất tin vào ảnh phóng sự của Robert Kincaid.
Ông đã dùng đến hết bảy cuốn phim. Ông tháo phim ra khỏi ba máy ảnh và thọc tay vào túi định lấy thêm ra ba cuộn nữa để lắp vào máy. ”Khỉ thật! “, ngón tay trỏ ông chích vào cây kim găm. Ông không nhớ hồi nãy đả đút tờ giấy găm trên cầu Roseman vào túi. Quả thật ông quên bẵng đi. Ông móc tờ giấy, mở ra và đọc: ”Nếu ông muốn một bữa ăn tối khác vào giờ khi ”các con bướm đêm cất cánh“, tối nay hãy đến sau khi xong công việc, bất cứ lúc nào ông muốn“.
Ông không ngăn được mình mỉm cười khi tưởng tượng ra cảnh Francesca Johnson lái xe phóng về cây cầu Roseman trong đêm tối với mảnh giấy và chiếc đinh ghim. Năm phút sau, ông đã về tới thành phố. Trong khi cái anh ở trạm xăng Texaco bơm xăng vào xe và đo mức dầu ("vơi một nửa"), Kincaid vào phòng điện thoại. Cuốn niên giám mỏng đen sì vì những bàn tau đầy dầu nhớt. Có tất cả hai "R. Johnson", nhưng một người thì sống ngay tại thị xã. Ông quay số điện thoại theo địa chỉ kia và đợi. Francesca đang cho chú chó xù ăn dưới mái hiên khi điện thoại réo trong nhà bếp. Bà nhấc điện thoại khi chuông reo lần thứ hai:
- Alô.
- Xin chào, Robert Kincaid đây.
Bụng Francesca thắt lại, y như những ngày xa xưa. Một cơn nhói bắt đầu từ ngực đi lần xuống bụng.
"Tôi đã nhận được lời nhắn của bà. Thư với lời thơ của W. B Yeats... Tôi sẵn lòng nhưng sợ là chắc phải đến muộn. Trời hôm nay khá đẹp nên tôidự định sẽ chụp cây cầu - tên nó là gì nhỉ - cây cầu Cedar chiều này. Chắc không thể xong trước 9 giờ đâu, mặc dù tôi rất muốn xong cho sớm. Chắc phải 9 rưỡi hoặc 10 giờ tôi mới đến được. Như thế có phiền bà không... "
Không, bà không muốn vậy. Bà không hề muốn chờ lâu đến như vậy nhưng bà chỉ nói: "Ô, được chứ, ông cứ làm cho xong việc đi, đó là điều quan trọng nhất. Tôi sẽ chuẩn bị vài món, khi ông đến sẽ hâm lại".
Rồi ông thêm: "Còn nếu bà muốn cùng đi với tôi thực hiện các bức ảnh thì cũng chẳng có vấn đề gì đâu. Chẳng làm gì trở ngại công việc của tôi đâu. Tôi sẽ ghé lại đón bà chừng lúc 5 giờ rưỡi".
Francesca cân nhắc vấn đề. Bà rất muốn đi. Nhưng nếu ai thấy thì sao... Bà sẽ trả lời sao nếu như Fichard biết được...
Cầu Roseman nằm phía trên của xa lộ mới xây cách chừng 50 mét. Chắc chẳng ai thấy mình đâu. Nhưng mà nếu có thì sao... Trong chưa đầy hai giây, bà quyết định: "Vâng, tôi rất vui lòng. Nhưng ông khỏi đón. Tôi sẽ lái chiếc xe tải nhỏ và gặp ông tại đó. Vào khoảng mấy giờ... "
- Chừng 6 giờ nhé, được không... Thôi tạm biệt.
Phần còn lại của ngày, ông ở trong thư viện của thị xã tham khảo, các số liệu cũ. Đây là một thành phố nhỏ, đẹp với một quảng trường xinh xắn đối diện với toà án, bóng mắt với một giỏ trái cây, một tý bánh mỳ kèm một chai côca mua trong quán ăn phía bên kia đường.
Hồi nãy khi ông bước vào quán cà phê để mua côca, lúc đó hơi quá trưa một tý. Giống như cảnh một chàng cao bồi bước vào quán rượu trong phim weterrn, quán đang ồn ào bỗng ngưng bặt lại khi thấy người lạ khó chịu nhưng biết sao được, đây là một thành phố nhỏ. Một người xứ khác, một kẻ lạ mặt! Ai vậy... Hắn làm gì ở đây nhỉ...
Có người bảo lão ta là phó nhòm đấy. Hồi sáng sớm người ta thấy lão nơi cầu Hogback với một lô máy ảnh.
- Bảng số xe lão cho thấy lão từ bang Washington, tít phía Tây lại.
- Cả buổi sáng lão ngồi trong phòng đọc báo Jimmy bảo hắn thấy lão đọc báo tìm thông tin về các cây cầu có mái che.
- ừ, đúng vậy. Cậu Fisher ở trạm xăng Texaco, kể hôm qua lão ghé trạm và hỏi đường đến các cây cầu có mái che.
- Tại sao lão lại quan tâm đến các cây cầu đó nhỉ...
- Và tại sao lại chụp ảnh nữa...
- Chẳng biết, nhưng dẫu sao thì tóc lão cũng để dài trông kỳ cục quá. Trong như một tên Beatles, hay người ta gọi là gì nhỉ... à, bọn hippie, phải không nhỉ...
Tiếng cười vang lên từ các bàn trong quán.
Kincaid lấy coca rồi đi ra, mọi cặp mắt đều dán theo ông khi ông đẩy cửa. Có lẽ ông đã phạm sai lầm khi mời Francesca, xét theo lợi ích của bà, chứ không phải cho ông. Nếu có một ai đó thấy bà ở cầu Cedar, tin tức ấy sẽ được lan truyền ngay sáng hôm sau ở quán, lại được cái cậu Fisher nhiệt tình lặp lại cho các khách đổ xăng nghe lập tức. Hoặc có lẽ còn nhanh hơn thế nữa.
Ông đã biết là không nên coi thường tầm quan trọng của những chuyện ngồi lê đôi mách nơi tỉnh lẻ. Nếu như hai triệu đứa trẻ ở Sudan sắp chết đói không hề làm cho họ bận tâm thì chuyện vợ của Richard Johnson đi chơi với một gã lạ mặt tóc dài là một tin tức rất quan trọng. Đó là một lại tin tức mà người ta có thể rao truyền mổ xẻ, thêm thắt, loại tin tức giật gân đối với người nghe, loại xúc cảm duy nhất mà hạng người này có được trong cuộc đời.
Ăn xong, ông tiến lại phòng điện thoại bên kia quảng trường. Ông quay số của Francesca. Ba nhấc máy, thở mạnh khi nghe tiếng chuông thứ ba: "Alô, vẫn là Robert Kincaid đây".
Bụng bà thắt lại tức khắc. Bà nghĩ: ông ấy không đến được, cho nên mới gọi mình.
"Tôi muốn thẳng thắn. Nếu việc chiều nay bà đi với tôi gây nên một vấn đề gì phiền phức, về chuyện người ta tò mò bàn tán ấy mà, tôi nghĩ bà không nên miễn cưỡng. Thật tình, tôi chẳng để ý gì điều mà người ta nói về tôi, và thế nào tôi cũng ghé lại bà. Điều tôi muốn nói với bà là cso lẽ tôi đã phạm một sai lầm khi mời bà, vì thế bà cứ tự nhiên từ chối nếu thấy không tiện. Mặc dầu tôi sẽ rất sung sướng nếu được đi cùng bà"
Francesca đã nghĩ vấn đề này sau lần trao đổi trước nhưng bà đã quyết định. "Không, tôi rất thích xem ông làm việc. Tôi không bận tâm về chuyện người ta bàn ra tán vào đâu". Thật ra bà có bận tâm, nhưng có một cái gì đó vượt lên, có một cái gì đó khiến bà quyết liều. Giá nào đi nữa bà cũng sẽ đi đến cầu Cedar.
"Thế thì tốt. Tôi chỉ muốn hỏi lại cho chắc thôi. Lát nữa nhé".
"Đồng ý. Ông ấy thật tế nhị, nhưng điều này bà đã biết trước.
Vào lúc bốn giờ, ông ghé vào quán trọ và giặt áo quần nơi lavabô. Ông mặc một chiếc áo sơmi sạch, lục sau xe lôi ra một chiếc quần kaki và đôi dép màu nâu đậm mà ông mua được ở ấn độ vào năm 1962, khi ông thực hiện một phóng sự về việc thiết lập con đường đất dẫn tới Darjeeling. Ông ghé vào quán mua hai thùng Budweiser. Tám chai ông để trong thùng lạnh, phía trên nhét mấy cuốn phim. Trời vẫn còn nóng, hết sức nóng. ánh mặt trời cuối buổi chiều ở Iowa như thiêu cháy gạch xi măng và mặt đất vốn đã bị nung nóng suốt ngày. Sức nóng từ phương Tây lại như muốn đốt cháy tất cả.
Trong quán, thì tối nhưng hơi mát hơn nhờ cửa rộng, nhờ những chiếc quạt máy gắn trên tường và bên cạnh cửa ra vào, kêu vù vù như tiếng máy bay. Cho nên, tiếng động của quạt máy, mùi bia trộn với khói thuốc lá, tiếng gào thét của máy hát và những khuôn mặt đầy ác cảm nhìn ông từ sau quầy khiến ông có cảm tưởng ở trong này còn nóng hơn ở bên ngoài.
Trên đường đến cầu Cedar, ánh sáng mặt trời làm nhức mắt và ông nghĩ đến rặng núi Cascades, đến những rặng cây màu xám bạc và những cơn gió nhẹ suốt dọc vịnh San Jaun de Fuca, gần mũi Kydaka.
Nhưng Francesca Johnson thì vẫn đầy vẻ tươi mát. Bà đang đứng dựa vào thành chiếc xe Ford mà bà đậu sau bụi cây gần cầu. Bà vẫn mặc chiếc quần Jean rất phù hợp với bà, đi dép và một chiếc sơ mi bằng vải trắng làm tôn thêm vẻ đẹp của thân hình bà. Ông đưa một tay chào và đỗ xe cạnh chiếc xe của Francesca.
"Chào. Tôi rất vui lòng khi thấy bà đến" - Ông bảo. Một câu nói thông thường bầng quơ.
Một lần nữa, ông lại vụng về như xưa trước mặt một người đàn bà mà ông quan tâm. Ông không biết phải nói điều gì trừ những câu chuyện nghiêm chỉnh. Mặc dù ông rất có khiếu hài hước. Từ thâm sâu, ông lại thực sự là một người nghiêm nghị. Mẹ ông thường luôn luôn nói rằng ông bắt đầu trưởng thành từ lúc lên bốn. Về mặt nghề nghiệp thì điều này có lợi cho ông, nhưng theo ông, điều này chẳng giúp gì được cho ông khi ông đứng trước những người phụ nữ như Francesca Johnson.
"Tôi muốn xem ông chụp ảnh, "kết hợp như ông thường nói".
- Bà sẽ thấy là công việc này khá nhàm chán đấy. ít ra thì phần đông mọi người nghĩ như vậy. Nó không giống như khi ta nghe một người chơi đàn piano, khi đó người ta có thể cảm xúc để tham dự và hoạt động với người kia. Trong việc chụp ảnh thì việc sản xuất và trình diễn bị tách biệt nhau bởi một khoảng thời gian dài. Ngày hôm nay thì tôi sản xuất ra ảnh. Khi những ảnh này đăng trên báo thì lúc đó mới là trình diễn. Còn tất cả những gì bà thấy ngày hôm nay, chẳng qua chỉ là sự khéo tay. Nhưng rất mừng bà đến. Quả thật tôi rất hài lòng thấy bà có mặt ở đây.
Francesca bám lấy lời cuối cùng đó. Đúng ra ông không cần phải nói những lời này, ông có thể ngừng ở câu trước nhưng ông đã nói. Quả thật, ông chân thành muốn gặp lại bà, điều đó rõ ràng. Francesca hy vọng rằng sự có mặt của bà nơi đây cũng đủ để cho ông có một ấn tượng vậy.
”Tôi có thể giúp ông được gì nào... “. Bà hỏi trong khi ông đang mang đôi ủng cao su vào chân.
”Bà mang dùm cái ba lô màu xanh. Còn tôi xách cái màu nâu và giá“.
Thế là Francesca trở thành phụ tá nhiếp ảnh. Ông ta nói sai, có quá nhiều điều để xem. Quả thật là một màn trình diễn, mặc dù ông không hề ý thức điều đó. Đây cũng chính là một điều làm ông cuốn hút bà. Vẻ dịu dàng, cái nhìn đăm đăm, những chuyển động nhịp nhàng của bắp thịt nơi cánh tay. Nhất là cách ông chuyển động. So sánh với ông thì tất cả đàn ông mà bà biết đều có vẻ nặng nề, chậm chạp.
Không phải vì ông vội. Thật ra ông chẳng vội vã chút nào. Nơi ông như có một cái gì giống như một con hoẵng khiến bà cảm thấy sức mạnh ẩn giấu dưới sự mềm mại của ông. Có lẽ ông gần giống một con báo hơn là một con hoẵng. Đúng rồi, một con báo. Bởi ông đâu phải là con mồi, ngược lại thì đúng hơn, bà tự bảo.
”Francesca, đưa giùm tôi cái máy ảnh có quai màu xanh“. Bà mở ba lô, thận trọng lấy ra chiếc máy ảnh mà ông thường nâng niu. Nhãn hiệu Nikon khắc trên nắp ông nhắm và bên trái phía trên là một chữ F.
Ông quỳ gối nơi phía Đông Bắc cây cầu, áp mình sát chiếc giá ảnh mà ông đã hạ thấp. Tay trái ông đưa ra, mắt vẫn không rời ống nhắm, bà đưa chiếc máy Nikon cho ông, nhìn bàn tay ông sửa lại ống kính khi ông chạm chiếc máy. Ông đặt nút tháo vào đầu sợi dây mà ngày hôm trước bà đã thấy để thò ra nơi túi áo lông.
Ông kéo tấm che lên khỏi ống kính. Lắp vào rồi lại tháo ra. Một tay giữ đầu giá ảnh, ông tháo chiếc máy ảnh trước ra và thay vào bằng máy Nikon mà bà vừa đưa. Vừa làm, ông vừa quay đầu về phía Francesca và cười. ”Cám ơn, bà là một phụ tá hạng nhất đó“. Bà hơi đỏ mặt.
Chúa ơi, sao ông ta lại nói thế. Tại sao mình không trả lời đơn giả: ”có gì đâu! “. Bà tự hỏi. ”Mình cảm thấy chậm chạp bên cạnh ông ấy, mặc dầu đó không phải là lỗi tại ông. Chính là do mình, không phải do ông ấy. Mình vốn quen sống với những người không có tinh thần nhanh nhẹn như ông ấy“.
Ông băng qua sông, leo lên bờ kia Francesca thì đi qua cầu, mang theo chiếc ba lô xanh, tiến lại phía sau Kincaid. Bà sung sướng, sung sướng một cách lạ lùng. Ông ta có một sức mạnh, một năng lực trong phong cách làm việc. Ông không bằng lòng với việc chờ đợi thiên nhiên, ông tìm cách tự thích nghi với thiên nhiên bằng sự dịu dàng, bằng cách chuyển thiên nhiên theo cách nhìn sự vật của mình, bằng cách đo lường thiên nhiên bằng chính ý tưởng của mình.
Ông đã đặt ý chí của mình lên thiên nhiên, chuyển dịch ánh sáng bằng cách dùng những ống kính khác nhau, những phim khác nhau, đôi khi cả kính lọc màu nữa. Ông không đối kháng, ông chỉ chế ngự thiên nhiên bằng khả năng và trí thông minh của mình. Chính những người nhà nông cũng chế ngự thiên nhiên bằng hoá chất và bằng máy cày, máy kéo. Nhưng Robert Kincaid có một cách để điều chỉnh thiên nhiên rất nhẹ nhàng và sau khi xong việc, trả lại thiên nhiên nguyên vẹn.
Bà nhìn chiếc quần jean siết chặt lấy hai đùi ông khi ông quỳ gối xuống, chiếc sơ mi vải thô sờn căng trên lưng, mái tóc xám xoà trên cổ áo. Bà nhìn ông ngồi chụp thêm một bức và bỗng nhiên, lần đầu tiên sau nhiều năm dài, bà thấy trong người dâng lên một ham muốn, chỉ do từ việc nhìn một người khác. Rồi bà đưa mắt về bầu trời chiều, thở một hơi dài, nghe thấy tiếng ông rủa nhẹ khi tháo tấm lọc màu ra khỏi ống kính không được.
Ông lại lội sang bên kia bờ, phía xe đậu, đôi ủng cao su rẽ làn nước. Francesca cũng về lại bên kia bằng lối chiếc cầu và khi bước ra bên kia cầu, bà thấy ông đang quỳ gối, máy ảnh chĩa thẳng về phía bà. Ông chụp một tấm, lên máy rồi chụp tấm thứ hai, thứ ba khi bà đang tiến về phía mình. Bà cười gượng, hơi bối rối.
Ông cười, ”Bà đừng ngại. Tôi không sử dụng mấy bức ảnh này đâu trừ phi bà cho phép. Xong việc rồi, tôi nghĩ chắc phải tạt về chỗ trọ tắm táp qua loa một tý trước khi đến chỗ bà“.
Nhưng nếu ông muốn thì cứ đến chỗ tôi, tôi sẽ dành cho ông một chiếc khăn tắm, một vòi nước, đại loại các thứ - Bà nói bằng một giọng nghiêm chỉnh, dịu dàng.
Được, thế thì ta đi. Tôi thu xếp đồ đạc trong chiếc Harry của tôi rồi tôi sẽ đến liền.
Francesca lái chiếc xe Ford mới tinh của Richard ra khỏi lùm cây, theo lộ chính rời cầu Cedar, rẽ phải theo đường đến Winterset rồi rẽ hướng Đông Nam về nhà. Sau lưng bụi mù đến nỗi bà không biết có theo liền sau không, cho đến một lúc, khi qua khúc cua, bà thoáng thấy ánh đền phía sau chừng trăm thước. Chắc là ông ấy rồi, và bà nghe cả tiếng xe rú khi họ lên lối rẽ vào nhà bà. Jack đứng sẵn trước sân chờ sủa, nhưng im ngay lập tức như muốn nói:
”Đây là cái ông ngày qua mà, không có gì lạ“. Kincai ngừng lại một lúc vỗ về chú chó.
Francesca đứng lại trước hiên: ”Tắm chứ... “.
Nhất rồi. Bà dẫn đường cho tôi.
Bà dẫn Robert vào phòng tắm ở lầu một. Cái phòng tắm mà bà đòi dùng riêng khi bọn trẻ đã lớn. Đó là một trong số rất ít điều bà nói riêng cho mình. Bà thường muốn tắm lâu buổi chiều, và bà không muốn bọn nhỏ giành phòng tắm riêng của bà. Richard thì dùng phòng tắm khác. ”ở đây nhiều đồ đàn bà lung tung quá“. Ông bảo vậy.
Để đi vào phòng tắm, Robert phải đi ngang qua phòng ngủ. Francesca mở cửa, lấy từ phía trên bồn rửa ra nhiều khăn tắm, găng chà lưng...
”Ông muốn lấy gì tuỳ thích“. Bà cười và hơi cắn nhẹ môi dưới.
”Bà cho tôi mượn chai gội đầu, nếu không phiền lắm. Chai của tôi để lại chỗ trọ rồi“.
Tất nhiên, ông chọn đi - Bà lấy ra ba chai đặt trên bàn nhỏ, tất cả đều còn mới.
”Cảm ơn“. Ông ném áo quần mới lên giường, Francesca để ý thấy chiếc quần kaki, áo sơ mi trắng và đôi xăng - đan. Đàn ông vùng này không mang xăng - đan. Cũng có một số bắt đầu mặc quần đùi chơi gôn, nhưng xăng - đan... không bao giờ.
Bà đi xuống dưới nhà và nghe tiếng vòi... nước chảy. ”Ông ta bây giờ đang tắm“, bà nghĩ, và thấy một cảm giác lạ ở phía dưới bụng.
Hồi sáng, sau khi ông gọi điện thoại, bà đã lái xe hai chục kilomet đến Des Moines mua rượu. Không có kinh nghiệm, bà nhờ người bán chọn giùm. Hoá ra ông ta cũng như bà, nghĩa là chẳng rành gì ráo. Thế là bà loay hoay chọn một lúc rồi tình cờ thấy chai mang nhãn ”Valpolicella“. Cái tên này gợi cho bà những kỷ niệm xa xưa. Một loại rượu vang đỏ của ý. Bà mua luôn hai chai và thêm một chai brandy nữa. Rồi bà ghé một cửa hiệu cuối phố để mua ít chiếc áo dài mùa hạ. Bà chọn một chiếc màu hồng nhạt có dây treo, hở lưng và một chiếc khác hở ngực, hồng, buộc bằng một dây nịt nhỏ. Bà cũng mua vài đôi xăng - đan trắng, kiểu khá đắt, gót bằng, có quai da may bằng tay khéo léo.
Chiều, bà chuẩn bị món ớt nhồi, xốt cà chua với gạo đỏ, phô mai ngò băm nhỏ. Rồi món xà lách, rau mồng tơi, bánh làm bằng bắp và táo chiên phồng làm món tráng miệng. Bà để tất cả, trừ táo chiên, vào tủ lạnh.
Bà vội vã thâu ngắn chiếc áo cho ngang với đầu gối. Một bài báo ở Des Moines ra hồi đầu mùa hè có viết rằng đó là kiểu thời trang của năm nay. Xưa nay thật ra bà vẫn thường cho chuyện chạy theo thời trang này nọ là điều kỳ quặc. Nhưng bà thấy chiều dài của váy như vậy hợp với mình, làm nổi bật dáng người bà.
Còn rượu thì là cả một vấn đề. ở đây người ta để rượu vào tủ lạnh, còn bên ý thì lại không làm vậy. Nhưng hôm nay trời quá nóng, không thể để ngoài bàn được. Rồi bà nhớ đến cái lều bên cạnh hồ nước. ở đó mùa hè cũng chỉ độ 16 độ, tiếng vòi sen trên lầu ngừng lại đúng lúc bà nghe chuông điện thoại reo. Đó là Richard từ Illinois gọi về.
ở nhà ổn cả chứ em...
ừ ổn cả.
Con bê của Carolyn đến thứ tư mới dự thi. Ngày mai tụi anh có vô số thứ để xem. Ba cha con anh sẽ về tối thứ sáu.
Được rồi vui vẻ nhé. Nhờ lái xe cẩn thận.
Francesca, em có chắc là mọi chuyện ổn cả không... Giọng em hơi là lạ đấy.
Không, em khoẻ mà. Chỉ hơi nóng thôi. Tắm một cái là dễ chịu ngay.
Tốt. Vuốt ve con Jack giùm anh nhé.
Nghe rồi. Bà đưa mắt nhìn con chó đang nằm thượt trên nền bê tông dưới mái hiên.
Robert Kincaid bước xuống cầu thang và vào nhà bếp. Chiếc áo sơ me trắng cổ có nút, tay áo xắn lên cùi. Dép nâu thẫm, vòng bạc ở cổ tay, hai nút áo trên mở để lộ ra chiếc dây chuyền bạc. Tóc còn ướt và được chải cẩn thận rẽ giữa. Bà thú vị nhìn đôi dép dưới chân ông.
”Tôi phải ném bộ quần áo làm việc vào xe và ngâm rửa mấy cuốn phim một chút“.
Ông cứ đi, tôi cũng phải tắm một cái
Bà có muốn uống bia trong lúc tắm không...
Nếu ông có thừa một chai.
Thùng lạnh ông đã đem vào nhà hồi nãy, ông lấy ra một chai bia và mở trong khi bà lấy hai cái ly lớn. Khi ông đi ra ngoài sửa soạn dụng cụ, bà cầm chai bia lên lầu, chú ý thấy ông đã đổ đầy nước vào bồn. Bà dội sơ người, đặt chai bia xuống đất rồi xát xà phòng khắp người. Chỉ vài phút trước thôi, ông ta ở đây, bà nằm xuống ở nơi mà nước vừa mới bao phủ khắp người ông. ý tưởng đó làm bà hết sức bị kích thích. Hầu như mọi thứ liên hệ đến Robert Kincaid đều mang vẻ kích thích dục tình. Cả một điều đơn giản như một ly bia lạnh trong lúc tắm đối với bà cũng thật tuyệt vời. Tại sao Richard và bà không sống kiểu như vậy... Bà biết, điều đó một phần do thói quen, do quán tính. Cuộc sống vợ chồng thường hay gặp phải nguy cơ này. Thói quen khuyến khích cái tầm thường và cái tầm thường cũng có điều dễ chịu của nó, bà biết điều đó.
Với lại, còn trang trại nữa. Như một đứa con dại, nó đòi hỏi người ta phải chăm sóc thường xuyên, mặc dù bây giờ máy móc tân tiến đã làm cho công việc không còn nặng nhọc nhiều như trước nữa. Nhưng vẫn còn có một điều gì khác nữa. Sự tầm thường, tẻ nhạt là một chuyện, lòng sợ hãi, sự thay đổi lại là một việc khác. Và Richard sợ hãi sự thay đổi như thế nào đi nữa. Nói chung, ông không bao giờ muốn nói về chuyện dục tình. Tình dục là một chuyện nguy hiểm xa lạ với nếp nghĩ của ông.
Nhưng không phải chỉ một mình ông như vậy và cũng không phải ông thật sự chịu trách nhiệm về chuyện này. Vậy thì cái rào cản nào đã chắn ngang giữa họ và tự do... Không phải chỉ trong đời sống của họ ở trang trại, mà trong sinh hoạt nông thôn... Tại sao lại làm trở ngại họ trong những quan hệ đơn giản, tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà... Tại sao lại mất đi sự gần gũi, tại sao có sự thiếu vắng dục tình...
Các tạp chí phụ nữ đã nói về những vấn đề như vậy, và phụ nữ càng ngày càng mong muốn dóng một vai trò khác trong trật tự xã hội, cũng như trong phòng ngủ. Những người như Richard - chắc là phần lớn đàn ông, bà đoán thế - lo sợ những mong muốn như vậy. Theo một cách nào đó, phụ nữ luôn luôn đòi hỏi đàn ông là một thi sĩ đồng thời là một người tình đam mê, mạnh mẽ.
Và phụ nữ không hề thấy đó là một mâu thuẫn, nhưng các ông thì thấy. Những cuộc hội họp, những buổi chơi bi - da, những sinh hoạt thuần nam giới như bao gồm những tính chất chung, trong đó thi ca, hay những gì tinh tế khác không có chỗ đứng. Vậy thì, vì rằng tình dục là một cái gì tinh tế, một hình thức nghệ thuật, nó không thể có chỗ đứng trong cuộc sống của họ. Và thế là đàn ông vẫn tiếp tục những trò chơi, những hoạt động càng lúc càng dẫn họ đi xa khỏi cái tinh tế của đời sống vợ chồng, trong khi ở quận Madison, những người vợ vẫn thở dài quay mặt vào tường trằn trọc suốt đêm.
Hình như có một cái gì đó trong người Robert Kincaid khiến ông ngầm hiểu tất cả điều đó. Francesca chắc chắn như vậy.
Bà vừa lau người vừa đi qua phòng ngủ và thấy đã hơn mười giờ. Trời vẫn nóng nực, nhưng tắm xong làm bà thấy mát cả người. Bà với tay lấy chiếc áo dài mới trong tủ.
Bà vuốt mái tóc đen ra sau rồi buộc bằng một cái kẹp tóc bằng bạc. Đôi bông tai cũng bằng bạc, đôi vòng bạc và một chiếc xuyến bạc bà mới mua sáng nay ở Des Moines.
Nước hoa hiệu Chant de vent. Một tý phấn hồng trên đôi gò má, màu còn nhạt hơn cả màu áo. Làn da đẹp. Đôi chân thon hoàn hảo dưới chiều dài của váy. Bà quay mình sang bên này rồi bên kia, quan sát mình trong gương. ”Trông cũng được rồi nhỉ“. Bà tự nhủ. Và rồi, hài lòng bà nói thầm: ”Mình khá đẹp đấy chứ“. Dưới nhà, Robert Kincaid uống chai bia thứ hai và sắp xếp các máy ảnh. Bà bước xuống, vào bếp. Ông nhướng mắt lên ngắm bà.
”Chúa ơi! “ Ông thốt dịu dàng. Tất cả cảm xúc, suy tư và tìm kiếm của ông, một cuộc sống đầy cảm xúc, suy tư và tìm kiếm đều hội tụ lại ở giây phút ấy. Và ông bỗng yêu Francesca, vợ của một trại chủ ở quận Madison, bang Iowa, từ thành phố Napoli đến đây từ nhiều, rất nhiều năm về trước.
”Tôi muốn nói... - giọng ông hơi run, hơi khàn - xin lỗi vì tôi bạo gan... nhưng mà bà đẹp tuyệt vời. Tuyệt vời đến nỗi dục vọng con người phải kêu thét lên. Tôi nói nghiêm chỉnh đấy, Francesca ạ, bà đẹp tuyệt, theo nghĩa thuần khiết nhất của từ này“.
Bà biết, ông ngưỡng mộ thật tình, chân thành. Bằng tất cả những phân tử của thân thể mình, bà đã tắm, đã vùng vẫy, đã lặn xuống như từ chất dầu thơm dịu dàng từ bàn tay của một vị thần đã bỏ quên bà từ bao lâu nay và giờ đây đang quay trở về. Và, vào chính lúc đó, bà yêu Robert Kincaid, nhà văn, nhiếp ảnh gia ở Bellingham, bang Washington, người lái chiếc xe tải cũ kỹ
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT