Tình hình căng thẳng gần đến mức chót. Ở Mộ Đức xe dù đã cày xới hết xóm
thôn, dân bật chạy, cán bộ hy sinh do địch càn đè bẹp ủi sập cả công sự… Ngồi nghe anh nói với mình mà không khỏi lo âu. Và mình cũng đã đọc
thấy nỗi lo âu còn nặng nề gấp bội toát lên trong đôi mắt đen linh hoạt
và sâu thẳm suy nghĩ của người anh thân quý của mình. Càng gần anh mình
càng cảm thấy tình anh em thêm mặn mà gắn bó mặc dù những lần gặp gỡ anh em chỉ chào nhau bằng một câu hỏi qua loa hoặc có hơn chút nào là những câu chuyện xoay quanh vấn đề công tác. Qua những người khác mình biết
anh quan tâm và lo lắng cho mình nhiều nhưng làm sao để nói hết cùng anh nỗi nhở thương mong đợi khi xa anh và làm sao để hiếu được với mình anh cũng đã nhớ thương như vậy.
Anh Tân ơi, anh là người
anh thân thiết của em nhưng sao em vẫn thấy anh xa lạ, phải chăng vì bức tường nào đó đã ngăn cách anh em mình
25.10.69
Chắc khó ai tưởng tượng được nơi này là nơi làm việc và nghỉ ngơi của một
nhóm người có trách nhiệm quan trọng bậc nhất trong huyện. Đó là một căn nhà dột nát bỏ hoang, căn nhà còn một hầm pháo nguyên vẹn. Vì sợ bị lộ
nên không dám quét dọn vẫn phải để nguyên rác rưởi. Đêm vào nằm muỗi vo
ve bên tai và những hạt đất rơi lả tả qua các kẽ gỗ làm mọi người ngủ
không ngon giấc.
Du Quang là một thôn giàu có và xinh
đẹp của xã Phổ Quang, một xã giàu có ven biền Đức Phổ. Bây giờ ai đến Du Quang chỉ còn nhận ra cái trù phú của thôn này qua những chiếc hầm
pháo. Hầm pháo ở đây xây rất lớn và rất quy mô, lát xung quanh bằng
những cột gỗ láng bóng của những ngôi nhà lớn đã bị sập. Trong hầm những bộ ván dày sắp đàng hoàng, rộng có thể dung trú hàng ba bốn mươi người.
Chiều chiều ăn cơm xong mọi người thủ thế lên miệng hầm đề phòng họ đến phóng lựu đạn, đề phòng đạn thẳng bắn từ bên núi Vàng sang, DK. và pháo… Cuộc sống thu gọn dần đến một mức tối thiều. Hàng trăm cái nguy hiểm đang đe doạ quanh mình.
30. 10. 69
Trời làm lụt, nước mênh mông phủ kín đồng ruộng và xóm làng những nơi thấp.
Mỹ đổ quân từ sáng hôm qua, sáng nay dậy từ bốn giờ sáng chuẩn bị để phòng địch tập kích. Trời vẫn mưa tầm tã. Bảy giờ sáng Mỹ bắt đầu đi càn. Bọn mình xuống công sự, chiếc công sự xây theo kiểu hầm pháo khá quy mô
nhưng đã lâu ngày nên hai lỗ hơi bít mất, lẽ ra chỉ có mình và anh Kỷ ở
nhưng ở như vậy cảm thấy khá khó (mặc dù không có chuyện gì xảy ra), nên mình đề nghị Tám cùng ở. Xuống công sự hơn một giờ nước bắt đầu dâng
lên và mặt nước đấng lên rất nhanh phút chốc đã gần đến ngực. Lạnh run
làm mình không chịu nổi. Không rõ Mỹ ở đâu nhưng bọn mình quyết định đội nắp chui vào bụi ngồi. Đến trưa thấy Tâm và Đi xách súng vô tìm dẫn
chạy. Không còn chiếc công sự nào ở được cả, cái nào cũng lút nước mà
không rõ Mỹ ở đâu. Mọi người đều ở nhà của Tâm, ai nấy đều ướt sũng và
lạnh cóng run lật bật (Vậy mà mình cũng cứ thấy vui - có đi làm cách
mạng mới có cảnh này và những nụ cười vẫn nở trên những đôi môi tái nhợt của mọi người. Hàng loạt đài điện và đồng hồ được đem bếp hơ lửa vì cái nào cái nấy đều đã uống nước no say.
1.11.69
Đêm qua đường - tình hình đường đi căng hơn dây đàn. Nước lụt mênh mông và
địch ở dày trên đường cái. Nhưng khó khăn nào cũng không ngăn nồi. Anh
Tân quyết định đi lên và mình cũng quyết định cùng đi dù khó khăn đến
mức nào. Cơ quan mình còn ba người nhưng cũng không thể đi hết vì điều
kiện không cho phép. Năm giờ chiều mình theo anh Tân đi ra bến đò, đường đi qua những xóm thôn đã bị địch ủi lên, cây cối nhà cửa ngồn ngang.
Lác đác còn vài cái nhà, những người dân nhao nhác chạy càn, tìm gánh
lúa bó củi xoong nối gồng gánh chạy đi. Quang cảnh buồn đến thấm nước
mắt.
Đến bến đò chỉ còn một chiếc ghe duy nhất. Người đi những mười lăm người. Phải quyết định để bớt lại chỉ đi một nửa. Ngoài
số trinh sát chỉ còn lại ba người: Anh Tân, Kính và mình.
Đoàn người lặng lẽ ra đi, bước chân rón rén qua tìm mép ruộng, từng bờ gai.
Khi qua chiếc cống ngầm xuống đường quốc lộ mình có cảm giác như
Ma-ri-uýt đang đi dưới cống ngầm của Pans. Mình không hề thấy sợ (hình
như đó là bản tính mình rồi), đi trước mình anh Tân thường quay lại chắc lúc nào anh cũng chỉ thấy sau lưng anh một nụ cười và một đôi mắt tò mò nhìn vào những ngọn đèn rực sáng trong đồn địch. Anh Năm của em ơi, em
muốn giữ trọn niềm vui, niềm tin tưởng dù trong bất cứ một hoàn cảnh
nào. Đêm nay qua đường em cũng thấy vui vì có anh đang cùng em vượt qua
mọi gian khổ, có anh dnl em qua những chỗ gay go…
Đến địa điểm lúc 23 giờ đêm. Chia tay anh Tân. Anh đi bình an và mau về nghe anh.
5.11.69
Trời vẫn mưa gió. Sống ở đây trong một ngôi nhà chưa có dấu vết chiến tranh
này mình vẫn không thấy ấm áp mặc dầu mình đang sống giữa một gia đình
đông đúc yên vui. Ngồi trên chiếc phản kê giữa nhà, mâm cơm nghi ngút
lên khói mình nghĩ đến mọi người. Cũng giờ này giữa gió mưa lạnh lẽo anh đang trên đường đi sao anh Năm? Gió lạnh lùa qua chiếc áo ướt chắc làm
anh khẽ run. Ước gì tình thương của đứa em gái này làm một ngọn lửa nhỏ
sưởi ấm từng anh.
Cũng giờ này trong cánh Nam xa xôi,
nơi mảnh đất đang lan tràn lửa khói, em tôi ở đâu? Dưới chiếc công sự
nước non lùm bõm hay trong rừng Xa em mỗi ngày thêm một quãng đường xa,
nhở thương chị cũng đành nén lại.
Và cũng giờ này bao nhiêu gia đình không nhà không cửa con cháu nheo nhóc ở vào đâu?
12.11.69
Trở về với núi rừng sau ba tháng trời long đong vất vả lăn lộn với kê thù.
Ra đi lòng đau xót khi nhìn lại đồng bằng. Những xã thôn đã nuôi mình
trong những ngày qua giờ đây đang bị quân thù chà đạp. Chúng đã san bằng từ Đức Phong đến tận núi Cửa. Đứng ở đầu Hội An có thề nhìn thấu đến bờ biển Mỹ Á! Chao ôi, đau xót biết chừng nào.
Những người còn lại lang thang không cửa không nhà, họ không thể rời bỏ quê hương
dù đó chỉ còn làm một mãnh đất hoang tàn, cây cối đổ rạp dưới bánh xe
ủi. Vì họ còn ruột rà gắn bó với cách mạng, những người vợ chiều chiều
gồng gánh trở về trên luống đất ngổn ngang, cố nẫu nồi cơm cho chồng về
ăn một miếng no lòng. Những mẹ già lùm cụm mang cơm cho từng đứa con ướt đẫm vừa núp dưới bờ sông trở về!
23. 11. 69
Hôm nay là ngày sinh của Phương. Em ơi! Không phải chị nhớ em và ngày sinh
của em vì ngọn gió lạnh và mưa phùn từ phương Bắc thổi về gây nên cái
lạnh giữa núi rừng này đâu Bao giờ cũng vậy, giữa hoàn cảnh nào cũng vậy chị cũng vẫn giữ trọn trong lòng những kỷ niệm êm ấm của gia đình ta.
Nhớ sao những ngày chủ nhật, những ngày kỷ niệm sinh nhật nhà mình đông
vui bè bạn đến chúc mừng và những bữa liên hoan đậm đà ấm cúng. Hôm nay
cũng ngày chủ nhật, em tôi làm gì để kỷ niệm ngày sinh của chính mình?
Chắc chắn rằng em sẽ nhớ đến chị, trong niềm vui em đã để một chút nhớ
thương cho người chị nơi xa. Em tôi không thể nào tưởng tượng được ngày
này chị đã làm gì. Ngày nay ư? Sáng ra vác rựa đi làm, buổi trưa xách
thuốc trong vai theo hai chú dẫn đường đi thăm bệnh cho một đồng chí cán bộ. Trên đường đi gặp những người bộ đội, chị đã ngập ngừng đứng lại
bên người bạn đồng hương mà không biết nói gì. Họ đang bê măng nứa, nước da xanh tái nói với chị rằng họ đã bị đói và sốt rét lâu ngày. Cuộc
kháng chiến vĩ đại này viết bằng xương máu và tuổi xuân của bao người,
em có biết thế không em?
26.11. 69
Thêm
một tuổi đời, thêm một năm lửa khói trên chiến trường miền Nam gian khổ. Chúc Thuỳ vững bước trên con đường vinh quang mà Th. đã chọn. Th. ơi,
Th. không buồn khi lễ kỷ niệm sinh nhật của Th. chỉ có lá rừng ướt đẫm
trong mưa dào dạt khe nói với Th. những lời thân mến. Th. không buồn khi bản nhạc mừng Th. hôm nay chỉ có dòng suối ào ào tuôn nước về xuôi. Và
căn phòng mà Th. Đang ngồi đề ghi lên trang vở đời của mình thêm một
trang mới chính là chiếc hầm chật chội ướt át này. Th. không buồn vì sau này mở lại những trang sổ này, Th. sẽ tự hào về những năm tuổi trể của
mình. Ở đây Th. không có những giây phút ấm áp giữa bạn bè bên lọ hoa
nhỏ với những bông hồng thơm ngát để trên bàn. Ở đây Th. không có cái
hạnh phúc đi cạnh người yêu trên con đường vắng, khi ánh chiều tím dần
trong buổi hoàng hôn. Ở đây Th. thiếu hiệu nhưng cũng rất đầy đủ.
Cho nên Th. hãy cười đi, hãy vui đi, khi vở đời mở sang một trang mới đầy vinh quang đẹp đẽ.
29.11.69
Bệnh xá chưa làm xong đã lại di chuyển. Có một thằng đã biết chỗ mình ở chạy theo địch. Lại vác ba lô lên đường đi tìm địa điềm mới. Mình trở về
cánh Nam.
Tạm biệt cánh Bắc. Ra đi không thấy lưu luyến
mà chỉ thấy lòng nặng những lo âu. Địch đang tập trung đánh phá cánh Bắc của cái huyện đầu sóng ngọn gió này. Chúc các đồng chí ở lại kiên cường trụ bám chiến đấu để giành lấy những ngày êm đềm vui tươi trên mảnh đất trù phú xinh đẹp này.
30. 11. 69
Đường
hành quân bao giờ cũng gian khổ, nhất là đi công tác trên cái chiến
trường Mỹ đóng quân này. Qua Phổ Nhơn, không một bóng người, những ngôi
nhà trơ trụi với những chiếc cột chảy dở trông như những bóng ma. Không
hiểu sao mình cảm thấy thương và nhở anh Năm lạ lùng. Quê anh đây sao
anh Quê anh sao điêu tàn quá anh? Những mảnh vườn hoang với những bông
hoa bách nhật màu hin đậm gợi cho người ta những cảm giác bồi hồi nhớ
tiếc. Mình ngắt mấy nhánh hoa không hiểu để làm gì mà cầm theo mãi cho
đến khi lội qua sông bến bè mới chịu để trôi. Không quên đâu, người bạn
đường với những kỷ niệm đơn sơ mà đậm nét.
1.12. 69
Trở lại Phổ Cường, bồi hồi xúc động khi gặp làm những người quen biết. Vẫn
như ngày nào quê hương Phổ Cường vẫn đông vui và những người quen nống
hậu đón mình với tất cả mến thương. Bao giờ cũng vậy, bao giờ mình cũng
có cảm giác như một đứa con xa nhà lâu ngày mới trở lại nhà để được sống giữa tình thương của gia đình.
2.12.69
Gặp lại em, chị hình dung như giờ phút gặp nhau em sẽ gục đau trong tay chị nức nở khóc và chị cũng nghẹn lời khi bước vào ngôi nhà cũ mà vắng bóng em Nhiều. Nhưng nào hiểu vì sao gặp nhau, chị em đều cười vui.
Sung sướng biết chừng nào khi được trở về sống trọn trong tình thương tha
thiết của em. Những ngày sống ở cánh Bắc chị khó mà tưởng được có lúc
nào đó lại được nhìn đôi mắt long lanh của em, khó mà tưởng được lúc nào lại được cầm tay em và vuốt trên mái tóc em. Hôm nay lại có ngày đó.
Bên em có cả Thường, mấy chị em mình đã sống những ngày ấm áp vô cùng.
Tình thương cách mạng đã sưởi ấm tim tôi, tôi không còn thấy lạnh mặc
dầu gió lạnh đang về và mưa phùn đang rắc đều trên khắp xóm thôn.
Ngài mai lên đường, hẹn ngày gặp lại những người thân yêu và gặp lại em, nghe em của tôi!
3.12.69
Đêm lạnh, gió đông bắc từng cơn thổi về làm mình lạnh tê người. Chạy đến
bên em, mình khẽ run vì lạnh và mình đã ấm lại nhờ em đem tấm dù choàng
lên vai mình và bàn tay em nắm chặt tay mình tha thiết thương yêu. Chưa
đến giờ đi mình ngồi nán lại một thời gian ngắn nhưng thời gian không
chiều mình. Bốn giờ kém mười lăm mình và Thường khoác ba lô lên vai. Em
mình tiễn mình đi cho đến tận chỗ tập trung. Giây phút chia tay mình
nhìn em thấy trong đôi mắt đen ngời ấy một nỗi nhớ thương kỳ lạ - mình
đã chia tay em như chia tay một người thân yêu ruột thịt.
Bao giờ gặp lại em đây?
* * *
Có phải lửa khói chiến tranh đã làm nước mắt mình khô cạn? Trước đây một
câu chuyện đau buồn trong một cuốn phim có thể làm mình giàn giụa nước
mắt thì bây giờ mình có thể cắn môi đứng lặng yên trong một buổi chia
tay mà người đi, kẻ ở đều không hiểu ai còn ai mất sau buổi chia tay ấy. Và chiều nay đứng trước nấm mộ em Nhiều, đau thương đến rớm máu trong
lòng vậy mà mình cũng chỉ rưng nmg nước mắt. Nấm mộ nằm ngay bên đường
đi, vòng hoa chưa tàn, em chết đã hơn một trăm ngày mà tưởng như đứa em
nhỏ dại ấy mới ngã xuống. Đốt một nắm hương cắm lên nấm mộ em mà mình
nghẹn ngào không biết nói gì với người đã chết. Nhiều ơi! Em đã chết như một người chiến sĩ kiên cường mà cuộc đời em là bài ca cho những người
còn sống ca ngợi. Nhiều ơi! Em chết đi giữa tuổi đời xanh ngát ước mơ,
giữa tình yêu đang nở thắm. Chị và những người thân của em chỉ biết hứa
với em rằng sẽ tiếp tức chiến đấu để trả thù cho em.
4.12.69
Gặp lại Vân, hai đứa ôm nhau và mình cảm động xiết bao khi thấy đôi mắt
người bạn gái long lanh nước mắt. Mình đã trở về trong vòng tay của chị
Hai, của anh Kỳ… của những người đồng đội mến thương.
Và những ngày êm ấm trong căn nhà nhỏ đã đến bù lại những ngày gian khổ vừa qua.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT