Phổ Hoa và Vĩnh Đạo từ năm thứ ba đại học lặng lẽ trở
thành một đôi tình nhân, tuy họ cố gắng giữ tình cảmnày thật kín
đáo, Phổ Hoa giữ kín như
bưng chuyện này nhưng
vài bạn học trong
ký túc vẫn nhận ra,
đồngthời lặng lẽ mỉm cười
trong những thời điểm thích hợp.
Yêu thời đại học
không phải là chuyện
mới mẻ, nhưngvề phía bố, Phổ Hoa
tuyệt không dám nói rõ,
cứ cuối tuần Vĩnh
Đạo cùng cô về nhà,
cũng chỉ đưa tới
cửangõ, mắt tiễn bóng dáng cô
từng chút xa dần. Phổ Hoa
hiếm khi quay đầu lại, sự lưu
luyến của cô nhiều nhất
lúc chia tay cũng chỉ là
cười khẽ với anh, buông tay rồi
bước đi. Thi thoảng anh có ý muốn thân mật đều bị cô
khéo léo trốn tránh.
Xác định rõ quan hệ, ngược
lại họ có cảm giác xa
lạ, đặc biệt là Vĩnh Đạo, thường
cảm thấy có gì đó
không đúng. Phổ Hoa không ngồi
gióng xe anh, không nắm tay
anh khi đi dạo trong
khuôn viên trường, mỗi
lầntạm biệt dưới ký túc xá,
nụ hôn cũng chỉ hạn chế
trênmá và cằm. Sự chủ động duy nhất
biểu hiện vượt qua
trước kia chính là khi
cùng ăn cơm, cô gắp thức ăn vào bát
anh, hơn nữa ra sức gắp, cả những
thứ cô thích ăn hay không thích
ăn đều gắp vào bát anh, như sợ
anh ăn không no, còn thời gian
rảnh rỗi, cô rất
chừng mực, ngoài việc
khiến anh vui vẻ ra còn cảm nhận
được loại nỗi nghi
hoặc lo lắng khó gọi
thành tên.
Lẽ nào cô không hề vui
ư? Hoặc, không vui như
anh,hay anh hiểu sai điều cô muốn thể
hiện?
Vĩnh Đạo lưu tâm quan sát tỉ mỉ
Phổ Hoa, cô vẫn gầy,
thậm chí còn gầy hơn cả
kỳ nghỉ hè, sau khi
hiến máu, mặt cô
thường trắng bệch, thiếu
khí sắc, khi cười
cũngkhông có sự e thẹn làm
rung động lòng người như
trước, làm gì cũng không
thể lấy lại tinh
thần. Mỗi lầnnhìn qua cổ áo hẹp thấy bờ vai gầy
mảnh của cô, hoặc
nhìn thấy cô mệt mỏi uể oải
ôm sách ra khỏi lớp học,
Vĩnh Đạo luôn không kiềm chế nổi kéo cô
tới chỗ không người
ôm cô vào lòng, kề sát
lên Thái Dương cô im
lặng vài phút cho đến khi cảm
nhận được cô yếu ớt đẩy anh ra rồi
lại đầu hàng, mới dám tin cô
vẫn thuận theo ý anh, trở thành
bạn gái anh. Nếu không,
cho dù cô ngoan ngoãn
vùi đầu lên dựa vào người
anh, anh cũng cảm thấy không
hề nắm bắt được cô.
“Không vui à? Hay học mệt quá?”.
Câu hỏi như vậy anh
hỏi bao lần, câu trả lời của Phổ Hoa
thường là buồn rầu
không lên tiếng, thi
thoảng đáp lại, cũng là đãng trí nói
câu: “Không có... anh đa nghi
rồi...”.
Nhưng thực ra sự việc
không hề đơn giản
như cô nói, không chỉ
anh, mà chính bạn bè
xung quanh anh cũng đều nhận ra sự
khác thường này. Một
mặt, cô lạnhnhạt và hướng
nội trước mặt người
khác, mặt khác, anh dần thêm
hoài nghi và bất mãn.
Chính trong thời kỳ nhạy cảm bất
ổn thế này họ chẳngthể giữ được
bí mật quá lâu như
ý định ban đầu, chodù cẩn thận che giấu, vẫn sớm bị
người nhà phát hiện.
Người phát hiện đầu tiên chuyện
bọn họ ở bên nhau
lạilà con trai của bố dượng
Phổ Hoa.
Vô tình đụng phải
“anh trai” - người chỉ gặp gỡ vài
lầntrên đường, phản ứng đầu tiên của Phổ Hoa là
vùngtay khỏi tay Vĩnh Đạo, chắp
sau lưng, giống như
đứatrẻ làm sai, cô trốn vào
quán ăn nhanh bên đường.Vĩnh Đạo không
hiểu nên vẫn đứng ở chỗ cũ, thấy
đường đối diện chỉ có đám sinh
viên đại học túm tụm đi qua, đồng thời
không thấy có gì khác
thường. Nhưng vào quán
tìm Phổ Hoa, cô trốn trong
góc giá sách cầm một quyển
tạp chí lật lung
tung, không ngừng quan
sát con đường.
“Thấy ai à?”. Anh bước tới cầm cuốn
tạp chí sáchtrong tay cô, nắm bàn tay
lạnh ngắt ấy.
“Con trai bên đó của
mẹ”. Cô nói rồi khó
chịu rút tay ra, lại bị
anh nắm lần nữa.
“Chẳng thế nào...”. Cô
không nói thật lòng,
cuối cùng vẫn rút tay
ra khỏi tay anh, quay ra
đường, cũng khôngchú ý giữ khoảng
cách.
Ba ngày sau, không
nhịn được sự truy vấn luân
phiêncủa bố mẹ, Phổ Hoa
cuối cùng đành khai
báo chuyệncủa Vĩnh Đạo.
Đứng giữa phòng khách
nhà mình, cô chờ bố mẹ xử
lý,họ cùng trao nhau ánh mắt sâu xa, bố
lên tiếng mờiVĩnh Đạo cuối
tuần đến nhà trực tiếp nói
chuyện.
Khi anh ngồi ngay ngắn chơi cờ với bố Phổ
Hoa, vẻ trưởng thành
và chững chạc hơn
tuổi hiện rõ, sau khi
bình tĩnh trả lời các câu tra
hỏi liên quan tất cả mọi
việc lớn nhỏ, Thi
Vĩnh Đạo với tốc độ thần kỳ
khôngthể lường trước được đã thuận lợi
được nhà họ Diệphoàn toàn chấp
nhận, chưa quá nửa
tháng, đến ôngngoại Phổ Hoa cũng nhớ ra cậu
nhóc năm đó xáchmáy tính năm lần bảy
lượt gõ cửa viếng thăm,
tự mình pha trà ngon
tiếp đãi anh.
Đối với Vĩnh Đạo mà nói,
đây là khúc ca khải
hoànmười phân vẹn mười, còn đối với Phổ Hoa,
lại một sựthất thủ, tháo
lui đến nơi cô không còn
cách nào lui được nữa.
Tình thế phát triển
nhanh chóng mãnh liệt
một cách bất ngờ như vậy, cô khó có
thể hoàn toàn vui vẻ,
chodù cười cũng có chút miễn
cưỡng trong đó, đối vớiVĩnh Đạo hoặc ít hoặc
nhiều có một khoảng cách,
khăng khăng giữ lấy một góc
trong trái tim.
Phổ Hoa chẳng phải
không biết tốt xấu,
sau khi đã trảiqua sáu năm theo
đuổi cực kỳ khó
khăn gian khổ, cô biết tất cả những
điều tốt đẹp của
Vĩnh Đạo nhưngchung quy vẫn không quên nổi Kỷ
An Vĩnh đột nhiên ra đi, và sự
xuất hiện một cách
khó hiểu của Cầu
Nhânlần đó.
Hai việc này dường
như trở thành khối u
ác tính lớndần trong cơ thể
cô, âm thầm tồn tại, không
hề cảm thấy đau, nhưng dường
như ngày càng bành trướng, sẽ có
một ngày phát tác.
Thế là Phổ Hoa không
thể tránh được sự chán nản,
mỗi lần thấy Vĩnh
Đạo, dây thầnkinh nhạy cảm nào
đó trong đầu sẽ vô tình đau nhức,
nhắc nhở cô đã xảy ra
chuyện gì. Nhưng thực
ra, cô không hề biết xảy ra
điều gì, một chút manh mối
cũngkhông có.
Sau khi Kỷ An Vĩnh
đi, ngoài mấy thứ cậu
ấy để lại, Phổ Hoa chỉ
nhận được một tấm thiệp điện tử vào
cuốinăm, hình thức trang nhã đơn giản,
trên đó viết: Mình ở Canada ổn cả, chúc
năm mới vui vẻ, vạn sự suôn
sẻ.
Hơn chục chữ đơn giản đó, cô suy đi
nghĩ lại xem nêntrả lời thế
nào, cuối cùng chỉ có
thể biểu thị chút
tâm ý, dùng hình thức tương
tự gửi cậu ấy một tấm
thiệp.
Quyên Quyên vài năm
trước từng nói, họ
không hợp, giờ xem ra
đến làm bạn cũng
rất khó khăn.
Phổ Hoa cũng từng tưởng
tượng ở bên Kỷ An Vĩnh sẽnhư thế nào,
nhưng rốt cuộc đó là chuyện không
tưởng, cô chỉ có thể coi
bức thư điện tử này
như lời thăm hỏi
thông thường giữa bạn học cũ, đến dũng
khíchủ động gửi mail lần nữa cho cậu
ấy, cô cũng khôngcó.
Qua lại với Vĩnh
Đạo ba tháng, Phổ Hoa
với thân phậnbạn gái đã gặp anh trai anh, tham
gia mấy cuộc họpbạn bè và bạn
cùng phòng anh, cũng
đặt chân vào căn hộ
nhỏ ngoài ký túc của
anh, ngoài việc chưa gặp
bốmẹ anh ra, cô đã hoàn toàn
trở thành bạn gái
anh.
Tết Nguyên Đán năm đó, họ ở
trong căn hộ của anh, Vĩnh Đạo công khai
chặn ở cửa, hỏi cô: “Hôm naykhông về có được không?”. Từng
hỏi nhiều lần, hỏi
tớinỗi cô chẳng có lời gì để đáp, như con
chuột nhỏ trongphòng thí nghiệm
chạy trốn tứ phía,
anh vẫn có thểbình tĩnh duy trì
phong độ, kiên nhẫn chờ đợi câu trả
lời.
Trò chơi ban đầu là cô
trốn chạy anh đuổi theo, sau này
trở thành cô do dự,
anh quyết định thay
cô, anh là một người bạn
trai rất tốt, chưa
bao giờ ép buộc cô làm việc gì,
cũng sẽ không hoàn
toàn mù quáng làm
theo ýmuốn của cô.
“Em... muốn về nhà...”. Cô cắn
răng nén khóc, không
nói “Em không muốn”.
Thực ra cô không cam
lòng lắm, may mà Vĩnh Đạo cũng không
kiên quyết thêm, kéo cô
vào phòng xemmô hình máy bay và
tàu thuyền trước khi anh
hoànthành.
Sau kỳ thi đại học, tác phẩm
đoạt giải của anh bị vỡvụn, đều vì cô,
nên cô cảm thấy áy náy, dành
rất nhiều thời gian
bên anh, anh nói muốn làm mô hình máy
bay, cô liền mài kỹ từng mẩu
giấy nhám giúp anh, anh nóimuốn ăn bánh
sủi cảo, cô liền
mua thịt và rau về
làmcho anh ăn, anh nói muốn gặp bạn bè, cô
liền ngoan ngoãn ở bên rót trà gắp thức ăn cho họ,
nghe họ nói chuyện, anh nói muốn xem
phim, cô liền bạo gan
cùng anh xem phim kinh dị máu
me.
Vĩnh Đạo nói cái gì, Phổ Hoa
thực ra đều có thể
làmtheo, trừ việc không tiến
hành bước cuối cùng.
Việcnhư vậy, cô chỉ từng đề cập với
Quyên Quyên, dẫu sao
cũng là sinh viên đại học rồi,
Quyên Quyên có vẻ
nhìnthoáng hơn trước.
“Chuyện này cũng rất
bình thường, quan hệ
như vậy của các cậu là
chuyện sớm muộn. Mình
nói không được cũng
chẳng có tác dụng, cậu có
nghe không? Nếulà mình, bắt đầu thì sẽ
không chọn cậu ta”.
“Vì sao?”. Phổ Hoa
hỏi.
Quyên Quyên hỏi ngược
lại một câu: “Cậu có yêu
cậuta không?”.
Phổ Hoa không trả lời
được.
Thế nào là yêu, thế nào là
không?
Bố mẹ đều nói
Vĩnh Đạo tốt, quả thật anh rất tốt,
côthích anh, nhớ anh, muốn
gặp anh, đây chính là tình
yêu ư?
Vậy cô cũng nhớ Kỷ An
Vĩnh đang ở Canada xa xôi,
điều đó là gì?
Cả năm thứ ba đại
học, Phổ Hoa đều dao
động quanh quẩn ngã tư
tình yêu, rất khó tập trung
tinh thần, vô số lần tự hỏi rốt
cuộc nên giải quyết
mối quan hệ với Vĩnh
Đạo thế nào đây, làm thế nào hoàn
toàn cắt đứt sự quan
tâm lo lắng đối với Kỷ
An Vĩnh.
Tất cả suy nghĩ treo lơ
lửng chưa quyết định này cho tới
quá nửa năm thứ tư
mới do Vĩnh Đạo đích thân kết
thúc.
**********
Lễ tình nhân năm thứ tư, sau
khi lằng nhằng hơn
nửanăm, Phổ Hoa cũng không đối phó nổi yêu cầu
củaVĩnh Đạo, cuối cùng buột
miệng đồng ý kết thúc quan hệ
yêu đương nửa Plato, tiến thêm
một bước phát triển
thực chất. [Plato là
tình yêu thuần khiết, theo đuổigiao hòa về linh hồn, bài
xích nhục dục.]
Điều này đối với
Vĩnh Đạo không khác gì được tiếp
nhận hoàn toàn, bản
thân vui mừng điên lên được, còn với Phổ Hoa
lại là lựa chọn bắt
buộc.
Kỳ đầu năm học thứ tư đã
kết thúc, cô từ bỏ
cơ hội thi thạc sĩ,
trước mắt chỉ còn con
đường hoàn thành luận văn chăm chỉ tìm việc chờ tốt nghiệp, còn mấy trường đại
học Vĩnh Đạo làm đơn xin đều dồn dập nhận được phúc đáp, vài lần lựa chọn, gia
đình anh kiên quyết bắt anh ra nước ngoài học thạc sĩ hai năm. Xa cách
là điều khó tránh, có tiếp tục qua lại hay không liền trở thành vấn đề hai
người không thể né tránh.
Vĩnh Đạo nhiều lần thuyết phục Phổ Hoa nhưng đều thất bại, kỳ nghỉ tết Nguyên
Đán, anh đích thân đến nhà cô tìm bố cô nói chuyện hai lần, kết quả bố cô còn
khuyên anh yên tâm đi học, để Phổ Hoa ở lại công tác đợi anh.
Sự việc tới bước này rồi, nói nhiều cũng chẳng ích gì. Những thứ Vĩnh Đạo có
thể làm chỉ là bảo đảm, dẫu sao tình yêu xa cách hai nơi không được phụ huynh
cho là khả thi. Lời hứa của anh không giống người khác đảm bảo mấy chuyện vụn
vặt như bao lâu gọi điện một lần, trở về gặp một lần, mà anh đưa cô đi ăn một
bữa kiểu Tây rất chính thức, trước khi gọi điểm tâm, trịnh trọng hỏi cô: “Phổ
Hoa, khi anh về kết hôn với anh nhé?”.
Sự ngạc nhiên của cô không cần nói cũng có thể tượng tưởng được, nhưng cũng khó
tránh cảm thấy một niềm vui mơ hồ.
“Anh không đùa, nghiêm túc đấy!”. Anh lại
nhấn mạnh lần nữa, thử thuyết phục cô, “Đồng ý nhé?”.
Cô vốn chưa suy nghĩ tới chuyện kết hôn, câu trả lời chỉ có thể là “Để em suy
nghĩ một chút được không?”.
Anh có thể chờ từ năm lớp chín đến năm thứ hai đại học, cũng có thể tiếp tục
chờ đợi, nhưng có một chuyện anh không định chờ thêm. Ngoài việc bảo đảm, Vĩnh
Đạo yêu cầu Phổ Hoa một lời hứa tương đồng, chính là kết thúc kiểu yêu “Plato”
hiện nay, hoàn toàn, triệt để tiếp nhận anh làm người yêu.
Anh cho cô đủ thời gian suy nghĩ, đợi từ trận tuyết rơi đầu tiên cho tới kỳ
nghỉ Tết.
Sau khi đấu tranh nội tâm suốt cả một cái Tết, Phổ Hoa cân nhắc lợi hại đưa ra
lựa chọn.
Nhân lúc bố ra ngoài đánh cờ, cô liền gọi cho anh. Anh đang đi du lịch ở ngoại
ô cùng gia đình, nhận được điện thoại tối đó liền vội trở về thành phố, chạy
thẳng đến nhà cô.
Anh đứng trong sân tầng dưới gọi vào số nhà cô, cô đứng trong phòng tắm, chải
mái tóc còn ướt.
Quần áo thay ra chất trong chậu dưới chân, cô lại nhìn mắt mình trong gương, mơ
màng và căng thẳng, lờ mờ lộ ra chút sợ hãi, không có quá nhiều sự chờ đợi và
khó xử, quay ra nhận điện, cô kiên định, cầm ống nghe lên, mỗi một từ nói ra
đều bình tĩnh mạnh mẽ.
“Anh đến rồi! Em xuống nhé? Thực sự đã nghĩ kỹ rồi chứ?”. Giọng
nói của anh nghe rất gấp gáp.
Cô im lặng rất lâu, mới “ừ” một tiếng.
Nửa tiếng sau, cô thay áo khoác mỏng, xách hai túi sách chào tạm biệt bố về
trường. Khi ra cửa, cô ôm lấy
cánh tay bố.
Chưa xuống tới tầng một, từ xa đã thấy Vĩnh Đạo chờ dưới gốc cây, tay đút túi
áo khoác, gió lạnh đầu xuân thổi tung mái tóc ngắn của anh, chỉ có ánh mắt sáng
rực nóng bỏng. Anh chạy tới đón đồ trong
tay cô, không nói gì, ôm vai cô, hôn mạnh lên má cô một cái, lại không nhịn
được kích động ngốc nghếch bật cười.
Thời gian rất vừa vặn, địa điểm là do anh chọn trên đường về thành phố, Phổ Hoa
cũng từng đi qua rất nhiều lần, chính là căn hộ nhỏ anh ở một mình.
Trên đường, họ ngồi ghế sau taxi nắm tay nhau, Phổ Hoa trước sau chỉ nhìn ra
ngoài cửa sổ, Vĩnh Đạo vuốt ve mu bàn tay cô lúc mạnh lúc nhẹ.
Tới nơi, anh đưa cô vào siêu thị của khu nhà, sữa, bánh bao, hoa quả, mỗi thứ
mua một ít, cả một thùng mỳ tôm, sô cô la, cá lát, cô ca cô la, bia, khăn mặt,
kem đánh răng, những thứ dùng trong sinh hoạt cũng đã nghĩ đến.
Cuối cùng anh buông tay cô ra, tự mình ra quầy thanh toán tiền, ném hai hộp nhỏ
màu hồng vào xe chở hàng, Phổ Hoa nhìn thấy khóe miệng anh luôn thường trực nụ
cười, cô quay người vờ như không nhìn thấy.
Niềm vui là điều đương nhiên vì họ đang còn trẻ, cũng yêu thương nhau, tất cả
xem ra đều hợp lẽ.
Ở cửa vào, anh ném chiếc chìa khóa đi rồi khóa hai lần cửa, rút dây điện thoại,
đem từng thứ đặt tuần tự đặt vào trong tủ lạnh mới trở lại phòng khách.
Anh ôm chặt cô, ngửi hương thơm dầu gội đầu mùi xoài trên tóc cô, cằm cọ đi cọ
lại lên làn da trắng nõn nơi cổ cô.
Anh thận trọng hôn cô, từ trán xuốn chóp mũi, sau đó tới khóe miệng và chỗ lõm
trên môi cô, cuối cùng anh bế cô đi vào phòng ngủ. Đèn treo trong phòng đã bật,
anh chỉnh ánh sáng thật dịu, khi cô có ý định chống đối, anh lấy tay ép lên
miệng cô suỵt một tiếng, nói với cô “Nghe lời anh”.
Thế là cô im lặng chấp nhận như cả quãng đường đến nhà anh vừa nãy, giống như
con thỏ nhỏ trên bàn thí nghiệm. Không
giống như hai buổi tối tối om như mực ở Ngọ Môn đó, từ đầu đến cuối đều diễn ra
dưới ánh đèn lung linh.
Anh thành thục tìm kiếm ở những nơi chưa từng chạm đến, nắm bắt nỗi hoảng sự và
non nớt của cô, từ từ hưởng thụ khoái lạc, cô từ đầu đến cuối đều ôm chặt cánh
tay anh, nhìn lên trần nhà, hết sức thả lỏng bản thân.
Tình dục không phải không tốt, Phổ Hoa từ lúc đầu chỉ biết lơ mơ, tới khi sự
việc xảy ra dần dần đã hiểu, nhưng cũng chỉ như vậy. Anh có
thể khiến cô đau đớn, khiến cô sung sướng, khiến cô không chịu nổi mà run rẩy,
rên rỉ, choáng váng, mệt mỏi rồi khóc.
Nhưng ngoài phản ứng thành thực của cơ thể, quan trọng nhất là anh tin cô, cô
cũng tin tưởng và dựa dẫm vào anh hơn. Điều
này quan trọng hơn tất cả, cũng khiến cô yên tâm hơn bất cứ thứ gì.
Qua nửa đêm chính là lễ Tình nhân, anh nhấc người lên thân thể cô, che đi ánh
đèn, mạnh mẽ đi vào cơ thể mềm mại của cô, ngoài niềm khoái cảm dâng trào như
thủy triều, thứ cô nắm bắt được nhiều nhất chính là ánh mắt anh, bao giờ cũng
kiên định đặt trên gương mặt cô, gọi tên cô hết lần này đến lần khác, nói yêu
cô.Anh cũng đau đớn, sung sướng, run rẩy, rên rỉ, choáng váng, thậm chí khi anh
ướt đẫm mồ hôi, lại ôm cô vào vòng tay, cô chạm vào mồ hôi nhỏ trên trán anh,
cũng giống như nước mắt vậy.
Những điều nên làm, những điều không nên làm, anh đều đã làm cả, đều đã nếm thử
tất cả. Từ đầu đến cuối cô đều ngoan ngoãn một cách phi thường, ngoan đến mức
khiến anh đau lòng, bất an.
Mấy ngày đó, Vĩnh Đạo làm một chuyện khiến cô xúc động nhất là bưng cốc sữa đã
hâm nóng vài lần, ngồi bên mép giường nhìn cô uống từng ngụm, chậm rãi nhoài
người hôn lên vệt sữa đọng nơi khóe miệng cô, không quên bảo đảm: “Sau này hàng
sáng anh sẽ làm bữa sáng!”, thỉnh thoảng nửa đêm cô tỉnh giấc, anh nắm lấy mái
tóc dài xõa trên gối của cô, kết thành bím tóc, không làm được liền gỡ ra kết
lại, cô hỏi “Sao vậy”, anh nói “Không ngủ được”, cô mơ hồ nghe thấy tiếng thở
dài.
Vĩnh Đạo vui mừng khôn xiết tới nỗi mất ngủ, vài ngày liền đều ngủ ngày, thức
đêm. Cho dù thỉnh thoảng nghỉ ngơi, tay cũng phải kéo tay Phổ Hoa, đặt trên eo
cô, dứt khoát ôm cô đặt lên người mình, để cô giống như đửa trẻ nằm sấp trong
vòng tay anh.
Bộ dạng lo lắng không yên của anh đã làm giảm nỗi lo của Phổ Hoa. Chấp nhận
cũng đã chấp nhận rồi, không cần suy nghĩ lung tung nữa.
Cô đùa: “Vẫn đi Hồng Kông chứ?”.
Anh nhíu mày trả lời: “Không được nhắc đến điều này!”. Sau đó
lại nhào lên người cô làm một trận cực kỳ kịch liệt.
Một tuần từ lễ Tình nhân tới khi vào học, ngoài việc bắt buộc phải ra ngoài mua
đồ tiếp tế, anh chẳng cho cô đi đâu.
Khi khai giảng, bạn cùng phòng đều cảm thấy Phổ Hoa gầy, nhưng đôi mắt lại sáng
dịu khác thường, Quyên Quyên nhìn cô chưa đầy ba phút liền không khách khí kéo
cô sang một bên nhéo tai, trực tiếp dồn ép cô gật đầu thừa nhận.
Người có con mắt tinh tường đều có thể nhìn ra sự thay đổi, Vĩnh Đạo điên cuồng
chưa từng có, nhiều nhất một ngày liền xuất hiện năm lần ở tầng dưới ký túc Phổ
Hoa, còn Phổ Hoa ngược lại trở nên ổn định hơn, không còn phiền muộn, lo lắng
về tương lai nữa. Cô thu thập tài liệu luận văn, thỉnh thoảng lại qua đêm ngoài
ký túc, sau khi vượt quá ba lần, mấy người bạn thân thiết ở ký túc trong lòng
dần dần đều hiểu ngầm chuyện giữa cô và Vĩnh Đạo.
Những ngày tháng đó, Vĩnh Đạo làm thủ tục du học rất thuận lợi, Phổ Hoa hoàn
thành bản sơ thảo luận văn, bước vào giai đoạn sửa chữa, ngoài quan hệ hòa hợp
gắn bó trong căn hộ nhỏ, họ đều bận với công việc của mình, bề ngoài có phần xa
cách hơn trước.
Quyên Quyên từng hỏi Phổ Hoa có vui vẻ không? Cô đặt mục lục lời trích dẫn mới
chép được một nửa xuống, dừng bút, sau khi nghiêm túc suy nghĩ mới nói cho
Quyên Quyên: “Chí ít rất yên bình, không lo lắng”.
“Thật không?”. Quyên Quyên không chắc
chắn hỏi lại.
“Ừ, anh ấy đối với mình rất tốt”. Phổ Hoa
chu môi, tiếp tục cầm bút.
Vĩnh Đạo là người tốt, tất cả mọi người, tất cả những việc đã qua đều chứng
minh như vậy, anh ấy là sự lựa chọn sáng suốt nhất, tốt nhất. Cô đã
chọn, liền nói với bản thân phải an lòng.
Trước khi Vĩnh Đạo đi Hồng Kông phỏng vấn, mọi việc gần như hoàn hảo. Cuộc
sống của Phổ Hoa ngoài luận văn và các cuộc tuyển dụng, không có bất cử ý nghĩ
mờ ám nào khác.
Nghỉ lễ Quốc tế lao động mùng một tháng năm, trước khi Vĩnh Đạo tham gia phỏng
vấn tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật, Phổ Hoa chính thức đến thăm nhà Vĩnh Đạp
gặp bố mẹ anh, sau đó anh yên lòng bay sang Hồng Kông tham gia vòng thi cuối
cùng.
Vĩnh Đạo từ sân bay gọi về trường Sư phạm, cô không ở ký túc, bạn ký túc nói
hai ngày nay không gặp cô.Gọi về nhà, bố cô nói cô nghỉ lễ ở trường sửa luận
văn. Vĩnh Đạo kéo hành lý về căn hộ mình ở, Phổ Hoa cũng không ở đó, trên bàn
phòng khách vẫn còn lại đồ ăn tối anh gọi bên ngoài cho cô.
Cô nằm một mình trên chiếc xe đẩy của hành lang y tế trường Sư phạm, đắp áo
khoác mượn của bạn học, lặng lẽ nằm truyền nước.
Thấy anh, cô quay đầu, kiệt sức nhắm mắt.
************
Ngày thứ hai Vĩnh Đạo bay sang Hồng Kông, ở cổng trường Phổ Hoa gặp cô nữ sinh
Đại học Bắc Kinh đã từng gặp một năm trước, lần này, cô ấy tới một mình, cầm ô
đứng trong mưa, dường như đợi rất lâu
rồi.
Cô ấy rất xinh đẹp, trên
vạt áo có trâm cài hoa nhài,trên cơ thể thoang
thoảng mùi nước hoa,
dáng đứng cầm ô nghiêng nghiêng khiến Phổ Hoa
nhớ tới bài hát Ngõ
mưa của Đới Vọng
Thư.
“Chào bạn, bạn là Diệp Phổ Hoa
à?”.
“Ừ”.
Cô gái chào trước,
“Chúng ta nói chuyện một
chút được không?”.
Phổ Hoa không nghĩ
nhiều, đồng ý yêu cầu của cô
ấy,không đồng ý thì sao chứ? Trước đây từng gặp,
nhưngkhông nói thẳng.
Họ vào nhà hàng trong
trường, đi trên con đường xưa,
Phổ Hoa cố tình tránh
chiếc ô của cô gái, bước dưới
phía bóng cây hơi ướt nước
mưa.
Cô ấy gọi trà sữa, Phổ Hoa
gọi nước lọc, trong
lúc đợi trà, cô gái đi thẳng
vào vấn đề, tỏ rõ
mục đích đến đây, cầm ra một tấm ảnh đẩy tới
trước mặt Phổ Hoa.
Không cần nói nhiều,
trên tấm ảnh, gương
mặt Vĩnh Đạo ôm vai cô ấy đã nói lên
tất cả.
Phổ Hoa cũng có một tấm chụp
chung như vậy, thậm
chí nơi chụp cũng
giống nhau, cô dựa vào
lưng Vĩnh Đạo, quyển
vở trải ra che trên
đầu anh, ngồi trên bãicỏ xanh bên hồ chăm chú đọc sách.
Vĩnh Đạo trong ảnh không cười, nhưng rất dịu dàng,
cóchút bướng bỉnh nghịch khuy áo
cô ấy, cô trước naychưa từng trang
điểm, cũng chưa từng
sức nước hoasực nức người,
nhưng so nụ cười bên
cạnh cô gái này,cô từng thấy
một Thi Vĩnh Đạo chân
thật hơn, chânthật đến nỗi bất cứ sức mạnh
bên ngoài nào cũng
đềukhông thể xóa nhòa hay sửa
đi dấu ấn anh để lại
tronglòng cô.
“Bạn muốn nói gì?”.
Cô cố ý ngẩng cao
mặt, có vài lờikhông nói cô cũng
nghĩ tới được.
“Muốn nói cho cậu biết,
năm thứ nhất đại học, mối
quan hệ của Thi
Vĩnh Đạo và mình rất tốt,
vài tháng sau đột nhiên anh ấy đòi chia
tay, là vì cậu”. Cô gái
không hề phô trương thanh
thế cũng không thể
hiện sự yếu đuối.
“Vì vậy?”.
Chuyện hai năm trước, bây giờ cô
không quan tâm đitruy xét, thực ra
từ khi Cầu Nhân đưa cô gái này
tớimượn sách, cô đã đoán ra ngọn
nguồn thế nào rồi.
“Chẳng có gì cả, chỉ là
muốn nói cho cậu biết,
trước đây anh ấy cũng có bạn gái, cũng
đột nhiên chia tay
thôi”.
Phổ Hoa không lên
tiếng, khí thế mềm
mỏng hơn, đợilời nói tiếp
theo của cô ấy, đây mới là điều cô
khônghiểu.
“Biết vì sao mình tới
không?”. Trong mắt cô gái
ngoàivẻ đồng cảm còn có chút
không cam lòng.
Phổ Hoa im lặng, lắc
đầu.
Cô gái khuấy trà
sữa, trầm tư suy
nghĩ một lúc, mớinặn ra nụ cười
bất đắc dĩ.
“Mình biết đột nhiên
tới đây tìm cậu chẳng phải
cáchhay, nhưng mình nghe nói
Vĩnh Đạo muốn đi HồngKông nên không nén được muốn nói cho
cậu biết, hyvọng cậu đừng lặp lại sai
lầm của mình”.
“Cậu nói vậy có ý
gì?”.
“Chính là... đừng bị Thi
Vĩnh Đạo lừa”. Cô gái nghiếnrăng nghiến lợi nói ra tên
của Vĩnh Đạo, “Ban đầu anh ta cũng đối
với Cầu Nhân như
vậy, sau này là mình,
cólẽ không lâu sau có thể
cũng đối xử với cậu như
thế”.
Nghe tới cái tên Cầu Nhân,
Phổ Hoa trong lòng chùng
xuống, cô chưa bao giờ
từng nghĩ sự việc có liên
quantới Cầu Nhân.
Cô không thể nào giả vờ bình tĩnh,
không nhịn đượclên tiếng hỏi:
“Cậu vừa nói... Cầu
Nhân?”.
“Đúng, lẽ nào cậu không
biết Cầu Nhân trước
đây là bạn gái của Thi
Vĩnh Đạo từ thời trung học,
tới năm nhất thì
chia tay”.
Cô đứng lên khỏi ghế, có chút
không tin vào tai mình,
lẩm bẩm tự nói
“Không thể nào”.
“Mình quen Vĩnh Đạo qua Cầu
Nhân, trước đó không
biết họ từng qua
lại, sau này vẫn cảm
thấy rất bối rối,
may mà Cầu Nhân nhìn
thoáng, mọi người cũng
dễchịu rất nhiều, cho tới khi
cậu xuất hiện...”. Cô gái
tiếptục nói rõ hơn.
Phổ Hoa đẩy cốc
nước trước mặt ra, đặt một tờ giấy ăn xuống,
không nghe cô ấy nói hết liền
lảo đảo rờikhỏi nhà hàng.
Đột nhiên cô nhớ tới cảnh
Cầu Nhân và Kỷ An Vĩnh luôn ở bên nhau hồi
trung học, cô ta luôn
xuất hiện trong tầm mắt cậu ấy,
ở bên cậu ấy, cổ vũ cậu ấy chơi
bóng, cùng đi học, tan học
với cậu ấy, cuối
cùng là họp lớp cấp ba
hồi năm thứ nhất
đại học, cô ta và
Vĩnh Đạo rất thân nhau, thể
hiện sự mờ ám khó nói
rõ.
Dường như Cầu Nhân đã
được định trước có liên
quannào đó với cô, nhưng cô
không hy vọng trong đó có Vĩnh Đạo.
Đầu cô xoay mòng mòng,
nhớ lại mỗi một
cảnh có Cầu Nhân trong
đó, hoặc Vĩnh Đạo. Nhưng cho dù
thế nào, cô cũng không
thể đặt họ ở cạnh nhau, họ đã từng qua lại
ư? Giống như cô và
Kỷ An Vĩnh? Hay tới mức độ như bây giờ của cô
và anh?
Phổ Hoa rối loạn trong
lòng, cô chạy trong
mưa, nhất thời không
biết nên làm thế nào.
Vĩnh Đạo không ở Bắc Kinh, cô đi từ đầu
đến cuối con đường chính
của trường, suy
nghĩ duy nhất trong đầu là tìm Cầu Nhân
hỏi rõ ngọn ngành.
Thế là cô dầm mưa
ngồi xe từ Sư phạm
sang Đại họcBắc Kinh.
Phổ Hoa đứng ở tầng dưới
khoa Truyền thông cố
gắngphân biệt từng sinh viên
tan học, chen chúc trong
dòngngười huyên náo ầm ĩ. Cô
không mang ô, ướt sũng từ
đầu đến chân, cũng không
đợi được Cầu Nhân.
Cô lại đi tới ký túc
xá khoa Truyền thông,
chạy từng tòa nhà hỏi thăm
Cầu Nhân ở đâu, sau đó
đợi dưới kýtúc của Cầu
Nhân, hy vọng có thể
trực tiếp hỏi rõ cô
ta.
Trước khi tắt đèn, cuối
cùng cô cũng đợi được CầuNhân trở về
trường, cô ta hình như vừa tham
gia tuyểndụng về, trên tay xách túi
giấy chứa đầy các tài
liệutuyển dụng, che chiếc ô màu hồng, nhìn từ xa
khiếnPhổ Hoa có ảo giác như từng quen
biết.
Cô đứng lên khỏi chiếc ghế
lạnh lẽo, bước tới
trướcmặt Cầu Nhân, không chào
hỏi, không có bất cứ lời mở
đầu mà trực tiếp lên
tiếng hỏi cô ta: “Cậu và Vĩnh
Đạo... từng ở bên
nhau à?”.
Cầu Nhân thu ô lại,
trả lời có chút bất
ngờ: “Ai nói?Thẩm Thanh nói cho cậu à?”.
Giây phút đó, Phổ Hoa
lạnh thấu xương, câu trả lời của Cầu
Nhân đồng nghĩa với thừa nhận.
Cô hận không thể lao
lên xé toang cái thái độ kiêu kỳ bao năm
không thay đổi trên
mặt cô ta. Năm đó cô ta có
đượctình cảm của Kỷ An Vĩnh, giờ đây lại là
Vĩnh Đạo.
“Diệp Phổ Hoa, cậu
chạy tới đây chỉ vì
điều này?”. Mắt thấy cô chuẩn
bị rời đi, Cầu
Nhân đuổi theo hai bước chặn
trước mặt cô, “Đó đã là việc của ba
nămtrước rồi, hơn nữa khi đó
cũng là vì...”.
“Không có hơn nữa!”. Phổ Hoa
dứt khoát ngắt lời cô
ta, tránh ra xa, “Xin lỗi, mình
phải về rồi”.
“Cậu đừng nghe Thẩm Thanh, mình và
Vĩnh Đạo chỉlà...”. Cầu Nhân càng
muốn giải thích, Phổ Hoa
càngcảm thấy họ cực kỳ quá
quắt. Cô không thể
chịu đựng nổi bèn hất tay Cầu
Nhân đang giơ ra, chạy vào sân
phơi quần áo trước
ký túc, sau đó men
theo con đườngnhỏ chạy như điên.
Ra khỏi cổng trường, cô mới
dừng lại dựa lên
tường,ngẩng mặt thở hổn hển
nhìn bầu trời mây đen
dày đặc. Có giọt mưa nhỏ
xuống, rớt vào mắt cô
khiến cô khôngnhìn thấy gì, men
theo má chảy thẳng
xuống hàm dướicủa cô.
Rất nhiều lời Vĩnh
Đạo từng nói lại một lần nữa trở
vềbên tai cô, cuối cùng chỉ còn lại một khoảng
trống giả dối.
Thứ Phổ Hoa đạt được hóa ra đều
là thứ Cầu Nhân
còn thừa, không cần.
Phổ Hoa ngây ngô từ Đại học Bắc Kinh về
Sư phạm, tìm chiếc
ghế dài gần ký túc
nhất, ngồi ở đó đến sáng,
ngơ ngẩn cả một
đêm.
Cô không tìm được bất cứ cách nào
khiến bản thân dễ chịu hơn một chút,
điều duy nhất có thể
làm là ôm đầungừng suy nghĩ.
Từng cảnh trong cuộc
họp lớp năm đó lại hiện
lại, nhắc nhở cô họ
chính xác đã có cái gì,
có lẽ không chỉ là
từng có cái gì. Đột
nhiên cô gấp gáp muốn
nghe Vĩnh Đạo giải
thích, gọi vào ký túc
anh, mới nhớ ra anh
đãkhông còn ở đó.
Ban ngày và kéo theo là
buối tối ngày hôm đó
thật đáng sợ, tóc Phổ Hoa giờ
đã khô, toàn thân
vẫn mặc bộ đồ ẩm, ngồi
trong góc tự học của thư viện
viết thư cho Vĩnh Đạo.
Động bút thật khó
khăn, cô không khóc
nổi, như mắcxương trong họng,
gần như nghẹt thở.
Thư cuối cùng cũng
viết xong, nhét vào
trong hòm thư,cô không còn
chút sức lực nào,
tới phòng y tế của
trường nằm liệt trên
ghế dài. Có giáo viên đi
qua hỏi cô làm sao, cô
chỉ lắc đầu ôm chặt cánh
tay, không thểkiềm chế được cơn run
rẩy.
Cả đêm Phổ Hoa nằm trên giường
đẩy truyền dịch, bạn học cùng
khoa để lại áo khoác, cô miễn cưỡng
đắp lên chống lại cơn lạnh.
Cô không muốn liên hệ với ai,
cũngkhông hy vọng bất cứ ai biết tình
trạng cô lúc này.Hiện tại điều cô cần
phải làm nhất là một
mình yên tĩnh, chống
lại cơn sốt cao,
suy nghĩ nên làm thế nào
nhanh chóng kết thúc
hoàn toàn quan hệ với Vĩnh
Đạo.
************
Phổ Hoa không cho
Vĩnh Đạo bất cứ cơ hội
giải thích nào, cô cũng
không cách nào cho
anh, sốt chuyển thành sưng
phổi, hai ngày hai đêm cô hôn mê
bất tỉnh.
Mấy ngày bệnh tình có
chiều hướng đỡ hơn, cô
có thể nhận ra xung
quanh...
Người đầu tiên Phổ Hoa tỉnh dậy
nhìn thấy vẫn là Vĩnh
Đạo, giống như bóng
dáng đó chạy về phía mình
tronghành lang bệnh viện. Anh
đứng đầu giường, bên tay làthuốc đã pha
sẵn, cặm cụi bón cho
cô từng thìa, không
sợ cô cắn chặt răng
không uống, anh đương nhiên có cách
của anh. Bệnh tới mức hồ đồ, Phổ Hoa
cũngkhông rõ anh đối với mình thế
nào, hoặc có thể
nóitrước khi cô chưa kịp thể
hiện rõ lập trường của
mình, anh đã cố gắng xoay chuyển
tình thế hóa giải
nguy cơ này.
Cho dù Phổ Hoa một
lòng suy nghĩ muốn chia
tay Vĩnh Đạo, nhưng thời cơ thực sự không
cho phép. Bố cô đã
lên cơn thịnh nộ, bố mẹ nhà
họ Thi cũng thay Vĩnh
Đạo gánh tất cả
trách nhiệm. Người lớn hai
nhà gặp nhau bàn bạc về quan
hệ và tương lai của
hai đứa, nhắc tới khả năng
kết hôn.
Tại nhà họ Diệp, Vĩnh
Đạo nhất định phải
chịu trách nhiệm, tại nhà họ Thi,
chỉ cần không ảnh hưởng tới
việc ra nước ngoài
học tập của Vĩnh
Đạo, tổn thất thế nào nhà họ
cũng đều có thể bù đắp. Hơn nữa hai
đứatừng có “nền tảng tình cảm” vững
chắc bao năm nhưthế.
Sau khi Phổ Hoa được đưa về nhà, chuyện chia tay cũng phải gác lại, đến cơ hội
cãi nhau trực tiếp họ cũng không có.
Vĩnh Đạo tiếp tục thiết kế đồ án tốt nghiệp của mình, Phổ Hoa cũng cố gắng hết
sức hoàn thành chỉnh sửa luận văn, mỗi lần nhắc đến việc đó, bố liền im lặng
lập tức chuyển chủ đề nói chuyện. Lấy
việc học tập và công việc thuyết phục Phổ Hoa tạm đặt tình cảm xuống.
Quả thật, vài tháng trước khi tốt nghiệp nói gì đều vô nghĩa, cũng không sáng
suốt.
Một tháng không gặp, cũng không nói chuyện, giữa chừng Phổ Hoa chỉ biết Vĩnh
Đạo đã quyết định đi Hồng Kông, được sự giúp đỡ của nhà họ Thi, cô không phải
thi phỏng vấn, cầm được mẫu tuyển dụng của tòa soạn tạp chí.
Luận văn vừa được thông qua, không cần cô nhắc, anh im lặng đứng trước cửa
phòng cô, ôm bó hoa, đợi cho tới khi cô đồng ý mới vào.
“Tất cả mọi chuyện trước đây đều do anh không đúng”. Anh bày
hoa lên chỗ dễ thấy nhất trên giá sách, không hề chối bỏ trách nhiệm, “Em muốn
thế nào cũng được, đánh cũng được, mắng cũng được, nhưng đừng cãi nhau nữa, bố
em và người nhà anh đều rất lo lắng, dù sao đều là lỗi của anh, anh nên sớm nói
cho em chuyện của Thẩm Thanh”.
Phổ Hoa quay người ngồi trước bàn viết chữ, tờ giấy nháp trước mặt đầy chữ và
các hình vẽ trừu tượng, nghe anh nói như vậy, cô từ từ quay người nhìn Vĩnh Đạo
không chớp mắt, xương gò má nhô lên trên mặt anh thể hiện rõ dáng vẻ tiều tụy,
lẽ nào anh cũng ốm ư?
Rất lâu rồi cô chưa nói một lời nào với anh, cũng không muốn nói chuyện.
“Anh đi đi”.
Cô lạnh lùng nói xong, tiếp tục lấy bút vẽ loạn trên giấy nháp.
Cửa đóng lại, không phải Vĩnh Đạo đi ra mà là đóng cửa phòng từng bước tới sau
lưng cô, không đợi cô đứng dậy, giơ cánh ta ôm lấy vai cô, thở dài “Phổ Hoa,
anh sai rồi, anh xin lỗi!”.
Anh nghẹn ngào, ôm cô qua lưng ghế, tay đặt trên vai cô không ngớt ấn nhẹ,
giống như sợ cô chạy mất. Má anh kề sát lên vùng da lộ ra ngoài cổ áo, tất cả
sự vùng vẫy để thoát ra của cô đều bị hóa giải, bất cứ lúc nào đều cảm nhận
được bên má nóng rực của anh.
Anh vẫn nói câu đó, “Phổ Hoa, anh sai rồi, khi đó quả thực anh không còn cách
nào, em đi Sư Phạm, anh cũng không biết nên làm thế nào. Sau lần gặp nhau năm
thứ nhất đó, trở về anh liền chia tay với cô ấy...Vì anh không thể có lỗi với
em. Anh biết anh rất khốn nạn, nhưng chính vì nhớ em, khi đó gần như phát điên,
luôn nhớ đến em, cho dù ở bên cô ấy cũng không thể quên nổi em. Vì vậy
anh mới đi nửa năm, không dám quay lại tìm em, anh sợ em sẽ không ở bên
anh...”.
Từ năm lớp mười anh thổ lộ với cô, trải qua vô số thất bại, sau bảy năm, anh
lại cầu xin sự tha thứ của cô.Trái tim cô không phải cứng như đá, sau buổi tối
lễ Tình nhân khi đó, cô đã quen với sự tồn tại của anh, sự khó chịu run rẩy khi
anh đi vào cơ thể dần dần biến mất, cô không thể không thừa nhận muốn ở bên
anh, thích ở bên anh, hy vọng ở bên anh. Có anh,
còn hơn mình cô liều lĩnh ôm lấy quá khứ không buông, tuyệt vọng đi về phía
trước trên con đường không thấy điểm cuối.
Quyên Quyên từng hỏi đó là tình yêu ư? Phổ Hoa không rõ, nhưng chỉ cần nghĩ tới
anh và Cầu Nhân liền rất đau lòng.
Cô oán giận anh, thậm chí có chút hận anh, trong nhiều chuyện đã xảy ra, cô chỉ
không hy vọng anh và Cầu Nhân có bất cứ mối quan hệ nào. Như thế
cô sẽ không nghĩ tới An Vĩnh, cũng sẽ thoát khỏi tình yêu thầm lặng bị vứt bỏ
trong bóng tối ấy.
Cuối cùng cô rút cánh tay ra, thoát ra khỏi vòng tay anh, vò nát mấy tờ nháp
đầy chữ, tâm tư rối loạn đi ra cửa.
Anh đã nhận sai nhưng không hề nhắc tới Cầu Nhân, sự ấm áp trong mắt cô cũng
trở nên lạnh lẽo.
Mở cửa, cô đẩy anh ra ngoài, ngày hôm sau anh đến, cô vẫn mặc kệ.
Mối quan hệ của họ vẫn bế tắc cả một kỳ nghỉ hè, số câu cô nói với anh cộng lại
không vượt quá mười câu.
Vào học, cô phải tới tòa soạn tạp chí, anh phải đi Hồng Kông.
Anh gửi tới nhà cô giấy tờ triệu tập và giấy thông hành đến Hồng Kông, nghiêm
túc nói rõ chỉ cần cô không tha thứ, anh sẽ không đi Hồng Kông nữa, tất cả nghe
theo quyết định của cô.
Cô có thể quyết định cái gì, Phổ Hoa xót xa nghĩ.Muốn chia tay mà chia tay
không nổi, ngày ngày anh đến, cũng không còn quấy rầy bằng được nữa, tựa như ở
bên cô, mặc kệ cô giở tính trẻ con. Không chia tay thì nuốt không trôi, trong
lòng cô u ám sống qua ngày, không thể nói rõ ra mọi chuyện, chỉ có thể khóc một
trận trước mặt bạn bè, trở về hàng ngày đối diện với anh.
Phụ huynh cả hai nhà lại gặp mặt nhau, bố mẹ sốt ruột tới nỗi cách nào cũng đều
đã dùng, Vĩnh Đạo vẫn câu nói cũ, còn cố chấp hơn cả cô.
Thấy ngày vào học gần kề rồi, bố cô không chịu nổi bèn đi tìm Phổ Hoa nói
chuyện.
“Hoa Hoa, mặc kệ vì sao mà cãi nhau mọi chuyện cũng phải có giới hạn. Vĩnh Đạo
cũng nhận sai rồi, không thể cứ cãi nhau như vậy, các con cũng đã lớn, phải
biết tha thứ cho nhau”.
“Bố...”. Phổ Hoa bướng bỉnh, không
nén được tức giận thở dài với bố.
Từ khi biết Vĩnh Đạo, ông đã thương yêu, coi trọng anh như con trai.
Cuối cùng, cô không thể không mềm lòng, đành chịu bố, cũng không thắng nổi Vĩnh
Đạo, hơn nữa trong mắt người lớn, họ đã sống chung, cô cũng chẳng còn đường
lùi.
Chính thức gặp mặt lần nữa là khi Phổ Hoa bị lừa đưa tới ngoại ô, ở cùng Vĩnh
Đạo một tối.
Hai ngày sau anh hoặc ở lại tìm việc, hoặc bay đi Hồng Kông bắt đầu học nghiên
cứu sinh. Cô đấu tranh với bản thân, suy tính lợi hại, anh ôm chặt eo cô không
buông, miệng vô số lần nói xin lỗi.
Trái tim cô rốt cuộc cũng mềm đi, anh quỳ khóc dưới chân cô, tất cả những lời
cô muốn nói lại không thể nói ra đều đè nén trong lòng.
Hai ngày sau, Vĩnh Đạo bay. Tối hôm đó ở ngoại ô, cô lại tha thứ cho anh từ cơ
thể đến nội tâm, tiếp nhận anh, chỉ trừ sự tủi thân vô cùng, bất đắc dĩ... vô
cùng.
Anh tới sân bay, lần đầu tiên đùa với cô trong vài tháng nay, khẩu khí nhẹ nhõm
vui vẻ, trong mắt lộ rõ vẻ không nỡ xa rời.
“Diệp Phổ Hoa, em không được thay lòng!”.
Cô chẳng ừ hữ gì.
Anh đành đứng ở cửa vào hôn cô thật sâu như chốn không người, giơ tay lên thề
thốt bảo đảm: “Trước kia là anh sai, đợi anh, mùng một tháng mười anh về, hàng
ngày anh sẽ gọi điện, lễ Noel anh sẽ đón em qua”.
Cô đẩy đẩy anh, tiễn anh vào khu vực kiểm tra an ninh, môi dưới vẫn còn dấu vết
anh vừa để lại.
Bao năm trước đây Phổ Hoa đã rất mệt mỏi, mệt tới mức cô không còn lòng dạ nào
mà chống chọi với vận mệnh, hay làm rõ mọi chuyện. Cũng
may, Vĩnh Đạo đều thực hiện được những lời bảo đảm, trong hai năm sau đó, anh
giữ tất cả lời hứa. vết nứt do Cầu Nhân gây
ra được hóa giải từng chút một trong hai mươi tư tháng đó.
Phổ Hoa nhớ lại những ngày tháng chia xa đó, trong lòng ngoài chút buồn rầu,
cũng không tránh khỏi thở dài.
Cô không thể không thừa nhận, so với oán giận, cô càng nhớ anh hơn, tuy niềm
vui họ thực sự trải qua ít đến mức đáng thương.
**************
Theo chế độ giáo dục của nước Anh, lịch học nghiên cứu sinh của Vĩnh Đạo tại
Hồng Kông tiến hành vô cùng thuận lợi, chưa đầy hai năm đã hoàn thành luận văn. Trước
lúc tốt nghiệp, tuy
thầy hướng dẫn giữ
lạinhưng anh vẫn kiên quyết
lựa chọn trở về Bắc Kinh
phát triển sự nghiệp.
Khi đó Phổ Hoa đã quen với
cuộc sống mỗi người
mộtnơi, mỗi năm lại gặp
Vĩnh Đạo vào lễ Noel và nghỉ
hè.Công việc của cô ở tòa
soạn tuy không được coi là quá
tốt nhưng chí ít cũng ổn định, hơn nữa còn có
vị trí nhỏcủa riêng mình.
Tang Hinh Mai - cô gái
ban đầu VĩnhBác giới thiệu cho Phổ Hoa
quen đã cho Phổ Hoa rất nhiều gợi ý
trong công việc, cũng
gián tiếp giúp cô quen
biết rất nhiều biên
tập trong lĩnh vực
này, dần dần hòa
nhập vào nghề biên
tập.
Tuy công việc là do
người nhà Vĩnh Đạo tìm giúp
nhưng có bạn bè và đồng nghiệp
quen thuộc, Phổ Hoa
thực sự quyết định coi việc
biên tập thành công
việcchính. Năm đầu tiên cô cực kỳ cố
gắng, giành vài giải
thưởng nhỏ không đáng kể nhưng
bố vẫn vô cùng tự hào
vì điều đó.
Ngoài cuộc sống gia
đình, các phương diện
khác Phổ Hoa hoàn toàn
thay đổi từ sinh viên trở
thành con người của xã
hội, nói theo lời của
Quyên Quyên thì là:
“Quả thật bà cụ non
có chút thay đổi rồi”.
Thật sự rất nhiều
lúc, bố cô cũng tốt,
bên nhà họ Thicũng tốt, đều dựa theo
tiêu chuẩn của người
phụ nữ đã kết hôn
hoặc sắp kết hôn mà
yêu cầu Phổ Hoa.
Chuyến hành lý cuối cùng
của Vĩnh Đạo được vậnchuyển bằng đường hàng
không về Bắc Kinh
chính là mấy ngày hè nóng
nực nhất, Phổ Hoa xin
phòng biên tập nghỉ
làm ra sân bay đón anh.
Hai năm nay, cô sớm đã có thể
quen điều chỉnh tâm trạng mong
chờ của mình trong
những ngày anh sắptrở về, gần như hàng
ngày đều nói chuyện điện thoại,
cuối tuần đều có thư
hoặc quà tặng gửi về, gặp anh
và đọc về cuộc sống của anh
trong thư chắc chắn là hai
khái niệm hoàn toàn khác
nhau, nhưng những ngày
anh không ở bên lại vô cùng tự do, cô
muốn làm gì thìcó thể làm điều đó.
Vì vậy, Phổ Hoa
chưa bao giờ thể hiện
nồng nhiệt quámức trước mặt
Vĩnh Đạo, tất cả tình cảm và
suy nghĩ tích lũy lại
đều được giải tỏa trong
giây khắc nhìn thấy
anh, sau đó an nhàn ở
bên cạnh anh cho tới
lần chia tay sau.
Lần này không đi nữa, vì vậy
ngược lại cô không biết
nên đối diện thế nào.
Ngồi xe Vĩnh Bác ra sân
bay, trên đường Phổ Hoa
nghĩrất nhiều, gần như bất cứ ngôn
ngữ diễn đạt nào
cũngtrở nên dư thừa trong
giây phút gặp mặt,
chỉ cần anh nhẹ nhàng
ôm cô là đủ.
Vĩnh Bác vừa lái xe
vừa hát theo đài, nhắc
tới chuyện của tòa
soạn tạp chí, Phổ Hoa
mới biết Tang Hinh
Mai từ chức tới làm trự lý hành
chính cho một doanhnghiệp nước ngoài,
nhảy vào một môi
trường hoàn toàn lạ lẫm, còn
cuộc đời nghề nghiệp tương lai của
bản thân cô về cơ bản
đã được lập kế hoạch xong.
“Hai đứa định làm gì chưa? Vĩnh
Đạo trở về tiếp
tụchọc hay làm việc?”, vấn đề tự
nhiên lại chuyển sang
Vĩnh Đạo, Vĩnh Bác vô tình hỏi,
nhưng trong lòng Phổ Hoa
đã suy nghĩ về vấn đề này rất lâu
rồi.
Cô hy vọng Vĩnh Đạo có thể làm việc,
rời xa trườnghọc cảm nhận
luồng không khí mới mẻ, nhưng
mặtkhác, học chuyên ngành sinh
hóa khi lựa chọn công
việc lại bị bối
cảnh học thuật hạn chế một
cách nghiêm ngặt, cô hiểu rõ có
thể những thử thách
anh phải đốimặt luôn nhiều
hơn cơ hội.
“Bọn em chưa bàn, anh cảm thấy
thế nào?”. Phổ Hoa
trưng cầu ý kiến của
Vĩnh Bác.
“Anh...”. Vĩnh Bác nhún
nhún vai, “Anh không
rõ mấy thử này, có
điều theo anh thấy học
hành cũng kha khárồi, cũng coi như
từng ra ngoài rồi, chi
bằng trở về làm
việc cho đến nơi đến chốn,
nếu thực sự phải
tiếp tục học, có thể
làm việc, có kinh
nghiệm rồi trở lại học
để lấy cái học vị”.
“Vâng, em đồng ý”. Phổ Hoa mỉm
cười gật đầu, cảm
thấy vui với ý kiến
của Vĩnh Bác.
Trong tất cả mọi
người nhà họ Thi, Vĩnh
Bác là ngườidễ tiếp xúc
nhất, cũng thường nghe cô
dốc bầu tâm sự
nhất, thậm chí còn dễ
dàng hiểu ý cô muốn
biểu đạt hơn cả Vĩnh Đạo. Nhưng do trở
ngại công việc và thân
phận, cơ hội Phổ Hoa gặp
gỡ Vĩnh Bác có hạn, cô
hiểuVĩnh Bác cũng không sâu,
phần nhiều là kính trọng.Cũng
may khi chưa bàn bạc
xong với Vĩnh Đạo thìVĩnh Bác đã thay cô phát
biểu ý kiến rồi, một năm
trước anh ấy khuyên ngăn Vĩnh Đạo giúp bạn học làm
hạng mục thí nghiệm
thuốc trên cơ thể người,
sau đó, lại chặn đứng suy
nghĩ đăng ký lớp nghiên cứu ngắnhạn
tại Đại học Trung văn rồi đón cô qua.
“Vĩnh Đạo thi thoảng cực kỳ cố
chấp, em phải cứngrắn hơn!”. Xe sắp
dừng ở chỗ dừng xe đợi máy
bay, Vĩnh Bác đùa với Phổ Hoa.
Từ khi bên nhau năm thứ ba đại
học, cô từng cứng
rắnvới anh, bỏ mặc không
thèm nói năng vì
chuyện xảy ra với Cầu
Nhân, sau đó thời gian
hai năm chớp mắt qua đi,
những ngày bình yên
thực ra ẩn giấu rất
nhiều vấn đề, ví dụ
như tính cách không
hợp, ví dụ giá trị
quankhác nhau, ví dụ như sự khác biệt
đối với khát vọng
vềsự nghiệp, tình cảm. Nhưng
những vấn đề dễ nhận thấy
này không hề đạt được bất cứ sự cải thiện
và giải quyết nào.
Vĩnh Đạo đẩy xe hành lý ra khỏi
cổng, Phổ Hoa chưachạy qua, lặng lẽ
đứng nguyên chỗ cũ đợi anh chạy tới.
Anh vẫn như xưa, để lại xe
đẩy hành lý, dang
rộng hai cánh tay ôm cô quay một
vòng, đặt xuống đất rồi hôn lên trán, chóp
mũi, dừng rất lâu
trên môi như chốnkhông người. Anh là
một người bạn trai
nhiệt tình, đâylà đáp án do các
đồng nghiệp phòng biên
tập đưa ra,biên tập Lưu Yến ngồi
bàn đối diện với Phổ Hoa
thậmchí còn khẳng định anh sau này sẽ là một
ông chồng tốt, vì cực
kỳ biết cách yêu
thương cô. Còn trong mắt Phổ Hoa,
Vĩnh Đạo chính là Vĩnh Đạo. Cách
đối xử đối với
tình cảm của họ khác nhau,
cô càng hy vọng anh biểu
hiện kín đáo hơn.
Trên đường trở về thành
phố, Vĩnh Bác nửa
đườngxuống xe, để lại ghế lái cho
Vĩnh Đạo, Phổ Hoa hỏi vì sao,
Vĩnh Bác hỏi lại:
“Em nói đi!”.
Phổ Hoa bĩu môi, chuyện
này không chỉ mới một hai
lần, cô chẳng lạ. sắp xếp kế hoạch
khi trở về trước
naylà đặc quyền của Vĩnh
Đạo, anh hiếm khi trưng cầu ý
kiến của cô, thường
hay quyết định thay
cô.
“Trở về anh định thế
nào? Làm việc không?
Hay tiếp tục học?”. Cô luôn
muốn hỏi nhưng anh vẫn không
nói.
“Nói sau, ăn trước đi em”.
Xe chạy tới Tô
Chiết Hối, mua mấy món cô
thích ăn nhất, Vĩnh Đạo đến giá cũng
không thèm hỏi, cầm
thẻquẹt, ký tên cái roẹt rồi dắt cô về
nhà.
“Sao thế? Gặp anh không vui à?” Lên xe,
anh kéo cô vào ngồi
ghế phụ, tự tay
thắt dây an toàn cho cô.
Đi nhà hàng nào, ăn
gì, sau này phải ở lại căn hộ
mấyngày, trong lòng anh sớm đã có dự tính,
sự sắc béntrong đôi mắt nói lên tất cả,
thậm chí ở bên chỗ bố,
anh cũng đã chào hỏi trước đó rồi.
Phổ Hoa sống ở chỗ Vĩnh
Đạo nháy mắt đã được nửa
tháng, anh không nhắc từ nào tới dự tính tương
lai.
Anh hưởng thụ niềm
vui trùng phùng, không
chút che đậy thể
hiện nỗi nhớ của
mình, nhưng càng
nồng nhiệt, Phổ Hoa
càng không biết làm thế
nào. ở lâu cùng anh, Phổ Hoa
thậm chí cảm thấy
bản thân giống như một pho
tượng không chút sinh
mệnh, đóng vai không hề quan
trọng trong cuộc sống
của anh, anh chẳng qua chỉ cần một đối tượng
bị chi phối, được yêu,không hề suy
nghĩ cẩn thận mà chọn
phải cô.
Cô không phải không
suy nghĩ, nhưng càng hy
vọng có thể lặng lẽ ngồi bên
nhau, nghe anh nói chuyện
cuộcsống ở Hồng Kông, kể cho
anh biết những chuyện
đãxảy ra trong nửa năm ở đây, cho dù
chỉ ăn chút bánh bao với nước
lọc vô cùng đơn giản,
giao tiếp về mặt
linh hồn sâu sắc hơn một
chút cũng tốt.
Mỗi lần khốn cùng
trong cơn sóng dục
vọng anh nhen lên, Phổ Hoa giống như kẻ
vùng vẫy trong nước,
vừalên khỏi mặt nước liền bị một làn sóng
lớn hơn cuốnvào trung tâm
dòng nước xoáy. Trong ý
thức còn sót lại, cô luôn
lờ mờ nghĩ tới câu nói
“Vĩnh Đạo thỉnhthoảng vô cùng cố chấp,
cô phải cứng rắn
hơn!” của Vĩnh Bác.
Cứng rắn thế nào? Lẽ nào từ
chối anh? Hay cãi nhau một trận?
Nhưng chỉ sau vài giây mơ
màng, anh dừng lại mọi động tác còn
dang dở trong đêm, chống
tay vây hãm cô ở dưới thân
mình chăm chú ngắm
nhìn cô. Vĩnh Đạo lúc này
luôn khiến Phổ Hoa
nghĩ tới chàng traibao năm trước ở
trên tầng thượng trường
học đó, trongmắt lóe lên sự nghi ngờ và
không chắc chắn đối với cô.
Anh nâng mặt cô nhìn
thẳng rất lâu, khiến
cô thậm chíkhông thể khống
chế được hỉ nộ ái lạc của bản thân.
Cô không thể không
nhắm mắt, mất đi dũng khí
nhìnthẳng anh, rơi vào trong chiếc
lưới lớn hơn nữa.
“Sau này chúng ta sẽ
thế nào?”. Phổ Hoa
không chỉ một lần
từng hỏi câu hỏi như vậy.
Vĩnh Đạo cũng dùng cách trêu
chọc trả lời cô, đeo
lênngón áp út của cô chiếc nhẫn
kết bằng cỏ, “Không được nghĩ linh
tinh, nhớ anh là được rồi!”.
“Anh có dự định gì?”.
“Dự định...”. Anh kéo dài âm cuối, nâng
tay cô lên che ánh mặt
trời, mắt khép lại,
“Chúng ta... sẽ kết
hôn!”.
“Diệp Phổ Hoa!”. Anh gọi tên cô,
yêu cầu cô nhìnthẳng mình. “…?".
“Em sẽ kết hôn với
anh - trước khi anh lấy được bằngtiến
sỹ! Biết chưa!”. Anh
tính sẵn trong lòng,
khoanhtay cười.
Ánh mặt trời chiếu
vào đồng tử của anh, trong
đó là một vực sâu
không thấy đáy, Phổ Hoa
không nhìn ra trong đó chứa đựng tình cảm,
suy nghĩ gì.
Trở về Bắc Kinh
tròn một tháng, Vĩnh
Đạo tới nhà họ
Diệp, chính thức bàn
chuyện hôn sự với bố Phổ Hoa.
**********
Vì sao tới hai năm sau
khi Vĩnh Đạo học
tiến sĩ mới kếthôn? Đó là vì
sự kiên quyết của Phổ Hoa.
Hai mươi ba tuổi, đối với một
biên tập vừa làm
việchai năm mà nói vẫn chưa
chuẩn bị đủ tâm lý
để gánh vác trách
nhiệm gia đình, Phổ Hoa
là như vậy. Bạn bè
xung quanh đều là
những người độc thân
kết hôn muộn, đều khuyên cô nên
lập nghiệp rồi hãy suy nghĩ tới chuyện thành gia, thậm chí cả Hải Anh đã kết
hôn cũng không chỉ một lần khuyên cô phải thận trọng khi lựa chọn.
Thế là, kế hoạch của Vĩnh Đạo chưa thể thực hiện hoàn toàn được, đương nhiên
cũng không lệch hướng ban đầu của anh. Họ chỉ
yên lòng sống những ngày tháng là người yêu, không sống chung, thường xuyên cãi
nhau, tình trạng vô cùng phổ biến trước hôn nhân.
Trong tất cả các kiểu yêu đương, họ có thể là đôi ổn định nhất, quen nhau từ
trung học, qua lại cho tới khi tốt nghiệp đại học, làm việc, rất nhiều thứ kéo
dài lắng đọng theo thời gian, sự thấu hiểu lẫn nhau không ngừng tăng thêm, mâu
thuẫn kéo theo cũng không ít. Tính cách Phổ Hoa hướng nội, lãnh đạm nghiêm túc,
Vĩnh Đạo đầy sức sống, quá độc đoán ngang ngược, ở bên nhau lâu, tính cách ai
thế nào đều không thể che giấu, thường vì thế mà tranh cãi không khoan nhượng.
Cãi nhau rồi có thể giảng hòa, không giảng hòa chỉ có thể tiếp tục cãi. Luôn
luôn là mâu thuẫn trước vừa dịu xuống, sau đó sẽ lại phát sinh mâu thuẫn sau. Căn bản
bắt nguồn từ việc cô muốn duy trì không gian độc lập riêng, còn anh liên tục
đòi hỏi cuộc sống hai người hoàn toàn hòa làm một.
Điều này sao có thể? Cho dù yêu nhau, cô cũng nên là một cá thể độc lập, thuộc
về bản thân mình.
Vĩnh Đạo liền giận giữ chất vấn: “Còn bắt anh đợi bao lâu!”, “Rốt cuộc em đang
băn khoăn cái gì?”, “Vì sao không thể như vậy!”.
Thứ Phổ Hoa phải băn khoăn quả thực rất nhiều. Cô thiếu đi sự hướng dẫn từ
người mẹ ruột yêu mến, cô không yên tâm bố sống một mình sau này, khi cô vẫn
còn rất gò bó khi tiếp xúc với bố mẹ Vĩnh Đạo, còn bản thân Vĩnh Đạo cũng có
rất nhiều thói quen và tính cách không muốn thay đổi vì cô khiến cô phiền não.
Cứ như vậy mỗi người đều lo ngại giằng co ở hai đầu dây, biết Phổ Hoa còn vài
ngày nữa tới sinh nhật hai mươi bốn tuổi, tất cả tranh cãi đều bằng không vì
trên que thử thai đã xuất hiện nhiều hơn một vạch.
Nhà, xe đã sẵn có, tiền thanh toán mua căn nhà theo hình thức trả góp đã được
lấy ra từ tiền lương của Vĩnh Đạo một thời gian, không thể thuận theo Phổ Hoa
lấy việc phát triển công việc làm lý do từ chối, hôn nhân đại sự trở thành mũi
tên đã lên dây cung, không thể không bắn đi. Phụ
huynh hai nhà vui mừng vì đã thành công, chỉ mong sao hai người họ sớm có nơi
có chốn.Bạn bè đồng nghiệp chân thành chúc mừng, từ đầu đến cuối, dáng vẻ hòa
thuận vui vẻ, ngược lại không chú ý tới cảm nhận của Phổ Hoa, rốt cuộc cô có
vui không thì chẳng ai quan tâm.
Chỉ có Quyên Quyên, đêm trước khi Phổ Hoa đi đăng ký kết hôn đã thận trọng hỏi
cô vài lần trong điện thoại: “Phổ Hoa, cậu thực sự nghĩ kỹ rồi chứ?”.
Nghĩ thế nào, nghĩ cái gì?
Vĩnh Đạo cũng trưng cầu ý kiến của cô, nhưng đa phần chỉ giới hạn trong việc
làm nghi lễ kiểu gì, mua nhẫn cưới kiểu gì, đi đâu hưởng tuần trăng mật.
Hôn sự chuẩn bị có phần gấp gáp, cuối cùng rất nhiều ý tưởng ban đầu đều không
thực hiện, về mặt kinh tế và thời gian đều không cho phép. Đề tài tiến sĩ của
Vĩnh Đạo rất bận, công việc của Phổ Hoa ở tòa soạn cũng không bỏ được. Nhẫn
cưới mua kiểu dáng đơn giản, kỳ nghỉ kết hôn cũng chỉ hơn nửa ngày, sau khi
đăng ký hai người vẫn làm những công việc như cũ, đi tới viện nghiên cứu thì
tới viện nghiên cứu, ảnh cưới cũng không có thời gian chụp.
Vốn cho rằng cứ như thế yên lòng chờ đợi một sinh mệnh mới ra đời, nhưng điều
mỉa mai nhất lại xảy ra một tuần sau khi đăng ký kết hôn, tất cả triệu chứng
trong tháng đầu tiên mang thai đều biến mất, đi bệnh viện xét nghiệm để so sánh
với kết quả thử thai trước đó mới biết được sự giải thích chính xác từ bác sĩ -
Phổ Hoa căn bản không hề mang thai.
Ban đầu người vui mừng nhất là Vĩnh Đạo, nhận được tin tức xong, thất vọng nhất
cũng là anh, tuy anh hết sức che giấu tâm trạng mất mát. Vĩnh
Bác từng nói, chưa từng thấy đứa em trai này tự đáy lòng thích cái gì mà vui
mừng đến như vậy, nguyện vọng bao năm nay đã đạt được, niềm vui cũng mang theo
vào trong giấc mộng. Giờ đây anh thất vọng đến nước này, Phổ Hoa cũng thấy thêm
gánh nặng trong lòng.
Ngày hôm đó anh không nói gì, cũng chẳng còn lòng dạ nào làm việc, thường nhoài
người lên bụng cô lặng lẽ lắng nghe, thực ra trong đó chẳng có gì, chỉ có tiếng
thở dài não nề từ lồng ngực anh.
“Ngốc ạ, sau này sẽ có!”. Phổ Hoa thử an ủi anh, kỳ
thực bản thân cô cũng cần thử điều chỉnh tâm trạng mình.
Anh lật người ngồi dậy, ủ rũ nhìn bụng cô chăm chú, sau đó nhìn vào mắt cô, hỏi
một câu không đầu không cuối: “Có thể không?”.
Bàn tay đặt sau gáy anh đang xoa nhẹ đột nhiên dừng lại, cô đọc được lời nói
trong mắt anh “Em sẽ sinh con cho anh chứ?”.
Sau đó, giữa họ có khoảng cách rõ ràng, tuy chỉ trong một thời gian ngắn ngủi
hơn nữa nhanh chóng hòa thuận như ban đầu, nhưng trong lòng Phổ Hoa vẫn có một
ám ảnh. Nền tảng hôn nhân đã
không vững chắc, câu nói “Có thể không” của Vĩnh Đạo luôn thường trực trong đầu
cô, dường như dự báo điều gì đó.
Hạnh phúc lớn nhất trong hôn nhân nếu coi hòa thuận yên ổn, họ đã cố gắng làm
được nhưng thiếu đi sự tương hợp về tâm hồn như sáu năm qua, Vĩnh Đạo chưa bao
giờ thực sự hiểu Phổ Hoa là người như thế nào, cô muốn gì. Còn cô
cũng không có ý định đề cập đến, giấu tâm tư vào sâu trong thế giới của chính
mình.
Đến Quyên Quyên cũng biết, Phổ Hoa ngồi yên tĩnh đọc hết một quyển tiểu thuyết
trong phòng khách không đồng nghĩa với việc không muốn tham gia cuộc họp mặt
bạn bè của Vĩnh Đạo, chẳng qua rất vội vàng hy vọng đọc xong kết thúc của câu
chuyện. Phổ Hoa tiếp tục công
việc phiên dịch không có nghĩa cảm thấy túng thiếu, bất mãn với thu nhập của
Vĩnh Đạo, chỉ là thích dịch thuật.
Nhưng Vĩnh Đạo không biết, đối với anh, Phổ Hoa trước sau đầu tư không đủ cho
cuộc hôn nhân này, co cụm lại trong thế giới anh không thể tìm được, bài xích
sự tiếp cận của anh.
Cô đồng ý bừa việc sắp xếp phòng ngủ rộng rãi, phòng khách chật hẹp, cô nhiệt
tình quá mức giúp Vĩnh Bác sắp xếp tất cả các bức ảnh, cô vừa như cố ý vừa như
vô tình giảm bớt số lần thân mật, cũng hiếm khi cùng anh tham gia những cuộc
chiêu đãi bên ngoài.
Anh không thể cái gì cũng đưa ra yêu cầu với cô, những cuộc cãi lộn nhỏ đạt
được mục đích còn coi như giải tỏa tâm lý, nhưng cũng có lúc hai người đều
không kìm chế được sự nóng giận, bất kể chuyện lớn chuyện nhỏ đều như cố tình
gây sự, trút giận lên đối phương.
Anh sẽ nhấn mạnh nhiều lần cuộc hôn nhân này là ước nguyện bao năm nay của anh,
không cho phép cô có chút chán ghét, anh hạn chế cô và Vĩnh Bác liên lạc với
nhau, lọc ra những người bạn khác giới bên cạnh cô, anh tìm cách làm cô có
thai, dùng bất cử thủ đoạn nào.
Cô im lặng chấp nhận hoặc thỏa hiệp, có một bên nhất thiết phải thỏa hiệp, đây
chính là bản chất của hôn nhân, từ hai cá thể đối đầu gay gắt cho tới một chỉnh
thể tương hợp bao dung cho nhau. Những
lời này, không cần anh nói, bố mẹ Phổ Hoa trong ngoài trên dưới không biết đã
nhắc bao lần. Cô chỉ có thể cố gắng chấp nhận, chịu thua, dù gì cãi nhau nhiều
cũng sẽ làm tổn thương tình cảm của nhau, cô cũng không thích kiểu đầu giường
cãi nhau cuối giường hòa, dứt khoát không cãi nhau nữa, vấn đề không thể giải
quyết thì dùng cách giải quyết chuyện Cầu Nhân, giấu trong lòng không nói ra.
Phổ Hoa chủ động xa cách một vài người bạn, hiếm khi tiếp xúc với các tác giả
nam trong công việc, cũng từ bỏ một phần sở thích của mình, làm theo nguyện
vọng của bố, cô dành nhiều thời gian hơn cho Vĩnh Đạo cho gia đình, cho dù gia
đình này đang như gông xiềng tạo thành lớp kén dày, từng chút từng chút bao bọc
thôn tính lấy cô, cho tới khi cô nghẹt thở.
Lần không vui nhất sau khi kết hôn của họ xảy ra vào lễ kỷ niệm một năm ngày
cưới.
Vĩnh Đạo mua một tá hoa hồng phủ đầy trên giường, còn chuẩn bị rượu Champagne
và đồ ăn nhẹ, tạo ra không khí lãng mạn hiếm có. Còn Phổ Hoa vì tham dự buổi
bán sách và ký tặng của tác giả trong tòa soạn mà quên sạch ngày kỷ niệm.
Anh gọi điện cho cô cả tối đều không người nghe, từ đầu đến cuối cô đều để điện
thoại ở chế độ im lặng đặt bên người, buổi ký tặng và bán sách đã xong liền đi
ăn tiệc, quá nửa đêm mới xong công việc trở về nhà.
Vào cửa thấy tất cả các đèn đều bật, anh uống hơn nửa chai Champagne nằm liệt
trên ghế sofa, khẩu khí như dạy bảo: “Em đi đâu về!”.
Cô từng nhắc tới việc ký tặng và bán sách, trong túi vẫn còn sách mẫu, khi nhìn
thấy nến trên bàn ăn liền nghĩ ra đã bỏ lỡ cái gì, nhưng muốn giải thích, anh
đều không chấp nhận lý do. Đối với anh mà nói, những lời “Xin lỗi. Em quên
mất” hoặc “Công việc bận quá” chắc chắn là không đủ.
Anh ngửi thấy mùi thuốc lá trên người cô. Lông
mày nhíu chặt không hề giãn ra, túm được cô cũng không quan tâm sự chống cự và
mệt mỏi cả ngày trời, chỉ muốn dùng cách của mình bù đắp việc bỏ lỡ ngày kỷ niệm
ngày cưới, nhiều hơn cả là trút đi sự bất mãn trong lòng, còn điều cô có thể
làm được trong sự phản kháng là để lại vết cắn sâu trên cổ tay anh và hét lên:
“Thi Vĩnh Đạo, tôi muốn chia tay với anh!”.
Đối với hôn nhân không có chút nền tảng niềm tin, Phổ Hoa cảm thấy mệt mỏi gấp
bội, Vĩnh Đạo cũng chẳng khá gì hơn.
“Diệp Phổ Hoa! Em nhìn anh đây!”. Anh vừa
gọi tên cô vừa ra sức lắc cô, anh muốn hủy hoại bức tường thành kiên cố trong
lòng cô, mỗi lần tức giận cãi nhau, anh đều bị kích động, nhưng chưa bao giờ
nói ra lời chia tay “Vì sao em không nhớ hôm nay là ngày gì! Em nói chia tay
lại lần nữa thử xem!”.
Cô có rất nhiều câu hỏi vì sao không trả lời được, cũng không thể thỏa mãn
nguyện vọng muốn hiểu cô của anh. Anh
muốn sự thẳng thắn, nhưng sau khi kết hôn vẫn không hiểu vì sao ban đầu cô chấp
nhận anh rồi lại lừa gạt anh, vì sao có thể đồng ý ở bên anh nhưng luôn không
tập trung, vì sao anh nhiều lần cố gắng duy trì tình cảm và cuộc hôn nhân này,
còn cô lại không thể thoát khỏi quá khứ.
Phổ Hoa cũng chưa từng phân tích bản thân một cách thấu đáo, sau lần cãi nhau
đó, cô vẫn luôn nghĩ lại, có phải nơi sâu thẳm nhất trong trái tim cô căn bản
vẫn cố ý không nhớ ngày kỷ niệm ngày cưới để kích động anh không. Hay nói cách
khác, ban đầu lựa chọn ngày cưới với Vĩnh Đạo chẳng phải là ước nguyện của cô?
************
Cô nhận được email bạn cùng trường forward cho, Phổ Hoa ban đầu không quan tâm,
để bức thư đó trong hòm thư mấy tuần không mở ra xem. Sau đó khi tìm cách liên
hệ của tác giả trong hòm thư mới tiện
tay mở ra, Phổ Hoa mới
phát hiện bức thư đó
ban đầu đượcgửi từ hòm thư của Kỷ An
Vĩnh.
Vài năm nay mọi người
không nhắc tới cậu ấy,
đi từ năm thứ ba đại học,
vài tin tức Phổ Hoa đều nghe từ
chỗ các bạn ở ký túc. Tin tức
qua tay vài người, Phổ Hoa
không có thông tin
chính xác, chỉ biết Kỷ
An Vĩnh hoàn thành chương trình
đại học ở Canada, lại
tiếp tục học nghiên
cứu sinh, nhưng không
ai nói tới chuyệncậu ấy có phải di dân
định cư ở đó không,
đến cậu ấysống ở thành
phố nào cô cũng không
biết.
Ký ức của cô đối với Kỷ
An Vĩnh mãi mãi dừng lại ở
mùa hè năm thứ ba đại
học, cậu ấy đi một cách
vội vã, đồ đạc để lại
không đủ để lưu luyến, nhưng
cô vẫn cấtgiữ quyển Tuyển
tập thơ Tagore và
chiếc bút máy gãy đôi.
Bây giờ tập thơ đặt cùng
với tập thơ trước
cậu ấy tặng,buổi tối trước khi đi ngủ Phổ Hoa
thi thoảng lật ra xem,
đặc biệt là bài thơ
Khoảng cách xa nhất trên
thếgiới, tuy rất nhiều người
nói bài thơ đó không
phải là do Tagore viết,
làm giả trên mạng
rồi đưa vào trong tậpthơ lậu, từ đó
lưu truyền, nhưng Phổ Hoa
vẫn coi nó như vật kỷ niệm
quý báu nhất thời
trung học.
Cô như cố ý lại như vô tình
nghe ngóng tin tức của Kỷ An
Vĩnh, vài tháng sau,
cuối cùng cũng nghe
được tin tức từ chỗ
Tiểu Quỷ, rất bất
ngờ, Kỷ An Vĩnh đã vềnước! Hơn nữa mới gần
đây.
Trong điện thoại Tiểu Quỷ còn nói
Kỷ An Vĩnh từng tổ chức gặp mặt bạn học với quy
mô nhỏ, giới hạn
trongphạm vi bạn đại học của cậu ấy.
Nhưng vì sao không phải
trung học chứ?
Phổ Hoa ngạc nhiên
trong lòng, có cảm
giác xúc độngkhông rõ ràng,
cô rất muốn gặp mặt Kỷ An Vĩnh một
lần, nói cảm ơn, cho dù không
nói gì, chỉ xem cậu
ấycó bình yên không, bù đắp một chút
tiếc nuối ban đầu chưa chào
tạm biệt.
Ly biệt như vậy quả thật để lại
tiếc nuối rất lớn
tronglòng cô, thực ra trong phạm vi
hiểu biết của cô,
vớiquan hệ của Vĩnh Đạo và Kỷ
An Vĩnh ban đầu, họ hoàn toàn có
thể làm bạn tốt.
Nhưng hiện thực không
tốt đẹp như mong ước, Vĩnh
Đạo và Kỷ An Vĩnh
không chỉ không còn là
bạn, mà sau vài năm xa
cách đã giống như người xa lạ.
Phổ Hoa chưa từng nghe
thấy Vĩnh Đạo nhắc
một câu về Kỷ An Vĩnh, cho dù
họ có chung hồi ức về thời kỳ trung
học, Kỷ An Vĩnhcũng trở thành
một điều anh cố ý vùi lấp.
Cô rất muốn hỏi
nhưng lại không thể
hỏi.
Dùng dãy số ngày sinh
nhật của mình để đăng nhập
vào máy tính của
Vĩnh Đạo, Phổ Hoa không chỉ đọc
được bức mail đó, còn tìm
thấy một bức thư của Kỷ An
Vĩnh trong phần thư xóa
gần đây, trên đó rõ rànghẹn Vĩnh Đạo và Doãn
Trình, Cao Triệu Phong
cùng tụ tập, ngày
tháng đã là hai tuần trước.
Cô suy nghĩ mấy ngày,
cố lấy can đảm viết
một lá thư đơn giản ngắn gọn đại diện
cho mình và Vĩnh Đạo gửicho Kỷ An Vĩnh,
đại khái là hỏi thăm
cuộc sống ởnước ngoài của cậu
ấy mấy năm nay có tốt
không, đồng thời kín đáo hỏi sau
này cậu ấy có dự
định phát triển trong
nước không.
Tính thời gian đã gần năm năm
chưa từng gặp mặt,
chưa từng nói chuyện,
Phổ Hoa gửi thư xong
vẫn khó mà kiềm chế sự căng
thẳng trong lòng, cô
không dám đoán bừa Kỷ
An Vĩnh sẽ nghĩ thế nào,
thậm chí cô nghi ngờ cậu
ấy có đọc bức thư này
không, nhưng phần cuối
của bức thư, cô vẫn
viết một đoạn những
lờimà cô còn mắc nợ cậu ấy.
“Mấy năm đã qua từ ngày cậu đi, hy vọng
cậu đi học ở nước ngoài tất cả đều suôn sẻ bình
an. Năm đó bệnhnặng có cậu giúp đỡ mới có thể
thoát khỏi nguy hiểm,
luôn muốn gặp mặt cảm
ơn cậu, khổ nỗi không
có cơ hội, hy vọng
bây giờ nói cảm ơn
không muộn. Có lẽ
chúng ta vẫn luôn chưa
được coi là bạn bè thực sự,
nhưng cho dù cậu ở đâu, mình và
Vĩnh Đạo đều sẽ thực lòng
cầu chúc cậu sự
nghiệp thuận lợi, cuộc
sốnghạnh phúc”.
Thư đã gửi đi, đêm đó trở về hòm thư của Phổ Hoa là
một bức mail dài,
hoàn toàn không có vẻ
xa cách, trong đó có một đoạn, Phổ Hoa đọc vài
lần.
“Bỏ lỡ đám cưới
của hai người, bây giờ chúc
mừng bù mong hai cậu tân hôn vui
vẻ, có cơ hội thì sẽ
bù quà tặng. Năm năm
ở nước ngoài vẫn ổn, nhưng
khôngbằng trong nước có gia
đình và bạn bè, có một
cảmgiác thân thuộc. Có thể con
người càng trưởng thành
càng dễ nhớ chuyện
xưa, vừa tới Bắc
Kinh là mình tớitrường trung học và
đại học, gặp thầy cô năm đó, vẫn
dáng vẻ xưa, thực sự
đều thay đổi rồi. Sau này vẫnchưa nghĩ nên ở
nước ngoài làm việc
hay quay lại phát
triển, nơi đó dù sao
cũng không phải là nhà,
sớm muộn phải trở về thôi.
Rất hy vọng trước khi đi
có thể gặpmặt nói chuyện,
nếu hai người có thời gian...”.
Một đoạn ngắn ngủi nhưng khiến
Phổ Hoa xúc độngvô cùng. An Vĩnh
nói rõ thời gian
trở về Canada, còn để lại địa chỉ và
phương thức liên lạc,
Phổ Hoa nhập số vào
danh bạ điện thoại,
không đề tên Kỷ An Vĩnh, chỉ
dùng con số vô nghĩa
thay thế.
Cô không hồi âm cho Kỷ An Vĩnh, vì
không biết nênnói gì. Những ngày
tháng êm dịu nhất mà họ bên
nhauchưa từng nói quá sâu tới chủ
đề tình cảm. Bây giờ cô
đã kết hôn, cậu ấy
độc thân, lại có Vĩnh Đạo ở giữa,
đến gặp mặt cũng là
sự xa xỉ.
Nhưng vận mệnh vẫn để Phổ Hoa
gặp được An Vĩnh, với cách
thức cô không ngờ
tới.
Cô và Vĩnh Đạo vì chuyện vớ vẩn mà cãi
nhau, cô một mình rời
khỏi nhà đi không mục
đích trên đường, gặp Kỷ
An Vĩnh trên đường gần trường, cậu ấy vừa
từKiến Nhất đi ra, đang dong chiếc xe đạp
đi từ thời học
sinh.
Họ đều vô cùng bất ngờ,
thậm chí có một giây
khôngnhận ra nhau.
Kỷ An Vĩnh bước lên trước, mỉm
cười chào hỏi, vẫn nụ cười ôn hòa như
trước đây, làm ấm một góc lạnhlẽo trong trái
tim Phổ Hoa.
“Hi!”. Giọng nói của cậu
ấy sau năm năm ngoài điềm tĩnh, còn có
vẻ già dặn đi nhiều.
“Hi... lâu lắm không
gặp...”. Cô suy ngẫm về giới hạn an
toàn, không dám nhìn
thẳng vào ánh mắt dịu
dàngcủa cậu ấy.
“Ừ... quả là rất lâu
rồi”. Cậu ấy lịch sự quay
đầu để đicùng đường với cô, hỏi
thăm cuộc sống mấy năm nay của
cô và Vĩnh Đạo.
“Vậy còn cậu?”. Phổ Hoa
nói xong về mình, không
nén được quan tâm đến tình
hình gần đây của An
Vĩnh.
“Trong thư chẳng phải đã viết
rồi ư, vẫn tốt, không thể nói không
tốt, có điều cũng
không thể coi là tốt
nhất”.
“Cuộc sống ở nước
ngoài rất vất vả ư?”.
“Cũng chẳng phải, tự lập về kinh
tế, cuộc sống cũng thường thường
bậc trung, nhưng dù gì
cũng là công dân hạng
hai, ở đâu cũng bị phân
biệt đối xử, tâm tìnhhoàn toàn khác
với ở trong nước”.
“Thật ư?”.
“Thật, bất cứ lúc nào
ở đâu cũng có thể cảm nhận
được”. Trên vai cậu ấy như có một
gánh nặng khôngthể đặt xuống,
“Có điều vẫn phải quay, bên đó
còn có công việc”.
“Vậy... khi nào đi?”.
“Vé bay tuần này”.
Cậu ấy đưa cô tới ngoài khu
nhà, dừng xe.
“Cho mình gửi lời hỏi thăm
Vĩnh Đạo, lần sau trở vềcó cơ hội sẽ cùng
ăn bữa cơm nhé, lần này vội
quá,cũng chưa hẹn được, cậu ấy bận lắm
à?”.
“Hơi bận”. Phổ Hoa nói
dối thay Vĩnh Đạo, lên tầng
dừng bên cửa kính
hành lang nhìn trộm ra
ngoài.
Kỷ An Vĩnh đi xa rồi, bóng dáng là
một vệt đen dài
chéo, cô đơn lẻ loi, có
vẻ rất đáng thương.
Cô giấu Vĩnh Đạo lấy xuống
Tập thơ Tagore Kỷ An
Vĩnh để lại, viết lời chúc
phúc trên sách, bọc
cùngchiếc bút bi bị gãy đôi cho vào
trong túi, chuẩn bị
trảlại kèm quà tặng cho cậu
ấy.
Hôm sau, trong giờ
nghỉ trưa, cô đi chọn quà, từ thời
trung học, cô chỉ
từng tặng cậu ấy thiệp và thư,
khônghề tặng quà gì, liền chọn
một cái bút máy rất
tinh xảo.
Chuyển phát nhanh đi, trong quá
trình trung chuyểnxảy ra vài vấn đề, bưu
phẩm bị trả lại chỗ cũ, cô
sợdây dưa lỡ việc không tới tay
cậu ấy, đành đích thânmang tặng.
Đây là lần đầu tiên
Phổ Hoa tới thăm nhà An
Vĩnh, đó là căn hộ ở tầng sáu đã
cũ, bài trí đơn giản,
đồ gia dụng đều phủ vải
trắng, dễ nhận thấy
không lâu nữa cậu
ấysẽ đi.
An Vĩnh đi rửa cốc pha
trà, Phổ Hoa trịnh trọng
đặtquà tặng lên bàn uống nước,
nhìn kỹ xung quanh căn
phòng của cậu ấy, bức ảnh chụp chung
treo trên tường đã phủ đầy bụi, rèm cửa sổ bạc màu,
đặt trên bộ máy
tính trong góc, trên
giá sách sắp xếp
ngăn nắp các tác
phẩm nổi tiếng, rất
nhiều trong số đó là sách cô
thích.
An Vĩnh không hề ngạc nhiên
với quà tặng của cô, chỉ
không ngờ tập thơ bao
năm vẫn được gìn giữ như ban
đầu, đến góc trang sách lần
cuối cùng đọc được gấp lại vẫn còn.
cầm chiếc bút gãy đôi lên,
cậu ấy không nén được bật
cười.
“Đến cái này cậu cũng
giữ à?”.
“Ừ”.
“Vậy còn tập thơ
Tagore?”.
“Vẫn còn”.
Họ ngầm hiểu lẫn
nhau, nói từ Tagore tới rất nhiều
thứ.Ban đầu trao đổi sinh
viên sang Canada cậu ấy gặp
nhiều khó khăn, không
thích ứng, làm thêm công việc
tay chân, khi làm mất một
phần cơm, đành nhịn
đói hai ngày, cô cũng
kể về cuộc sống
công việc bây giờ,
nhưng không hề phàn
nàn điều gì, đặc biệt là hôn nhâncủa cô và Vĩnh
Đạo, cô nhất định phải để lại ấn tượnghạnh
phúc cho An Vĩnh.
Rời nhà An Vĩnh, trời đã muộn,
cuộc cãi vã hai tối
trước vẫn chưa làm
hòa, Phổ Hoa bỏ ý nghĩ trở về nhà
đối diện với Vĩnh
Đạo, lên xe đến nhà
Quyên Quyên.
Khi chia tay, An Vĩnh
vẫy tay, Phổ Hoa
cũng vẫy tay với cậu ấy, rồi lại
quay đầu. Thực ra cô không muốn xa
rời từng bước như
vậy, cô muốn tự mình tiễn
cậu ấy đi, coi như cho mình
một kết cục.
***************
Phổ Hoa hoàn toàn không
biết bao bì bưu phẩm
sao lại đến tay
Vĩnh Đạo, địa chỉ và tên An Vĩnh
trên đó hiểnnhiên không thể qua khỏi con mắt
của Vĩnh Đạo.
Cô và Quyên Quyên
lén đến sân bay vốn dĩ chỉ
muốntiễn Kỷ An Vĩnh, kết quả lại bị Vĩnh
Đạo chặn ở khu vực
đợi. Nhận ra áo gió màu
đen của Vĩnh Đạo, và vẻ phẫn
nộ âm thầm nhẫn nhịn trên mặt anh khi quay đầu lại, cô lập tức ý thức được bản
thân đã phạm một sai lầm, một sai lầm không cách nào cứu vãn.
Tối hôm trước khi chia tay, cô và An Vĩnh bắt tay tạm biệt, giống như thời đại
học hai chiến hữu cùng chung chí hướng nắm tay nói lời tạm biệt, đó là thói
quen của họ, cũng là một sự ăn ý, trong hai bàn tay giao nhau đó truyền cho
nhau những lời chưa nói hết. Từ khi quen nhau thời
trung học, giữa họ luôn có một tình cảm không bao giờ nói rõ, làm bạn từ đầu
đến cuối, khi tạm biệt ngoài từ “Tạm biệt” và “Bảo trọng”, sẽ không nói bất cứ
lời nào dễ làm người khác hiểu lầm.
Nhưng tối đó khi tạm biệt, cậu ấy nắm chặt tay cô rồi nói: “Thật không muốn
đi”, phút giây đó tình cảm nhẹ nhàng êm dịu trong mắt cậu ấy khiến Phổ Hoa
không thể coi đó là lời nói đùa.
“Sẽ trở về mà”. Cô rút tay lại an ủi cậu ấy, vờ như một cuộc tạm biệt bình
thường, nhưng lại mất cả tối nằm trên ghế sofa nhà Quyên Quyên hồi tưởng lại
sáu, bảy năm từ trung học đến đại học.
Khi cô còn độc thân, cậu ấy chưa từng bày tỏ điều gì, thân phận bây giờ của cô,
cậu ấy càng không thể bày tỏ. Họ đã định sẵn sẽ để vuột
mất nhau, đã không thể làm bạn thân, cũng sẽ không là tình nhân, thậm chí sau
này làm bạn học tốt của nhau cũng rất khó.
Đọc được cơn thịnh nộ của Vĩnh Đạo, sự lưu luyến chia tay với Kỷ An Vĩnh vẫn
vấn vít trong lòng Phổ Hoa, cô đã bị tước đi rất nhiều thứ, không nên đến quyền
tiễn một người bạn cũng không có.
Vì vậy cô kiên trì lập trường của mình.
Bị Vĩnh Đạo ép buộc đưa về nhà, đến Quyên Quyên ở đó cũng không thể làm lắng
dịu cơn phẫn nộ của anh, họ cãi nhau từ phòng đợi máy bay đến khi lên xe, lại
cãi nhau tới lúc về nhà. Anh nắm cổ tay cô điên cuồng lắc, ép hỏi cô nhiều lần:
“Tối qua em đi đâu! Có phải đi tìm An Vĩnh không?”.
“Em đi tặng đồ, tạm biệt cậu ấy, không có gì khác”.Cô càng giải thích, anh càng
tức giận.
“Sau đó thì sao? Vì sao không về nhà? Cả đêm em ở đó phải không?!”.
“Em không có!”.
“Vậy em ở đâu?”.
“Chỗ Quyên Quyên!”.
“Em cảm thấy anh sẽ tin ư?”.
“Em không nói dối!”.
Họ tiếp tục giằng co, cãi nhau tới tận nửa đêm, cô mệt đến nỗi nằm lên giường
ngủ luôn, anh cầm bao bì gói bưu phẩm chuyển phát nhanh xộc vào, một trận tranh
cãi kịch liệt hơn lại bùng nổ, giữa lúc cãi nhau không hiểu sao cô lại rớt khỏi
giường, bò lên chống tay lên tường trả đòn lại anh.
“Em không thể tặng quà cho bạn ư? Em không thể trả đồ cho cậu ấy ư? Hay em căn
bản không thể có bạn, không thể gặp mặt nói chuyện với người khác giới, nếu cần
thiết phải thông qua sự đồng ý của anh, Thi Vĩnh Đạo, em không phải đồ chơi của
anh, bây giờ anh như vậy quả là bất chấp lý lẽ!”.
“Thế ư? Anh bất chấp lý lẽ, vậy vì sao em còn giữ đồ của cậu ta, vì sao em
không nói cho anh biết em đi gặp cậu ta, không cho anh biết em đi sân bay tiễn
cậu ta?”.
“Để anh biết rồi anh có đồng ý cho em đi không?”.
“Không! Cậu ta về nước có liên quan gì tới em không? Vì sao em phải đi tiễn cậu
ta, em là gì của cậu ta!”.
“Anh...”. Cô nghẹn lời, vùng bụng
âm ỉ đau, khom gập người.
Tối đó, bệnh viện kiểm tra cô đã mang thai ba tháng, có dấu hiệu sảy thai, tất
cả mọi tranh cãi mới lắng xuống.
Nhưng tình hình không hề tiến triển tốt hơn, trải qua sự vui vẻ kinh ngạc ngắn
ngủi, họ lại rơi xuống vực sâu nghi ngờ lẫn nhau, Kỷ An Vĩnh trở thành vết rạn
giữa họ, không cách nào liền miệng.
Cho dù cô mang thai, họ vẫn không ngừng chiến tranh lạnh. Anh cố
nhẫn nhịn, thử tìm hiểu sự thực nhưng không chịu tin tất cả những lời cô và
Quyên Quyên nói.
Sau mấy tuần mang thai, nhắc lại chuyện cũ chính vì anh nhìn thấy cô lật quyển
Tập thơ Tagore. Anh chỉ yêu cầu cô nói câu: “Em sai rồi, không nên đi tiễn cậu
ấy”, chứ không hề muốn cãi nhau. Nhưng
cô không nói, cuối cùng ép mạnh quá, cô ôm đầu gào lên không chút lý trí:
“Phải, em ở bên cậu ấy, tối đó em luôn ở bên cậu ấy, em luôn thích cậu ấy được
chưa, Thi Vĩnh Đạo!”.
Lời của cô giống như vô số mũi kim sắc nhọn đâm vào trái tim anh, anh đập vỡ
bình hoa đạp cửa rời đi, cô cũng bị kích động, thai nhi chưa lớn lên đã rời cơ
thể mẹ tối đó.
Tất cả oán hận chất chứa lên tới đỉnh điểm, họ cũng đều sụp đổ.
Anh ôm cơ thể không chút ý thức của cô lặng lẽ rơi lệ, tận mắt chứng kiến đứa
trẻ rời đi. Nỗi đau đớn của cô không
cần nói rõ cũng có thể tưởng tượng được, anh không khá hơn chút nào.
Cô trở nên lạnh lùng, lờ đi sự tồn tại của anh, xem thường nỗi day dứt của anh,
xem thường tất cả những cố gắng muốn bù đắp của anh.
Đây trở thành bước ngoặt cuối cùng trong cuộc hôn nhân này, họ trải qua hai
tuần lễ khó khăn nhất từ trước đến nay, tất cả những lời xin tha thứ đều không
có tác dụng.
Sau nỗi đau khổ có bề ngoài bình lặng là khoảng cách càng lúc càng xa, anh bị
đẩy ra khỏi phòng ngủ, tuy sống dưới cùng một mái nhà nhưng lại sống cuộc sống
của những người xa lạ.
Cô thường xuyên ngơ ngẩn một mình, cho dù trong tầm mắt anh, anh cũng không thể
bước vào thế giới của cô. Anh biểu hiện rất tốt,
làm việc nhà, nhưng trong đôi mắt trống rỗng của cô, căn bản không có sự tồn
tại của anh.
Tình trạng cứ như vậy tiếp diễn, Kỷ An Vĩnh trở thành một nút chết, không nhắc
đến có thể miễn cưỡng tiếp tục duy trì không can thiệp lẫn nhau, nhắc đến lại
tranh cãi càng kịch liệt hơn. Mỗi lần không phải vì làm tổn thương lẫn nhau
nhưng cuối cùng lại chỉ khiến đối phương bị tổn thương hơn nữa.
Họ chỉ cố ý trốn tránh chủ đề đứa trẻ, ai cũng không chạm vào, vì nghĩ tới sẽ
vô cùng hối hận. Nếu có đứa trẻ này, có lẽ
sau này rất nhiều tranh chấp đều có thể hóa giải, nhưng mọi sự không chuyển
biến, mất đi là mất đi, vết rạn giữa họ càng không ngừng toác rộng trong sự
hiểu lầm càng ngày càng lớn.
Trước mặt bạn bè cô không còn che giấu cuộc hôn nhân tan nát của mình, vài lần
chính tai anh nghe thấy cô đã nói: “Mình không thể chịu được nữa rồi”.
Có lẽ cứ như vậy nhường nhịn sống tiếp quả thật là một sự giày vò quá lớn, khi
chia tay trở thành từ cửa miệng mỗi lần cãi nhau, Phổ Hoa cũng không còn e dè
đề cập đến từ “Ly hôn”, Vĩnh Đạo từ con sư tử phát điên trở thành con cún im
lặng, anh cũng mệt mỏi rồi, những cách có thể nghĩ đến đều đã dùng, nhưng không
hề có một chút hiệu quả đối với Phổ Hoa. Nền móng giữa bọn họ đã bị lung lay,
tình cảm hình thành từ nhiều năm vỡ tan thành từng mảnh, chỉ còn lại cái khung
trống.
Bất cứ sự nhẫn nại nào cũng đều có giới hạn, lần cãi nhau cuối cùng gần như bị
kích động, anh điên cuồng cố chấp cả đêm, cô liên tục kêu gào biết bao lần:
“Hôm đó em và cậu ta ở bên nhau! Em muốn ly hôn!”.Cánh tay ôm chặt cô cuối cùng
cũng buông lơi, mặc cô khóc cả đêm.
Đứng hút thuốc cả tối, anh suy nghĩ dến những lời cô nói, bình tĩnh trở lại. Từ
sau khi mất đi đứa trẻ, họ gần mặt cách lòng, không có một phút giây thực sự
hạnh phúc nào. Nếu cứ tiếp tục như vậy
cả hai
người đều đau khổ, không bằng cho cô tự do cô muốn.
Dập tắt đầu thuốc lá, anh quay người hỏi cô câu cuối cùng: “Có phải em vẫn luôn
thích cậu ta?”.
Cô không phủ nhận.
Sau khi trời sáng, anh rời nhà, đặt một mảnh giấy dưới gạt tàn thuốc lá, trên
đó viết: “Ly hôn đi, anh đồng ý”.
************
Làm xong thủ tục ly hôn, hai người đứng một lát trong hàng rào sắt của cục dân
chính, Vĩnh Đạo lấy chìa khóa xe, cúi đầu lật tìm một tấm danh thiếp đưa cho
Phổ Hoa, ra khỏi cửa rẽ phải, không chào tạm biệt, cũng không quay đầu lại. Trên
danh thiếp là số điện thoại mới của anh.
Phổ Hoa quen đi theo anh, bước một bước mới ý thức được nên dừng lại, mắt tiễn
xe anh đi. Cô suy tính những ngày
tháng tương lai, cùng quyển sổ vừa đóng dấu trong túi, cô một mình rẽ trái, khi
đi qua trạm gác cô cúi đầu.
Cứ như vậy họ kết thúc quan hệ hôn nhân chưa đầy hai năm.
Cô từ cục dân chính trở về nhà bố, vào cửa bụng rỗng uống nước, đá giày ra khỏi
chân, bước vào phòng nằm ngửa trên giường không động đậy.
Một đôi giày cũ lại có thể cọ vào ngón cái khiến cho nó mọc mụn nước. Cô tìm
kim trong máy khâu, ngậm trong miệng rồi châm vỡ bong bóng. Nước chảy ra, ngoài
chút đau đớn còn có niềm vui khi máu chảy ra, đặt kim xuống, cô mặc cho miệng
vết thương hở, vẫn mặc quần áo lại nằm xuống, nhìn lên hoa văn màu nhạt trên
rèm cửa.
Rất nhiều thứ không phải cứ lâu năm thì nhất định thích hợp, bất luận là đôi
giày dưới chân, hay là người nào đó trong cuộc đời, mài mòn không đúng cuối
cùng rất khó khớp vào nhau, mài hỏng, sẽ thành vết chai, tích thành từng lớp
dày, cho tới khi quyết tâm cắt bỏ chỗ đau đó.
Cô chọc thủng cuộc hôn nhân của mình và Vĩnh Đạo, tự đáy lòng mới cảm nhận được
nỗi đau đớn gấp bội trên vết thương, vì thói quen là một thứ đáng sợ.
Không còn cãi nhau, căn phòng trở nên yên tĩnh một cách đáng sợ, cô không quen. Mấy
ngày đầu anh đi, trên bàn ăn chỉ còn một người, cô không ăn nổi, chăn chỉ còn
hơi ấm của một người, cả đêm lạnh lẽo, cô khó có thể chợp mắt.
Cô không xử lý tốt vết thương trên chân, bị viêm, hơi sốt, cả chân đều như đau
như bị khoét, không đi nổi.
Bố gọi điện kêu Vĩnh Đạo đưa cô tới viện bôi thuốc, anh tự mình chăm sóc không
nhờ cậy ai. Trước mặt bố, họ ngầm
hiểu, giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.
Cô chưa khỏi bệnh, anh vẫn ngủ ở phòng ngoài.
Có vài lần lúc nửa đêm, cô tỉnh dậy trong mơ, gọi tên anh, trở mình bên gối
trống không, đến một sợi tóc của anh cũng không có. Vừa
thất thần, anh đã từ phòng ngoài chạy vào, bước nhanh tới bên giường, cho cô
uống thuốc, ngủ cùng cô.
Tâm sự nặng nề của họ đều trầm trọng hơn, có thể bắt đầu khi đó, sự kiên trì
trong lòng Phổ Hoa từng chút sụp đổ tan tành, hoặc ly hôn chẳng phải là kết quả
cô muốn, chỉ là một con đường mà thôi.
Bình tĩnh lại, nhớ lại chuyện cũ, cô mới dần dần cảm nhận được ngoài gông cùm,
anh còn dành cho cô rất nhiều thứ. Tất cả
những mâu thuẫn, khuyết điểm ban đầu không thể khoan nhượng đều dần dần phai
màu, cho dù anh vẫn kiêu ngạo như cũ, vẫn ngang ngược không theo lẽ phải, vẫn
có khả năng khiến cô nghẹt thở, nhưng rất nhiều tranh chấp không còn quan
trọng, ưu điểm của anh mà cô đã bỏ qua dần hiện ra.
Sau khi vết thương đã đỡ, họ từng thận trọng nói chuyện một lần, làm xong thủ
tục, quan hệ hôn nhân không còn nữa, nhưng hai bên gia đình vẫn không biết sự
tình. Cô không muốn nói, anh cũng không chủ động nêu ra. Vĩnh Đạo dọn về căn
phòng trước khi anh kết hôn, những thứ khác, về cơ bản vẫn duy trì trạng thái
hôn nhân, chỉ có một phần nhỏ tiền trả góp căn nhà do Phổ Hoa đảm nhiệm. Phần
lớn đồ đạc của anh vẫn để lại trong căn hộ, mỗi tháng đúng giờ sẽ gọi điện cho
cô.
Ba bốn tháng đầu không gặp mặt, khoảng cách thực sự đã khiến cô tự do, có thể
hít thở thoải mái, thoát khỏi trói buộc, nhưng cũng nhận thức được sự cô đơn
thực sự. Giấu gia đình, bơ vơ
không người nương tựa, không ai ở bên, đến bờ vai để dựa dẫm cũng không có, bạn
bè toàn quay lại chỉ trích cô, chỉ có Quyên Quyên ủng hộ quyết định của cô,
nhưng chẳng qua cũng chỉ là tức thay cho cô rồi thôi.
Ly hôn quả thật không có nghĩa là kết thúc.
Thời gian càng dài, tình cảm của cô càng thay đổi, tất cả mọi chi tiết trong
cuộc sống đều khiến cô nhớ tới Vĩnh Đạo. Hai năm anh ở Hồng Kông, cô cũng chưa
từng nhớ da diết như vậy.
Cô bắt đầu phủ định chính mình, ở bên nhau thì không thể chịu đựng nổi anh,
chia tay rồi, lại không cách nào chống đỡ được nỗi cô đơn. Có phải
đã quá nhiều năm cô quen có anh ở bên, đã coi những điều anh bỏ ra trong tình
cảm như một điều đương nhiên chăng?
Khi mất ngủ đến mức đến thuốc cũng không có tác dụng, cô không kiềm được bèn
nhắn tin cho anh, anh vẫn có thói quen ngủ muộn, lập tức nhắn tin lại nói
chuyện cùng cô, cho tới khi cô mệt quá ngủ mất.
Anh cũng gọi điện đến hẹn cô gặp mặt ăn cơm, lần gặp mặt đầu tiên sau vài
tháng, anh ôm cô ở ngoài nhà hàng, không nén nổi tình cảm giữ cô ở trong lòng
rất lâu.
Điều này có nghĩa là anh cũng lưu luyến ư?
Cuối tuần anh cùng cô về nhà thăm bố, lại đưa cô về căn nhà của hai người. Không
thể nói là anh ép cô, mọi thứ xảy ra đều rất tự nhiên. Anh vô cùng mãnh liệt,
cô cũng rất nhớ cảm giác an toàn khi khỏa thân tan chảy trong vòng tay anh.
Sau này, Phổ Hoa không còn suy nghĩ đúng sai nữa, không còn để lý trí đấu chọi
với tình cảm nữa, vì Vĩnh Đạo cũng không làm thế. Ngoài
chuyện không tái hôn, họ chung sống với nhau như một đôi vợ chồng ly hôn có
chừng mực.
Giống như trong phim nói, nếu có thể chi bằng cho hôn nhân một kỳ nghỉ dài, để
hai người thoải mái hít thở, trở về làm một đôi nam nữ yêu nhau, bỏ đi trách
nhiệm, mâu thuẫn, trở về với trạng thái tình cảm nguyên sơ nhất. Nếu có khái
niệm gọi là nghỉ hôn nhân dài hạn, Phổ Hoa nghĩ, có lẽ là một năm, hoặc lâu hơn
chút nữa.
Hoàn toàn vứt bỏ những oán giận trước kia, cô đứng ở nguyên vị trí ban đầu tiếp
tục chờ đợi theo mạch suy nghĩ này, hai năm sau, thứ chờ được lại là tin Vĩnh Đạo
tái hôn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT