TỪ HÔM SAU, tiểu tổ cải
cách giáo dục của trường trung học số Tám thành phố K bắt đầu bận rộn, hàng
ngày đi hỏi chuyện bà con trong thôn, nghe họ kể chuyện chống Nhật, kể chuyện
nông nghiệp học công xã nhân dân điển hình Đại Trươngại, kể chuyện đấu tranh
với phải cầm quyền đi theo con đường tư bản, hoặc đến tham quan những địa điểm
lịch sử.
Sau một ngày thăm thú, hỏi chuyện bà con, cải tổ họp
lại thảo luận xem nên viết gì, phần nào do ai viết, sau đấy chụm đầu vào viết,
ít hôm sau đưa bài viết ra báo cáo với toàn tổ, cùng góp ý, sửa chữa. Ngoài
công việc ấy ra, hàng tuần cả tổ còn chia nhau tham gia lao động với bà con xã
viên, bà con xã viên không nghỉ ngày Chủ nhật, nên cả tổ cũng không nghỉ. Thành
viên trong tổ thay phiên nhau về thành phố K báo cáo với nhà trường tình hình
biên soạn tài liệu giáo khoa, tiện thể nghỉ một vài hôm.
Cứ đến thứ Tư và ngày cuối tuần, Trường Phương, cô con
gái thứ hai của bà Trương từ trường trung học Nghiêm Gia Hà về, Phương tầm tuổi
Tĩnh Thu, lại ngủ cùng giường nên thành bạn thân. Phương bảo Thu cách gấp chăn
hình tam giác, Thu giúp Phương làm bài, buổi tối hai cô gái nói chuyện đến tận
khuya, phần lớn nói chuyện anh Hai và anh Ba.
Theo phong tục của người y Thôn Bình, tên gọi thường
ngày của con cái trong gia đình đều theo thứ tự, con trai lớn gọi là anh Cả, thứ
hai gọi là Hai. Nhưng với con gái thì không gọi như thế, mà thêm vào một chữ
“cái”, không tính theo thứ tự, vì con gái phải đi lấy chồng, đi lấy chồng phải
về nhà chồng, “con gái đi lấy chống như chậu nước đổ đi”, không còn là người
nhà mình.
Phương nói với Thu:
- Mẹ Thu bảo sau khi chị đến, anh Hai trở nên chăm
chỉ, ngày nào cũng về xem có phải gánh nước không, là bởi con gái thành phố các
chị rất vệ sinh, dùng nhiều nước. Anh ấy sợ chị không quen dùng nước lạnh, ngày
nào cũng nấu mấy bình nước nóng để chị vừa uống vừa dùng. Mẹ Phương vui lắm,
xem ra muốn chị làm chị Hai của Phương.
Thu nghe nói mà lo lắng, không yên, chỉ sợ khó đền đáp
mối thịnh tình này.
Phương nói thêm:
- Anh Ba cũng rất tốt với chị Thu, nghe mẹ Phương nói,
chị vừa đến, anh ấy lấy ngay cái bóng đèn lớn thay cho chị, bảo bóng đèn trong
buồng tối quá, đọc sách viết lách gì đều hại mắt. Anh ấy còn đưa tiền cho mẹ
Phương trả tiền điện.
Thu nghe nói, lòng vui rạo rực, nhưng miện lại nói:
- Anh ấy sợ mắt Phương hỏng, vì đây là buồng của
Phương.
- Phương ở đây bao nhiêu lâu, vậy mà chẳng thấy thay?
Về sau Thu gặp Ba đưa trả tiền cho anh, nhưng anh
không nhận, hai người cứ đẩy đi đẩy lại như đánh nhau, Thu đành phải thôi. Lúc
cô chuẩn bị đi, giống như Bát lộ quân, để lên bàn một ít tiền và mảnh giấy nhắn
lại đây là của anh.
Nhưng năm gần đây Tĩnh Thu phải sống trong tâm trạng
nặng nề vì “xuất thân không tốt”, chưa bao giờ được người khác ân cần chăm sóc.
Với Thu, cuộc sống hiện tại giống như đánh cắp, vì bà Trương và mọi người không
biết xuất thân của Thu, nếu họ biết chắc chắn sẽ không nhìn Thu bằng con mắt
bình thường.
Một buổi sáng, Tĩnh Thu ngủ dậy, đang gấp chăn, bỗng
thấy trên giường có vết máu to như quả trứng gà. Cô phát hiện “bạn thân” lại đến
làm bẩn cả. “Bạn thân” của Tĩnh Thu vẫn vậy, hễ gặp chuyện gì lớn đều xung
phong lên trước. Trước đây cũng vậy, hễ về nhà máy, về nông thôn, đến các đơn
vị quân đội “bạn thân” đều đến sớm hơn. Thu vội thay khăn trải giường, lấy đầy
một chậu nước, lén vò sạch vết máu. Ở nông thôn không có máy nước, Tĩnh Thu
ngượng không dám giặt khăn trải giường ở nhà, với lại giặt như thế cũng không
sạch. Lại đúng hôm trời mưa, sốt ruột chờ đến trưa trời mới tạnh, Thu vội để
cái khăn trải giường vào chậu rửa mặt mang ra sông giặt.
Thu biết vào những ngày này phải kiêng nước lạnh, mẹ
rất quan tâm đến chuyện ấy, thường nhắc nhở Thu đến kỳ kinh nguyệt không được
đụng vào nước lạnh, không được ăn đồ lạnh, không được tắm nước lạnh, nếu không
sẽ đau răng, nhức đầu, đau gân cốt. Nhưng hôm nay thì không có cách nào khác,
cô mong chỉ một lần đụng đến nước lạnh sẽ không có vấn đề gì.
Ra đến bờ sông, Thu đứng trên hai tảng đá, thả cái
khăn trải giường xuống nước, nhưng chỗ cô với tay được thì rất nông, cái khăn
trải giường vừa thả xuống bùn đất cũng nổi lên theo, giống như càng giặt càng
bẩn. Thu nghĩ, cứ liều, cởi giày xuống nước xem sao. Đang cởi giày thì nghe có
người gọi:
- Cô làm gì đấy? May mà trông thấy, nếu không tôi giặt
ủng ở trên này, nước bẩn trôi xuống làm bẩn khăn giường của cô.
Tĩnh Thu ngước lên, thấy Ba. Từ hôm Thu gọi “anh Ba”
bị mọi người cười, không biết mình phải gọi anh thế nào. Dù gọi thế nào cũng
thấy ngượng, không biết tại sao. Tất cả những gì có liên quan đến anh đối với
cửa miệng Thu đều trở nên cấm kỵ, nhưng đối với đôi mắt, đôi tai và trái tim cô
lại trở thành “sách đỏ cao quý” ngày ngày phải xem, ngày ngày phải đọc, ngày
ngày phải nhớ.
Anh vẫn mặc cái áo bông lửng, nhưng chân đi ủng cao su
dính đầy bùn đất. Lòng Thu chợt bồn chồn, hôm nay mưa to, cô ra sông giặt khăn
trải giường, cứ sợ mọi người biết chuyện. Thu sợ anh hỏi, vội vàng chuẩn bị một
lời nói dối.
Nhưng anh không hỏi, chỉ nói:
- Để tôi giặt giúp, tôi đang đi ủng, có thể ra sâu một
chút.
Thu từ chối mãi, nhưng anh đã cởi bỏ cái áo bông, để
vào tay Thu, cầm lấy cái khăn trải giường. Thu ôm cái áo bông của anh đứng trên
bờ, nhìn anh xắn tay áo ra chỗ nước sâu, một tay cọ bùn đất trên ủng, sau đấy
nhanh nhẹn vò>
Giặt một lúc, anh cầm cái khăn, tung lên như tung lưới
bắt cá, cái khăn trải rộng, nổi trên mặt nước, bông hoa hồng trên đó nhảy nhót
vui mừng theo sóng nước. Anh để cho nước cuốn trôi, Thu hốt hoảng kêu lên anh
mới đưa tay ra nắm lấy cái khăn trải giường. Anh đùa nghịch như thế một lúc,
Thu không kêu lên nữa, anh để cái khăn trôi cô cũng không kêu.
Thu không kêu, anh không nắm lấy cái khăn, lần này thì
trôi thật. Cái khăn trải giường trôi một quãng xa anh vẫn không lôi lại, cuối
cùng thì Thu phải kêu lên, anh mới cười to, rồi bước thấp bước cao đuổi theo lôi
cái khăn lại.
Anh đứng dưới nước, ngoái nhìn Thu, lớn tiếng hỏi:
- Thu có lạnh không, lạnh thì mặc cái ao bông vào.
- Em không lạnh.
Anh lên bờ, quàng cái áo bông lên người thu, nhìn cô
một lúc rồi cười ngả cười nghiêng.
- Anh cười gì? – Thu lấy làm lạ, hỏi. – Hay là em xấu
lắm?
- Không, cái áo quá rộng, khoác lên người trông như
cái nấm.
Thấy hai tay anh rét đỏ, Thu lo lắng hỏi:
- Anh…lạnh không?
- Nói không lạnh là nói dối. – Anh lại cười to: -
Nhưng sắp xong rồi.
Anh lại chạy xuống sông rũ cái khăn, rũ một lúc, anh
vắt kiệt nước, đi lên bờ. Thu vội trả cái áo bông cho anh, anh mặc áo, cầm cái
chậu đựng khăn trải giường.
Thu giành lấy, nói:
- Anh đi làm đi, để em đem về, cảm ơn anh nhiều.
Anh không đưa trả cái chậu cho Thu, nói:
- Trưa rồi, đang là thời gian nghỉ. Nơi làm việc của
tôi đã chuyển sang đây, sẽ về nghỉ một lúc.
Về đến nơi, anh bảo Thuhía sau nhà có sào phơi áo
quần, anh tìm khăn lau sạch cây sào, lại giúp Thu phơi cái khăn trải giường
lên, sau đấy dùng hai cái kẹp kẹp lại.
Lúc anh làm, tay chân rất thành thạo, rất tự nhiên.
Tĩnh Thu bất ngờ hỏi anh:
- Tại sao anh làm việc nhà giỏi thế?
- Quanh năm đi công tác xa nhà, mọi việc phải tự làm.
Bà Trương nghe thấy, đùa anh:
- Nói khoác, vỏ chăn, khăn trải giường của anh đều do
cái Phần nhà này giặt.
Anh lè lưỡi, không dám khoác lác. Tĩnh Thu nghỉ, chắc
chắn Phần rất thích anh, không phải thì tại sao lại giặt chăn, giặt khăn trải
giường cho anh?
Thời gian ấy hầu như trưa nào Ba cũng về nhà bà
Trương, có lúc ngủ trưa, có lúc nói chuyện với Thu, có lúc anh mang trứng gà và
thịt về để bà Trương làm thức ăn cho mọi người. Không biết anh lấy thịt và
trứng ở đâu, vì những thứ đó đều bán theo tem phiếu, có lúc anh lại mang cả
trái cây về, hồi ấy trái cây rất hiếm, cho nên mỗi lần anh mang về đều làm cả
nhà vui.
Có lần anh bảo Thu cho anh xem những gì cô đã viết,
anh nói:
- Đồng chí nhà văn, tôi biết các đồng chí không muốn
cho ai xem ngọc ngà của mình, nhưng thứ các đồng chí viết không phải ngọc ngà,
mà là lịch sử thôn này, có thể cho tôi xem được không?
Thu không thể từ chối, đành đưa cho anh xem. Anh xem
rất nghiêm túc, trả lại cho Thu, nói:
- Văn chương không có gì phải bàn, nhưng mà, Thu viết
những thứ này quả là lãng phú tài năng.
- Tại sao?
- Toàn là thứ văn chương ứng cảnh, không có ý nghĩa gì
sất.
Thu giật mình, cảm thấy những lời anh nói rất phản
động. Nhưng đúng là Thu không thích viết những thứ đó, nhưng không viết không
còn cách nào.
Thấy Thu lo lắng viết lách, anh an ủi:
- Cứ viết đại đi, người ta bảo viết thế nào thì cứ
viết như thế. Viết những thứ này khỏi cần động não nhiều.
Những lúc không có ai, Tĩnh Thu hỏi anh:
- Anh bảo em viết những thứ này không cần phải động não
nhiều, vậy thì viết cái gì mới cần phải động não?
- Viết những cái Thu cần viết, tức là phải tốn tâm tư.
Thu đã viết truyện, làm thơ bao giờ chưa?
- Chưa. Em làm sao có thể viết nổi truyện?
Anh thấy hứng thú, hỏi Tĩnh Thu:
- Thu cảm thấy người như thế nào mới viết được truyện?
Anh thấy thu có tư chất làm một nhà văn, văn thu viết rất hay, quan trọng hơn
là, Thu có đôi mắt rất giàu chất thơ, có thể nhận ra chất thơ trong cuộc sống…
Tĩnh Thu lại thấy anh “văn vẻ”, liền truy hỏi:
- Anh luôn nói “chất thơ, chất thơ”, cuối cùng “chất
thơ” là gì?
- Theo cách nói trước kia, tức là “chất thơ” còn theo
cách nói ngày nay, tức là “lãng mạn cách mạng”.
- Anh biết nhiều quá, tại sao anh không viết truyện?
- Cái mà anh muốn viết sẽ không có ai in còn cái có
thể in được, chắc chắn đấy không phải là cái muốn viết. – Anh cười rồi nói
tiếp: - Có thể Thu vừa đi học thì Cách mạng văn hóa bắt đầu, nhưng anh học đến
trung học phổ thông thì bắt đầu Cách mạng văn hóa, anh bị ảnh hưởng của giai
cấp tư sản chắc chắn sâu hơn Thu. Lúc đi học, anh cứ muốn thi lên đại học, vào
đại học Thanh Hoa, nhưng vì chưa đến tuổi…
- Tại sao anh không đi học đại học Công Nông Bình?
Anh lắc đầu:
- Có ý nghĩa gì? Bây giờ ở đại học không học được gì.
Thu tốt nghiệp trung học rồi chuẩn bị làm gì?
- V
- Rồi sau đấy?
Thu rất buồn vì không thấy “sau đấy” của mình. Anh
trai Thu về nông thôn mấy năm nay, không làm sao về lại thành phố. Anh trai kéo violon rất
giỏi, văn công huyện và đoàn văn công Hải Chính muốn nhận anh, nhưng đến khi
thẩm tra lí lịch họ lại thôi. Thu hơi buồn, nói:
- Không có “sau đấy” em về nông thôn nhất định sẽ
không được về lại thành phố, vì gia đình em… thành phần không tốt.
Anh khẳng định:
- Không đâu, nhất định Thu sẽ được gọi về, chẳng qua
muộn thôi. Đừng nghĩ nhiều, đừng nghĩ xa, thế giới thay đổi hàng ngày, biết đâu
đến ngày ấy chính sách thay đổi, không phải về nông thôn nữa.
Thu cảm thấy tương lại thật xa vời, liệu có như thế
được không? Nhất định anh đang động viên. Dù sao thì Thu có về nông thôn hay
không, có được gọi về hay không cũng không liên quan đến anh, anh chẳng việc gì
phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Nói đến những chuyện ấy, Tĩnh Thu
cảm thấy không còn gì để bàn với anh, anh bảo bố anh trước kia làm quan, tuy có
bị chấn chỉnh, nhưng bây giờ thì không việc gì nữa, cho nên anh không phải về
nông thôn, mà được vào thẳng đội thăm dò. Con người như anh khác hẳn với Thu,
anh không thể hiểu nổi nỗi lo của Thu.
- Em phải viết đây.
Thu uể oải nói rồi giả bộ viết. Anh cũng không nói gì
thêm, chỉ ngồi kia ngủ gật, thỉnh thoảng lại đùa với thằng Hoan, đến giờ anh về
đi làm.
Một hôm, anh đem đến cho Thu một cuốn sách rất dày,
hỏi:
- Thu đã đọc cuốn Jean
Christophe [1] này
chưa?
- Em chưa đọc.
Anh để cuốn sách lại, bảo đây chỉ là tập một, xem xong
tập này anh sẽ cho mượn tập tiếp theo.
Về sau Tĩnh Thu hỏi:
- Tại sao anh có những sách này>
- Đều là của mẹ anh. Bố anh làm quan, nhưng mẹ thì
không. Có thể Thu đã nghe nói, hồi đầu giải phóng ban hành luật hôn nhân mới,
rất nhiều cán bộ bỏ vợ ở quê, tìm các cô nữ sinh trẻ đẹp, có học thức lấy làm
vợ. Mẹ anh là một nữ sinh, một tiểu thư còn nhà tư sản, có thể vì để thay đổi
địa vị chính trị của mình, nên lấy bố anh.
- Nhưng mẹ cảm thấy bố không hiểu mẹ, cho nên trong
lòng mẹ rất day dứt, dành phần lớn thời gian để đọc sách. Mẹ yêu sách, có rất
nhiều sách, nhưng hồi Cách mạng văn hóa mẹ sợ, đốt rất nhiều. Anh và thằng em
trai giấu đi. Cuốn này có hay không?
- Đây là của giai cấp tư sản, nhưng chúng ta có thể
tiếp thu có phê phán… - Tĩnh Thu nói.
Anh lại nhìn Thu như nhìn một đứa trẻ:
- Đây là những tác phẩm nổi tiếng thế giới, hiện tai
đang gặp vận nguy ở Trung Quốc, nhưng rồi danh tác vẫn là danh tác, không phải
vì thế mà trở thành rác rưởi. Thu có muốn đọc nữa không? Anh vẫn còn, nhưng Thu
không được đọc quá nhiều, nếu không, không viết xong tài liệu giáo khoa. Hay là
… để anh viết giúp?
Anh viết giúp mấy đoạn, rồi nói:
- Lịch sử Tây Thôn Bình anh rất thuộc, viết trước mấy
đoạn, để thầy giáo và các bạn của Thu xem có được không, nếu không được anh sẽ
viết lại.
Về sau, trong lúc thảo luận tổ, Tĩnh Thu đưa những
đoạn đã viết mấy hôm nay cho mọi người xem, dường như không ai nhận ra những
đoạn không phải Thu viết. Vậy là anh trở thành “nhà văn dự bị” của Tĩnh Thu, cứ
buổi trưa anh lại viết giúp tài liệu giáo khoa, trưa nào Thu cũng đọc sách của
anh cho mượn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT