Thu tức lắm, cô biết chữ “hại” ấy, tiếng địa phương có
nghĩa cưỡng hiếp, Thu không ngờ giữa thanh thiên bạch nhật lại có người nghĩ
như thế. Thu tức run lên, hỏi:
- Ai… ai nói? Để tôi đi hỏi cho ra nhẽ?
Tân vội nói:
-Đừng đừng, chuyện vặt, đừng đi hỏi, như vậy từ nay về
sau tôi không dám nối chuyện gì với cô nữa.
-Tại sao họ lại ăn nói như vậy?
-Hôm qua chúng ta về muộn, về đến nơi thần sắc cô
không bình thường, lại bỏ cơm, đi nằm ngay, thêm vào đấy tôi có cái danh xưng
thổ phỉ nên người ta suy đoán theo chiều hướng ấy. Nhưng tôi đã giải thích rồi,
cô không phải đi hỏi. Việc này cô càng làm ồn lên, người ta lại càng nói nhiều
hơn.
Thu lo lắng hỏi:
-Vậy anh… có nói… hôm qua chúng ta đi… đâu?
-Tôi không nói, cô yên tâm. Tôi là thổ phỉ, nhưng là
thổ phỉ chân chính, rất hiều nghĩa khí giang hồ. -Rồi cậu ta cười hì hì, nói.
-Với lại… cô xinh đẹp, tôi đen đúa nhọ nồi cũng đáng để…
Thu có phần nghi ngờ những lời bàn luận của Tân, vì
cậu ta xưa nay vẫn thích được gán ghép với Thu, lúc nào cũng bảo ai đó bàn luận
về hai ta, nhưng Thu thì chưa nghe thấy ai bàn luận về Thu cả cậu ta cả. Thu
không hỏi gì thêm, định gánh nước về, nhưng cậu ta giành lấy đòn gánh không để
Thu gánh, hỏi Thu:
-Hôm qua có chuyện gì? Cô đi tìm bạn trai à? Anh ấy
không có nhà hay tránh mặt?
Thu vội thanh minh:
-Anh đừng đoán vớ đoán vẩn, bạn trai gì đâu cơ chứ.
–Thu suy nghĩ một lúc rồi hỏi: -Anh có biết “canh đỗ xanh” có nghĩa gì không?
-Rồi cô kể chuyện lần trước nói “canh đỗ xanh” và chuyện hôm qua với vợ chồng
Thái.
Tân cười hì hì:
-Thế mà không hiểu? Bảo cô là “canh đỗ xanh” tức là
bảo cô là ngựa. Ngựa, có hiểu không? Tức là bạn gái, người yêu.
>
-Nhưng tại sao họ bảo “canh đỗ xanh” là do tôi sáng
tạo? –Thu hỏi.
-Tại sao cô chẳng hiểu gì như thế nhỉ? –Tân nhìn Thu
như bố già nhìn con, nói. -Họ bảo đàn ông bốc lửa… tức là muốn hại con gái. Kết
quả cô không hiểu, bảo người ta ăn “canh đỗ xanh” để hạ hỏa. Cái hỏa ấy của đàn
ông ăn “canh đỗ xanh” liệu có hạ được không? Họ thấy cô ngốc nên mới chọc cô
vậy thôi.
Thu rất muốn hỏi con trai tại sao lại muốn “hại” bạn
gái, nhưng Tân hễ mở miệng là nói “cô chẳng hiểu gì”, nên Thu không dám hỏi để
khỏi làm chuyện cười. Thu chỉ lạnh nhạt nói:
-Thôi, không nói rõ được với anh, anh lại bảo tôi
không hiểu gì, nhưng anh không hiểu chuyện tôi hỏi.
Cái bực tức từ hôm ở Tây Thôn Bình về vẫn chưa nguôi,
bây giờ lại nghe Tân nói “canh đỗ xanh”, Thu càng bực mình hơn. Thì ra Ba là
con người hai mặt, trước mặt Thu chuyện
hai người làm ra vẻ thiêng liêng lắm, nhưng sau lưng Thu lại đem chuyện của hai
người ra bàn luận, chẳng ra sao. Chẳng trách gì anh phải điều sang đội Hai,
chắc chắn ở bên đó có một tô “canh đỗ xanh” chờ anh, có thể lần trước anh sang
đấy đã tìm được, có thể trong một thời gian còn trì kéo cả hai bên. Bây giờ bên
này không kéo nổi Thu, liền một lòng một dạ trì kéo bên kia. Đi cũng được,
nhưng không nói với Thu, làm Thu mất công đến tìm, dẫn đến nhiều phiền toái,
sinh ra nhiều chuyện đồn đại.
Nếu Thi biết Ba là kẻ xấu xa lật lọng thì Thu cũng
không buồn vì chuyện đó, chỉ coi như bị chó cắn, coi như bị lừa, học được một
bài học. Vấn đề ở chỗ Thu không biết Ba có phải là con người như thế không, có
thể chỉ là hiểu nhầm. Thu sợ là lửng lơ không quyết định khiến Thu phải đoán
già đoán non, lúc nào cũng thấp thỏm sợ hãi. Cho dù nhiều chuyện đáng sợ, chỉ
cần hiều rõ thực hư, đâu ra đấy sẽ không còn sợ gì nữa.
Thu quyết định lần sao theo Tân đi mua thực phẩm sẽ
đến trường học Nghiêm Gia Hà tìm Phương, hỏi địa chỉ của Ba, bảo Tân đưa đi, để
Ba trực tiếp nói rõ.
Nhưng thầy Trịnh không cử Thu đi với Tân mà bảo cô
giáo Triệu đi, hoặc bảo Tân đi một mình, hoặc chính thầy Trịnh thân chinh đi.
Không những thế, lúc thầy Trịnh về trường báo cáo công tác còn đem chuyện của
cậu Tân nói với mẹ Thu.
Thầy Trịnh nói với mẹ Thu:
-Tôi thật sự lo lắng cho cô Thu, cô ấy còn trẻ, chưa
hiểu việc đời, rất dễ bị lừa dối. Cái cậu Tân kia đã có bạn gái, hơn nữa vì bạn
gái mà cầm dao đánh nhau với người khác, bây giờ
lại quấn lấy cô Thu. Chuyện này chỉ tại tôi, không ngờ cậu ta lại lắm chuyện
như vậy, không chú ý để tách rời cậu ta với cô Thu.
Mẹ nghe nói vừa bực tức vừa lo lắng, muốn bay ngay đến
nông trường để nói chuyện với con gái, nhưng lại ngại thầy Trịnh không muốn để
lộ nguồn tin của thầy.
Thầy Trịnh cảm thấy việc mình làm là quang minh chính
đại:
-Tôi không sợ mình ác khẩu, vì tôi là người chứng kiến
cô Thu từ nhỏ tới lớn, bây giờ lại là người dẫn đội, tôi không quản thì ai
quản?
Mẹ rất biết ơn thầy Trịnh, bảo đảm với thầy sẽ giáo
dục, dạy dỗ Thu đến nơi đến chốn. Nhưng mẹ không thể chờ đợi, liền viết thư nhờ
thầy Trịnh chuyển cho Thu.
Thu đọc thư mẹ vô cùng tức giận, tại sao những con
người ấy ưa kiếm chuyện đến vậy? Chỉ là hai người đi mua thức ăn về muộn một
tị, vậy mà bịa chuyện đến thế là cùng? Nhưng Thu không dám nổi nóng, vì những
người ở đây đều là thầy giáo, cô giáo của Thu, Thu rất kính trọng họ.
Thu suy nghĩ mãi nhưng không sao hết tức giận, liền
chạy đi tìm thầy Trịnh:
-Thưa
thầy, nếu thầy thấy em làm điều gì sai trái, thầy có thể chỉ thẳng cho em biết,
đừng nên nói với mẹ em. Mẹ em là người hay lo, mẹ em nghe thấy những lời đồn
đại chắc chắn sẽ lo lắng lắm.
Thầy
Trịnh nói:
-Ấy là
thầy cũng vì em, cậu Tân kia tính tình bồng bột, không học hành đến nơi đến
chốn, cuối cùng có gì tốt đâu?
Thu rất
ấm ức:
-Em
không bảo anh ấy tốt, em cũng không nói chuyện… bạn bè với anh ấy, chỉ tiếp xúc
vì công tác, tại sao lại gắn vào chuyện kia?
Thầy
Trịnh không trả lời, hỏi ngược lại:
-Thật ra
trường ta có nhiều người tốt, ví dụ thầy Vạn huấn luyện đội bóng chuyền của các
cô cũng rất tốt, mấy năm nay tiến bộ rất nhanh, được vào Đảng, được đề bạt, con
người thật thà đáng tin cậy…
Thu
không thể tin nổi đấy là lời của thầy Trịnh, ai cũng phê bình mình tuổi còn
trẻ, chưa nên nghĩ đến những chuyện ấy, tại sao thầy Trịnh lại nói toàn những
điều ngược lại? Hình như thầy nói, chỉ cần là người tốt đều có thể xem xét, tôi
không báo với mẹ cô rằng cô không nên nói chuyện yêu đương, mà bảo cô không nên
làm bạn như “thế kia”.
Thu
không dám nói nhiều, chỉ muốn làm rõ trắng đen, rồi Thu bỏ về phòng mình.
Thu cảm
thấy thật hài hước, hồi xưa Thu học trung học cơ sở đã có lần có tình cảm với
thầy Vạn, chủ yếu hồi ấy thầy mới về trường, chưa có kinh nghiệm, còn trẻ, học
sinh không sợ thầy, thường xuyên trêu chọc khiến thầy bối rối. Thầy tỏ ra cô
đơn, không nơi nương tựa, Thu đồng cảm với hoàn cảnh của thầy.
Nhưng
về sau thầy bắt đầu “vào cuộc”, chắc vì có quan hệ tốt với cô giáo Lôi, bí thự
chi bộ. Cô giáo Lôi mới hơn hai mươi, chồng chết, một mình nuối con, rất đang
thương, công tác tích cực, thành phần gia đình rất cơ bản, chẳng bao lâu được
giữ chức bí thư chi bộ. Mọi người vẫn thấy thầy Vạn và cô giáo Lôi qua sông đến
trường Đảng, tuy cô giáo Lôi hơn thầy Vạn vài ba tuổi, hơn nữa đang muốn tái
hôn, nhiều người đồn đại về hai người. Cô giáo Lôi chồng chết, thầy Vạn chưa có
bạn gái, cho nên cũng không gây chuyện ầm ĩ.
Không
rõ tại sao, khi thầy Vạn bắt đầu “vào cuộc” thì Thu không thích thầy nữa, có
thể Thu chỉ thích những người không gặp may. Bây giờ nghe thầy Trịnh nói vậy,
Thu càng không ưa thầy Vạn, tưởng chừng thầy dựa vào quyền lực để gạt bỏ Tân,
mọi quyền hành trong tay thầy. Đối với Tân, Thu tỏ ra kính nhi viễn chi, tránh
mọi lời đồn đại, nhưng thầy Trịnh khinh thường cậu ta để đề cao thầy Vạn, tự
trong lòng Thu bỗng đồng tình với Tân, vì cậu ta chỉ là lao động phụ. Thu nhớ
lại những tháng ngày đi lao động. Hơn nữa, cậu ta thà chịu để mọi nguời dị nghị
cũng không nói rõ nguyên nhân hôm ấy về muộn, khiến Thu càng kính trọng đạo đức
của gã ‘thổ phỉ chân chính”.
Một
trận mưa to làm cho nhà cửa của nông trường và con đường phía sau đồi bị hư hại
nặng nề, thầy Trịnh mượn cớ ấy để điều thầy Vạn về nông trường giúp đõ một tuần
lễ. Thu không hề có chút cảm giác nào đối với thầy Vạn, cô cũng ngại nói
chuyện, gặp nhau chỉ một câu chào rồi thôi.
Mãi đến
cuối tháng Mười Một, một lần nữa Thu mới có cơ hội đi với Tân, vì lần ấy học
sinh chưa nộp đủ tiền ăn, xem ra sắp hết gạo, lại không thể để học sinh về lấy
tiền, thầy Trịnh đành cư một giáo viên về trường, đến từng nhà học sinh để thu
tiền mua gạo. Cô giáo Triệu biết đấy là
suwjviệc bị mọi người chửi mắng, oán trách, vất mà không ai ưa, liền từ chối,
việc này rơi vào đầu Thu.
>
Thầy
Trịnh gọi Thu ra một chỗ, dặn dò hồi lâu mới để Thu ngồi máy kéo của Tân về
thành phố “thúc tô đòi nợ”, lấy được tiền sẽ mua gạo, mua thực phẩm ở phố để
Tân chở về, Thu có thể nghỉ vài ngày. Tân cũng biết thầy Trịnh cố tình tách rời
cậu ta và Thu, cho nên dọc đường cậu ta phàn nàn mãi. Thu nghe cậu ta nói, vội
nhẩm tính, đến Nghiêm Gia Hà thu sẽ bảo cậu ta dừng lại để đi tìm bạn, chỉ đi
một lúc thôi.
Tân
hỏi:
-Bạn
trai hay bạn gái?
-Bạn
gái. –Thu trả lời dứt khoát.
Tân nói
đùa:
-Nếu
lần này là bạn trai thì tôi sẽ đánh đấy nhé. Lần trước làm khổ tôi mang tiếng,
lần này thì tôi không làm nữa đâu.
Đến
Nghiêm Gia Hà, Thu hỏi thăm trường trung học ở đâu. Thật may mắn, cái thị trấn
Nghiêm Gia Hà này không lớn, trường trung học cách đường cái không xa. Tân cho
máy kéo chạy đến gần trường rồi tắt máy, cậu ta nói, trên xe không có gì, không
phải trông xen, tôi sẽ vào trường với cô.
Thu không cho, cậu ta lấy làm lạ, hỏi:
-Cô bảo
bạn gái cơ mà? Tại sao không cho tôi đi theo? Sợ bạn gái của cô yêu tôi à?
Biết
Tân xưa nay vẫn nhanh mồm nhanh miệng, Thu nói không lại, càng nói miệng cậu ta
càng liến láu trơn tuột, dù sao thì chốc nữa cũng phải nhờ cậu ta đánh xe đến
đội Hai, không thể giấu nổi, Thu để cậu ta cùng vào trường học. Hai người đứng
dưới gốc cây trước cổng trường thì nghe tiếng chuông hết tiết học. Thu hỏi thăm
một học sinh và tìm được lớp của Phương, sau đấy nhờ một người gọi Phương ra.
Phương thấy Thu, lại thấy Tân, nói rất thản nhiên:
-Anh
trai Phương nằm viện, chị Thu có thể đến thăm anh ấy được không? Tuy chị không
cần anh ấy, nhưng là bạn, cũng nên vào thăm. Nghe nói bị… bệnh hiểm nghèo.
Thu
ngạc nhiên, Lâm bị bệnh hiểm nghèo? Thu muốn thanh minh không phải mình không
cần anh, mà là không yêu, nhưng Thu kinh hoàng vì hai tiếng “hiểm nghèo”, không
dám nói nên lời. Thu hỏi khẽ: ‘Phương có biết anh ấy nằm ở phòng nào không?”
Phương
ghi địa chỉ bệnh viện và số phòng vào một mảnh giấy, rồi đứng kia, không nói
gì, mắt ngấn lệ. Thu cũng đứng lặng lẽ, cẩn thẩn hỏi:
-Có
biết bệnh gì không>
-Bệnh
máu trắng.
Thu cảm
thấy bây giờ hỏi thăm địa chỉ của Ba thật sự không nên, cho dù có hỏi được thì
cũng không có thời gian, nên đi thăm Lâm trước.
Có
tiếng chuông vào lớp, Phương nói:
-Phương
vào học nhé. Một mình chị Thu đi thăm anh ấy. Đừng đem bạn theo.
-Thu
biết. –Thu nói.
Phương
đã vào lớp, Thu vẫn đứng ngẩn ngơ.
Tân
hỏi:
-Ai ốm
đấy? Trông mặt cô giống như mặt ma vậy.
-Anh
của cô kia, trước đây tôi ở nhờ nhà anh ấy, phải đi thăm, vì anh ấy giúp đỡ tôi
rất nhiều. –Thu hỏi Tân: -Anh có biết bệnh máu trắng là bệnh gì không
Tân
nói:
-Nghe
người ta nói bị bom nguyên tử thì mắc bệnh ấy, nhưng trường tôi trước đây có
một người bị bệnh này rồi chết, nghe nói bệnh không chữa khỏi.
-Vậy
chúng ta đi thăm anh ấy.
Hai
người đến phố huyện K, mua một ít trái cây, theo chỉ dẫn của Phương tìm đến
bệnh viện. Thu nhớ, Phương dặn đừng đưa bạn trai đến, cô liền bàn với Tân:
-Anh
đứng đây chờ tôi nhé.
-Không
cho tôi vào à? Bị bệnh hiểm nghèo, còn sợ gì?
Thu
cũng không hiểu dụng ý của Phương, vì Thu nghe Ba nói, Lâm đã tìm được vợ, mùa
xuân này sẽ cưới. Nếu bị bệnh hiểm nghèo, vậy coi như cuộc hôn nhân không
thành, nhưng tại sao không cho Thu đưa Tân cùng đến thăm thì Thu không hiểu
nổi. Thu chỉ biết cố gắng thỏa mãn yêu cầu của người bệnh, nếu Phương bảo không
đưa bạn đến thăm, chắc chắn có lí do.
Thu nói
với Tân:
-Tôi
cũng không biết cô ấy sợ gì, nhưng bạn tôi nói vậy thì anh nên đứng ngoài chờ
tôi.
Tân
không còn cách nào đành đứng ngoài chờ, cậu ta dặn Thu:
-Nhanh
lên nhé, chúng ta còn về, hôm nay cô còn đến từng nhà thu tiền, về muộn thu
không đủ tiền, ngày mai không mua được gạo.
-Tôi
biết. –Thu vội trả lời rồi chạy ngay vào trong bệnh viện.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT