Buổi chiều tan ca, Thu về nhà, em gái đã thổi cơm
xong, Thu ăn cơm, lại mặc cái váy và cái áo ngắn tay, nói với em:
- Chị đến
nhà bạn.
Em gái thấy Thu sửa soạn, nó hỏi:
- Lại đi
hỏi chuyện thế chỗ à?
Thu “ừ” một tiếng, nghĩ bụng con nhỉ này thật tinh
quái, nhưng đừng mách mẹ đấy nhé ! Thu nói với em:
- Chị có
việc, việc quan trọng, lớn lên em sẽ biết. Đừng nói gì với mẹ.
- Em biết
rồi. Anh sáng nay chứ gì? Anh ấy thích chị lắm.
Mặt Thu đỏ lên, hỏi:
- Cái con
nhỏ này, biết gì mà thích với thú.
- Tại sao
em không biết? – Nó đưa hai ngón trỏ lên mặt vẽ dòng nước mắt, đọc vè: - Lão
khóc nhè, bán bấc đèn, đến nhà Vương, bị có cắn, sợ phá khóc, bỏ chạy cỏ chạy,
chạy như bay…
- Em thấy
anh ấy khóc à? Đừng mách mẹ đấy nhé.
- Em
biết. Chị, anh ấy khóc vì chị tức là rất thích chị.
Thu hơi giật mình, em gái không những trông thấy tất
cả mà còn hiểu biết. Thu dặn em vài câu, bắt nó thề không được nói với mẹ rồi
mới ra khỏi cửa đi gặp Ba.
Chân Thu không đi lọt đôi giày nào nữa, đành phải đi
đôi dép lê cũ của anh trai. Cái gọi là dép lê “chữ nhân” kẹp ngón cái, Thu rất
không thích, cảm thấy kẹp ngón không thoải mái, nhưng hôm nay không còn cách
nào khác, không thể đi chân đất đến gặp Ba. Đi đôi ủng cao cổ lại càng không ra
gì.
Chân sưng to, ngón chân kẹp quai dép đi lại thật vất
vả, nhưng Thu vẫn cố đi nhanh, muốn được gặp Ba sớm. Sang đến bên kia sông, vừa
lên đò thu đã thấy Ba dắt cái xe đạp chờ ở kia. Lần này anh không đi theo Thu
một quãng dài mà đi tới, bảo Thu lên xe. Thu ngồi lên cái đèo hàng sau xe, anh
đạp xe theo con đường ven sông. Anh vừa đi vừa hỏi:
- Em bảo
mẹ đi làm về vẫn thường đi theo con đường này à? Hôm nay chúng ta có xe, có thể
đi xa một chút.
Thu hiếu kỳ hỏi:
- Xe đạp
của anh đấy à?
- Anh
thuê
- Bây giờ
vẫn còn có xe cho thuê hay sao?
- Ừ, ở
cạnh bến đò có một cửa hàng sửa xe, cũng có xe cho thuê.
Từ rất lâu Thu không nghe nói chuyện thuê xe. Hồi còn
rất nhỏ, Thu cùng bố xuống phố, bố cũng qua đò thuê một chiếc xe đạp, để Thu
lên gióng ngang, bố cưỡi xe, Thu bóp chuông, hai bố con đi chơi phố rất vui.
Không biết thế nào cái nắp chuông rơi xuống đất, lúc bố phát hiện thì xe đã đi
một đoạn. Bố dừng xe bên đường, dựng chân chống xe, để Thu trên xe, bố chạy
thật nhanh đi nhặt nắp chuông. Thu sợ phát khóc, sợ xe đổ. Thu khóc to, khiến
người qua đường chú ý. Về sau bố kể lại chuyện cho mẹ, nghĩ rằng mẹ sẽ cười Thu
“ lão khóc nhè, bán bấc đèn…” nhưng mẹ phê bình bố, bảo để Thu ngồi trên xe, có
ai đó dắt đi thì sao? Vậy là mất cả xe lẫn người? Bố lúng túng, bị Thu cười.
Nghĩ đến đây Thu bật cười. Ba hỏi:
- Em cười
gì ? Kể cho anh nghe để anh cười với?
Thu kể lại chuyện kia, anh hỏi:
- Em có
nhớ bố không?
Thu không trả lời, chỉ kể chuyện bố cho anh nghe,
nhưng tất cả đều là chuyện Thu hồi nhỏ, rất nhiều chuyện do mẹ kể lại. Nghe nói
có một lần, không biết vì sao, bố phê bình Thu mấy câu, Thu khóc ấm ức làm bố
sợ, phải dỗ dành, an ủi Thu. Sau đấy Thu vào buồng trong, bố ở phòng ngoài khẽ
phê bình Thu. Mẹ nghe thấy, cười bố, bảo Thu ngủ rồi, còn phê bình gì nó, liệu
nó có nghe thấy không? Bố nói:
- Chính
vì nó không nghe thấy anh mới nói.
Ba nghe Thu kể chuyện, chợt nói với giọng thương cảm:
- Bố rất
yêu cả nhà. Lúc nào chúng ta đi thăm bố, một mình bố ở nông thôn, rất cô đơn,
rất nhớ mọi người.
Cảm thấy ý nghĩ của anh thật táo bạo, Thu lo lắng nói:
- Bố em
là địa chủ, bây giờ phải đội cái mũ ấy và bị quản chế, chúng ta đến đấy bây giờ
nếu nhà trường biết sẽ bảo gia đình em không phân rõ ranh giới giai cấp…
Anh thở dài:
- Bây giờ
không ai dám nói đến họ hàng tình thân. Em cho anh địa chỉ để anh đi thăm, có
ai hỏi, anh bảo anh hỏi thăm người khác, sẽ không có vấn đề gì đâu.
Thu di dự giây lát rồi dặn dò:
- Nếu anh
đi thăm bố em, anh bảo bố đừng viết thư cho mẹ, nếu không mẹ sẽ biết chuyện
chúng ta. Lúc anh đi thì bảo với em, em mua ít kẹo lạc anh đem cho bố, bố rất
thích ăn ngọt, thích kẹo lạc. – Thu nói với anh địa chỉ của bố.
Anh nghe qua một lần rồi bảo đã nhớ, Thu không tin,
anh nói lại địa chỉ cho Thu nghe.
Thu rất ngạc nhiên, nói:
- Trí nhớ
của anh thật tốt.
- Không
phải mọi việc đều nhớ tốt cả đâu, chỉ những gì liên quan đến em, không hiểu tại
sao lại rất nhớ.
Hai người đi xe đến gần bến cảng số Mười ba, xe buýt
nội đô cũng chỉ chạy đến đây, Thu nói:
- Thôi
đừng đi nữa, nếu đi nữa sẽ ra khỏi thành phố đấy.
Họ tìm một chỗ vắng bên bờ sông để ngồi. Hễ đến tối chân
Thu rất đau, ngón chân dường như không kẹp nổi dép, lúc ngồi xuống dưỡi chân,
một chiếc dép gần như tuột khỏi chân, lăn xuống triền sông. Anh vội chạy đi
nhặt, đi dép vào chân Thu. Thu vội nói:
- Đừng
anh, đừng anh, ngồi ở đây đi dép làm gì. – Nói xong, Thu cho chân vào trong
váy.
Anh nghi ngờ hỏi>
- Tại sao
em không cho anh đụng vào chân?
Thu kéo váy trùm kín chân, nói chuyện với anh. Anh quỳ
trước mặt Thu, bất ngờ vén váy Thu lên, nắm lấy một bàn chân Thu. Thu giãy ra,
nhưng không thoát nổi. Anh vuốt nhẹ mu bàn chân Thu, vừa khẽ ấn thù mu bàn chân
lõm xuống. Rồi anh trông thấy những lỗ thủng dưới gan bàn chân Thu, anh nâng
bàn chân lên, khẽ kêu: - Thu, em đừng làm việc đấy nữa, hãy để anh giúp, em còn
làm anh sợ sẽ…điên mất.
- Không
sao anh ạ, bây giờ em có ủng cao su rồi, sẽ không việc gì nữa đâu.
Anh đi chiếc dép lê vào chân Thu, lôi cô đứng dậy,
nói:
- Đi,
chúng ta vào bệnh viện.
Thu không chịu đi, nói:
- Đến
bệnh viện làm gì? Bệnh viện lúc này còn ai làm việc nữa?
- Có thể
vào phòng cấp cứu. Chân em sưng, nhất định nhiễm trùng rồi, không cẩn thận sẽ
bị thối rữa.
- Không
sao đâu, không phải một mình em, cũng có mấy người bị như thế này.
Anh cố chấp lôi Thu:
- Ai bị
anh không biết, chỉ biết em. Em phải đến bệnh viện với anh.
- Đến
bệnh viện người ta sẽ hỏi tên, nơi làm việc, em không mang thẻ khám bệnh, em
không đi>
Bỗng anh buông chân Thu, lấy con dao trong túi xách
ra, Thu kinh hãi, không biết anh định làm gì. Không chờ Thu kịp hiểu, anh rạch
một nhát trên mu bàn tay trái, máu chảy ra. Thu hoảng quá, nhảy lên, vội lấy
khăn tay buộc bàn tay anh lại, ấp úng:
- Anh
…anh…anh điên rồi sao?
Thu buộc cái khăn tay thật chặt, nhưng máu vẫn thấm ra
ngoài. Thu sợ, tay chân bủn rủn, kêu lên:
- Chúng
ta đến bệnh viện, tay anh còn chảy máu…
Anh không nói gì, vừa nghe thấy Thu nói đi bệnh viện,
anh mới lên tiếng:
- Đi bệnh
viện chứ? Chúng ta đi.
- Để em
đèo anh, tay anh đang bị thương.
- Em
không đạp xe được, chân em đau, em ngồi phía trước cầm tay lái, anh ngồi sau
đạp. –Anh để Thu ngồi lên gióng ngang của xe đạp, một tay cầm lái, đưa Thu đến
bệnh viện.
Anh nói với nhân viên trực ban tên một người, lập tức
có bác sĩ đến xem chân Thu, một người mặc blu trắng đưa anh vào khám. Thu trông
thấy trên cổ áo trắng của bác sĩ để lộ cái huy hiệu đỏ, nghĩ bụng có thể đây là
một bệnh viện quân đội, chưa bao giờ Thu đến đây.
Bác sĩ gọi Thu là Lưu, có thể Ba biết Thu không muốn
để lộ họ tên, đơn vị công tác của Thu, nên anh mới bịa ra một cái tên như vậy.
Bác sĩ kiểm tra hai chân Thu, dùng bông cồn và thuốc bôi, nói:
- Anh Tần
bảo cô vội về, chúng tôi chưa xử lí chỗ đau, cô về rửa sạch chân, lấy hết xỉ
than trong những vết thương, bôi thuốc mỡ này vào, trong này đừng để nước vào
chân, càng không được để xỉ than chui vào những chỗ bị tổn thương.
Bác sĩ thấy Thu đi dép lê, chân rất bẩn, bác sĩ viết
cho Thu một tờ giấy, bảo sang phòng đối diện để y tá rửa sạch chân cho Thu,
băng lại, để đi về nhà cho tiện. Y tá giúp Thu băng chân, lại giúp Thu buộc
chặt dép lê vào bàn chân. Băng bó xong, y tá bảo Thu ngòi ở dãy ghế dài ngoài
hành lang chờ Ba. Chờ một lúc Ba ra, tay trái anh đeo trước ngực bằng một dải
băng trắng, Thu lo lắng, hỏi:
- Có
nghiêm trọng lắm không anh?
- Không.
Còn em thế nào?
- Em
không sao, bác sĩ cho thuốc.
Anh cầm đơn của bác sĩ, bảo Thu ngồi chờ, một lúc sau
anh quay lại, vỗ vỗ vào cái túi đeo trên vai:
- Thuốc
đây rồi, chúng ta về thôi, về nhà em rửa sạch chân bôi thuốc.
Ra khỏi cổng bệnh viện, Ba bỏ băng ra, nhét vào túi,
nói:
- Đeo cái
này lên tay ai không biết lại cho rằng chúng ta đang diễn kịch Sa
gia tân.
Thu hỏi:
- Vết
thương trên tay anh không có việc gì chứ? Bác sĩ bảo sao?
- Bác
sĩ bảo cơ chế cầm máu của anh không tốt, phải khâu hai mũi. Tại sao máu anh lại
khó cầm? Vì anh khỏe, hồi trước kiểm tra đủ tiêu chuẩn không quân, bố anh sợ
đánh nhau chết, không cho anh vào không quâ>
Nghe thấy hai tiếng “không quân”, Thu rất thán phục:
- Tiếc
quá anh nhỉ?
- Có gì
mà tiếc? – Anh nhìn vào Thu. – Vào không quân làm gì quen được em?
Hôm ấy Ba không chịu ngồi chơi ở bờ sông, đòi đưa Thu
về sớm để rửa chân bôi thuốc. Thu phải nghe theo, đành ngồi lên xe để anh đưa
về. Về đến bến đò anh cũng không muốn chia tay, nói bây giờ mới tám giờ, mẹ em
chưa về, để anh chở em về tận cổng trường học, chân em sưng to, làm sao đi nổi?
Anh cởi cái áo ngắn tay đưa cho Thu trùm kín đầu, như vậy không có ai nhận ra
Thu.
Qua sông, Thu trùm cái áo của anh lên đầu, che kín
mặt, chỉ để hở hai con mắt. Anh đặt Thu lên gióng ngang xe đạp, bảo Thu cầm
lái, anh chỉ dùng một tay đẩy nhẹ. Về đến cổng trường học, anh nói:
- Anh đưa
em vào tận nhà, để chân em không bị bẩn.
Thu lấy cái áo trùm đầu xuống, nhìn về phái trường
học, đang nghĩ có nên để anh làm thế không, vừa quay lại thì thấy mẹ từ bến đò
đi tới, có thể dọc đường vừa rồi mẹ đã thấy hai người không biết. Thu vô cùng
ân hận, nếu biết vậy thì ngồi chơi đâu đó một lúc sẽ không gặp mẹ.
Thu nói khẽ:
- Nguy
rồi mẹ em, anh lên xe chạy nhanh lên.
Thu cuống quýt, định nhảy xuống để anh bỏ chạy. Anh
ngăn Thu lại, nói:
- Bây giờ
chạy không kịp nữa rồi.
Mẹ đi tới,>
- Hai
người định đi đâu bây giờ?
Thu nói:
- Con…chúng
con đến bệnh viện khám cái chân, đây là người mà con nói…ở đội thăm dò…
Ba tự giới thiệu:
- Thưa
bác, cháu là Tôn Kiến Tân, bác …vừa về ạ?
Mẹ nói:
- Thu,
con về trước đi, để mẹ nói chuyện với anh Tân.
Ba vội vàng nói:
- Vậy bác
để cháu đưa Thu vào đã, chân Thu sưng, bị loét, đi lại rất khó khăn.
Thu định nhảy xuống đi, nhưng Ba ngăn lại.
Mẹ thấy chân Thu bị băng, nói:
- Con cứ
để anh ấy đưa vào, vào nhà mẹ nói chuyện. Để mẹ về trước, đứng đây nói chuyện
người khác trông thấy không tiện. – Nói xong, mẹ vào trước.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT