- “Hắc Hổ trấn là quê hương của thúc thúc mình là Thiết Bút Cùng Nho Tang Tử Tu, người trong nhóm Phong Trần nhị hữu. Thể nào đại tỷ cũng lộ diện ở nơi gần đây. Có lẽ chị ấy với Tang thúc thúc ở Liễu Ám Hoa Minh trang bực mình mà bỏ về nơi đây chăng?”
Nghĩ như vậy, tay chàng đang định giơ lên tấn công, vội buông xuôi xuống mà lớn tiếng hỏi :
- Hắc Hổ trấn phải không? Mỗ muốn hỏi thăm một người, chẳng hay vị có biết người ấy không?
Hai đại hán đồng thanh đáp :
- Nửa đêm canh ba, ngươi cứ lén lén lút lút như vậy, ta đang định bảo ngươi kiếm một người ở trong trấn để bảo đảm, nếu không phải là thăm bạn, hay tìm bà con, thì khuyên ngươi nên mau rời khỏi nơi đây thì hơn. Bằng không, hừ...
Âu Dương Siêu thấy hai tên ấy làm bộ làm tịch như vậy, vừa buồn cười vừa tức giận, liền lớn tiếng đáp :
- Ta hãy hỏi các ngươi, ở đây có vị tiền bối nào họ Tang tên là Tử Tu, biệt hiệu là Thiết Bút Cùng Nho không?
Chàng vừa hỏi tới đó, thì trong bóng tối đã có người lớn tiếng đỡ lời :
- Hiền điệt giỏi lắm, nhớ lắm! Hiện lão đang ở đây, mau lại đây cùng lão đi vào trong thị trấn!
Tiếng nói ấy vừa dứt, Tử Tu đã ở trong thị trấn rảo bước đi ra.
Lúc này Âu Dương Siêu đang buồn bực, trong lòng rầu rĩ hết sức nay trông thấy Tử Tu thật không khác gì gặp được chú bác ruột vậy. Chàng vội tiến lên mấy bước vái chào rồi nức nở hỏi :
- Sau khi ở Sao Hồ chia tay, Tang thúc thúc vẫn được mạnh giỏi đấy chứ?
Tử Tu cũng ứa ra mấy giọt lệ già, gượng cười đáp :
- Nơi đây không phải là chỗ trò chuyện, hiền điệt hãy theo lão về nhà đã.
Nói xong, ông ta quay lại bảo hai đại hán kia rằng :
- Hai người cứ tiếp tục tuần tiễu đi, nhưng đừng có dọa nạt người như thế nữa!
Có lẽ hai người đó là phu canh, suýt tí nữa thì Âu Dương Siêu phì cười thành tiếng, nhưng chàng lại nghiêm nét mặt ngay và nói tiếp :
- Hai người này kể ra cũng chịu khó đấy! Thúc thúc nơi đây đã có chuyện gì xảy ra không được yên, mà những người phu canh phải cầm khí giới như vậy?
Tử Tu thở dài một tiếng, muốn nói lại thôi, rồi bảo chàng ta rằng :
- Hiền điệt hãy theo lão về nhà đã.
Nói xong, ông ta dắt tay Âu Dương Siêu đi ngay vào trong thị trấn tức thì.
Hắc Hổ trấn tuy bé nhỏ, nhưng là chỗ gần gũi khu rừng núi, lúc thường tiệm ăn tiệm uống mở cửa buôn bán, người đi lại cũng náo nhiệt lắm, nhưng vì bây giờ đã gần canh hai, có một số khách điếm đã đóng cửa, nên mới hiu quạnh như vậy.
Hai người đi qua một phố nhỏ, vừa ngoẹo sang bên phải đã thấy có một căn nhà đồ sộ, trên cửa sổ có một tấm bảng đen sơn chữ vàng: “Tích Thiên Nhân Gia” trông có vẻ khí khái lắm.
Âu Dương Siêu thấy vậy ngạc nhiên hỏi :
- Người trong võ lâm ai cũng bảo thúc thúc là người phong trần kỳ sĩ, không ngờ thúc thúc lại có nhà cửa đồ sộ như thế này!
Tử Tu đáp :
- Nếu lão có nhà cửa đồ sộ như thế này thì Phong Trần nhị hữu tại sao lại có cái tên nho nhỏ như thế? Đây là nhà của người anh họ lão. Lão thích ngao du giang hồ từ hồi còn nhỏ, nên cho tới bây giờ vẫn còn trần như nhộng vậy. Già nua như thế này mà vẫn không có một nơi để an thân lập mệnh, nói ra thực hổ thẹn vô cùng.
Hai người vừa nói vừa đi tới trước cửa căn nhà ấy. Tử Tu cầm cái vòng ở trên cửa khẽ gõ một cái, một ông già mặt rất hiền từ, tinh thần sảng khoái, bước ra mở cửa. Phía sau ông già là Băng Dung. Nàng đang phùng mồm chẩu môi, chẳng nói chẳng rằng, mặt lộ vẻ ai oán.
- Tôi biết lắm, ngoài con này ra, chắc hiền đệ cũng chả bay đi đâu được hết.
Tử Tu thấy thế liền cười ha hả. Băng Dung hổ thẹn vô cùng, liền cúi đầu xuống. Âu Dương Siêu cũng rất ngượng, vội chắp tay vái chào ông già và nói :
- Chắc vị này là chủ nhân Tang thế bá phải không?
Ông già nọ mỉm cười trả lễ và thủng thẳng đáp :
- Lão là Tang Triển Đường, năm xưa đã có mấy lần lệnh tôn Âu Dương đại hiệp cùng Tử Tu hiền đệ tới đây thăm lão, không ngờ...
Nói tới đó, ông ta lắc đầu ha lịa, mặt tỏ vẻ rầu rĩ.
Âu Dương Siêu nghe thấy người ta nhắc đến cha mình, mặt xịu ngay lại, rầu rĩ như muốn khóc, Tử Tu thấy thế liền nói lảng sang chuyện khác, lớn tiếng bảo các người rằng :
- Sao lại đứng ngoài cửa nói chuyện thế này? Đi vào trong nhà đi chứ?
Triển Đường mời Âu Dương Siêu vào khách sảnh. Bơn người vừa ngồi xuống xong, đã có một thằng nhỏ bưng nước trà ra mời uống. Triển Đường lại nói :
- Lão lớn hơn vài tuổi, cho phép lão được gọi là hiền điệt nhé? Chắc hiền điệt chưa dùng cơm phải không?
Âu Dương Siêu gượng cười đáp :
- Cháu không thấy đói lắm.
Băng Dung vội xen lời nói :
- Y không những chưa ăn cơm chiều, mà có lẽ hai ba ngày hôm nay không thấy đói, nên mới không ăn uống gì là thế.
Thấy nàng nói như vậy, anh em Tử Tu đều cười khì. Âu Dương Siêu cũng hổ thẹn đến mặt đỏ bừng, rồi gượng cười nói :
- Quả thật tiểu điệt không thấy đói lắm.
Tuy chàng nói như vậy nhưng vì hai hôm nay chưa ăn uống gì cả nên lúc này vừa uống chén nước trà vào, bụng liền sôi ngay.
Tiếng sôi bụng của chàng rất kêu, ai ai cũng đều nghe thấy cả.
Băng Dung vừa cười vừa nói tiếp :
- Mồm nói bướng nhưng bụng lại không chịu hướng cho? Hiền đệ thử nghe xem?
Tử Tu với Triển Đường không sao nhịn được liền cười ha hả, cả Băng Dung cũng thế.
Trận cười ấy đã làm cho Băng Dung hết giận Âu Dương Siêu nên chả phải giảng hòa gì hết. Băng Dung đã nguôi cơn giận liền.
Triển Đường liền bảo người nhà sửa soạn cơm nước. Nhà giàu có khác, chỉ dặn bảo có một tiếng, giây lát sau, người nhà đã dọn một mâm cơm rất lịch sự ra ngay.
Tuy Tử Tu và các người đã cơm nước rồi, nhưng cũng ngồi vào bàn để tiếp chuyện.
Ăn tới lưng chừng, Tử Tu ngưng chén, mỉm cười hỏi :
- Hiền điệt, ngu thúc có một câu này đường đột một chút, không biết có nên nói ra hay không?
Âu Dương Siêu vội đỡ lời :
- Có việc gì xin thúc thúc cứ nói đi. Tiểu điệt là con cháu trong nhà chứ có phải là người xa lạ gì đâu?
Tử Tu đưa mắt nhìn bốn phía xung quanh một lượt, rồi hạ thấp giọng khẽ hỏi :
- Hiền điệt ở trong Vạn Lê cốc đã cướp được Tính Linh châu, một vật quí báu nhất của võ lâm, mong hiền điệt đem ra cho mọi người xem để được sáng mắt ra.
Triển Đường cũng tỏ vẻ hâm mộ, hai mắt cứ nhìn thẳng vào Âu Dương Siêu, cả Băng Dung cũng thế, đang trố mắt lên nhìn chàng để đợi chàng trả lời.
- Sao thúc thúc lại nói như thế? Tuy tiểu điệt được trông thấy hạt châu ấy rồi, nhưng lúc ấy chưa biết đó là vật quí báu nhất của võ lâm. Sau đó ông cụ ấy đã đem đi mất chứ có lọt vào tay của tiểu điệt đâu.
Băng Dung thấy chàng định lên tiếng thề, vội đỡ lời :
- Không có thì thôi, việc gì mà phải thề thốt làm chi.
Tử Tu cau mày lại, u oán nói tiếp :
- Thế là mấy ngày gần đây, trên giang hồ ai ai cũng đồn đại như vậy. Nếu hiền điệt chưa lấy được hạt châu ấy thì phải nên cẩn thận mới được, vì tên ngầm rất khó đề phòng...
Ông ta chưa nói dứt, bên ngoài nhà đã có tiếng cười nhạt vọng vào.
Trong nhà có ba tay cao thủ như thế mà có người dám nghe trộm như vậy kể cũng táo gan thật.
Lúc ấy chỉ thấy bóng người thấp thoáng, đèn lửa tắt ngóm, Âu Dương Siêu, Tử Tu, Băng Dung, ba người đã lần lượt nhảy ra ngoài nhà rồi phi thân lên trên mái nhà, nhưng chỉ thấy trăng sáng như ban ngày, sao lóng lánh ở trên trời thôi, chứ làm gì có bóng dáng người nào?
Tử Tu đứng ở trên mái nhà thở dài và nói :
- Thân pháp nhanh thật!
Âu Dương Siêu cũng hậm hực nói :
- Tiểu tử nào mà lại có đôi đùi chó nhanh như thế?
Băng Dung bỗng cau mày lại, khẽ nói :
- Nguy tai! Chúng ta đã mắc hợm.
Nàng vừa nói vừa nhảy xuống dưới nhà trước. Tử Tu với Âu Dương Siêu cũng nhảy xuống theo. Khi ba người vào tới trong khách sảnh đều ngẩn người ra nhìn, không nói được nửa lời.
Thì ra ba người thấy Triển Đường đang ngồi ở trên ghế, hai mắt nhìn thẳng, chân tay cứng đờ, trông như phỗng đá vậy. Lúc ấy ba người mới biết là ông ta đã bị người điểm huyệt.
Băng Dung không đến thăm Triển Đường trước, mà lại chạy tới chỗ bức tranh sơn thủy, mồm thì nói :
- Sư thúc xem này!
Âu Dương Siêu với Tứ Tu đưa mắt nhìn lên bức tranh, thấy trên bức tranh có viết bốn chữ rất thảo như sau: “Tam nhật giao châu” (trong ba ngày phải giao hạt châu). Điều mà khiến ba người ngạc nhiên nhất là không có hạ khoản, và cũng không có ghi dầu gì cả.
Tử Tu vừa xem vừa gật đầu nói :
- Công lực của người này cũng khá cao siêu đấy!
Âu Dương Siêu tức giận khôn tả, hậm hực nói :
- Quân tiểu quỷ không phải là người quang minh chính đại, chỉ biết giở những hành vi trộm cướp ra thôi.
Nói xong, chàng lại nhảy ra bên ngoài lần nữa, nhưng Tử Tu đã vội ngăn cản và nói :
- Lúc này dù có đuổi cũng không kịp nữa. Chắc y núp ở trong núi giả, chờ chúng ta nhảy ra, y liền thừa cơ vào trong này viết xong mấy chữ rồi vội bỏ đi ngay.
Băng Dung cũng gật đầu nói :
- Sư thúc đoán không sai chút nào. Có lẽ lúc này không sao đuổi kịp đâu, vì điều khó khăn nhất là không biết y chạy về phương hướng nào.
Nói xong, nàng cũng đưa mắt ra hiệu cho Âu Dương Siêu đừng đuổi theo nữa.
Lúc ấy Tử Tu đã giải huyệt cho Triển Đường, biết Triển Đường là người không biết võ, dù có hỏi thăm cũng vô ích thôi, nên Tử Tu không hỏi han gì hết.
Âu Dương Siêu tức giận đến không ăn cơm nữa chỉ mãi thở ngắn than dài và cau mày đi đi lại lại trong phòng, Tử Tu thấy vậy vội an ủi chàng rằng :
- Hiền điệt hà tất phải nóng lòng sốt ruột như thế làm chi? Chỉ ba ngày nữa là biết y là ai ngay.
Âu Dương Siêu vội đáp :
- Khốn nỗi tiểu điệt đang có việc cần, muốn đuổi theo kẻ thù của nhị muội để trả thù cho cô ta.
Âu Dương Siêu vì nóng lòng, sốt ruột, đầu óc bối rối, nên chưa kịp nói chuyện Quyên Quyên bị Tiếu Diện Vô Thường giết hại như thế nào cho Băng Dung hay. Lúc này chàng như người nằm mơ mới thức tỉnh vỗ tay vào đầu một cái rồi tự trách rằng :
- Đáng chết thật. Việc lớn như thế này mà tiểu đệ quên bẵng đi mất.
Tiếp theo đó, chàng mới kể rõ câu chuyện cho Băng Dung nghe.
Nghe xong, Băng Dung khóc sướt mướt và nói :
- Doãn Lượng! Ngươi có chạy tới chân trời góc biển, ta cũng phải tìm cho ra. Nhị muội ở dưới chín suối nếu linh thiêng thì hãy đưa chị đi kiếm Tiếu Diện Vô Thường. Thể nào chị cũng phải lấy máu kẻ thù để tế lễ trước bàn thờ em.
Nàng nói xong lại càng lớn tiếng khóc thêm. Âu Dương Siêu cũng cứ ứa nước mắt ra hoài.
Tử Tu thấy chỉ em Âu Dương Siêu khóc sướt mướt như vậy liền khuyên bảo :
- Người đã chết, hai người có khóc như thế cũng vô ích thôi. Mau nín đi, để còn nghĩ cách tìm kẻ thù có hơn không?
Triển Đường cũng lên tiếng khuyên giải rằng :
- Hai vị không nên khóc nữa. Bây giờ đã canh ba rồi, cũng nên yên nghỉ dưỡng sức để ngày mai bàn cách đối phó sau.
Băng Dung gạt lệ, gật đầu, rồi quay người đi vào nhà trong.
Tử Tu đưa Âu Dương Siêu tới thư phòng, dặn chàng vài câu rồi ông ta trở về phòng bên phía Tây yên nghỉ.
Tuy vất vả mấy ngày, người đã mệt mỏi, nhưng đầu óc bối rối, Âu Dương Siêu không sao ngủ được, đành phải ngồi dậy vân công điều tức.
Tiếng trống canh đã gõ ba tiếng vọng tới. Chàng đang mơ mơ màng màng, sắp sửa nhập tĩnh, thì bỗng thấy ngoài cửa sổ có một bóng đen như một con chim bay lướt qua, không có một tiếng động gì cả. Nếu không để ý xem thì không sao trông thấy rõ. Chàng không dám trì hoãn, vội nhảy xuống đất, móc túi lấy lá cờ báu ra, khẽ đẩy cửa sổ nhảy lên, ra ngoài sân, nhưng không thấy gì cả. Chàng đang định quay về phòng, bỗng trông thấy ở dưới đất có một cái bóng người gầy gò bé nhỏ đang ngồi ở trên cành cây. Chàng giật mình kinh hãi vội ngẩng đầu lên nhìn.
Chàng thấy cái bóng đen ấy vì ngồi xoay lưng về phía mặt trăng nên không trông rõ mặt, nhưng người đó đang vẫy tay gọi chàng.
Chàng tức giận khôn tả và đoán chắc người này thể nào cũng là người đã vào khách sảnh viết chữ để lại, và cũng là người đã điểm huyệt Triển Đường. Chàng không muốn đánh thức Băng Dung với Tử Tu dậy, liền nhảy ngay lên trên cây nọ, giơ song chưởng lên định tấn công.
Không ngờ hình bóng nhỏ ấy vừa thấy chàng nhảy lên, đã nhẹ nhàng nhảy sang cây khác ở cách đó năm trượng, thân pháp của y nhanh nhẹn khôn tả.
Âu Dương Siêu thấy vậy cũng phải kinh hãi thầm và bụng bảo dạ rằng :
- “Có lẽ người này là cao thủ lợi hại nhất mà khi ta ra đời đến giờ mới được gặp gỡ lần đầu.”
Tuy vậy chàng vẫn không hãi sợ, chỉ một thân một mình đuổi theo cái bóng đen kia thôi.
Khi ra đến ngoài thị trấn, chàng thấy cái bóng đen ấy vẫn cứ cắm đầu chạy hoài, không có vẻ gì định ngừng chân lại để đối địch với mình.
Chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm, vôi kêu gọi :
- Người đằng trước kia là ai thế? Sao cứ cắm đầu chạy hoài như vậy? Nếu không ngừng chân, tại hạ sẽ lên tiếng mắng chửi liền.
Cái bóng đen kia cứ chạy tiếp, nhưng thỉnh thoảng quay đầu lại, giơ một tay lên xua lia lịa, ra hiệu cho Âu Dương Siêu đừng có kêu gào như vậy.
Xem thái độ của người ấy không có vẻ gì là đối địch với mình cả, Âu Dương Siêu không dám mắng chửi nữa, trái lại còn nghĩ thầm rằng :
- “Được, ta cứ theo sau, thử xem ngươi dụ ta đi đâu? Chẳng lẽ ngươi lại đưa ta tới sào huyệt của các ngươi để thị nhiều người vây đánh ta chăng? Nhưng ta sợ gì các ngươi, nếu quả thật như vậy ta thể nào cũng phá tan sào huyệt của các ngươi cho mà coi?”
Hai cái bóng người, nhanh như hai mui tên, phi thẳng về phía trước. Chỉ trong chốc lát cả hai đã đi được ngót hai trăm dặm, tới trước một khu rừng cây phong.
Âu Dương Siêu lo Âu vô cùng, chỉ sợ vào trong đó sẽ mất tích người ấy, nên chàng vội lớn tiếng kêu gọi :
- Các hạ dụ tại hạ tới đây làm chi? Nếu các hạ không nói rõ bắt buộc tại hạ sẽ vô lễ đấy!
Nhưng người bé nhỏ ấy không thèm trả lời cứ việc phi thân vào trong rừng ngay.
Âu Dương Siêu vội giở hết tốc lực khinh công của mình ra, đuổi theo vào trong rừng tức thì.
Ngờ đâu, khi vào tới trong rừng, chàng không thấy hình bóng người bé nhỏ kia nữa.
Chàng nóng lòng vô cùng, cứ chạy lung tưng để tìm kiếm. Đang lúc ấy, trong bụi cây rất rậm rạp bỗng có tiếng kêu :
- Ối chà...
Tiếng kêu la ấy rất thảm khốc và ai nghe thấy cũng phải kinh hoảng.
Âu Dương Siêu vội chạy vào trong bụi, liền thấy một cái xác của một đại hán cao lớn vạm vỡ, đầu và mặt bị chém nát, không sao biết được xấu đẹp ra sao? Máu tươi ở trên đầu và mắt của người đó đang chảy ra lai láng, đủ thấy y mới bị giết chết không lâu.
Âu Dương Siêu nhìn kỹ, biết người này không phải là người đã dụ mình đến đây, vì người ấy bé nhỏ chứ không vạm vỡ như người này.
Âu Dương Siêu thấy vậy liền nghĩ thầm :
- “Nạn nhân không phải là y, thì tất nhiên y là hung thủ chứ không sai?”
Chàng đang nghĩ, lại nghe thấy có tiếng kêu “ối chà... ái chà...” nổi lên hên tiếp theo, tiếng kêu này còn rùng rợn hơn tiếng kêu hồi nãy nhiều.
Bụi cây ấy rất rậm rạp, ánh sáng trăng cũng không sao lọt vào được. Dù tối om như thế mà chàng cũng không sợ hãi chút nào, vẫn tiếp tục tiến thẳng vào chỗ có tiếng kêu ấy.
Chàng mới đi được hơn hai chục trượng, đã thấy một đại hán râu xồm, mặt rất hung ác, bụng bị phanh ra, ngũ tạng lục phủ chảy cả ra ngoài, chết một cách rất thảm thương, hiển nhiên là bị môn Thái Cực công lực một môn võ công đã thất truyền lâu năm, chộp thủng.
Cạnh đại hán kia, chỗ gốc cây, lại có một đạo sĩ trông như bọn hòa thượng và lão ăn mày mà chàng đã gặp ở Vạn Lê cốc vậy. Đạo sĩ này bị ấn đầu thụt vào trong cổ, chỉ còn để lộ bộ tóc ra ngoài thôi, chứ không trông thấy mặt. Thấy hai xác chết như vậy chàng cũng phải sờn lòng rợn tóc gáy.
Chàng bỗng nghĩ thầm :
- “Không biết hung thủ có phải là ông già có hạt châu kỳ chân kia không?”
Sở dĩ chàng nghĩ như thế là vì trong võ lâm chưa ai luyện được môn Phật Lực Thủ tới mức này cả.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT