Lão Phan hôm nay đi ăn cưới, cách chô tôi không xa nên ghé qua chơi, lão là loại trung niên hết sức bình thường, đầu tóc lơ thơ nhưng chải sáng bóng, bụng bia, thương mặc bộ đồ rẻ tiền do vợ mua ở vỉa hè, trong tủ có dăm bộ complet phòng khi cần dùng, đeo kính màu cà phê, nói chuyện chững chạc, giống như mọi đàn ông trung niên có chút thành công hay một anh trưởng phòng cơ quan nhà nước.

Thật ra lão Phan không giản đơn chút nào, tốt nghiệp khóa hai hay ba gì đó trường đại học địa chất Trung Quốc, chuyên ngành khảo cổ. Hồi ấy sinh viên đại học phải gọi là giỏi, mỗi người đều có tuyệt kỹ, lão Phan lại thuộc dạng top trong số đó. Nếu lão tiếp tục theo chuyên nghiệp của mình thì ngày nay tuyệt đối có thể bon chen cùng đám giáo sư trên tivi, đáng tiếc là thập niên 90, lão không chống lại được cám dỗ nhảy ra kinh doanh riêng. Thế là từ một tay giỏi giang hoành tráng, sau khi lỗ chỏng vó mấy lần trở nên co ro cúm rúm hết cả lại. Lý do lão lỗ nặng theo tôi là tội của lão, chẳng trách được ai: Lão vứt bỏ chuyên nghiệp theo mấy tay Phúc Kiến đi buôn đồng hồ.

Sau năm 2000, lão lại quay về nghề cũ, chuyên giám định đồ cổ, kiếm được tuy không ổn định nhưng cũng kha khá, lão ở chỗ tôi lấy cái danh phó giám đốc chứ cũng không lĩnh lương, chỉ thu 20% hoa hồng mỗi món đồ giám định.

Lão đưa cho tôi điếu thuốc, tôi bỏ dao lên bàn rồi cúi đầu châm lửa, chưa kịp nói năng gì thì mắt lão Phan đã dính chặt vào cây dao, một cây dao găm thời Chiến Quốc có sức quyến rũ cỡ nào với một gã có bề dày giám định đồ cổ có thể hiểu được, kính trệ xuống, lưng còng lại như muốn bay vào cây dao luôn.

Tôi vội giật lại dao, bỏ vào túi, cười cười nói:

- Dao cắt trái cây, có quái gì mà xem.

Lão chỉ ngón tay vàng khè vì khói thuốc vào tôi nói:

- Đưa đây!

Tôi móc dao ra tung tung trên tay đùa đùa nói:

- Ông không nghĩ cái này là đồ cổ đấy chứ?

Rốt cục lão cũng mắc lừa, sát sát mồ hôi trên trán cười khổ nói:

- Bệnh nghề nghiệp rồi, chỗ cậu làm sao mà có dao thời Chiến Quốc được cơ chứ.

Tôi nghịch nghịch cây dao, giả bộ tỉnh bơ hỏi:

- Nếu là dao Chiến Quốc thật thì giá bao nhiêu?

- Nếu là đồ thật, do chú bán ra thì bán cho ai cũng phạm pháp, còn bán ra nước ngoài thì kiếp này anh khỏi gặp chú luôn, nhà nước quy định đồ cổ trước năm 1795 không được xuất cảnh, chú nghĩ xem thời Chiến Quốc đến năm 1795 là bao nhiêu năm..

- THì nói chơi thôi mà, cho cái giá nghe coi.

- Thế này nhé, tại nhà đấu giá Sotheby ở Anh bán một cái bình thời minh là 15 triệu Bảng Anh, chưa cần nói giao dịch ngầm, ở Hồng Kông bán một cây đao của Càn Long, chưa cần biết Càn Long đã từng nhìn thấy cây đao ấy chưa cũng đã 40 triệu dollar Hồng Kông rồi, một thanh kiếm mạ vàng Napoleon từng dùng giá 50 triệu NDT...

Tôi chen ngang:

- Nếu là cây dao Kinh Kha dùng để ám sát Tần Thủy Hoàng thì sao?

Lão Phan lườm tôi một phát nói:

- Đừng luyên thuyên nữa, anh phải đi đây.

Tôi đần mặt ra nhìn cây dao găm bụng bảo dạ" Nếu đổi thành tiền xu không biết đập chết mình được bao nhiêu lần?"

Kỳ thật tôi cũng không ngốc, chưa cần nói cây dao, từ trên người Kinh Kha nhổ sợi lông cũng tính là di sản văn hóa rồi, nhưng tôi cảm giác dính vào vụ đó hết sức nguy hiểm, chưa nói đến phạm pháp, chỉ tính mấy thứ đó bán ra nước ngoài, không cần 1000 năm tôi đã thành " thiên cổ tội nhân rồi". Là giám đốc một hiệu cầm đồ, tôi có thể lừa lọc ép giá kiếm chút tiền vô lương tâm, nhưng tối thiểu khi còn đi học cũng được giáo dục yêu nước, vụ này không chơi được.

Buổi trưa, Bánh Bao có 20 phút nghỉ, bình thường tôi hay đóng cửa ra cùng nàng ăn ở ngoài, hôm nay đành bảo nàng mang 1 cân bánh bao về vậy. Khi Bánh Bao vội vàng chạy về thì Tần Thủy Hoàng đang xem Sao Băng, Bánh Bao gật đầu coi như chào hỏi rồi hối hả lấy ghế ngồi coi, bảo nàng ăn thì bảo ăn rồi, đoạn cắm mũi vào tivi. Khi đang đến đoạn Đạo Minh Tự, Hoa Trạch loại và Sam Thái lằng nhà lằng nhằng thì quảng cáo chen ngang. Bánh Bao đứng dậy nói với Chính béo:

- Anh béo, chiều về cho em biết kết quả.

Điều làm tôi kinh ngạc nhất là Chính béo dùng một giọng còn Đài Loan hơn cả dân Đài Loan đáp:

- Được rồi, nói nhiều quá đê...

Tôi lôi Kinh Kha, người đang nhiệt tình nghiên cứu cửa kính từ phòng bên ra ăn bánh bao, còn may, hai người chưa gây ra chuyện gì khiến tôi nhức óc. Kinh Kha hơi bị khờ, với những sự vật mới đã ngại không hỏi, đồ đạc trong nhà đủ cho hắn nghiên cứu nửa năm rồi, còn Chính Béo thì đến hưởng thụ nên tâm lý không thèm chú ý đến mấy thứ đó.

Tôi lo là đến một lúc nào đó hai người tỉnh lại, phát hiện bị Diêm Vương lừa sẽ lôi tôi ra xả giận, nhất là Tần Thủy Hoàng, nếu gã biết tôi hay gọi sau lưng gã là Chính béo. Tôi bỏ đồ của hai người vào đáy tủ, một năm sau phải để hai người mang đi một kiện không thiếu, tôi thừa nhận không dám đem bán vì biết đám buôn đồ cổ cũng không kém gì bọn buôn ma túy hay vũ khí, bán ra một món là khỏi yên thân luôn, trông cậy vào củ đậu trong tay tôi có vẻ không đảm bảo. Đương nhiên, tôi cũng hơi lắm mồm nhắc lại một câu, tôi không muốn thấy mấy bảo vật này bị bán ra nước ngoài, bạn đọc chỉ cần nhớ thế là đủ rồi. Cây dao của Kinh Kha thì tôi rửa sạch rồi bỏ vào thùng công cụ, nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất.

Bánh Bao tuần này làm ca sáng, tức là 10h đi làm, 4 h chiều nghỉ, thật ra là phải khoảng 5h mới nghỉ được, ca tối làm từ 4h đến 11h.Làm ca đêm thì Bánh Bao chưa bao giờ bắt tôi đi đón, không hẳn bì dạng mạo cực kỳ trừu tượng của nàng mà vì nhà nàng ở khu Đường sắt, từ bé đến lớn đại chiến với đám trẻ con cùng khu mà trưởng thành, thuộc loại " giang hồ nhi nữ", khi lên lớp sáu đã huýt sáo trêu một thầy giáo đẹp trai, xui xẻo là nàng không biết đấy là thầy giáo Tiếng Anh mới, may mắn là thầy không nghe thấy, lại xui là vì cô chủ nhiệm của nàng, một bà già khó tính bắt được quả tang. Nhờ vậy suốt thời đi học Bánh Bao chỉ học được hai câu thơ: Hương hoa mai đến từ giá rét và Mặc gió mưa xuy đả thét gào.

Vì thế, đối với đám bạn bè nhí nhố của tôi nàng rất dễ chấp nhận, hôm nay nàng mang về cả một giỏ thức ăn bự, nàng rửa một qua dưa chuột, bẻ cho Tần Thủy Hoàng một nửa, tự cắn một nửa hỏi:

- Sao, sao, Trạch Loại không làm gì Sam Thái chứ hả?

Sau một buổi chièu Tần Thủy Hoàng đã nắm được tác dụng của tivi, điện thoại và ô tô, sau này tôi nói với gã phim truyền hình là giả, gã rất kinh ngạc hỏi, biết là giả sao vẫn xem, chỉ đành giải thích là cũng như gã xem người đẹp sáu nước khiêu vụ thôi. Còn Kinh Kha đã tìm được vật yêu thích, một cái đài bán dẫn, hắn cho rằng âm thanh là do người tí hon bị giam bên trong phát ra, suốt buổi chiều tìm cách nói chuyện với họ. Có hai người, tôi thấy có nghĩa vụ phải làm công tác tư tưởng cho Bánh Bao. Tôi đến bên lavabour , giả bộ giúp nàng rửa rau rồi nói:

- Hai người thật ra không được bình thường! - Tôi rất khéo léo nói - Không phải cùng thời đại với bọn mình.

- Cái người lớn tuổi cũng chỉ 40 chứ mấy?

Tôi gãi đầu nói:

- Chơi Rock đấy, không được hoan nghênh nên cũng hơi thần kinh chút.

Nói vậy Bánh Bao lập tức hiểu ra, tạm thời tôi không dám nói rằng hai người sẽ ở đây 1 năm. Làm cơm xong, trên bàn ăn Bánh Bao hỏi:

- Anh béo tên là gì?

Tần Thủy Hoàng thoải mái cười nói:

- Ạnh gọi lạ Doanh Chịnh!

Bánh Bao nhìn Kinh KHờ, hắn cướp lời:

- Tui kêu là Kinh Kha!

Bánh Bao ngẩn ra rồi cười ầm lên:

- Đúng là có tính sáng tạo, ban nhạc của mấy người gọi là gì?

Tôi mồ hôi đầy người, chen vào:

- Tần triều.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play