“Đế Vương Dị Sử” mà giáo sư Lãm vừa mang ra dày phải bằng, có khi hơn cả cuốn niên giám điện thoại, cỡ cả ngàn trang trở lên. Cuốn sách tuy dày nhưng được bọc bằng bìa sách cứng, bằng kim loại màu vàng và nhìn chắc chắn. Chỉ riêng cái tên “Đế Vương Dị Sử” thôi đã đủ gây tò mò cho người khác rồi, bìa sách bằng kim loại màu vàng này được khắc hình ảnh năm con kim long uốn lượn, tạo ra khí thế vương giả sang trọng cũng đủ để thu hút những ánh mắt chú ý. Giáo sư Lãm nâng niu quyển sách, đặt nó nhẹ nhàng lên bàn, ngước mặt lại nhìn những khuôn mặt háo hức của Huy, Viên và chú Lục, mỉm cười:
_ Trước khi kể chuyện, tôi muốn hỏi có ai biết gì về chữ Nôm không?
_ Là chữ vẹo gì? (Chú Lãm lắc đầu chịu thua)
_ Là chữ của Việt Nam hồi xưa nè (Viên chen vào)
_ Vậy có từ khi nào?
_ Ẹc, chú hỏi gì khó vậy (Huy bĩu môi)
_ Okay, okay, thế câu hỏi nhẹ nhàng hơn nhé! Bộ sử sách đầu tiên của Việt Nam là gì? Có từ khi nào?
Câu hỏi giáo sư Lãm đưa ra, câu nào cũng hóc búa và khó nhớ. Quả thật, lịch sử là cái môn mà không chỉ chú Lục, Viên hay Huy, tất cả mọi người đều tránh xa. Lịch sử của Tàu hay châu Âu, có khi còn được mọi người biết đến nhiều hơn cả lịch sử Việt. Đó là nỗi đau, cũng là nỗi trăn trở của biết bao nhiêu con người yêu nước, một đất nước có bề dày hơn 3000 năm lịch sử. Giáo sư Lãm thở dài, ông ta lắc đầu trước kiến thức dưới mức “phổ thông” của cha con nhà chú Lục:
_ Chán mọi người quá! Thôi tôi nói luôn, bộ sách lịch sử đầy đủ và chính xác nhất là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên vào năm 1697, ghi chép lại đầy đủ từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến thời nhà Hậu Lê.
_ Ồ, ra đó là cuốn cổ nhất (Huy vén cắm cố ghi nhớ)
_ Tầm bậy! Bộ chứ không phải cuốn, mà bộ đó chưa cổ nhất
_ Hả, có bộ cổ hơn hả?
_ Haizza, ôi giới trẻ! Bộ này lại biên soạn dựa trên bộ “Đại Việt Sử Ký” của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên vào năm 1427, viết từ thời Triệu Vũ Vương đến khi Lê Lợi đánh bại quân Minh lập ra nhà Hậu Lê…
_ Ồ, ra đó mới là bộ đầu tiên
_ Lại tào lao! Bộ này còn biên soạn dựa trên hai bộ khác nữa tên Việt Chi của Trần Phổ và bộ An Nam Chí Lược viết vào khoảng năm 1333..
_ Hả……đâu ra nhiều vậy?
Giáo sư Lãm lại lắc đầu thở dài, ông ta cảm thấy bất lực trước 2 đứa nhóc ngu dốt lịch sử như Huy và Viên. Mà thật ra giới trẻ hiện nay đều thế, bảo sao sử sách Việt Nam không ngày càng mai một đi, bảo sao bọn trẻ biết Tần Thuỷ Hoàng, Tống, Minh còn nhiều hơn Đinh, Lý, Trần. Giáo sư tiếp tục bộc bạch:
_ Bởi tuổi trẻ dốt sử… An Nam Chí Lược được viết bởi một người Việt gốc Hán tên Lê Tắc soạn ra. Người này vốn tổ tiên là Hán tộc, phụng sự nhà Hán sang làm thứ sử Đại Việt hay Việt Nam ta sau này. Đến đời ông ta thì hồi hương làm quan nhà Nguyên, viết bộ An Nam Chí Lược từ thời vua Hùng dựng nước đến thời nhà Trần.
_ Ủa mà khoan, nãy chú nói….Triệu Vũ Vương? Là ai? Triệu Quang Phục hả?
_ Bậy bạ! Tào lao! Triệu Quang Phục là Triệu Việt Vương! Có biết Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không?
_ Dạ có, mà sao chú?
_ Có đoạn thế này: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;”. Triệu Việt Vương còn chưa được xem là một vương triều thì sao xứng đứng ngang hàng các triều đại, đúng không?
Cả ba cha con chú Lãm đồng thanh hét lớn. Chẳng phải Triệu Đà là nhà Tần của Trung Quốc cử sang xâm chiếm Đại Việt sao? Sử sách có ghi rõ ông ta đánh bại An Dương Vương để cướp nước và thần phục nhà Tần. Còn trong truyền thuyết, An Dương Vương được sứ giả Thanh Giang, tức Kim Quy Vương tặng cho nỏ thần, chẳng phải cuối cùng bị Triệu Đà dùng gian kế cướp mất nỏ dẫn đến mất nước đó sao? Ông ta rõ ràng là giặc, là tặc tử của Trung Quốc cớ sao lại tôn sùng ông ta? Giáo sư Lãm lại cười, ông ta lắc lắc cái đầu, đẩy cặp kính lên tỏ vẻ buồn cười lắm:
_ Chú biết mấy đứa nghĩ gì, nhưng Triệu Đà, không, Triệu Vũ Vương là một triều đại trong lịch sử Việt Nam. Ông ta tuy ban đầu được nhà Tần cử sang nhưng sau tự thoát li ra, xưng hiệu Vũ Vương, xây dựng đất nước một cách độc lập, lo cho cơm ăn áo mặc đầy đủ, trọng dụng người tài và bảo vệ chủ quyền đàng hoàng trước nhà Hán sau này!
_ Nhưng ông ta đánh bại An Dương Vương….
_ Thì An Dương Vương cũng đánh bại triều đại Hùng Vương thôi! Mạnh được yếu thua!
_ Nhưng ông ta là người Tàu…….
_ Tàu thì sao? Mấy đứa có biết từ 4500 năm trước người Trung Quốc cổ đã băng đèo đội suối đến Thái Lan, đẩy lùi người Khmer và Môn để trở thành người Thái Lan như bây giờ không? Mấy đứa có ai dám chắc An Dương Vương hay Đinh Tiên Hoàng không phải người Trung Quốc di cư không?
_ Dạ….không…
_ Đứng trên góc độ lịch sử, đừng nhìn vào gốc gác mà hãy nhìn vào việc họ làm, những gì họ đóng góp và tình cảm họ dành cho mảnh đất này, hiểu chưa?
_ Dạ hiểu!
Giáo sư Lãm mỉm cười khoan khoái, ông ta cảm giác mình vừa “minh oan” thành công cho Triệu Vũ Vương Triệu Đà. Huy cảm thấy cảm phục giáo sư, dù rằng như chú Lục nói, giáo sư Lãm không hoàn toàn là con người đáng tin cậy, nhưng lòng yêu lịch sử Việt, lòng yêu nước của giáo sư không hề giả dối được. Đến chú Lục thấy giáo sư Lãm giảng giả say sưa, chú cũng phải có cái nhìn khác về con người này, đúng là trong trăm điểm tốt cũng phải có một điểm tốt chứ. Chú Lục, trong một lần hiếm hoi, nở một nụ cười thân thiện cảm phục giáo sư Lãm:
_ Lãm! Anh giỏi thật!
_ Ha, quen nhau ngót mấy chục năm, lần đầu thấy anh khen tôi đấy!
_ Tui có gì nói đó, anh giỏi tui nói anh giỏi! Mà liên quan gì vụ Huy?
_ Đây, tôi nói tiếp! Cuốn An Nam Chí Lược vẫn chưa phải bộ cổ nhất!
_ Hả, có thứ cổ hơn nữa sao?
_ Năm 187, nhà Đông Hán cử Sĩ Nhiếp sang làm thái thú cai trị quận Giao Chỉ, tức Đại Việt đấy. Ông ta là người mang lại văn hoá nho học, truyền bá chữ Hán sang nước ta. Do nhiều từ ngữ ở nước ta không có trong chữ Hán, nên bắt đầu nhiều từ mới được thêm vào, từng bước từng bước tạo ra chữ Nôm mà tôi hỏi anh và 2 cháu ấy!
_ Ồ, thần kỳ vậy! Rồi sao nữa?
_ Sĩ Nhiếp là người rất sùng tâm linh! Khi ông ta sang đây đã thấy rất nhiều chuyện kì dị xảy ra ở đây, nên cho người viết một bộ mang tên “Giao Chỉ dị truyện”. Mục đích ông ta muốn tổng hợp những chuyện kì lạ trong thiên hạ, tổng hợp thành một bộ dâng cho vua Hán. Rất tiếc chưa viết xong ông ta đã mất, con ông ta Sĩ Huy vì muốn nổi loạn nên bị nhà Hán giết!
_ Vậy đó mới là bộ cổ nhất à??
_ Đúng! Người phụ trách viết bộ này là Tiêu Bá Vân, sau khi Sĩ Huy bị giết ông ta thay tên đổi họ thành Phạm Siêu chạy trốn, rong ruôi khắp thiên hạ ghi lại chuyện kì lạ, tâm linh trong thiên hạ. Đến đời nhà Đinh, hậu nhân của ông ta tên Phạm Hạp cùng em tên Phạm Cự Lạng phò tá Đinh Bộ Lĩnh đánh bại 12 sứ quân, trở thành công thần của nhà Đinh và dâng cho Đinh Tiên Hoàng bộ sách này. Đinh Tiên Hoàng rất ưng ý, đổi tên thành “Đại Cồ Việt Dị Ký”.
Cha con chú Lục nghe giáo sư Lãm kể chuyện thu hút đến nỗi, họ quên hết mọi cái trên đời, quên đi nốt chuyện họ muốn rời khỏi DMI, quên luôn người đàn ông trước mặt mình đã lừa mình thế nào. Ban đầu, họ chỉ muốn nghe chuyện của Huy và Lạc Long Quân, tuy nhiên họ gần như bị hút hồn bởi “tiết học lịch sử của giáo sư Lãm. Trần Lãm uống nốt cốc nước, từ nãy đến giờ ông ta là “đạo diễn chính” của câu chuyện ngày hôm nay. Ông ta mỉm cười nhìn ba cha con chú Lục, ông ta biết mình đã thắng. Giáo sư Lãm liếc nhìn Thần Kim Quy, khẽ gật đầu đầy ẩn ý. Giáo sư tiếp tục bài giảng:
_ Từ thời nhà Đinh, đến thời tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Nguyễn…. sau này, bộ sách này là quốc báu của các vị hoàng đế! Mỗi thời đại đều xuất hiện những câu chuyện tâm linh, kì truyện,….các hoàng đế cho người phụ trách thu thập câu chuyện, ghi lại rồi lọc ra, chỉ những truyện thật hay, thật rùng rợn và bí ẩn mới được cho vào bộ sách. Đến đời nhà Nguyễn thì dừng hẳn
_ Dừng hẳn ạ? Sao thế chú (Viên thắc mắc)
_ Vì các vua Nguyễn đời sau như Duy Tân, Thành Thái không tin vào tâm linh nữa. Sau khi Bảo Đại mất thì bộ sách bị thất lạc sang Pháp rồi Mỹ. Đến năm 1991, bằng phương pháp ngoại giao chúng ta đã “chuộc” bộ sách về rồi đổi tên thành “Đế Vương Dị Sử”
_ Quàoooooooo!
Bỗng nhiên, chú Lục đứng lên đi vòng quanh bàn của giáo sư Lãm, chú nhìn chăm chú vào quyển sách. Sau đó, chú lấy tay gõ nhẹ lên bìa quyền sách, lật quyển sách ra chăm chú nhìn từng trang một, rồi đột nhiên ngẩng đầu lên hỏi:
_ Bìa bằng vàng à? Giấy bằng gỗ bách tùng? Có cả bộ sách như vậy?
_ Ha, quả là anh có mắt tinh tế! Quyển này là quyển thứ 2 trong bộ 3 quyển, mỗi quyền hơn 1500 trang!
_ 1500 trang? Cả gia tài đấy!
_ 1 quyển tầm vài trăm tỉ đồng thôi! Nhưng giá trị là nội dung của nó!
_ Tôi không hiểu lắm, khoảng vài chục trang đầu tiên là chữ gì tôi không hiểu, còn lại là chữ Hán hay Nôm gì đó
_ Đời vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, Sư Vạn Hạnh đã tìm ra 288 văn bia cổ bằng đồng, khắc lại các kí hiệu chữ viết tượng hình, ngôn ngữ mà thời vua Hùng dựng nước đã dùng trước khi có chữ Nôm. Các bản khắc ghi lại các sự tích, truyền thuyết kì lạ thời điểm đó.
_ Tức là khoảng 2000 năm?
_ Đúng! Lý Thái Tổ sai người bổ sung phần còn thiếu vào bộ “Đại Việt Dị Truyện”. Quyển sách này còn có một điều rất thú vị…
_ Là gì?
_ Bộ sách này viết được viết bởi nhiều tác giả của các triều đại khác nhau, cứ mỗi lần viết những trang mới sẽ kẹp vào thành trang sách mới. Do tính chất bảo mật, mỗi người viết có cách viết khác nhau, thậm chí là chơi chữ
_ Chơi chữ? Cụ thể đi nào?
_ Ví dụ như thời nhà Đinh, Phạm Hạp là người chấp bút, thủ pháp viết từ trên xuống. Đến thời nhà Lý, Mạc Hiển Tích được giao viết bộ này, những trang sách do ông chấp bút đều viết dọc từ dưới lên. Thời nhà Trần, Mạc Đĩnh Chi là người chấp bút, trang nào ông ta viết đều đọc ngang từ phải sang ở dòng lẻ và viết từ trái sang phải ở dòng chẵn. Đến thời nhà Hồ, đích thân vua Hồ Quý Ly viết, ông ta theo kiểu ghép chữ đầu trang với chữ cuối trang. Đến thời hậu Lê, Nguyễn Trãi chấp bút, cứ chữ lẻ bỏ không đọc đến chữ chẵn, ghép những chữ chẵn lại mới ra một chữ có ý nghĩa. Còn rất rất nhiều vị danh sĩ nữa chấp bút: Ngô Sĩ Liên, Cao Bá Quát, Nguyễn Du,…phải đến hơn 300 tác giả khác nhau, mỗi vị một kiểu….
_ Vi diệu….vi diệu! Vậy…anh có hiểu hết không?
_ Hơn 4500 trang? Ha, tôi mất 21 năm chỉ mới hiểu hơn 1957 trang thôi đấy!
_ KINH! @@
_ Ngoài kiến thức về chữ Nôm, chữ Hán ra còn phải hiểu quy tắc, còn phải nghiên cứu ý nghĩa và lịch sử nữa chứ đùa!
_ Thế chuyện của Huy thì liên quan gì bộ sách này?
Ngoại trừ Tiêu Bá Vân, hay còn gọi là Phạm Siêu ra, những nhân vật kể trên là những nhân vật có thật trong lịch sử:
Các đời vương triều ở Việt Nam trong lịch sử: Vua Hùng, An Dương Vương, Triệu, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn
Chap này tương đối “nặng”, nặng vì do đã lâu chúng ta không có thói quen tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Lời khuyên chân thành của mình là các bạn nên đọc chap này từ từ, xem từng nhân vật một, google search và tìm hiểu thêm. Đặc biệt chú ý các thời đại theo dòng thời gian của Trung Quốc để dễ hiểu:
_ Vua Hùng/An Dương Vương - Nhà Tần (Tần Thuỷ Hoàng với Lã Bất Vi trong "Cỗ máy thời gian" ấy)
_ Triệu Đà (Triệu Vũ Vương)/Hai Bà Trưng (Trưng Vương) - Nhà Hán (Vua Hán là Lưu Bang trong Hán-Sở kiêu hùng ấy)
Bà Triệu - Nhà Ngô (Ngô của Chu Du bên Tam quốc nhé)
_ Lý Bí (Lý Nam Đế)/Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương)/Lý Phật Tích - Nhà Lương
_ Mai Hắc Đế/Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) - Đường (Đường của mụ Võ Tắc Thiên ấy)
_ Ngô Quyền (Ngô Vương) – Nhà Nam Hán
_ Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng)/Lê Hoàn (Tiền Lê)/Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ của nhà Lý) – Nhà Tống (Tống của Bao Thanh Thiên, Dương Quá, Cô Long, Tiêu Phong, Đoàn Dự ấy)
_ Nhà Trần (Trần của Trần Hưng Đạo) – Nhà Nguyên (Của con quận chúa Triệu Mẫn vợ Trương Vô Kỵ)
_ Hậu Lê - Nhà Minh (Của Chu Nguyên Chương, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lệnh Hồ Xung nhé)
_ Chúa Nguyễn/Chúa Trịnh/Nhà Mạc/Nhà Lê – Nhà Thanh (Ung Chính, Tuyết Sơn Phi Hồ các kiểu)
_ Nhà Tây Sơn (Vua Quang Trung, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ) – Nhà Thanh (Đời Càn Long, Tiểu Yến Tử,Ngũ A Ca nhé)
_ Nhà Nguyễn – Nhà Thanh (Đời Từ Hy thái hậu)
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT