Nàng trầm ngâm một lát, đoạn cầm cây tiêu lên thổi khút Tiểu trùng sơn.
“Xuân đến Trường Môn tươi có cây. Cây mai hoang nhú nụ, hãy chưa đơn. Ấm xanh xanh còn hãm này trà, cho một chén, tĩnh bừng từ trong mơ. Hoa ngã bóng cửa sau. Trăng thanh soi rèm thưa, ráng chiều xinh. Hai năm ba bận phụ
xuân tình. Đương trở lại, tất phải hưởng xuân nay.”
Ngọc Trợ
không hiểu nhạc lý, chỉ thấy tiếng tiêu trong trẻo, lành lạnh, nhẹ nhàng nhưng bi thương đến rung động. Nghe trong đêm yên tĩnh, như kể như
khóc, tiếng tiêu vang đi vọng lại, quanh quẩn vương vấn, như đem theo
ánh trăng, tươi đẹp khó nói nên lời. Một khúc tiêu vừa thổi xong, trong
lều vẫn im lặng như cũ.
Một lúc lâu sau, Ngọc Trợ mới cười, nói:
“Ta chẳng nói được là chỗ nào hay, nhưng mà một lúc lâu sau mà vẫn cảm
thấy tiếng tiêu kia cứ như đang vươn vấn bên tai.”
Lâm Lang khẽ
cười. “Cô cô quá khen rồi, chẳng qua là con học chơi thôi.” Nàng còn
chưa dứt lời thì chợt nghe tiếng thiết hoàng nọ vọng tới từ xa.
“Tiếng thiết hoàng lại thổi lên rồi, như có ý hợp xướng cùng chúng ta vậy.” Ngọc Trợ nói.
Lần này thổi khúc Nguyệt xuất. Khúc này thường nghe từ đàn cầm, Lâm Lang
chưa từng nghe ai dùng thiết hoàng thổi. Âm thanh phát ra từ thiết hoàng vốn lanh lảnh, thổi khúc nhạc xưa như khúc này lại đem theo một luồng
gió mới, khiến người ta có càm giác hoàn toàn mới mẻ.
Thế nhưng
trong tiếng thiết hoàng kia như tồn tại sự ngang ngược, hoàn toàn không
có ý tứ than thở, đau buồn như trong lời ca, ngược lại còn có ba phần
thong dong. Thiết hoàng thổi xong khúc Nguyệt xuất thì ngừng lại một lúc lâu, rồi lại bắt đầu thổi từ đầu. Cuối cùng, Lâm Lang không kìm được,
liền thổi tiêu hợp xướng. Một tiêu một thiết hoàng cùng nhau diễn tấu,
vậy mà lại vô cùng ăn ý. Trong một khúc nhạc, tiếng thiết hoàng lanh
lảnh, dứt khoát, tiếng tiêu nhỏ nhẹ, ngân dài. Tuy những người khác
không hiểu, chỉ thấy nghe êm tai, lại đoán xem người thổi thiết hoàng
kia là ai rồi cười đùa trêu nhau. Lúc đang cười đùa ầm ĩ thì một chiếc
mành bất ngờ được vén lên, theo đó là mấy người vây quanh cùng một người cùng bước vào.
Những người trong lều đồng loạt nhìn người vừa
tới. Người đi đầu có phong thái hiên ngang, khoảng hai mươi sáu, hai
mươi bảy tuổi, đầu đội một chiếc mũ gấm màu đen có khuy trên đỉnh, hoa
văn tròn chữ phúc, bên ngoài là chiếc áo tay ngắn chỉ đến khủy. Khi nhìn quanh thì rất có khí phái, ánh mắt nhanh nhẹn, quét qua một lượt tất cả những người ở đó. Mọi người không ngờ lại có một vị khách không mời mà
xông vào, nhìn cách ăn mặc của người này thì chẳng phải quan lại cũng
chẳng phải binh lính, hoàn toàn không biết vì sao trong đoàn hộ tống ngự giá lần này lại có người như thế, họ không khỏi kinh ngạc, đứng im tại
chỗ.
Duy chỉ có Lâm Lang hơi giật mình rồi hành lễ. “Nô tỳ bái kiến Dụ vương gia, vương gia vạn phúc kim an!”
Lúc này, mọi người trong lều mới như bừng tỉnh từ giấc mộng, vội vàng quỳ xuống, dập đầu thỉnh an.
Phúc Toàn vẫy vẫy tay cho qua, ý bảo mọi người đứng dậy. “Người vừa rồi thổi tiêu là ai?”
Lâm Lang đáp nhỏ: “Là nô tỳ.”
Phúc Toàn “ô” một tiếng rồi hỏi. “Ngươi biết ta từ trước?” Tuy hắn hay ra
vào cung nhưng theo quy định trong cung thì tất nhiên là bình thường
chẳng thể gặp người ở hậu cung. Hắn mặc thường phục nên mới qua mắt
người trong lều, không ngờ nữ tử này vẫn nhận ra thân phận của hắn.
Lâm Lang đáp: “Nô tỳ chưa từng có phúc được biết mặt vương gia.”
Phúc Toàn hơi ngạc nhiên. “Vậy tại sao ngươi lại biết…”
Lâm Lang đáp: “Chiếc áo ngoài của vương gia chắc chắn là do được Hoàng thượng ban thưởng.”
Phúc Toàn cúi đầu nhịn, cổ tay áo lộ ra lớp lông chồn đen sáng mượt, theo lệ chỉ có y phục của Hoàng đế mới được dùng lông chồn đen. Cho dù thân
phận cao quý như thân thích của Hoàng đế hay đại thần cũng không thể
vượt quá bổn phận. Hắn không ngờ mình để lộ ra sơ hở ở đây, không khỏi
cười, nói: “Đúng, đây là áo do Hoàng thượng ban thưởng.” Trong lòng hắn
thầm tán thưởng sự nhanh nhẹn và tỉ mỉ của nữ tử này. Nhìn nàng đứng
nghiêm túc nơi đó, ánh mắt hơi nhìn xuống, mặt này không phải kiểu xinh
đẹp tuyệt trần, thế nhưng dưới ánh đèn, ánh sáng chiếu vào khiến khuôn
mặt như có ngọc. Phúc Toàn ho khẽ một tiếng rồi nói: “Vừa rồi ngươi thổi tiêu hay tuyệt.”
Lâm Lang đáp: “Chẳng qua là ngày nhỏ nô tỳ từng được học qua, nhất thời to gan, làm bẩn tai vương gia, xin vương gia thứ tội.”
Phúc Toàn nói: “Không cần khiêm tốn, tối nay trăng đẹp như vậy, thích hợp để nghe tiếng tiêu, ngươi thổi thêm một khúc đi!”
Lâm Lang nghỉ một lát rồi thổi khúc Cửu trực. Lời của khúc Cửu trực này vốn là ca ngợi Chu Công. Chu Công là con trai Văn Vương, em trai là Vũ
Vương, từ nhỏ đã hiếu thảo hơn người. Khi Vũ Vương lên ngôi thì lại lấy
sự trung thành để phò trợ Vũ Vương. Nàng lấy khúc này để đáp lại lệnh
vương là vô cùng thích hợp, không những ca tụng Phúc Toàn, mà còn so
sánh tiên đế và Hoàng đế bây giờ với hai vị Hoàng đế tài đức là Văn, Vũ. Phúc Toàn nghe khúc này không thể không cười nhẹ, nghe xong hắn mới
hỏi: “Ngươi từng được học hành sao?”
Nàng đáp: “Bẩm, chỉ là học đôi ba chữ mà thôi!”
Phúc Toàn gật gật đầu, nhìn chung quanh rồi bất chợt hỏi: “Các ngươi là nhiệm vụ gì?”
Lúc này Ngọc Trợ mới kính cẩn đáp: “Bẩm vương gia, chúng nô tỳ đều thuộc phòng Giặt đồ.”
Phúc Toàn “ừ” một tiếng, chợt nghe thấy tiếng động từ ngoài lều, một tiểu
thái giám bước vào lều, thấy Phúc Toàn liền mừng rỡ thỉnh an: “Hóa ra
vương gia ở đây, làm nô tài tìm mãi… Hoàng thượng đang tìm vương gia ạ!”
Phúc Toàn nghe thấy vậy thì vội dẫn đám người rời đi. Sau khi hắn đi khỏi
thì trong lều như bùng nổ. Ngọc Trợ vỗ vỗ ngực, hít một hơi sâu rồi nói: “Thật là làm ta giật cả mình, không ngờ đúng là Dụ vương gia. Lâm Lang, may mà con lanh lợi!”
Lâm Lang đáp: “Cô cô là người từng trải,
chỉ vì chúng ta ở trong cung xưa nay chưa từng gặp người bên ngoài nên
cô cô mới nhất thời không ngờ tới mà thôi.”
Ngọc Trợ đi đến bên cửa lều, nhìn ra ngoài xem sắc trời rồi nói: “Đi trải chăn đệm đi, ngày mai còn phải dậy sớm làm việc.”
Mọi người đáp một tiếng “vâng”, cuống cuồng đi trải chăn, dọn dẹp rồi đi ngủ.
Chiếc đệm của Lâm Lang vừa vặn ở bên Ngọc Trợ. Nàng trằn trọc một lúc lâu,
khó đi vào giấc ngủ. Lẳng lặng nghe tiếng sột soạt bên ngoài lều, hình
như có tiếng báo canh ba ở phía xa xa. Trong lều yên tĩnh, còn nghe rõ
tiếng ngáy khẽ, liên tục của những người đang ngủ say. Ai ai cũng ngủ
say rồi, nàng không nén nổi tiếng thở dài khẽ khàng. Ngọc Trợ lại hỏi
nhỏ: “Còn chưa ngủ sao?”
Lâm Lang khẽ tạ lỗi: “Nô tỳ có bệnh lạ giường, nhất định là đã đánh thức cô cô rồi.”
Ngọc Trợ nói: “Ta cũng thế, thay đổi chỗ là ngủ không yên giấc. Ngừng một
lát là tiếng lí nhí lại vang lên: “Xem tình hình hôm nay thì Dụ vương
gia có chút xúc động, sau này chắc con có chỗ dựa rồi.”
Trong bóng đêm, nàng cảm thấy hai gò má nóng bừng. Một lúc lâu sau lại nói như thì thầm: “Cô cô, đến người cũng trêu con?”
Ngọc Trợ đáp khẽ: “Con biết ta không nói đùa. Dụ vương gia là huynh trưởng
của Hoàng thượng, sắc phong thân vương. Nếu như vương gia mở miệng nói
một tiếng với Hoàng thượng hoặc Thái hậu thì con coi như cũng thoát ra
được rồi.”
Lâm Lang không lên tiếng, một lúc lâu sau mới đáp: “Cô cô, con nào có phúc phận lớn vậy!”
Ngọc Trợ cũng lặng im, sau một hồi lâu mới khẽ thở dài một tiếng. “Nói thật
thì… nếu Dụ vương gia thật sự mở miệng xin Hoàng thượng cho con đi thì
ta cũng thấy thiệt thòi cho con, số của con còn tiến xa hơn mới đúng.”
Tiếng cô cô rất nhỏ, chỉ nói khẽ bên tai Lâm Lang, nhưng Lâm Lang nghe nói rõ cả, cuối cùng mới nói khẽ sau cơn kinh hãi: “Cô cô nói như vậy… Lâm
Lang, đến mơ cũng không dám.”
Tâm sự của mấy ngày gần đây, Ngọc
Trợ cuối cùng cũng nói ra được, trong lòng thấy yên tâm, vẫn là tiếng
thì thầm bên tai như cũ: “Thật ra mấy năm nay ta ở trong cung, chỉ có
mình con khiến ta cảm thấy mỗi người có số phận riêng. Cô cô cũng đã
già, nếu như thật sự có ngày đó thì coi như cô cô này cũng đã không nhìn lầm.”
Lâm Lang cầm lấy tay cô cô, đáp: “Cô cô nói khiến người ta phải sợ, con làm gì có phúc lớn như vậy! Cô cô đừng nói những lời khiến con giảm thọ nữa.”
Ngọc Trợ vỗ vỗ lên tay nàng, chỉ nói: “Ngủ thôi!”
Hôm sau lại là một ngày trời nắng đẹp. Vì xuất cung đi săn nên mọi việc đều được giản lược. Lâm Lang thấy y phục vẫn chưa được giặt liền xung phong đi giặt giúp. Tháng Ba mùa xuân, cỏ tươi tốt đểm xuyết vài bông hoa
dại, nàng đi trên đường đánh động đám chim bướm sặc sỡ. Bốn, năm người
khiên giỏ y phục lớn, giặt giũ bên bờ sông nước chảy róc rách.
Lâm Lang vừa đập mấy cái bỗng kêu “ôi trời” một tiếng. Nàng vốn không quen
giặt giũ bên sông, không để ý nên giày bị thấm nước, dưới chân lành
lạnh, giày bị ướt hết cả. Nhìn thấy mấy người kia vẫn đang đứng bằng
chân trần, giẫm giẫm ở chỗ nước nông nàng cười, hỏi: “Tuy là mùa xuân
nhưng lội nước, các tỷ không thấy lạnh sao?”
Một cung nữ liền đáp: “Giờ cũng thấy quen rồi, ngược lại cũng thấy thú vị nữa, muội cũng qua đây thử xem!”
Lâm Lang thấy làn nước xanh biếc, trong veo, cuối cùng thì bản thân cũng
thấy bản thân có vài phần nhất gan, cười cười, nói: “Muội cứ thấy sợ sợ… Nước chảy siết như thế…”
Cung nữ bên cạnh bật cười. “Nước nông như vậy sao mà cuốn nổi muội?”
Nàng chỉ lắc đầu cười, đáp: “Không được. muội không dám đâu.”
Đang lúc cười nói, bỗng thấy một tiểu cung nữ thở hổn hển, chạy tới từ phía
cánh rừng. “Lâm Lang tỷ tỷ, mau mau… Ngọc Trợ cô cô bảo tỷ quay về.”
Nàng giật mình, chiếc áo bằng lục Giang Ninh trong tay trôi dập dền theo
dòng nước, nàng liền giơ tay giữ lại. Đưa gió y phục với cái dùi đập cho cung nữ khác rồi theo tiểu cung nữ đi về lều. Ngọc Trợ đang ngồi buồn
bã trong lều, thấy nàng bước vào thì vội vàng gọi đến bên, đưa cho nàng
xem một chiếc áo kép màu xanh lam. Lâm Lang nhìn thấy chiếc áo gấm đó
được thêu hoa văn rồng liền biết là áo của Hoàng đế, trên phía vai áo có vết rách dài khoảng một tất. Ngọc Trợ nói: “Sáng nay lúc Hoàng thượng
đang đi săn, chiếc áo này vướng vào cành cây rồi rách thành như thế. Mà
đợt này đi những người khâu vá giỏi đều ở lại trong cung mất rồi, con
xem xem có thể vá lại được không?”
Lâm Lang đáp: “Cô cô đã có
lời, đáng ra con nên cố gắng thử một lần, nhưng đây là áo của Hoàng
thượng, con sợ khâu không đẹp lại liên lụy tới cô cô.”
Ngọc Trợ
tiếp lời: “Lần này đi, thời tiết lại ấm áp như vậy, chỉ mang theo ba
chiếc áo kép. Không chừng buổi tối Hoàng thượng sẽ muốn thay, quau về
kinh lấy thì không kịp. Mấy người của Tứ Chấp Khố đang lo lắng như kiến
bò trên chảo lửa, nóng ruột quá mới đưa tới chỗ chúng ta. Ta biết khả
năng của con, không sao đâu, con thử đi!”
Lâm Lang nhìn kĩ chiếc
áo, nàng đi lấy khung thêu, trải lên. Đầu tiên chính là chỉnh lại sợi
vải, sau đó nhìn cẩn thận một hồi mới hỏi: “bây giờ lấy chỉ vàng kim này ở đâu vậy?”
Ngọc Trợ nói: “Ta thấy chỗ con có chỉ đó.”
Lâm Lang đáp: “Chỉ sợ vá lên không được giống hoàn toàn, hoa văn mây này
lại không có màu vàng kim, e là may vào không hợp.” Trên mặt Ngọc Trợ có vẻ lo lắng, sốt ruột. Lâm Lang ngẫm nghĩ: “Con cứ vá lên đã, rồi xem có cách nào khác không?”
Không thể khâu nhầm dù là một sợ chỉ trên
chiếc áo này. Lâm Lang tách từng sợi chỉ, nối thêm chỉ vào rồi bắt đầu
khâu ngang khâu dọc. Đến hai canh giờ mới vá xong vết rách, nhưng nhìn
cẩn thận thì vẫn thấy có một sợi màu nhạt hơn, chẳng thể giấu đi được.
Ngọc Trợ thở dài một tiếng. “Cũng chỉ có thể làm đến vậy.”
Lâm
Lang nghĩ ngợi một lát rồi lại chọn một sợi chỉ. Nàng thêu một đám mây
tứ hợp như ý[1] ở chỗ bị rách. Ngọc Trợ thấy nàng thêu được một nữa thì
đã vỗ tay khen, đợi đến lúc thêu xong thì chỗ bị rách được che vừa hết.
Lâm Lang cười nhẹ. “Phía vai bên kia cũng phải thêu một đám mây nữa thì
mới giấu được.”
[1] Hoa văn hình mây bốn phía hợp lại với nhau, ý chỉ vạn sự như ý.
Đến khi thêu hoa văn bên vai áo còn lại xong, nhấc chiếc áo lên ngắm thì
quả nhiên không chê vào đâu được, cứ như mới vậy. Ngọc Trợ nắm lấy tay
Lâm Lang, không kìm được sự vui mừng.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT