Trương Ngạc đương nhiên không biết Trương Nguyên nghĩ nhiều như thế nên trợn mắt nói:

- Đáng tiếc bây giờ tiệc vui đã chóng tàn, mỹ nhân thì xa cách mất rồi.

Trương Đại hỏi:

- Thế đệ còn muốn gì nữa?

Trương Ngạc nói:

- Đương nhiên là muốn nam nữ ân ái với Lý Tuyết Y rồi. Đại huynh, không cần phải giả tạo nói rằng huynh không muốn...Giới Tử, đệ thì sao?

Mẫn Vấn Thủy nghe thấy ngôn ngữ phóng đãng của huynh đệ Trương thị, những kẻ thiếu niên thật quá hoang đường, liền cầm cây roi mây gõ “soạt soạt” vào boong thuyền, nói to:

- Dừng lại ở Đào Diệp Độ một lát.

Khi Mẫn Vấn Thủy xuống thuyền ở Đào Diệp Độ, Trương Đại nói:

- Vấn lão, ngày mai tiểu sinh sẽ đến thăm Vấn lão.

Mẫn Vấn Thủy ậm ừ qua loa rồi lên bờ mà đi.

Trương Ngạc nói:

- Ông lão này là một quái nhân, hình như rất khó lường.

Trương Đại cười nói:

- Ta thích cái sự quái đản đó của ông ta. Người không có đam mê thì không thể kết bạn, cũng không thể có tình cảm sâu đậm; người không có khiếm khuyết thì không thể kết bạn, cũng không thể có chân khí.

Trương Nguyên vỗ tay nói:

- Đại huynh lời lẽ tuyệt diệu, Viên Thạch Công cũng đã từng nói những lời giống như thế: ‘trên đời này những người mặt mũi khó ưa ngôn ngữ vô vị đều là người không có đam mê’…. chỉ có điều là ông ta nói không được sâu sắc bằng đại huynh mà thôi.

Trương Ngạc vui vẻ nói:

- Như vậy há chẳng phải là đang khen ngợi ta sao, ta đam mê nhiều khiếm khuyết cũng nhiều, đại huynh và Giới Tử đều không bằng ta.

Trương Đại và Trương Ngạc nhìn nhau cười:

- Anh chàng Trương Yến Khách này, cảm giác bản thân thật sự là cực tốt.

Thuyền cập bến ở cầu Thông Tế. Đoàn người Trương Nguyên gồm mười người lên bờ đi bộ về đến Thính Thiện Cư ở dưới núi Kê Minh. Lúc này đã đánh ba hồi trống, Lục Mai và Tố Chi vẫn còn đang đợi, sau khi hỏi thăm và biết không có chuyện gì thì đều rất vui mừng.

Đầu bếp nữ đã ngủ, gọi mãi không dậy, Mục Chân Chân bèn phải xuống bếp nấu nước cho ba vị thiếu gia tắm. Ba tiểu lầu xếp theo hình chữ phẩm (品), Trương Nguyên sống ở tiểu lầu bên phải, gồm hai tầng lầu, phòng tắm ở tầng dưới. Trương Nguyên thoải mái ngâm mình trong bồn tắm, nhắm mắt ngửa đầu, nhớ lại chỉ trong thời gian ngắn ngủi của ngày hôm nay mà đã xảy ra nhiều chuyện như thế, từ Quốc Tử Giám đến Khúc Trung Nhất Nhật Viện, sự xuất hiện của các nhân vật giống như đèn kéo quân, những sắc mặt rất khác nhau, thật giống như đang diễn một vở kịch như đại huynh nói. Một đôi bàn tay đặt lên vai hắn, nhẹ nhàng xoa bóp, bàn tay này thô ráp, mạnh mẽ, dùng hết sức để vuốt ve xoa bóp nhưng lại rất mềm mại dịu dàng. Trương Nguyên trở tay nắm lấy bàn tay đang đặt trên vai phải, mu bàn tay rất trắng trẻo mịn mà. Chàng nói:

- Chân Chân, cùng tắm với ta nhé.

Mục Chân Chân cười “ha ha” nói:

- Thiếu gia, không được đâu ạ.

Trương Nguyên nói:

- Cùng tắm chung cho tiện, đến đây nào.

Mục Chân Chân không dám, cười nói:

- Đợi một lát nữa nước đầy thêm đã, với lại cái này hơi chật.

Trương Nguyên cười nói:

- Chật chơi mới vui.

Mục Chân Chân lắc đầu không chịu. Trương Nguyên thấy nàng không chịu nên đành bỏ qua, không ép nàng nữa, xấu hổ thẹn thùng cũng là một phẩm chất tốt, rồi nói:

- Vậy lần sau bảo Lai Phúc đi chợ mua một cái thùng tắm lớn hơn, thế nào?

Mục Chân Chân không trả lời, một lúc sau chuyển đề tài hỏi:

- Thiếu gia, người luyện bắn tên, cánh tay có bị đau nhức không?

Trương Nguyên đáp:

- Sao lại không đau, gần như trong một tháng cánh tay phải bị sưng đến viết chữ cũng thấy đau.

Mục Chân Chân nhẹ nhàng thở dài, xoa bóp vai và cánh tay phải cho Trương Nguyên, nói:

- Thiếu gia, quan trong Giám đối xử với thiếu gia không tốt, thiếu gia thà xuất Giám còn hơn, không phải Tiêu lão gia có học vấn hơn sao, là trạng nguyên cơ mà.

Trương Nguyên cười nói:

- Không sao, ôn quan họ Mao đã bị bắt rồi. Nếu ta xuất Giám thì mấy ngày nữa phụ thân đến Kim Lăng ta giải thích thế nào đây, há chẳng phải sẽ bị mắng sao.

Mục Chân Chân “Ừ” một tiếng:

- Lão gia nhà ta sắp đến rồi, cần chuẩn bị những gì hả thiếu gia?

Trương Nguyên trả lời:

- Không vội, đợi phụ thân đến rồi hãy nói.

Tắm rửa xong, Trương Nguyên lên lầu nghỉ ngơi. Trời lại bắt đầu mưa liên miên, chỉ mới đầu tháng tám mà đêm đã có không khí lạnh rồi, khí hậu của tiểu băng hà, thời tiết chuyển lạnh sớm thật.

Mục Chân Chân cùng theo lên lầu chuẩn bị giường chiếu cho Trương Nguyên. Đây là phòng ngủ của Trương Nguyên, tuy trước đây Trương Nguyên chưa từng ngủ ở đây đêm nào nhưng Mục Chân Chân mỗi ngày vẫn dọn dẹp rất sạch sẽ:

- Thiếu gia nghỉ ngơi đi ạ, nô tỳ còn có việc.

Trương Nguyên biết nàng muốn đi rửa mặt liền nói:

- Chân Chân, rửa mặt xong thì nhanh lên đây, đồ để mai giặt, ta đợi nàng.

Ánh mắt u lam của Mục Chân Chân có chút ngại ngùng, cúi đầu vâng một tiếng rồi nhanh chóng xuống lầu.

Trương Nguyên lên giường nằm, lắng nghe tiếng mưa rơi tí tách bên ngoài, cảm thấy hôm nay thật sự rất mệt, không muốn cử động thêm nữa, không chỉ có thân thể mỏi mệt mà tâm cũng mệt. Cái nơi Quốc Tử Giám này cứ đấu đá lẫn nhau, gặp danh sĩ Huy Châu liền châm chọc khiêu khích hắn, sau này hắn đi vào chốn quan trường, có chí giúp dân cứu đời, không chịu chìm nổi theo thế tục, thế thì những khó khăn gặp phải và các nhân vật đắc tội sẽ ngày càng nhiều. Bên ngoài trong cơn mưa gió có tiếng nói cười mơ hồ truyền đến, đó có lẽ là đại huynh Trương Đại đang thổi khèn. Trương Nguyên thầm nghĩ:

- Đại huynh thật hăng hái, muộn thế này mà vẫn còn thổi khèn vui đùa, tam huynh lại càng hoan hỉ, vô cùng hưng phấn, cảm giác tự thân cực tốt, tại sao mình không thể phóng túng giống như họ, ba mươi năm sau khi nước mất nhà tan, không phải phần lớn mọi người đều tiếp tục sống như thế sao? Đại huynh có thể, tam huynh có thể, nhưng mình lại không thể, những nhà tiên tri trong các câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ đều phải chịu sự thống khổ tâm linh cực lớn, những nhà tiên tri biết Bạch Chước thành và đất nước sẽ gặp nạn diệt vong nhưng lại không thể nói rõ ràng, bất lực cứu vớt, mở to mắt bi thương đau xót rồi cuối cùng cùng bị rơi vào hủy diệt, mình tuyệt đối không thể như thế, trong khoảng thời gian ba mươi năm mình có thể làm được rất nhiều việc, dần dần chuyển biến, cuối cùng sẽ thay đổi được vận mệnh.

Không khỏi nhớ lại khi mới đến Kim Lăng, nghe Vương Vi đứng ở mũi thuyền nói về phong cảnh ở Tần Hoài, lúc bàn chuyện văn thơ hắn có câu:

-...Muốn lúc ta đầu bạc mắt kém lại được đi du chơi Tần Hoài, phong cảnh vẫn như ngày nào.

Trương Nguyên nghĩ thầm:

- Ừ, đây có lẽ là chí hướng của mình.

Trải qua việc tự giải áp lực cho mình, niềm tin thoáng dao động một lần nữa lại cứng rắn như đá. Trương Nguyên định tâm lại, vặn nhỏ ngọn đèn ở đầu giường lại một chút nhưng Mục Chân Chân vẫn chưa lên lầu, Trương Nguyên buồn ngủ bèn úp người lại chìm vào giấc mộng trong màn mưa thu.

Thiếu nữ đọa dân Mục Chân Chân mười sáu tuổi bưng một chậu nước lên lầu, bước chân rất khẽ nhưng trong màn đêm tĩnh lặng vẫn có thể nghe rõ tiếng bước chân trên cầu thang, lên đến hành lang lầu hai chỉ thấy còn mỗi phòng của thiếu gia là sáng đèn, thiếu gia vẫn còn đang đợi nàng.

Mục Chân Chân cảm thấy hai gò má nóng đỏ cả lên, tim đập loạn xạ, bèn thả chậm bước chân. Thiếu gia vừa mới bảo nàng quần áo để mai giặt nhưng nàng vẫn cứ giặt sạch sẽ trước, nàng không có thói quen ngâm đồ qua đêm, còn có một nguyên nhân nữa đó là nàng quá xấu hổ nên muốn kéo dài thời gian. Tuy đã từng tiếp xúc thân mật với thiếu gia nhưng lần đó là ở trên thuyền còn lần này là ở trên giường trong phòng ngủ yên tĩnh, chỉ nghĩ tới thôi cũng đã mặt đỏ tai hồng, tim đập không ngừng.

Cửa đang khép, Mục Chân Chân dùng chân đẩy cửa ra, để chậu nước lên kệ, không nghe thấy thiếu gia có động tĩnh gì, nàng bèn quay đầu nhìn, thì ra thiếu gia đã ngủ, một mình trong chiếc chăn bằng tơ màu đỏ thẫm, màn ngủ vẫn chưa buông xuống. Thiếu gia ngủ rất say, gối thêu nghiêng sang một bên.

Một bên hành lang của phòng ngủ có một chiếc giường nhỏ, bình thường Mục Chân Chân ngủ một mình trên chiếc giường đó nhưng đêm nay đã làm khó thiếu nữ đọa dân này rồi, đứng trước giường nhìn tướng ngủ của thiếu gia, thiếu gia thường ngày luôn mang khuôn mặt với nụ cười rất ôn hòa nhưng lúc này ngủ lại đang mím môi, dường như rất nghiêm túc.

Mục Chân Chân quay người khóa cửa lại, thổi tắt đèn, lặng lẽ đứng trong bóng tối một lúc rồi nhẹ nhàng cởi guốc gỗ, trèo lên giường thiếu gia, ngượng ngùng ngủ cùng thiếu gia, cũng không dám động vào chiếc chăn sợ sẽ đánh thức thiếu gia, cứ như thế cuộn tròn người ngủ bên chân thiếu gia, lúc đầu là tim đập loạn không thể ngủ được nhưng không biết qua bao lâu cuối cùng cũng ngủ thật say.

Bên ngoài mưa đã sớm tạnh, thỉnh thoảng nước mưa rơi từ mái hiên rơi xuống vũng nước trước bậc thềm “tõm” một tiếng, cho thấy sự yên tĩnh cực độ của đêm tối.

Tuy ban đêm ngủ muộn nhưng khi sắc trời chưa rõ Trương Nguyên vẫn có thói quen như trước đã tỉnh dậy rồi, hai chân đạp vào nhau, duỗi cái lưng mỏi ra, chân phải đạp phải một vật gì đó mềm mềm, tức thì nghe thấy tiếng “a” của Mục Chân Chân.

Trương Nguyên ngồi dậy xem thử, trong bóng tối mờ mờ Mục Chân Chân cũng ngồi dậy, kêu lên:

-Thiếu gia!

Rồi dựa vào giường. Trương Nguyên dùng một tay túm lấy nàng về phái mình, ấn nàng xuống giường, cách lớp y phục xoa bóp hai đỉnh vú, khẽ cười nói:

-Xem nàng trốn đi đâu.

Mục Chân Chân bị thiếu gia đánh thức khỏi giấc mộng, cơ thể vẫn còn rất mềm mại, bị thiếu gia áp sát như thế, lại còn nắm lấy hai nơi yếu vị, cả người không còn chút sức lực nào, hông dưới bị vật cương cứng của thiếu gia chạm vào, Mục Chân Chân hô hấp trở nên dồn dập, có chút khó thở, nói:

-Thiếu gia, trời sáng rồi.

Chương 283: Mưa thu tiếng xuân 

-Vẫn chưa sáng mà.

-Đã hơi sáng rồi, thiếu gia.

-Cũng không phải ở trong Quốc Tử Giám, sợ gì chứ, ai bảo tối qua nàng đến chậm, hại ta phải đợi.

Mục Chân Chân đỏ mặt không nói nên lời, nhìn thấy mặt của thiếu gia áp sát, hai mắt dưới ánh ban mai sáng như sao, hơi thở ấm nóng phả vào mặt nàng, Mục Chân Chân xấu hổ nhắm chặt mắt lại nhưng đầu lại hơi nghiêng sang một bên, môi áp chặt môi, âm dương giằng co di chuyển một cách hăng say, thật lâu sau mới tách ra, vừa thở gấp vừa nói:

-Thiếu gia hôm nay người còn phải đến chỗ Tiêu lão gia nữa.

Trương Nguyên đưa tay tháo bỏ móc áo vướng víu bên dưới nách Mục Chân Chân, nói:

-Không được nói nhiều, đi trễ một chút thì có làm sao.

Móc áo hơi chặt, phải một lúc lâu mới cởi bỏ được, Trương Nguyên bây giờ đang khá háo sắc, không kịp cởi bỏ những thứ khác đã luồn tay qua lỗ hổng, tuy còn cách một lớp áo nhưng tay đã cảm giác được rất nhiều.

Mục Chân Chân cắn môi, hơi thở dồn dập, tự mình đưa tay cởi bỏ vạt áo bên phải, sau đó mặc cho thiếu gia làm gì thì làm, ôm lấy đầu thiếu gia mà yêu kiều rên rỉ, cảm giác thấy váy ở phía dưới bị vén lên, chân bị tách ra, tối hôm qua sau khi tắm xong nàng đã quên mặt quần lót nên bên dưới váy rất trần trụi, nàng còn nghe thấy thiếu gia nói câu gì mà mưa nhỏ mềm như bơ gì gì đó, bèn choáng váng hỏi:

-Thiếu gia nói gì?

Trương Nguyên cười một tiếng:

-Không có gì...Chân Chân, đừng nói gì, ta, đến đây.

Giống như bị đòn bẩy đẩy lên, áo lót mở rộng, thân trên của Mục Chân Chân nhô lên, hai đỉnh vú dựng đứng, tiếng thở thâm trầm, phát ra từ cổ họng, cơ thể nhô về phía trước đến cực độ, sau đó dần mềm ra, đồng thời đưa tay nắm chặt lấy lưng của thiếu gia, miệng lại nói:

-Thiếu gia nói rất hay.

Lời này không đầu không đuôi, Trương Nguyên cảm thấy hơi lạ, trong lúc cấp bách vẫn dành chút thời gian hỏi:

-Nàng nói gì cơ?

Mục Chân Chân thở gấp:

-Chính là những lời thiếu gia nói Uông danh sĩ đó, nô tỳ nghe xong trong lòng rất vui.

Trương Nguyên “ồ” một tiếng, nghĩ thầm: “Tâm tư nữ tử thật lạ, đã đến lúc này rồi mà lại còn nghĩ đến những việc khác, không đủ chăm chú, nhưng đối với nam tử thì việc này cho dù trời có sập xuống cũng phải lên đến đỉnh trước, Trương Nguyên ta cũng không ngoại lệ.

Rồi nói:

-Không được nói, tập trung vào.

Mục Chân Chân quả nhiên không nói gì nữa, tuy là lúc đạt khoái hoạt cực điểm cũng cắn chặt răng, chỉ là không nhịn được mà phát ra tiếng rên.

Mưa thu giữa đêm, cả phòng đầy tiếng xuân.

...

Lúc Trương Nguyên xửa mặt xong đi xuống lầu đã là cuối giờ Mão. Tam huynh Trương Ngạc đang đá dế trong nhà, thấy Trương Nguyên đi ra cười nói:

-Giới Tử, hỏa khí rất lớn nha, đệ xem đại huynh cũng vẫn còn đang ôm lấy Tố Chi chưa rời khỏi giường, bị kìm nén quá lâu rồi, thật là đáng thương.

Trương Nguyên không tán gẫu chuyện này với Trương Ngạc mà hỏi:

-Tam huynh hôm nay làm gì? Lát nữa đệ muốn đi Đạm Viên.

Trương Ngạc nói:

-Ta quay lại Quốc Tử Giám, ở đó có vài người bạn hư hỏng, chơi rất thú vị. Đúng rồi, nếu Lý Tuyết Y đến mời chúng ta uống rượu hoa thì đệ nhất định phải sai người đến báo ta biết đó, nếu bỏ ta một mình đi hưởng lạc thì sẽ không là huynh đệ nữa.

Trương Nguyên cười đáp:

-Đệ nào dám, tam huynh cứ đợi ở thiền cư, nói không chừng chạng vạng tối nàng ấy sẽ mời chúng ta đến.

Trương Ngạc nói:

-Vậy chiều ta lại đến.

Quốc Tử Giám đối với những giám sinh Nạp Túc bọn họ mà nói, giống như là vườn rau ở nhà vậy, tùy ý ra vào.

Ăn sáng xong, Trương Nguyên dẫn theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng đi bộ đến Đạm Viên. Tiêu Nhuận Sinh vừa nhìn thấy Trương Nguyên liền hỏi chuyện ở Cựu Viện tối qua. Trương Nguyên kể ngắn gọn. Tiêu Nhuận Sinh kinh ngạc nói:

-Ở Hàng Châu ta đã gặp qua người tên Uông Nhiên Minh này, tự xưng là danh sĩ, phong lưu phóng đãng, thích đến thanh lâu kỹ viện, có chút danh tiếng về thi họa, còn viết một tập tiểu thuyết có tên “Hoan hỉ oan gia”, nhiều phần liên quan đến dâm từ, được phát hành ở Lục Thiên Quán ở Tô Châu. Lục Thiên Quán là thư cục lớn nhất Tô Châu do Uông Nhiên Minh xây.

Trương Nguyên cũng rất kinh ngạc, hắn đã đọc qua bộ tiểu thuyết “Hoan hỉ oan gia” này, tác giả lấy bút danh là Tây Hồ. Cả bộ tiểu thuyết chỉ toàn nói về tình yêu, tình yêu vụng trộm, lừa gạt, gian xảo, bỏ trốn,..miêu tả tình đời, văn chương cũng có phần tới nơi tới chốn, đương nhiên là không thể so sánh được với ‘Tam ngôn nhị phách”, chàng nói:

-Ở Tô Châu trò đã nghe Phạm Văn Nhược của phòng xã núi Phật Thủy nói chủ nhân của Lục Thiên Quán là Nhất Huy Thương nhưng thì ra lại chính là Uông Nhiên Minh.

Trong lòng thầm nghĩ:

-Vậy thì thật đúng lúc, Uông Nhữ Khiêm không phải là kẻ qua đường vô danh, vẫn còn có kịch nữa, thư cục Hàn Xã của mình sẽ giẫm nát Lục Thiên Quán của y.

Sáng ngày hôm đó Trương Nguyên ở lại Đạm Viên giúp Tiêu lão sư sắp xếp lại “Quốc triều hiến chinh lục”. “Quốc triều hiến chinh lục” thực ra chính là một nửa bộ Minh Sử, trước có Hồng Vũ, sau đến Gia Tĩnh, các truyện kí về tôn thất, thích uyển, huân tước, nội các, lục khanh, tài tử, nghĩa nhân; các tài liệu ghi chép về hành trạng, phương chí, thậm chí là bia mộ, chữ khắc trên bia mộ, trạng nguyên Tiêu Nhuận Sinh đã ở Hàn Lâm Viện mấy năm chính là là biên quốc sử, cho nên được người đời xưng là Tiêu thái sử. Những tư liệu này đều được sưu tập từ thời đó. Trương Nguyên thông qua việc đọc những tư liệu này có thể hiểu rõ về chính trị, kinh tế cùng với các nhân vật ở thời đại nhà Minh. Đối với Trương Nguyên mà nói, Tứ thư, “Xuân Thu” trong các cuộc thi khoa cử thì không cần thiết phải khổ công học tập, bây giờ hắn đang dần chuyển sang hướng học thực dụng, muốn có được những tin tức đương thời, trước mắt giúp thầy Tiêu biên soạn sử sách là lựa chọn tốt nhất.

Trương Nguyên liền đưa ra đề xuất này với Tiêu Nhuận Sinh. Tiêu Nhuận Sinh vui vẻ đáp:

-Như thế thì tốt quá, đợi Cố Tế Tửu về lão phu sẽ nói với y chuyện này.

Trương Nguyên lại nói:

-Học trò từng có bệnh về mắt, không thể nhìn lâu nên xin thầy sắp xếp hai người nữa cùng học trò đọc những tài liệu lịch sử này.

Tiêu Nhuận Sinh đáp:

-Như thế cũng tốt, trò cứ yên tâm ghi chép những chương này là được.

Dùng cơm trưa ở Đạm Viên xong, Tiêu Nhuận Sinh như thường lệ phải ngủ nửa canh giờ. Trương Nguyên liền dẫn theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng đến phủ Thủ Bị ở Nam Kinh để bái kiến thái giám Hình Long. Hình Long sáng sớm đã nhận được bẩm báo của Liễu Cao Nhai, nhìn thấy Trương Nguyên liền cười lớn nói:

-Trương công tử anh hùng cứu mỹ nhân là một giai thoại đấy.

Trương Nguyên nói:

-Tất cả là nhờ vào chỗ dựa của Hình công công, thủ hạ của công công Liễu chưởng ban làm việc rất đắc lực.

Hình thái giám cảm thấy rất khoái chí, trước đây vẫn còn nợ ân tình với Trương Nguyên, nhận ân tình của người khác trong lòng thật ra không được thoải mái cho lắm, nói:

-Cái đấy thì tính làm gì, hôm qua Trương công tử đến và đi quá vội vàng, tạp gia có một chuyện quên nói với công tử, lúc Chung công công rời khỏi Kim Lăng đã để lại cho tạp gia năm trăm lượng bạc, nói là hôm đó đã hứa sẽ vì công tử mà bỏ tiền ra để công tử sơ long người danh kỹ ở Cựu Viện đó.

Chung công công thật sự rất ý tứ, rất nhiệt tình. Trương Nguyên hổ thẹn nói:

-Vãn sinh vẫn còn học ở Quốc Tử Giám, chưa từng nghĩ đến những việc thưởng hoa ngắm cảnh, lần này giúp đỡ Khúc Trung nữ lang cũng là có lý do, Trần Mi Công ở Hoa Đình đã từng nhờ vãn sinh chăm sóc cho nữ lang đó.

Tuy nhiên Hình thái giám lại không nghe Trương Nguyên giải thích mà cười nói:

-Trương công tử tuổi nhỏ tài cao, phong lưu một chút cũng là hợp lý, năm trăm lượng bạc đó tạp gia sẽ sai người đem đến chỗ công tử.

Rồi lại nói:

-Qua việc này, nữ lang đó sẽ không bắt công tử phải bỏ tiền ra để sơ longnữa hay là sẽ lấy rẻ hơn một tí?

Trương Nguyên xấu hổ, bọn thái giám thật là hiếu kỳ, nói:

-Vãn sinh sao có thể lấy bạc của Chung công công chứ, nếu chuyện này truyền ra ngoài sẽ bị người ta chê cười.

Hình thái giám nói:

-Nào có cái lý đó, không lẽ tạp gia lại nuốt mất ngân lượng Chung công công để lại cho công tử. Công tử cứ yên tâm, chuyện này sẽ không có người nào biết cả.

Trương Nguyên không nói thêm lời nào, lập tức cáo từ, lúc ra khỏi cửa thì thấy Liễu chưởng ban đang đợi ở bên ngoài, chạy đến nói:

-Trương công tử, mấy tên phế vương thứ dân đó không dám xuất hiện ở Cựu Viện nữa đâu, mấy tên phạm húy đã bị đánh bốn mươi trượng, lệnh cưỡng chế bắt chúng ngay hôm đó phải đổi tên, sau này sẽ không cho phép lấy ngũ hành bộ thủ để đặt tên nữa...Mấy tên đó tuy là thứ dân, trước đây cũng đã làm nhiều việc phạm pháp nhưng nhìn thấy quan lớn vẫn không sợ vì chưa từng phải chịu phạt, lần này thì đã bị trừng phạt nặng rồi.

Trương Nguyên chắp tay thi lễ cười nói:

-Tất cả là nhờ vào Liễu đại nhân giúp dân trừ hại, tại hạ vừa mới khen Liễu đại nhân làm việc quả cảm trước mặt Hình công công đấy.

Liễu Cao Nhai vui mừng hớn hở liền nói:

-Trương công tử quá khen.

Trương Nguyên quay trở lại Đạm Viên, tiếp tục chỉnh sửa “Quốc triều hiến chinh lục”, lúc chạng vạng khi quay về đến Thính Thiền Cư, đã lại thấy tam huynh Trương Ngạc đang ngồi nói chuyện cùng với hai người lạ ở trong nhà. Hai người đàn ông này là người của Dân Tín Cục, nói là có thư và quần áo của nữ lang họ Thương ở Hội Kê gửi cho Trương công tử Trương Nguyên, có gửi danh sách hàng gửi, mời Trương Nguyên nhận và ký tên.

Chương 284: Nỗi nhớ chàng như dòng nước chảy

Dân Tín Cục là do thương nhân phủ Ninh Ba của hai huyện Từ Khê và Phụng Hóa xây dựng, chỉ là để tiện thể mang hộ thư từ, tiền bạc cho những người đồng hương, từ đó thu phí nhất định, đã phát triển được gần hai trăm năm, dựa vào cửa hàng, nhà trọ, kiệu phu ở các nơi làm cứ điểm, hình thành nên mạng lưới bưu điện với một quy mô nhất định ở thành trấn Giang Nam. Những thành phố lớn như Dương Châu ở phía Bắc Trường Giang, Khai Phong, Lâm Thanh, Tể Ninh, Bắc Kinh cũng có thể gửi thư, gửi đồ, mặc dù không có các trạm dịch quốc doanh nhưng không chỗ nào trong mười ba tỉnh mà không gửi đến được, hơn nữa lại còn rất nhanh. Đối với người dân không thể hưởng đặc quyền các trạm dịch thì Dân Tín Cục cho họ một sự tiện lợi rất lớn. Hai năm nay Trương Nguyên và tỷ tỷ Trương Nhược Hi viết thư cho nhau đều là gửi qua các trạm của Dân Tín Cục này. Không những quan lại được hưởng đặc quyền của các trạm mà các quan lại thân thiết còn lợi dụng sự tiện lợi của các trạm này, việc gửi thư từ đồ đạc coi như chuyện nhỏ, họ tùy ý mượn Khám hợp bài, bà con thân thích cũng như bạn bè của quan lại sai bảo dân phu tàu xe, phí cho việc này rất lớn, đến lượt Trương Nguyên cũng được hưởng đặc quyền không nên có này, nhiều lần gửi thư cho tộc thúc tổ và Tiêu thái sử, hai lần đều mượn khám hợp bài của nhà máy dệt Tô Châu, không cảm thấy có điều gì không thỏa đáng nhưng lúc này nhìn thấy Thương Chu Đức và Thương Đạm Nhiên gửi thư và đồ thông qua Dân Tín Cục Trương Nguyên không tránh khỏi có chút hổ thẹn.

Thương thị ở Hội Kê là gia đình quan lại, Thương Chu Tộ hiện là Tứ phẩm Đô Sát Viện- Tả Thiêm Đô ngự sử. Năm trước Thương Chu Đức đưa chị dâu Phó thị và hai tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Vi vào kinh nhưng lại không được hưởng đặc quyền của trạm dịch bởi vì Thương Chu Tộ đã dặn là không được lợi dụng trạm dịch của quan phủ, Thương Chu Tộ nổi tiếng liêm khiết, chính vì sự liêm khiết đó cho nên mới được lên làm Ngự sử.

Nhận được một cái hòm bằng gỗ nhãn, hai người đàn ông của Dân Tín Cục bắt Trương Nguyên ký tên vào giấy ký nhận rồi cáo từ, ra đến cửa thì một trong hai người đó quay lại nói:

-Trương công tử, tiểu nhân là người làm thuê cho Thông Thương Ngân Phổ Vạn Nguyên Hào của phủ Ứng Thiên. Trương công tử nếu muốn gửi thư từ hay đồ vật gì xin hãy đến Thông Thương Ngân Phổ Vạn Nguyên Hào, nhanh gọn, tiện lợi, không phân biệt lớn nhỏ, nếu có gì thiếu sót sẽ bồi thường theo quy định.

Trương Nguyên gật đầu nói:

-Được...Ta nhớ rồi, phủ Ứng Thiên, Thông Thương Ngân Phổ Vạn Nguyên Hào.

Trương Ngạc nói:

-Giới Tử, mau xem thư đi...Để ta xem thử nữ lang Thương thị viết cho đệ những lời tâm tình như thế nào?

Trương Nguyên đáp:

-Những lời tâm tình này sao có thể để cho tam huynh xem chứ.

Rồi đem lá thư giấu vào trong lòng, bảo Lai Phúc đem cái hòm gỗ nhãn lên phòng ngủ trên lầu, rồi hắn cũng theo lên lầu, mở thư của Thương Đạm Nhiên ra xem. Thể chữ thư pháp nối liền của Đạm Nhiên rất đẹp, chữ giống như người, trong thư viết rằng:

-Vào mùa nóng thì sống trong mái nhà tranh trên núi Bạch Mã...Tùng cao đá trắng, trúc mai lưa thưa, khiến người ta rơi vào sự tĩnh lặng, đứng trên đình trúc trông về nơi xa, hồ lớn ở phía đông như vương vấn những sợi tơ màu lục bích, ngày ngày nhớ chàng, như nước chảy không ngừng, nhớ lại những hồi ức trước đây...lúc nào cũng như trong mơ, cây hải đường bên đình rũ bóng mát...ngâm lên ở nơi sau thẳm, không biết năm sau có thể gặp lại chàng vào lúc hoa hải đường nở hay không...

Trương Nguyên xem thư xong thì mỉm cười, tim như bay đi ngàn dặm. Năm trước khi đang đọc sách nghỉ mát trên núi Bạch Mã đã đá cầu cùng Đạm Nhiên, cảnh ngắm trăng, ăn dưa từng cảnh tượng lần lượt được tái hiện.

Lá thư trong tay đột nhiên bay mất, Trương Nguyên vội quay đầu lại thì nhìn thấy tam huynh Trương Ngạc đã cướp lấy, lớn tiếng đọc:

-Không ai là không có chuyện cảm động, cảnh vật rất trữ tình.

Trương Nguyên giành lại lá thư, cau mày nói:

-Tam huynh, chớ có trêu đệ.

Trương Ngạc thấy Trương Nguyên không vui cũng không dám đòi xem thư nữa, chỉ vào chiếc hòm bằng gỗ nhãn hỏi:

-Xem thử Thương tiểu thư xa xôi ngàn dặm gửi cho đệ cái gì nào, việc này thì được chứ?

Trương Nguyên mở chiếc hòm ra, bên trong là một y phục mùa thu, hai bộ đồ mùa đông, một đôi giày vải, một đôi ủng da, một chiếc quạt, một chiếc nghiên mực Đoan Khê, còn có hai bức họa của Thương Đạm Nhiên, một bức là “Mùa hè trên Bạch Mã”, bức còn lại là chùa Đại Thiện có hai nữ tử đang quỳ trước đệm cói của Phật, đều vẽ một bên sườn mặt, một người có mái tóc hoa râm, một người có mái tóc xanh như mây.

-Ha ha.

Trương Ngạc cười nói:

-Người già này không phải là Ngũ bá mẫu, còn người trẻ chính là Thương tiểu thư sao?

Trương Nguyên xem kỹ bức tranh cầu phật, trong lòng vô cùng cảm động, mẫu thân và Đạm Nhiên đã đến chùa Đại Thiện cầu phật vào ngày sinh nhật hắn, không phải là muốn hắn được bình yên hay sao.

Trương Đại đi lên lầu nói:

-Hôm nay đến Đào Diệp thăm hỏi Mẫn Vấn Thủy, đợi từ giờ Mùi đến giờ mà không biết lão già ấy đã đi đâu, không thấy bóng dáng đâu cả, ngày mai lại đến tiếp.

Trương Ngạc nói:

-Tại sao ư? Tại vì Huynh vẫn còn chưa đến đó đến ba lần.

Trương Đại cười nói:

-Tìm mà không gặp, như thế mới thú vị.

Trương Đại và Trương Ngạc cùng nhau thưởng thức hai bức họa của Thương Đạm Nhiên mà vô cùng ngưỡng mộ. Trương Nguyên còn chưa thành thân đã được vị hôn thê yêu chiều như thế, ngàn dặm xa xôi gửi áo lạnh đến. Trương Ngạc rất không vui nói:

-Tỷ tỷ của Kỳ Hổ Tử, vợ ta đến đánh rắm cũng không thấy.

Trương Nguyên cố nhịn cười hỏi:

-Tam huynh không phải sáng sớm đã đến Quốc Tử Giám sao, về lúc nào thế?

Trương Ngạc càng không vui nói:

-Giờ Thân đã đến đợi Lý Tuyết Y, Vương Vi Cô mời bọn ta uống rượu nhưng lại bặt vô âm tín, thật là đau đầu, chắc là đã qua cầu rút ván, đã có niềm vui mới rồi!

Lời còn chưa dứt thì Phúc Nhi ở dưới lầu kêu to:

-Giới Tử thiếu gia, có người đến tìm cậu.

-Ha ha, uống rượu hoa đi nhé.

Trương Ngạc tưởng là Lý Tuyết Y sai người đến mời ba huynh đệ họ đến Cựu Viện ăn uống tiệc rượu, liền hưng phấn chạy xuống lầu, nhưng lại là người của Hình thái giám phái đến, đưa cho Trương Nguyên một chiếc rương rất nặng, cung kính thi lễ rồi không nói thêm lời nào bỏ đi mất.

Trương Ngạc vô cùng thất vọng, trợn mắt nói:

-Giới Tử đệ được lắm, phụ nữ gửi rương hòm đến, thái giám cũng gửi rương hòm đến, thật là vô vị.

Nói xong quay người trở lại phòng của mình nhưng lại nghe Phúc Nhi kêu:

-Giới Tử thiếu gia, lại có người tìm.

Lúc Trương Ngạc quay đầu lại nhìn thì đó chính là một chấp dịch họ Tương của Quốc Tử Giám, theo sau còn có một người làm, Trương Ngạc hỏi:

-Chiếc hòm đâu đưa ra đây?

Chấp dịch họ Tương chẳng hiểu gì cả, tên gia đinh theo sau y không biết Trương Ngạc nên có hơi hoảng hốt, chắp tay nói:

-Tiểu nhân muốn gặp Trương công tử của Sơn Âm.

Trương Ngạc nói:

-Chỉ có ta là Trương công tử của Sơn Âm.

Chấp dịch họ Tương cười nói:

-Yến khách tướng công, người này tìm Giới Tử tướng công. Y từ Trinh Phong Lý đến Quốc Tử Giám tìm Trương công tử, y nói y là người nhà của Giới Tử tướng công, vì thế tiểu nhân liền dẫn y đến đây.

Trương Nguyên từ Tây lầu đi ra, tên gia đinh đó nhìn thấy lập tức vui mừng tiến đến phía trước chắp tay nói:

-Trương công tử, tiểu nhân là người của Đỗ phủ ở Trinh Phong LýLý.

Trương Nguyên “A” một tiếng và nói:

-Nhớ rồi, nhớ rồi, ta đã từng gặp ngươi ở Đỗ phủ, là Đỗ Định Phương sai ngươi đến sao?

Tên người làm của Đỗ phủ thấy Trương Nguyên biết y, lại càng lộ rõ sự vui mừng, cung kính đáp:

-Vâng, tiểu nhân phụng mệnh thiếu gia mang mười cuốn bát cổ văn đến mời Trương công tử phê chữa.

Lúc Trương Nguyên ở Chu trang đã kết bạn với Đỗ Tùng, nhận cháu trai của Đỗ Tùng là Đỗ Định Phương làm đệ tử, từng nói nếu Đỗ Định Phương có viết bài bát cổ văn nào mới thì hãy đưa đến Quốc Tử Giám để hắn đánh giá. Đỗ Định Phương sau khi cha mất được bốn mươi chín ngày liền bắt đầu đọc sách, viết văn, chăm chỉ viết mười cuốn tứ thư đề bát cổ văn, sai người nhà đến Kim Lăng thỉnh giáo thầy giáo Trương Nguyên.

Trương Nguyên hỏi tên gia nô Đỗ thị là Đỗ Tùng rời Trinh Phong về phía Bắc vào ngày nào? Tên gia nô Đỗ phủ trả lời:

-Thúc lão gia khởi hành về Diên An Vệ vào ngày mười bảy tháng sáu, Mục Kính Nham đại ca cũng đi theo.

Trương Nguyên liếc nhìn Mục Chân Chân. Mục Chân Chân mắt ngấn lệ. Trương Nguyên nói với gia nô Đỗ phủ:

-Mấy ngày này đúng lúc ta cũng rảnh, ngươi hãy ở lại chỗ của ta, đợi ta phê chữa đánh giá xong hãy mang về.

Gia nô Đỗ thị vui mừng khôn xiết.

Đêm, Trương Nguyên ở trong phòng ngủ mở chiếc hòm Hình thái giám gửi đến, đó là một rương vàng bạc, năm trăm lượng bạc trắng, năm trăm lượng vàng, năm trăm lượng vàng này đương nhiên là do Hình thái giám gửi đến.

Mục Chân Chân ở bên cạnh. Trương Nguyên nói:

-Phật phiền phức, ngày mai còn phải đến phủ Thủ Bị một chuyến, số vàng bạc này không thể nhận được.

Năm trước Trương Nguyên đã nhận một nghìn lượng bạc của Chung thái giám, phần lớn là đầu tư vào kho lương Dương Hòa nhưng bây giờ hắn đã là nhân vật được nhiều người quan tâm nên làm việc gì cũng càng phải cẩn trọng hơn, đặc biệt là hối lộ tiền bạc, rất dễ bị người khác lên án. Đương nhiên bây giờ Trương Nguyên phải từ chối hậu lễ của Hình thái giám còn có một nguyên nhân nữa là vì trước mắt hắn không thiếu tiền. Thiếu tiền cũng không phải vì việc việc thỏa mãn dục vọng của bản thân

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play