Trương Nguyên lớn tiếng kêu hay, liền thỉnh giáo tiễn thuật của Thượng Phong. Y thấy Trương Nguyên thật lòng muốn học, tất nhiên cũng vui lòng chỉ giáo. Trước hết là tư thế bắn tên, thân người phải thẳng, không nên rụt cổ hay cong eo, không nên ưỡn ngực hay ngửa tới ngửa lui. Đây là quy tắc cơ bản, còn về lực cánh tay không thể mạnh. Luyện bắn tên không chỉ trong một sớm một chiều, mà cần phải tập luyện quanh năm suốt tháng.

Trương Nguyên dựa theo tư thế mà Thượng Phong chỉ bắn vài phát tên, quả nhiên dễ dàng vận lực và nhắm bia hơn. Trương Đại, Trương Ngạc, Nguyễn Đại Thành cũng lần lượt thử sức, thấy có chút tiến bộ nên rất vui. Trương Ngạc nói:
- Giới Tử, ta muốn đánh cược với đệ, mỗi ngày một ván, mỗi người bắn mười phát, ai bắn trúng bia nhiều hơn thì thắng.

Mới bắt đầu nên không dám nói tên trúng hồng tâm, chỉ cần trúng tấm bia lớn kia là ổn.

Đánh cược trò này cũng không tệ, Trương Nguyên nói:
- Được, thắng thì được một lượng bạc trắng.

Nguyễn Đại Thành cười nói:
- Nhỏ tiếng chút, chớ để Giám thừa đại nhân nghe thấy, bằng không sẽ luận tội đánh bạc của chúng ta trước mặt mọi người đó.

Luyện bắn tên cũng giống như mấy trò khác, có người dẫn đầu, lại có người cùng tranh tài, dĩ nhiên hứng thú cũng trỗi dậy. Trương Đại vốn không thích trò tốn sức này, nhưng khi bị Trương Nguyên, Trương Ngạc lôi kéo thì cũng nổi hứng. Từ mùng hai tháng bảy, sớm nào cũng luyện bắn tên, không chỉ có Trương Đại và Nguyễn Đại Thành, ngay cả vài Giám sinh trẻ tuồi của Nhâm Tự ban trong Quảng Nghiệp đường cũng tham gia, còn có mấy Giám sinh nạp túc (người giàu bỏ tiền để lấy chức quan) của Chính Nghĩa đường do Trương Ngạc dẫn đến nữa. Mười cây cung trong phòng kho sau khi được sửa chữa thì hoàn toàn phát huy tác dụng. Mao Giám Thừa kia luôn theo dõi Trương Nguyên, thấy hắn mỗi ngày hay lân la đến đây bắn tên, y lén đi do thám thì biết là Cố Tế Tửu cho phép nên dù hận đến ngứa răng, song cũng đành cam chịu. Thời gian dần trôi, đến mùng tám tháng bảy, thi tuần được cử hành đúng hạn. Thi thượng tuần rất đơn giản, chỉ có một phần đề tứ thư, Trương Nguyên hiển nhiên là ưu tú rồi, mùng chín tháng bảy này hắn có thể nghỉ ngơi thoái mái cả ngày rồi.

Sáng sớm mùng chín, hắn nhận tấm “xuất cung nhập kính bài” (tấm bài dùng để ra ngoài trong khi thi) từ Ngụy Đại Trung để ra Tam Trọng môn, hội họp với Trương Ngạc ngoài cửa lớn. Hôm qua khi bắn tên hai huynh đệ đã hẹn nhau xin xuất Giám, nhưng vì Trương Đại và Trương Nguyên cùng ban, mà mỗi ban chỉ có một tấm “xuất cung nhập kính bài” nên hai người họ không thể đồng thời ra ngoài nghỉ xả hơi được. Trời tháng bảy rất mát mẻ, Trương Nguyên nhập Giám hơn nửa tháng, đây lần lần đầu lĩnh bài ra ngoài, tâm tình cũng thư thái nhẹ nhàng hơn. Hắn đang cười đùa với tam huynh Trương Ngạc thì nghe thấy ở ngoài Thiền Cư, hai tên nhóc Phúc Nhi và Mính Yên chia nhau tiền thắng cược. Trương Ngạc tỏ ý bảo hai người đừng to tiếng, cùng với Trương Nguyên đi vào tiểu viện. Tại lầu nhỏ ba gian, gian giữa là nơi ở của Trương Đại, gian đông là Trương Ngạc, gian tây là Trương Nguyên. Lầu lại phân thành hai tầng, tầng dưới là của hầu nam, tầng trên là phòng ngủ của ba huynh đệ Trương Nguyên và thư phòng. Ba thị nữ tùy thân Tố Chi, Lục Mai và Mục Chân Chân dĩ nhiên cũng ở tầng trên.

Tại Đông lầu, Lục Mai tựa vào lan can cúi nhìn hoa cỏ trong viện, vừa thấy hai vị thiếu gia tiến vào, cô vui vẻ reo lên:
- Tam thiếu gia về rồi, Giới Tử thiếu gia về rồi!

Phút chốc mọi người ào ra trong đó có hai người hầu Năng Trụ, Phùng Hổ của Trương Đại, còn có Lai Phúc và Vũ Lăng nữa. Vũ Lăng nói:
- Tam thiếu gia ra mấy lần rồi, sao Giới Tử thiếu gia hôm nay mới ra?
Rồi lại kêu:
- Chân Chân tỷ, Chân Chân tỷ, thiếu gia về rồi!

Bước chân thoăn thoắt như hươu, nhẹ tựa cơn gió, Mục Chân Chân chạy từ hậu viện ra, đứng trước mặt Trương Nguyên. Mặt cô đỏ bừng, trán lấm tấm mồ hô, tay cầm khúc Bàn Long côn, tà váy còn vắt ngang eo. Nhanh nhẹn, năng động, nét hoan hỉ như vẽ khắp trên mặt, cô gọi một tiếng:
- Thiếu gia!

Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Chân Chân luyện võ sao, không làm biếng chứ?

Mục Chân Chân lúc này mới gỡ tà váy xuống, thi lễ với hai vị thiếu gia.

Trương Ngạc cười vang nói:
- Giới Tử đệ xem, xuân thủy trong mắt Mục Chân Chân muốn chảy ra rồi kìa, nàng ấy nhớ đệ muốn chết luôn đó.

Mục Chân Chân lập tức ngượng ngập không dám ngẩng đầu lên, xoay người chạy về Tây lầu.

Trương Ngạc đẩy Trương Nguyên một cái:
- Giới Tử, lên đi, đệ cũng kiềm nén lâu rồi phải không.

Ôi, tam huynh này quá thô tục rồi, không thể nói lịch sự một chút được sao. Trương Nguyên cười cười, bước lên lầu Tây thấy cửa phòng Mục Chân Chân đóng im ỉm, hắn bèn gọi:
- Chân Chân!

Mục Chân Chân ở trong đáp lại:
- Thiếu gia, đợi chút.
Giọng nói có chút xấu hổ.

Trương Nguyên đoán Mục Chân Chân đang ở trong tắm rửa, người đổ mồ hôi nhiều đến thế kia mà. Hắn không phóng khoáng như tam huynh, không thể vừa về tới đã gấp gáp muốn lên giường cùng Mục Chân Chân, dù khát khao đến mấy cũng không làm đến mức đó, huống chi dưới lầu còn có đám người đang theo dõi.

Trương Nguyên tiến vào thư phòng. Không gian sạch sẽ không vương chút bụi, trên thư án có hai chồng giấy trúc Duyên Sơn, một chồng là giấy trắng, chồng còn lại thì viết đầy chữ, đều là Hán Lệ (thể chữ Lệ) gần đây của Mục Chân Chân viết.

Trương Nguyên vừa định ngồi xuống bên thư án thì nghe thấy dưới lầu có tiếng nói.

- Trương công tử ở đây, sớm nay Trương công tử đã xuất Giám. Trương công tử!

Đây là giọng của người chấp dịch (người phục dịch) họ Tưởng trong Quốc Tử Giám. Trương Nguyên thầm nghĩ “không biết Tưởng chấp dịch dẫn ai đến đây, liền bước ra hành lang, nhìn xuống thì thấy một thiếu niên gầy yếu mặc y phục có hai màu xanh đỏ hòa vào nhau đang bước đến. Mắt Trương Nguyên không tốt cho lắm, nhìn không rõ diện mạo của thiếu niên, chợt Vũ Lăng lên tiếng:
- A, là Tiểu Cao công công. Thiếu gia, Tiểu Cao công công của sở dệt Hàng Châu đã tới.

Trương Nguyên liền đáp lại:
- Tiểu Cao công công, mời lên lầu ngồi.

Thiếu niên gầy này chính là Tiểu Cao – con nuôi của Chung thái giám, tên gì thì không biết. Tiểu Cao ngước đầu nhìn Trương Nguyên, vội vàng chắp tay thi lễ:
- Trương công tử, Chung công công đã đến Kim Lăng, đang ở chỗ của Thủ Bị thái giám Hình công công, thỉnh Trương công tử đến gặp.

Trương Nguyên đã gặp qua Chung thái giám ở Hàng Châu, ông ấy nói đã nhận được tin báo rằng thái giám Trịnh Chi Huệ người thay thế ông tổng lĩnh sở dệt Hàng Châu đã từ Kinh thành khởi hành rồi, khoảng cuối tháng sáu ông sẽ hoàn thành việc chuyển giao để rời khỏi Hàng Châu. Hôm nay là mùng chín tháng bảy, Chung thái giám đã đến Nam Kinh, hành trình khá nhanh.

Mục Chân Chân thay y phục màu xanh, Trương Nguyên dẫn theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng đi gặp Chung thái giám. Tam huynh Trương Ngạc lại không thích giao du với thái giám, hơn nữa Chung thái giám cũng không mời y, y bèn ở lại Thiền Cư đùa giỡn với Lục Mai và Phúc Nhi.

Ngoài cửa kiệu đã chờ sẵn, Tiểu Cao mời Trương Nguyên lên kiệu. Hắn vốn muốn đi bộ, nhưng nghĩ lại thì ngồi kiệu vậy. Đưa mắt nhìn Tưởng chấp dịch đứng kế bên, hắn ngoắc tay gọi đến dặn:
- Ở trong Giám đừng nhiều lời.
Nói rồi kêu Lai Phúc thưởng y một bạc tiền.

Tưởng chấp dịch nói luôn miệng:
- Tiểu nhân hiểu rồi, tiểu nhân hiểu rồi, tuyệt không dám nhiều lời.

Nhìn theo kiệu của Trương Nguyên rời đi, Tưởng chấp dịch lúc này mới đứng thẳng người, tự nhủ: “Trương công tử này rốt cuộc là ai, đến cả Thủ Bị thái giám Hình công công cũng mời hắn. Trương công tử có giao tình với Thủ Bị thái giám, vậy còn sợ gì Mao Giám Thừa nữa!”

Nam Kinh Thủ Bị thái giám là ngoại sai của Ti Lễ Giám, quyền lực rất lớn. Có Thủ Bị thái giám ở đây, lục bộ Thượng thư ở Nam Kinh đều có chỗ dựa, khi có yến tiệc thì Thủ Bị thái giám luôn ngồi ở vị trí đầu.

Trương Nguyên ngồi ở trên kiệu, Mục Chân Chân và Vũ Lăng ở hai bên giúp nâng kiệu lên, Tiểu Cao và Vũ Lăng đi cùng một bên. Trương Nguyên hỏi Tiểu Cao:
- Chung công công rời Hàng Châu lúc nào? Đi đường thuận lợi không?

Tiểu Cao cung kính nói:
- Chung công công rời Hàng Châu vào ngày hai mươi ba tháng trước, hôm qua đã đến Nam Kinh. Chung công công muốn gặp Trương công tử trước khi tiến kinh, hơn nữa Chung công công lại là bạn cũ của Nam Kinh Thủ Bị Hình công công, vì vậy cố ý đi đường vòng đến đây.

Trương Nguyên lại hỏi:
- Vậy Hình công công là người thế nào, Tiểu Cao công công nói cho ta hay, tránh để phạm kị húy.

Tiểu Cao nói:
- Hình công công kị “long” (long này có nghĩa là hưng thịnh), vốn là người thu quế quặng cho Vạn tuế gia gia, là người có công lớn trong việc thu thuế đấy. Tuy sau này rút khỏi vị trí Khoáng Giám, song Vạn tuế gia gia vẫn giữ Hình công công lại Nam Kinh làm Thủ Bị thái giám gần được mười năm rồi. Hình công công tin Phật, thích xây miếu – Tiểu nhân chỉ biết được chừng này.

- Hình Long?
Trương Nguyên nhớ lại lão sư Vương Tư Nhâm từng nói với hắn về người có tên là Hình Long này. Hơn mười năm trước, khi Vương lão sư còn nhậm chức tri huyện ở Đương Đồ, lúc ấy Hình Long phụng chỉ đến Đương Đồ thu thuế khai thác quặng mỏ, được Vương lão sư nói núi Hoành Sơn ở Đương Đồ là đỉnh hồ đầu rồng của Cao hoàng đế, rồi gạt Hình Long rời đi. Dân chúng ở Đương Đồ từ dạo ấy hàm ơn Vương lão sư bài trừ quấy nhiễu, vì vậy họ càng nỗ lực học chữ!

Nam Kinh vốn dĩ có Trấn thủ thái giám, nhưng từ năm Gia Tĩnh đầu tiên đã bãi bỏ, vì vậy thái giám nam đô đều xem Thủ Bị thái giám là người đứng đầu. Mới đầu quyền lực và trách nhiệm của Thủ Bị thái giám chỉ giới hạn trong quân sự, sau này mở rộng đến lĩnh vực hành chính ở địa phương, quyền lực rất lớn. Từ năm Vạn Lịch thứ ba mươi lăm, Hình Long đã nhậm chức Nam Kinh Thủ Bị thái giám kiêm chức Đề điểm hiếu hoàng chư lăng đến nay đã được tám năm.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play