Hoàng Nhữ Hanh nhìn thấy Tông Dực Thiện, không hỏi gì khác, chỉ hỏi Tông Dực Thiện đã đọc qua những sách nào?

Nói tới sách, Tông Dực Thiện khôi phục tự tin, điểm lại từng cuốn sách mình đã học qua. Kinh, sử, tử, tập, phỏng chừng không dưới vạn cuốn. Hoàng Nhữ Hanh chọn ra hơn mười bộ sách để ra đề, Tông Dực Thiện đối đáp trôi chảy. Với Lão Trang Chu Dịch, Tông Dực Thiện dụng công chăm chỉ. Hoàng Nhữ Hanh lấy cuốn “ “ Tiêu thị dịch lâm “ “ làm chủ, chất vấn Tông Dực Thiện nhiều lần, nhưng gã rốt cuộc không chịu khuất phục.

Kỳ thi này kéo dài khoảng chừng một canh giờ, Hoàng Nhữ Hanh rất tiếc người tài, nói với Tông Dực Thiện:

- Tài học của ngươi đứng đầu các đệ tử trong môn hạ của ta, chả trách những bài văn Đổng Tổ Thường không học mà nộp lên hóa ra lại là ngươi viết thay. Tài năng như ngươi mà lại thiệt thòi làm nô bộc người hầu thì thật sự làm nhục văn chương. Đợi ta bàn bạc với Tiêu thái sử, xin Đổng Hàn Lâm bỏ thân phận nô bộc cho ngươi.

Tông Dực Thiện mừng rỡ, quỳ xuống đất bái lạy, nghẹn ngào không được gì, nếu có thể bỏ được thân phận nô bộc, thì ân nghĩa đó giống như sinh gã ra một lần nữa. So với chế độ đẳng cấp hà khắc trước kia thì xã hội Vãn Minh đã có dấu hiệu buông lỏng hơn. Có một số người thân phận nô bộc tìm mọi cách xóa bỏ thân phận, tham gia khoa cử, có người đậu Tiến sĩ làm quan, điều này không phải là hiếm.

Trương Nguyên đúng là muốn xin Hoàng Nhữ Hanh xóa bỏ thân phận nô bộc cho Tông Dực Thiện. Hắn lập tức bảo Tông Dực Thiện chuyển đến Chức Tạo thự cùng ở chung với mình, rồi lại cùng nhau đi bái kiến Chung thái giám. Chung thái giám xuất thân hèn mọn, cũng ham học, rất tán thưởng tài học của Tông Dực Thiện. Nếu như Trương Nguyên muốn giúp Tông Dực Thiện, thì lão cũng tán thành. Nghe nói Trương Nguyên hôm nay lại đánh con trai của Đổng Huyền Tể, Chung thái giám cười nói:

- Các ngươi đúng là oan gia ngõ hẹp, con trai Đổng Hàn Lâm cứ gặp ngươi là coi như xui xẻo, chỉ có điều như vậy e rằng Đổng Hàn Lâm không chịu từ bỏ ý đồ, lão là thầy của Thiên tuế gia cơ đấy.

Trương Nguyên nói:

- Đã bị ức hiếp đến đầu rồi, chỉ có phẫn nộ mà đánh lại thôi, đời người có bạn có thù, không bao giờ có chuyện hòa hợp êm ấm.

Chiều hôm đó, Trương Nguyên tới Hàng Châu phủ nha bái kiến Tri phủ Ân Đình Xu trước. Ân Đình Xu đã sớm nghe đến danh tính của Trương Nguyên, ngay lập tức thẩm vấn Trần Minh, hỏi rõ là vụ án của Tùng Giang phủ Thanh Phổ, sai hai gã sai dịch áp giải Trần Minh đi Thanh Phổ thụ án, án liên quan đến Tùng Giang Đổng thị, Ân Tri phủ có thể phủi tay mặc kệ là tốt nhất.

Trương Nguyên xin Chung thái giám phái riêng người đi Thanh Phổ đưa tin cho tỷ phu hắn là Lục Thao, nói rõ ngọn nguồn. Việc này phải để tự Lục thị thưa kiện, hiện giờ tên phản nô Trần Minh đã bắt được, Thanh Phổ Lý Huyện lệnh sẽ phân xử cho Lục thị.

Núi Nam Bình có rất nhiều loại đá kỳ quái, hình dạng khác nhau, lung linh mà thanh tú, nhất là Thảo Đường bên trái tảng Bôn Vân Thạch cực lớn lại được xưng là kỳ thạch đệ nhất Nam Bình. Đá như hoa trà Vân Nam, nửa dính vào đất, cánh hoa đo đỏ, người đi dạo trên đá, như ong bướm vờn nhuỵ hoa, trong Bôn Vân Thạch còn có một hang động lớn, dù cho bên ngoài là mùa hè nóng bức, trong động vẫn mát mẻ như không.

Trương Nguyên và Tông Dực Thiện đã nghe giảng ở Thảo Đường hai ngày, ngoài cửa sổ chính là tảng đá lung linh mà thanh tú Bôn Vân Thạch. Hoàng Nhữ Hanh không đơn thuần chỉ giảng tứ thư ngũ kinh cùng bát cổ chế nghệ, lão chủ yếu kể chuyện lịch sử, trước chứng minh rồi sau sáng chế, rất độc đáo. Gần đây Trương Nguyên tự học là chính, trước kia xin Vương Tư Nhâm chỉ bảo chủ yếu là kỹ xảo bát cổ, bây giờ nghe danh nho luận sử, rõ ràng được lợi ích không nhỏ. Trương Nguyên quyết định ở Hàng Châu thêm một khoảng thời gian, đầu tháng mười lại trở về, bởi vì đầu tháng mười một là sinh nhật lần thứ năm mươi của mẹ hắn, hắn đã viết thư nhờ kiệu phu đi Sơn Âm Đông Trương đưa cho mẹ.

Hoàng Nhữ Hanh giảng bài ở Thảo Đường, buổi sáng là tuyên giảng, buổi chiều bố trí đề văn cho học sinh tập làm, hoặc cho học sinh chất vấn nghị luận lẫn nhau. Viết văn không giới hạn trong tứ thư ngũ kinh bát cổ, có phán, chiếu, cáo, bên ngoài còn luận sử và thi vấn đáp. Bởi vì đến đây học đều là tú tài có công danh, Tiêu Nhuận Sinh và La Huyền Phụ còn là cử nhân. Trước mắt bọn họ là thi Hương và thi Hội, thi Hương và thi Hội không chỉ khảo thi tứ thư ngũ kinh bát cổ, còn phải khảo thi phán, chiếu, thi vấn đáp văn thể. Hoàng Nhữ Hanh sở trường về sáng tác các thể, có cách dạy rất hay, đây chính là lý do ban đầu Trương Nguyên cần tám ngày đêm, sáng tác hết bài học hôm nay. Thảo Đường tan học, bởi vì ngày mai là trùng cửu (mồng chín tháng chín), buổi sáng Hoàng Nhữ Hanh thông báo cho học sinh nghỉ một ngày, Trương Nguyên đang chờ cơ hội này, bởi vì ngày mai là ngày Chung thái giám đón tượng hương hoả, hắn phải tham gia, Tần Dân Bình hôm qua đã đến rồi.

Mục Chân Chân đã đến chờ ở dưới Bôn Vân Thạch, nàng đoán thiếu gia sắp về rồi, liền từ Chức Tạo Thự đi bộ hơn tám dặm đến. Học sinh của Thảo Đường ăn tại chùa Tịnh Từ, ở nhờ nhà dân gần đó. Gần đây Trương Nguyên và Tông Dực Thiện không tìm phòng ở, sáng sớm đến dưới núi Nam Bình học đến giữa trưa thì trở về, sau chờ giờ Ngọ lại đến. Tuy thời gian hơi gấp, cũng coi như tập thể dục rèn luyện lực chân, mà Mục Chân Chân còn đi thêm mấy lần, buổi sáng cùng thiếu gia đến Thảo Đường, đợi Ngụ Dung tiên sinh bắt đầu giảng bài, Mục Chân Chân liền quay lại Chức Tạo Thự, chờ tới gần giữa trưa lại đến đón thiếu gia, buổi chiều cũng như thế. Bởi vì Ngụ Dung tiên sinh không cho người hầu học sinh ở bên ngoài Thảo Đường, nên Vũ Lăng và Mục Chân Chân đành phải đi đi lại lại hai lần, Vũ Lăng không theo kịp bước chân của Mục Chân Chân, lại cảm thấy có Chân Chân tỷ đi đưa thiếu gia vậy là đủ rồi. Tiểu Vũ không có võ nghệ, một ngày đi tám lần là hơn sáu mươi dặm đường đấy, chân đi đến tê mỏi, cho nên Tiểu Vũ chỉ đi cùng một chuyến buổi sáng, còn lại thì làm biếng không đi, trong khi Mục Chân Chân lại thích đường dài. Từ khi đến ở Đông Trương, Mục Chân Chân không còn đến bến đò kênh Hưng Vận vác trái cây bán mỗi ngày, đang quen khó nhọc bỗng nhiên rảnh rỗi, tuy sớm tối đều tập võ, cũng làm không ít việc vặt, nhưng Mục Chân Chân vẫn thấy mình quá hưởng phúc rồi, thịt trên người nhiều hơn, chân tròn eo tròn. Nếu chỉ thế thì cũng còn đỡ, cái chính là bộ ngực lớn lên đẩy cao áo, khiến vị thiếu nữ này hơi phiền não. Cho nên mỗi ngày tám chuyến hơn sáu mươi dặm đường, nàng đi không biết mệt hân hoan tới đón thiếu gia, sau đó cùng thiếu gia đi về Chức Tạo Thự. Tuy trên đường đi thiếu gia không nói chuyện nhiều với nàng, chỉ đàm văn luận nghệ với Tông Dực Thiện, nhưng chỉ cần đi cạnh thiếu gia, Mục Chân Chân cũng thấy rất sung sướng. Ngược lại, Trương Nguyên cũng không thấy Mục Chân Chân mập ra. Mục Chân Chân có dòng máu da trắng của người Cát La Lộc, dáng người cao gầy, trước kia quá gầy, bây giờ eo vừa nhỏ lại tròn, hai chân thon dài khoẻ khoắn đi đường rất nhanh. Tuy trên đường đi Trương Nguyên chủ yếu cùng Tông Dực Thiện luận kinh sử, nhưng đối với vị mỹ tỳ xinh đẹp này vẫn rất chú ý, thích xem bộ dáng đi đường của nàng, có một loại anh khí tự nhiên, nhưng lúc nàng cảm thấy có người đang chăm chú nhìn mình, nàng lại thấy ngượng ngịu, bước chân cũng nhỏ lại.

- Chân Chân, Tiểu Vũ lại làm biếng sao?

Trương Nguyên cười hỏi. Hoàng hôn nhẹ chiếu, Bôn Vân Thạch trở nên rầu rĩ, bóng ngả về phía động Liên Hoa cách đó không xa, thiếu nữ đứng dưới tảng đá, da trắng như tuyết dung mạo như hoa, cực kỳ đẹp mắt.

Mục Chân Chân cười trả lời:

- Thiếu gia, Tiểu Vũ nói chân bị đau, muốn nghỉ ngơi.

Trương Nguyên nói:

- Chân Tiểu Vũ yếu như thế, thật không khá lên được.

Mục Chân Chân lại nhớ tới kỹ nữ Vũ Lăng Xuân ở Bách Hoa Lâu của Tây Trương Tam công tử cũng gọi là Tiểu Vũ, không khỏi che miệng cười “ khúc khích “ .

Tiêu Nhuận Sinh đi tới, nói:

- Giới tử huynh, Dực Thiện huynh, cha ta mời hai người qua.

Trương Nguyên, Tông Dực Thiện mừng rỡ, họ đến Thảo Đường ba lần rồi, luôn không được nhìn thấy Tiêu Trạng Nguyên, nói là đang cùng Liên Trì đại sư tham thiền luận đạo. Tiêu Pháp về già quay lại với Phật, lĩnh ngộ phật lý rất sâu, có thể nói là xuất nhập Nho, Đạo, Phật ba nhà, kinh sử, đạo tạng, kinh Phật, luôn tập trung nghiên cứu. Tiêu Pháp ở tại Nam Viên Chiết Giang, là của Bố Chính Ti Phó Sứ Bao Hàm Sở. Bao Hàm Sở là một gã quan liêu cực biết hưởng lạc, lầu thuyền Tây Hồ do gã thiết kế, dưới tháp Lôi Phong có Nam Viên, dưới đỉnh Phi Lai có Bắc viên, đều vô cùng tinh xảo. Nam Viên của Bao Phó Sử cách Thảo Đường chỉ hơn ba dặm, đến Nam Viên, Tiêu Nhuận Sinh dẫn đám người Trương Nguyên đi vào, bên trong có vô số hòn đá xếp đặt lên nhau tạo thành hòn giả sơn, rất khéo léo, còn có hai cái khe nước đan xen vào nhau nhập vào Tây Hồ, trên khe nước dựng lên cây cầu với hình dạng cực kỳ đặc biệt. Đại sảnh Nam Viên, làm thành hình vòm, giảm đi bốn cái trụ chính giữa nên khá rộng rãi, có thể cho vũ sư ở đây hát xướng.

Bao Phó Sử không ở đây, Tiêu Pháp chính là chủ nhân. Tiêu Pháp sinh ra ở năm Gia Tĩnh thứ mười chín, đỗ Trạng Nguyên khi gần năm mươi tuổi, năm nay đã bảy mươi bốn, râu tóc như tuyết, tinh thần quắc thước, ngồi trên ghế tuý tị, sống lưng thẳng tắp, Hoàng Nhữ Hanh thì ngồi ở bên cạnh.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play