Vợ của Thương Chu Đức là Kỳ thị mời hai chị em Trương Nhược Hi và Trương Nguyên ngồi. Trương Nguyên liền bảo Mục Kính Nham và Vũ Lăng về núi Sơn Âm báo tin cho mẫu thân hắn biết.

Mẫu thân hắn mà biết tỷ Trương Nhược Hi và hai cháu trai nghịch ngợm đã về, hẳn người sẽ vui mừng lắm đây. nàngNữ quyến thì không tiễn ra vào tiền viện tiếp khách, tuy nhiên họ đều là thông gia của nhau cả, nên quyết định ra sau vườn hoa ngồi uống trà, ăn bánh ngọt.

Trương Nguyên kể cho phía Kỳ thị nghe hắn đã cùng Thương Chu Đức đi chung đường đến Hàng Châu như thế nào, rồi lại sang Hà Bắc ra sao…tất cả đều kể rõ ràng cả.

Trương Nhược Hi và Thương Đạm Nhiên ngồi một bên nghe, đôi khi hỏi nhau to nhỏ vài câu. Trương Nhược Hi và mẫu thân nànggiống nhau, vừa thấy mặt đã thích Thương Đạm Nhiên, muốn nàng về làm dâu nhà họ liền vậy.

Sợ mẫu thân đợi lâu nên hai tỷ đệ Trương Nhược Hi và Trương Nguyên ngồi gần nửa canh giờ rồi cáo từ ra về, gửi lại vải bông và gấm vóc của Tùng Giang. Đây là món quà mà Lục Thao đã đáp lễ.

Kỳ thị và Thương Đạm Nhiên tiễn hai tỷ đệ ra bến tàu, Trương Nguyên nói nhỏ với Thương Đạm Nhiên:

- Mấy ngày nữa ta sẽ trở lại thăm nàng.

Khuôn mặt xinh đẹp của Thương Đạm Nhiên ửng đỏ, đôi mắt nhìn xuống mũi chân nhẹ nhàng “ dạ “ một tiếng.

Trương Nguyên nói nhỏ nhưng lại bị hai tên tiểu tử Lý Thuần và Lý Khiết này nghe được, Lý Thuần lập tức nói:

- Mợ ơi, mấy ngày nữa con cùng cậu Giới Tử lại đến thăm mợ nha.

Lý Khiết ở phía sau cũng nói lớn:

- Con cũng muốn cùng cậu đến thăm mợ.

Thương Đạm Nhiên lúng túng, hai đứa cháu trai này của chàng còn ngây thơ chất phác hơn so với nàng cháu gái Thương Cảnh Huy lém lĩnh kia nữa.

Trương Nguyên cười hì hì nắm lấy tay Lý Thuần và Lý Khiết dẫn chúng lên thuyền. Chiếc thuyền buồm trắng rời bến Thương thị chuyển hướng đi đến núi Sơn Âm, đường sông quanh co uốn lượn, sớm đã trông thấy cầu Bát Sĩ kia.

Nhãn lực của Mục Chân Chân là khá nhất, nàng ta trông thấy liền kêu lên:

- Thiếu gia, Đại tiểu thư mau nhìn kìa, thái thái đang đợi bên cầu.

Mặt trời đã lên cao, sắc trời trong xanh, Trương Nhược Hi, Trương Nguyên đứng ở mũi thuyền, xa xa đã trông thấy bên cầu Bát Sĩ lát đá xanh cổ xưa, đã có sẵn một đám người cao thấp đang đợi ở đó, họ đang vẫy tay về phía thuyền này .

Trương Nguyên cũng duỗi hai cánh tay ra sức vẫy vẫy, ngày 20 tháng trước hắn rời khỏi núi Sơn Âm đến huyện Thanh Phổ, tính luôn hôm nay là 18 tháng 3, cũng xấp xỉ một tháng, nhớ mẹ quá đi mất.

Trương Nhược Hi kéo tay hai đứa con trai vui mừng nói:

- Lý Thuần, Lý Khiết các con xem ngoại các con ra đón chúng ta kìa.

Hai tiểu huynh đệ ôm chân mẫu thân Trương Nhược Hi, cố gắng nhìn cũng không thấy rõ ngoại tổ mẫu đâu, liền hô lớn:

- Ngoại ơi, ngoại ơiiiiiii

Giọng trẻ con vang xa, bên cầu Bát Sĩ Trương mẫu Lã thị nghe được lớn tiếng đáp:

-Aaaaa, Lý Thuần, Lý Khiết.

Y Đình dìu bà về phía trước hai bước.

Mui thuyền trắng cập bến, Trương Nguyên nhảy vào bờ trước tiên nhìn mẫu thân nói:

- Mẫu thân, con quay về rồi, con cũng mang tỷ tỷ trở về cùng này.

Trương mẫu Lã thị mặt mày vui vẻ, lúc này đang nói chuyện với con trai thì hai đứa cháu ngoại vào bờ vây quanh bà chào hỏi rối rít. Khiến bà loay hoay đến nỗi không có thời gian mà nói chuyện với con gái Nhược Hi của mình.

Tiểu nha đầu Thỏ Đình nhìn tên tiểu tử Lý Khiết bốn tuổi này có chút sợ sệt.

Năm trước Lý Khiết ba tuổi vừa thấy nàng liền tóm tóc nàng, ai bảo nàng búi tóc như hai lỗ tai thỏ làm chi. Cho nên Thỏ Đình chỉ vội vàng gọi lên một tiếng “ Đại tiểu thư “ rồi tức khắc trốn ra sau lưng Y Đình.

Hai vợ chồng Thạch Song và Thúy Cô chưa thấy Đại tiểu thư Trương Nhược Hi bao giờ, lúc này lên trước chào hỏi. Em họ Trương Nguyên là Trương Định Nhất vừa rồi gặp đám người đi Trương Mẫu Lã Thị rầm rộ ra khỏi nhà, hỏi ra mới biết Trương Nguyên đã quay về nên tới xem náo nhiệt, y hô lên chào hỏi nói:

- Giới tử ca, Nhược Hi tỷ tỷ.

Mục Kính Nham và Thạch Song vội vàng chuyển các đồ vật trên thuyền xuống. Trương Nhược Hi định về nhà mẹ đẻ ở lâu ngày nên đồ vật mang về không ít. Thúy Cô liền đến phủ Học Cung mướn năm người khuân vác đến. Mục Kính Nham, Thạch Song và năm người khuân vác khiêng các rương đồ vật vào nhà Trương Nguyên.

Phòng của Trương Nhược Hi trước khi lấy chồng vẫn còn nguyên như cũ, ở lầu hai của Nam Lâu còn có phòng ở sát bên phòng của Mẫu Thân Lã Thị. Lúc này Chu mụ và hai tỳ nữ , còn có Lý Thuần và Lý Khiết ở chung tại Nam lâu. Thế là ngôi nhà này đã trở nên náo nhiệt rồi.

Lý Thuần và Lý Khiết vô cùng khoái chí, ở nhà ngoại tổ mẫu không có nhiều phép tắc. Ngoại tổ mẫu còn hiền hòa hơn so với nội Liễu thị của chúng nữa, mà điều quan trọng nhất là mẫu thân Trương Nhược Hi vui vô cùng, làm chúng cũng vui lây.

Mẫu thân ở trước mặt bà nội vô cùng cẩn thận e dè, chúng cũng phải cẩn thận phép tắc từng giây, cho nên ở nhà ngoại hai đứa như cá gặp nước, chạy lên lầu xuống lầu không ngừng nghỉ.

Trương Nguyên nói Vũ Lăng và hai tỳ nữ đưa Lý Thuần và Lý Khiết ra sau vườn chơi.

Như vậy mẫu thân mới nói chuyện được với hai huynh đệ chàng mà không bị tiếng lôi nhôi làm gián đoạn.

Ngoài hiên nhà hắn có hai hai sân hình chữ nhật, hai bồn cây Hoàng Đường Lệ, hai bồn Bạch Đồ Mi, cànhlá xum xuê, hoa nở rực rỡ. Giờ thìn ánh mặt trời chiếu rọi in bóng cây nghiêng ngã, mùi hoa thoang thoảng, cả sân nhà như tràn ngập cảnh xuân vậy.

Trương mẫu Lã Thị đang nói chuyện cùng con gái Trương Nhược Hi và con trai Trương Nguyên ở hành lang lầu phía nam. Trên một chiếc bàn mun nhỏ có ba ly trà sứ màu xanh, còn có mứt táo bánh ngọt. Nói chuyện nhưng tuyệt nhiên Trương Nhược Hi không nói đến chuyện tiểu thúc Lục Dưỡng Phương, tránh cho mẫu thân lo lắng. Nàng chỉ nói ở cùng mẫu thân ở núi Sơn Âm đến sinh nhật lần thứ năm mươi của bà mới quay về.

Trương mẫu Lã Thị mừng rỡ nói:

- Giữa tháng bảy cha con cũng muốn về núi Sơn Âm, đến lúc đó cả nhà ta được đoàn tụ rồi

Lại nghe Nhược Hi nói nàng ta mới vừa gặp Thương thị tiểu thư, Lã Thị vội vàng hỏi nàng thấy Thương thị tiểu thư như thế nào?

Trương Nhược Hi nhìn đệ đệ Trương Nguyên bên cạnh cười nói:

- Thật không biết tiểu Nguyên tu mấy kiếp mà gặp được Thương Đạm Nhiên, nàng ta như tiên giáng trần ấy.

Trương mẫu Lã thị vui vẻ nói:

- Thương tiểu thư tướng mạo xinh đẹp, tính tình lại tốt, biết lễ nghĩa. Điểm không hoàn mỹ chính là đôi chân hơi lớn do không bó chân.

Nhìn đứa con trai một cái lại nói:

- Nhưng Trương Nguyên nhà ta lại thích không bó chân, đúng là duyên phận.

Trương Nguyên cười nói:

- Có ai từng thấy tiên trên trời phải bó chân chưa?

Trương Nhược Hi nói:

- Ta cũng không thích bó chân, trước kia mẫu thân buộc ta bó chân, ta đau đến phát khóc, ta còn oán giận mẫu thân nữa.

Trương mẫu Lã thị thở dài nói:

- Vi nương làm sao nhẫn tâm, chẳng qua nếu con không bó chân, sẽ khó lấy chồng. Con thấy bà Liễu thị vốn chê bai nhà ta gia cảnh bần hàn,nếu con có đôi chân to nữa, nhất định sẽ bị bà ấy xem thường.

Trương Nhược Hi vuốt ve tay của mẫu thân nói:

- Con gái giờ cũng làm mẹ rồi nên con cũng hiểu nỗi khổ tâm năm đó của mẫu thân, may mà Lý Thuần và Lý Khiết là nam nhi nếu không cũng khó xử cho con.

Trương Nguyên nói:

- Tỷ tỷ sau này có sinh được con gái cũng ngàn lần không nên cho nó bó chân, lúc ấy đệ sẽ chống lưng cho cháu gái của đệ, quyết đả đảo bó chân.

Trương Nhược Hi cười nói:

- Tốt lắm, lúc ấy ta sẽ đem con ta gả cho con đệ luôn.

Trương Nguyên giật mình thản thốt, mẫu thân Lã Thị cười ngất.

Vũ Lăng dưới lầu chạy lên kêu:

- Thiếu gia, Tây Trương Tam thiếu gia đến.

Trương Nguyên liền nói với tỷ tỷ Trương Nhược Hi:

- Tỷ tỷ, đệ ra ngoài một chút, còn một số chuyện nữa tỷ thay đệ kể cho mẫu thân nghe nha.

Vừa dứt lời liền khoát áo đi vào tiền sảnh, thấy Tam huynh Trương Ngạc mặc một chiếc áo lụa mới tinh, trong tay phe phẩy chiếc quạt xếp không ngồi mà đi qua đi lại trong sảnh, y vừa thấy hắn đi ra vội hỏi:

- Giới tử, đệ đã trở về , ta đến Hàng Châu mời tới ba thợ thủ công mắt kính, họ đã đến từ năm ngày trước rồi, đệ khẩn trương đi gặp họ đi.

Trương Ngạc tính tình nóng như lửa, làm chuyện gì cũng chỉ muốn làm một lần là xong.

Trương Nguyên nói:

- Được, chốc nữa đệ sẽ đi, tộc thúc tổ có ở Bắc viện không huynh?

Trương Ngạc nói:

- Tổ phụ đang đọc cuốn sách, mấy ngày nay không đi đâu cả.

Trương Nguyên nói:

- Đệ có một số chuyện muốn bẩm báo với thúc tổ phụ, Tam huynh đi với đệ đi.

Trương Ngạc hỏi:

- Chuyện gì? Đệ đừng hại ta bị mắng nhá.

Trương Nguyên kể lại chuyện bị Diêu Phục thuê người đánh hắn ở Hàng Châu, Trương Ngạc vừa nghe liền nổi giận:

- Đánh rắn cũng có ngày bị cắn trả, không nên tha chi gia đình tên Diêu Phục đáng ghét đó.

Trương Nguyên và Trương Ngạc cùng nhau đi Bắc viện gặp Trương Nhữ Lâm.

Trương Nhữ Lâm đang lục lọi gì đó trong đống giấy cũ, lúc này ngẩng cái đầu trắng muốt lên, nghe Trương Nguyên nói ở Hàng Châu bị chặn đánh liền cau mày nói:

- Diêu Phục muốn đánh cháu bị thương để cháu không đi thi được đấy.

Rồi cười nói tiếp:

- Chung thái giám đối với cháu tốt thật, chịu giúp như vậy.

Rồi đứng dậy dạo bước nói:

- Trải qua chuyện này cũng tốt để xem Tri phủ Thiệu Hưng có còn bao che cho tên Diêu Phục này không.

Trương Ngạc ngạc nhiên nói:

- Giới Tử, tên họ Mục kia mà có võ nghệ cao cường như vậy sao?

Trương Nguyên gật đầu nói:

- Mục Kính Nham võ nghệ rất cao cường, tuy nhiên hôm ấy còn có sự trợ giúp của mấy binh sĩ nữa.

Nói rồi Trương Nguyên lại kể chuyện trên đường đi, đã gặp vợ của Mã Thiên Thừa là Tần Lương Ngọc để báo cáo với thúc tổ, muốn có được sự ủng hộ từ gia tộc mình, đương nhiên những chuyện này không thể giấu Trương Nhữ Lâm được. Còn chuyện giữa hắn cùng Chung thái giám đã bí mật bàn bạc những gì, hiển nhiên hắn chẳng dại gì nói ra.

Trương Nhữ Lâm cũng lấy làm lạ:

- Không ngờ lại có chuyện như vậy, đây quả là thiện duyên, thổ dân khó gần, nhưng một khi họ đã mang ơn thì tất sẽ báo đáp, tốt lắm.

Trương Nguyên nói:

- Cháu ở Thanh Phổ còn gây ra một chuyện, cháu đã đem nhốt đệ đệ tỷ phu vào trong huyện lao.

Trương Nhữ Lâm bật cười vội hỏi:

- Sao lại thế?

Trương Nguyên liền mang chuyện Lục Dưỡng Phương phái người muốn cướp Mục Chân Chân kể lại đầu đuôi tường tận, rồi lại kể đến chuyện nô bộc của Lục thị Trần Minh phản bội Tùng Giang Đổng.

Trương Nhữ Lâm nói:

- Lục Triệu Thân muốn tranh chấp với Đổng Huyền Tể, chỉ e Lục gia sẽ gặp nhiều trắc trở. Chuyện của Lục Dưỡng Phương cháu không cần để ý, là do hắn vô lễ từ trước.

Trương Ngạc chen ngang nói:

- Theo cháu trước tiên phải đánh cho gã Lục Dưỡng Phương kia một trận no nê rồi tính.

Nói rồi khẽ liếc thấy sắc mặt Tổ Phụ nghiêm trang, Trương Ngạc lập tức im bặt.

Trương Nhữ Lâm dặn dò Trương Nguyên chuyên tâm lo thi cử. Tri phủ Từ Thời Tiến kia xem ra có chút không hài lòng đối với Trương Nguyên, vậy thì hắn càng phải làm cho tốt bài thi chế nghệ, có như vậy mới khiến Từ Thời Tiến không còn lời nào để nói, nghĩ ông ta cũng chẳng dám cố tình đánh rớt đâu.

Nói chuyện một lúc rồi Trương Nguyên và Trương Ngạc cáo từ thúc tổ ra khỏi Bắc Viện. Vừa ra thì gặp Liên Hạ đang cầm một bình hoa nhỏ, trên bình còn có cắm cành dương liễu. Trương Ngạc chặn lại nói:

- Liên Hạ, nàng cắm dương liễu vào bình làm gì vậy, hay nàng muốn đóng vai Quan Âm?

Liên Hạ có chút sợ hãi nói:

- Tam công tử, là Đại lão gia bảo bẻ cành liễu cắm vào bình mà.

Lại hướng phía Trương Nguyên thi lễ nói:

- Giới tử thiếu gia đã trở về rồi ạ.

Trương Ngạc nói:

- Giới tử muốn kiểm tra bảo vật trên người nàng có còn lấp lánh phát sáng không đấy?

Tỳ nữ Liên Hạ mặt đỏ bừng bừng, đang ôm lấy bình liễu, đi không được mà ở cũng không xong. Trương Nguyên kéo cánh tay của Trương Ngạc nói:

- Đi đi, gặp thợ mắt kính mau.

Trương Ngạc cười ha hả rồi cùng Trương Nguyên đi qua ngõ vào phủ Trạng Nguyên đệ, vừa đi vừa hỏi:

- Giới tử, đệ thật sự không đánh gã Lục Dưỡng Phương đáng ghét kia à? Ngay cả Đổng Tổ Thường đệ còn dám đá cho một cước cơ mà.

Trương Nguyên nói:

- Vì nể mặt tỷ phu nên đệ chỉ cho hắn hai bạt tai thôi.

Trương Ngạc nói:

- Mấy loại đó mà cần gì tình cảm, phải đánh mạnh vào, phải đánh như bọn đánh thuê ở Hàng Châu đánh ấy.

Trương Nguyên chuyển hướng đề tài hỏi:

- Tam huynh, huynh và Hồ Tử Đường đính hôn chưa?

Trương Ngạc nói:

- Đã mang sính lễ qua rồi.

Trương Nguyên nói:

- Chúc mừng tam huynh.

Trương Ngạc trợn mắt nói:

- Có gì hay mà chúc mừng chức, thấy ta mang gông vào cổ nên đệ đắc ý ư?.

Trương Nguyên cười nói:

- Đệ nào dám.

Ba người thợ thủ công đang ở phủ Trạng Nguyên, Trương Ngạc đã bỏ ra hai mươi lượng bạc thuê họ làm kính.

Ba người thợ mang cả gia đình dòng họ, tổng cộng mười người đến đây ở, chắc là đang tính ở lại Thiệu Hưng an cư luôn.

Ở đại sảnh trông cứ như muốn mở hiệu kính rồi, nơi này chất đầy các khối thủy tinh lớn nhỏ. Ba thợ thủ công đang dùng dụng cụ để mài làm kính. ba người này đều là những thợ kính mắt nổi tiếng ở Hàng Châu, rất giỏi việc chế tạo ra kính.

Trong đó một người rất giỏi trong việc chế tạo ra kính Phần Hương (kính lúp), kính Phần Hương chính là một thấu kính lồi, có thể quy tụ ánh sáng lại một điểm.

Một người khác thì rất giỏi trong việc chế tạo ra kính viễn thị, kính này dùng cho người lớn tuổi.

Người còn lại rất giỏi trong việc trong việc chế tạo ra kính cận thị. Trương Ngạc dẫn ba người có ba loại tay nghề khác nhau về, cả ba người đều trẻ tuổi tài cao, tuổi đời chưa qua ba mươi.

Trương Nguyên không nói gì lẳng lặng xem ba thợ thủ công này mài kính, lại nhìn vài cái kính Phần Hương và kính cận thị đã chế xong, khí Phần Hương thì không nói đi, chỉ riêng kính cận thị này thôi, cũng đã khác xa rõ rệt so với kinh mắt mà Trương Ngạc đã mua từ MaCao về tặng cho hắn, cũng không phải khác biệt về tay nghề, mà là chất thủy tinh bên trong kính có hỗn tạp, không thể coi là trong suốt hoàn toàn được, đeo vào cứ mờ mờ đục đục sao ấy, kính cận thị như vậy không đạt yêu cầu rồi, bên trong viện có một nhĩ phòng (phòng cho nô bộc nghỉ ngơi) đó chính là phòng dùng để chế kính, Trương Nguyên bước vào xem, thợ thủ công dùng chu sa, thạch anh và đá vôi hỗn hợp để làm kính, chu sa chính là ,. thủy ngân nhưng có chứa nhiều tạp chất, lúc đầu cũng khó chế tạo thành thủy ngân tinh khiết, thủy ngân tự nhiên chế tạo cũng không tinh khiết. Như vây thủy tinh không thể sử dụng để làm kính viễn vọng được. Trương Nguyên gọi Vũ Lăng chạy về lấy mắt kính của hắn đem đến đây. Trương Nguyên đưa mắt kính được làm ở Phương Tây cho ba thợ thủ công này xem để họ nhận biết loại thủy tinh đó rồi nói:

- Nó được làm từ đá thủy tinh tinh luyện đấy, ta nghe nói ở nam Trực Lệ thuộc Hải Châu cũng sản xuất ra đá thủy tinh trong suốt này. Tính chất nó gần giống với thủy tinh nguyên chất, các ngươi có thể dùng thủy tinh trong suốt này để làm mắt kính được không?
Ba người thợ mắt kính này ngơ ngác nhìn nhau, trong đó có người thợ thủ công họ Tôn nói:

- Bọn tiểu nhân chưa thử qua, nếu công tử muốn lấy đá thủy tinh làm mắt kính thì bọn ta phải đi Hải Châu chọn vật liệu thích hợp rồi mới từ xa xôi ngàn dặm chở về, tiêu tốn cũng không ít kinh phí đâu ạ.

Trương Ngạc nói:

- Không sợ tốn tiền, Trương gia ta có tiền chỉ cần có kính tốt là được.

Trương Nguyên hỏi Trương Ngạc:

- Tam huynh lần này mời ba người thợ kính, bố trí đồ vật, thuê nhà ở đã tiêu tốn bao nhiêu tiền rồi.

Trương Ngạc nói:

- Khoảng bốn hay năm trăm lượng rồi, những đồ ấy từ Hàng Châu đưa đến đây đó.

Trương Nguyên nói:

- Xưởng làm mắt kính này coi như huynh đệ ta hùng vốn, ta đưa ra năm trăm lượng, các người phải phái người đi Hải Châu càng sớm càng tốt lựa chọn cho được loại đá trong suốt, vận chuyển bằng thuyền về đây.

Trương Ngạc ngạc nhiên nói:

- Giới Tử, ở đâu đệ có nhiều bạc vậy?

Trương Nguyên cười nói:

- Đệ đào được đấy.

Trương Ngạc nói:

- Ta biết rồi, chắc là bạc của tỷ tỷ ngươi, Thanh Phổ Lục gia có gia tài bạc triệu mà.

Trương Nguyên cũng không hơi đâu nhiều lời, nói:

- Chọn vật liệu phải tốt, ai mà không thích mắt kính trong suốt chứ, Giang Nam có nhiều ông chủ lớn, chẳng lo bán không được hàng, cái cần chính là phải có mắt kính tốt.

Chế tác mắt kính là kế hoạch đầu tiên của Trương Nguyên, trước hết phải thuần thục làm mắt kính sau đó sẽ chế ra kính viễn vọng. Hắn chỉ biết một ít nguyên lý còn chế tác ra phải nhờ vào các thợ kính thủ công này rồi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play