Nếu nói trong tháng này có ngày gì đó đặc biệt, thì đó chính là sinh nhật tuổi thứ bảy của Diệu Nhi. May mắn làm sao, cả hai kiếp làm người đều sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nếu không vào sinh nhật của kiếp trước chỉ có mình cô âm thầm lặng lẽ chúc mừng chính mình sẽ buồn lắm. Cảm giác rõ ràng bạn đang ở một nơi đông người mà vẫn lạc lõng như thể xung quanh bạn chẳng hề có một ai. Không ai hiểu mình, cũng như chẳng ai biết rõ những cảm giác bản thân mình đang phải chịu đựng.
Nói thật, nếu mọi người như cô, lạc đến một nơi xa lạ, không quen biết ai, kể cả có bị đuổi ra đường cũng không biết nên đi đâu và về đâu. Cảm giác đó vô cùng đáng sợ, nhiều đêm cô giật mình thon thót tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa vì những cơn ác mộng và sợ hãi. Nào có chuyện thoải mái như trong tiểu thuyết nói đâu. Thôi, bỏ qua những thứ không vui đó, may mắn cô vẫn còn một gia đình yêu thương mình.
Cùng Tiểu Sơn cho gà ăn xong, hai tỷ đệ cầm rổ đi hái rau dại về nấu cám lợn. Non nửa trưa mới về, hái được một rổ đầy ụ lại còn tiện tay hái rất nhiều rau dại về nấu cơm trưa. Lúc hai tỷ đệ về nhà, thấy nương và An Nhi tỷ đang ngồi thêu thùa may vá, nói chuyện vui vẻ với Cao Vân tỷ và nương của tỷ ấy.
Nương của Cao Vân tỷ gọi là Phan thị, là một người phụ nữ có gương mặt hiền hòa nhưng khắc khổ. Năm tháng khó khăn khiến cho bà chỉ mới ba mươi mà trông như bốn mấy gần năm mươi tuổi, mái tóc đã lấm chấm màu bạc. Kể từ khi phụ thân của Cao Vân tỷ một đi không trở lại, Phan thẩm còn cực nhọc hơn rất nhiều. Một mình bà cáng đáng việc trong, việc ngoài, làm góa phụ nuôi con. Cuộc sống nghèo khổ nào phải chuyện dễ dàng.
"Phan thẩm và Cao Vân tỷ đến chơi ạ?" Hai tỷ đệ cười chào hỏi.
Nương lúc này liền cười xen vào: "Hai tỷ đệ chúng nó muốn đi chơi kiếm cớ thôi chứ nào làm được cái gì?"
Phan thẩm lại nói: "Mấy đứa nhóc nhà tôi nếu kiếm cớ kiểu này thì đến trong giấc ngủ tôi cũng sẽ mỉm cười a."
Không có đứng lại nghe hai người lớn khen con cái của nhau nữa, Diệu Nhi dắt tay Tiểu Sơn đi vào trong bếp. Hôm nay công việc của cô rất rất nhiều a, ngoài nấu cám lợn, làm cơm trưa, cô còn tính làm tặng bản thân mình một cái bánh sinh nhật đơn giản a.
Trong lúc Diệu Nhi đang lúi húi nhặt rau thì có người ló đầu vào khẽ gọi:
"Diệu Nhi."
Nghe được tiếng quen thuộc, cô ngẩng đầu nhìn ra và cười: "Ủa Thanh Mộc ca, huynh đi đâu đây?"
Thanh Mộc nhanh chóng dúi vào trong lòng Diệu Nhi một gói nhỏ, đỏ mặt nói:
"Tặng muội. Quà... quà... sinh nhật."
Diệu Nhi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, đứng ngẩn người mấy mấy chục giây mới hồi thần, nhìn bọc nhỏ trong lòng, cười đáp:
"Cám ơn Thanh Mộc ca."
"Không có gì đâu." Thanh Mộc gãi gãi đầu nói, "Vậy... ta về nhé."
Nói xong thì xoay người vội vàng đi ra ngoài, Diệu Nhi liền nói với theo: "Thanh Mộc ca, tối huynh qua đây muội cho huynh nếm thử một loại bánh mới nha."
Thanh Mộc nghe thấy thế, vội vàng xoay người lại cười đáp: "Được."
Chờ bóng dáng Thanh Mộc đi khuất, Diệu Nhi mới mở cái bọc nhỏ trong lòng ra. Trời ơi, đây chẳng phải là nho sao? Tay Diệu Nhi run run cầm một trái, chà chà lên áo cho sạch rồi bỏ vào miệng nhai thử. Chua chua, ngọt ngọt. Tuy có hơi chát, nhưng vị này chính xác là nho rồi. Cảm giác của cô lúc này là vô cùng hạnh phúc.
Buổi trưa phụ thân không về còn A Thành ca lại mang về một xâu cá rô do huynh ấy bắt và một bó hoa dại nhỏ màu trắng li ti rất đẹp cho Diệu Nhi. Chẳng biết có phải do mấy ngày nay bị cô tẩy não hay không mà A Thành ca cũng biết đường cầm bó hoa cười nói với cô là:
"Muội muội, chúc mừng sinh nhật."
Diệu Nhi cười toe toét, đưa tay đón lấy bó hoa từ tay A Thành ca, ngọt ngào đáp:
"Cám ơn ca ca."
A Thành thấy muội muội mình cười lên vô cùng khả ái, đáng yêu, nhịn không được vươn tay xoa đầu con bé, rồi tủm tỉm nói:
"Ngoan. Lát huynh nướng cá rô cho muội ăn."
"Hoan hô."
Diệu Nhi chưa kịp đáp, Tiểu Sơn ngồi gần đó đã reo lên, mặc dù những món khác mọi người làm không hề ngon lắm nhưng chỉ riêng món cá rô nướng của A Thành ca là vô cùng độc dáo. Diệu Nhi cũng không rõ vì sao cũng cùng một món cá rô nướng mà cô làm khác, nương làm khác, A Thành ca sẽ làm khác.
Cơm trưa có canh rau dại, cá rô nướng và một bát rau trộn, cả nhà ăn vui vẻ. Ăn xong, nương cho phép hai tỷ đệ Diệu Nhi đi ngủ trưa, còn A Thành ca sửa lại đám hàng rào vườn nhỏ của Diệu Nhi, sau đó thì đi đốn củi.
Lúc Diệu Nhi tỉnh dậy, nương gọi cô ra, cho cô ướm thử một bộ đồ mới, cô ngạc nhiên hỏi:
"Sao may nhanh quá vậy nương."
Lâm thị cười đáp: "Nương cố gằng may kịp sinh nhật cho con. Mấy năm nay nhà ta nghèo, cha nương vô dụng khiến các con chịu khổ."
Vừa nói xong, hai mắt bà đã đỏ lên. Diệu Nhi vội vàng an ủi:
"Nương, người đừng buồn. Cuộc sống sau này nhà chúng ta chắc chắn sẽ ngày càng khá hơn."
Sau khi thử bộ quần áo mới, Diệu Nhi rất thích, vải màu hồng nhạt hoa trắng, nước da cô cũng khá trắng, mặc vào nhìn rất đáng yêu. Diệu Nhi còn làm trò xoay vài vòng trước mặt Lâm thị, luôn miệng hỏi đẹp không để chọc bà vui. Hai mẹ con đùa dỡn một lúc, sau đó nương đi tìm A Thành ca phụ mang củi về, còn cô đi phụ An Nhiên tỷ cho heo gà ăn, dọn dẹp lại nhà cửa, gấp quần áo.
Làm xong tất cả mọi chuyện vặt vãnh, hai tỷ muội bắt đầu xuống bếp. Đầu tiên cô chỉ An Nhi tỷ cách nhào bột với đường và lòng đỏ trứng gà, sau đó cho thêm một ít sữa dê cho béo. Vì không có bếp nướng nên cô chỉ có thể làm bánh hấp. Aiz, không biết cuối cùng có ra thể loại gì không đây.
Trong lúc An Nhi tỷ nhào bột, Diệu Nhi lấy vài trái nho rừng ra, dập nát vắt nước cốt và cho vào một bát bột khác khiến nó có một màu đỏ tím hây hây rất đẹp. Cô lại hái ít lá dứa dại, vò nát làm thành màu xanh, củ nghệ làm màu vàng. Cuối cùng thành phẩm làm ra là một rổ bánh hấp ngọt, béo, thơm ba màu xanh, đỏ, vàng. Diệu Nhi còn tỉ mẩn ngồi se từng sợi bột mỏng đắp lên thành mấy chữ "chúc mừng sinh nhật", mới đầu cô tính ghi "happy birthday" cơ nhưng nghĩ lại mất công mọi người hỏi thì lại phải giải thích dài dòng nên thôi.
Chiều tối, phụ thân về mua cho Diệu Nhi một cái trâm hoa màu hồng phấn, tuy có đơn sơ nhìn qua là biết đồ rẻ tiền nhưng tấm lòng của người tặng là hơn cả, cô nhận trâm hoa từ tay phụ thân mà mắt rưng rưng, mũi cay cay. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, cô được đón sinh nhật, nhận quà từ người thân. Nhào vào lòng TRương Tranh, Diệu Nhi nghẹn ngào:
"Cám ơn phụ thân."
"Con gái ngoan. Hôm nay đã bảy tuổi rồi còn nhõng nhẽo a." phụ thân Trương Tranh ôm lấy cô, xoa đầu nhỏ của cô, cười trêu ghẹo.
"Kệ." Diệu Nhi chơi xấu chui đầu vào trong ngực ông nói, "Cho dù con có lớn thế nào vẫn mãi chỉ là Diệu Nhi bé bỏng của cha nương thôi."
Cả nhà nghe vậy liền bật cười.
Buổi tối có thêm gia đình nhà Thanh Sơn thúc thúc và Vương thúc thúc, nhà Cao Vân tỷ sang chung vui. Mọi người vừa ăn uống, vừa trò chuyện vui vẻ. Diệu Nhi làm hai cái lẩu hải sản lớn, một cái cho các nam nhân và một cái là nữ nhân cùng bọn nhỏ. Ai ăn đến bánh hấp hai tỷ muội cô làm đều khen ngon, trong khi Diệu Nhi ăn thì chỉ muốn khóc, đây là cái thể loại bánh sinh nhật kỳ lạ gì vậy a?
Sau sinh nhật, Diệu Nhi lại tất bật công cuộc hái thuốc phơi khô kiếm tiền. Sau đó mọi người bắt đầu bận rộn trồng trọt vụ mới. Diệu Nhi đang hi vọng vụ này thu hoạch xong sẽ đủ tiền xây nhà đón mùa Đông chứ cô nghe nói mùa đông ở đây khắc nghiệt lắm, lại nhìn nhà tranh vách đất tạm bợ của nhà mình cô sợ sống không qua nổi mùa đông này quá. Tha thứ cho cô đi, cuộc đời cô rất sợ lạnh a.
Hôm nay Diệu Nhi ra một bài kiểm tra nho nhỏ cho ba người kia làm. Đề bài là làm một bài thơ về sông núi, thời gian là nửa canh giờ. Sau khi thu bài, nhìn chữ của mọi người, nhất là A Thành ca mà mặt Diệu Nhi đen như đít nồi. Chữ như gà bới, còn kém con nít bốn tuổi tự học, chữ của Tiểu Sơn còn đẹp hơn huynh ấy nhiều. An Nhi tỷ là nữ nhi nên nét chữ mềm mại, yếu ớt và tỉ mỉ hơn rất nhiều, nhưng lại thiếu sự kiên cường và quyết đoán. Phụ nữ cổ đại mà quá nhu nhược và yếu ớt sẽ rất khổ.
Xem xong một lượt Diệu Nhi báo điểm:
"Tiểu Sơn tám, An NHi tỷ bảy, còn A Thành ca bốn."
"Vì sao huynh lại thấp điểm vậy chứ? Huynh làm cũng không tệ mà." A Thành ca gãi đầu phân bua.
Diệu Nhi liếc nhìn vị huynh trưởng của mình một cái, lười giải thích, chỉ phun ra bốn chữ:
"Vì chữ quá xấu!"
Tiểu Sơn còn nhỏ không biết e ngại ai liền phá ra cười thật to, An Nhi tỷ chỉ dám lén lút cười thầm. Phụ thân và nương ngồi xung quanh cũng bật cười.
Tiếp đó Diệu Nhi phạt A Thành ca chép phạt mười lần bài thơ đó, mà phải nắn nót sao cho chữ thật đẹp, nếu không sẽ bị phạt tiếp. A Thành ca nhận mệnh cầm tờ giấy ghi bài thơ qua một góc ngồi gò chữ cho đẹp, còn Tiểu Sơn và An Nhi tỷ được Diệu Nhi dạy thêm nửa canh giờ nữa, rồi An Nhi tỷ cũng đi may má thêu thùa, Tiểu Sơn tiếp tục luyện chữ trên đất. Mọi hy vọng trong gia đình Diệu Nhi đều gửi gắm lên thằng bé, cô không mong thằng bé thi đỗ gì cao sang mà chỉ mong ít nhất cũng đỗ được cái tú tài, cuộc sống sau này sẽ bớt khổ hơn. Trong nhà có một tú tài cũng được miễn thuế, miễn đi lao dịch. Dù sao gia đình có ba người nam nhân, A Thành và cha, cuộc sống thì không phải lúc nào cũng yên bình nên cô hơi lo. Chẳng phải trong các tiểu thuyết điền văn phụ đi lính là điều không tránh khỏi hay sao.
Sau khi bán hơn mười cân kim châm và hoa cúc phơi khô, Diệu Nhi đi mua một ít sương heo mang về hầm canh, trong nhà còn có cá và tôm tươi nên không cần phải mua thịt. Tuy nhiên Diệu Nhi vẫn xin nương mua ba xâu mứt quả cho mấy tỷ muội trong nhà ăn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT