Hướng Cảo tên chữ là Sơn Đán, người Thái Nguyên. Cảo đối với anh là Thạnh hết sức kính ái. Thạnh dan díu với một ca kỹ tên là Ba Tư. Hai bên đã cắt máu ăn thề song vì cha mẹ cô gái đòi sính lễ quá nặng nên lời ước nguyện không thành. Bà mẹ muốn rút ra khỏi sổ làng ca kỹ để hoàn lương trước hãy lo cho Ba Tư đã. Có công tử Trang vốn thích Ba Tư, đòi mua làm thiếp. Ba Tư nói với mẹ:
- Những ước mong cùng thoát nơi nước lửa, khác nào muốn ra khỏi địa ngục lên cõi thiên đường. Nếu lại đâm đầu làm thiếp người ta thì khác gì như trước. Vì mẹ thuận theo chí con thì cậu Hướng là được.
Mẹ bằng lòng, ngỏ ý ấy với Thạnh. Vừa qua Thạnh có tang vẫn chưa lấy vợ cho nên được tin ấy mừng lắm, liền dốc hết của cải cưới Ba Tư. Công tử Trang tức giận Thạnh dám cả gan tránh gái yêu của mình, nhân gặp nhau trên đường liền lớn tiếng nhục mạ Thạnh. Thạnh không chịu, Trang thét người hầu vác gậy đập chết, phơi thây ra đấy rồi bỏ đi. Cảo nghe tin chạy ra thì anh đã chết. Cảo đau thương phẫn uất khôn xiết, làm đơn kiện lên quận. Trang hối lộ khắp nơi, khắp chốn cho nên việc cứ như đáng bùn sang ao.
Cảo cứ ôm nỗi phẫn uất trong lòng không sao tố giác phơi bày ra được, nghĩ duy chỉ có cách đón đường mà giết kẻ thù. Từ đó, hàng ngày cứ thủ dao nhọn, phục ở bụi rậm trên đường núi. Lâu lâu việc tiết lộ, Trang biết mưu ấy, cho nên hễ đi đâu là có phòng bị nghiêm ngặt. Hắn nghe tin ở Phần Châu có tên là Tiêu Đồng, đã gan dạ lại có tài thiện xạ, liền bỏ nhiều vàng ra đón về làm vệ sĩ. Cảo không sao thi hành được kế của mình, nhưng vẫn hàng ngày rình đón may ra có dịp nào chăng.
Một hôm Cảo phục trong bụi, bỗng mưa lớn trút xuống, trên dưới ướt dầm, rét run không chịu nổi. Rồi gió táp bốn bề dữ dội, băng tuyết tiếp đến, thân thể bỗng nhiên đau đớn tê liệt. Trên đỉnh núi có một ngôi đền thờ sơn thần, Hướng Cảo gắng gượng bò lên. Vào được đến miếu thì vị đạo sĩ quen biết vẫn còn ở đó. Nguyên trước đây đạo sĩ thường hay hành khất qua thôn, Cảo thường cho ăn, vì thế quen biết. Thấy quần áo Cảo ướt sũng, ông lấy áo vải bố trao cho, bảo thay cho đỡ rét. Cảo thay xong tự nhiên thấy buộc phải phải ngồi chồm hổm như con chó. Nhìn lại mình thì lông lá đã mọc, rõ ràng hóa thành con hổ. Còn đạo sĩ thì biến đâu mất. Cảo vừa hãi vừa giận. Nhưng rồi lại nghĩ: chuyến này vồ được kẻ thù xé thịt mà ăn, như thế là kế đạt lắm rồi.
Cảo bò xuống đến nơi phục cũ, thấy thi thể mình nằm trong bụi rậm, lúc ấy mới biết mình đã chết, song chỉ sợ diều quạ riả xác, cho nên cứ loanh quanh đấy trông coi. Ngày hôm sau như trời xui đất khiến vậy. Trang đi qua đó hổ vụt ra tát hắn lộn từ trên ngựa xuống đất, ngoạn đứt đầu mà ăn. Tiêu Đồng quay trở lại bắn trúng bụng hổ, rồi xảy chân cũng chết.
Xác Cảo ở trong bụi rậm mơ màng như vừa tỉnh mộng, phải qua một đêm mới đứng lên được, thất thiểu đi bộ về nhà. Người nhà thấy Cảo mấy đêm liền biệt tăm đã ngờ và sợ, nay thấy về, đều mừng vả thăm hỏi. Cảo chỉ nằm, ngơ ngơ ngác ngác mà chưa thể nói gì được. Lát sau có tin Trang vị hổ vồ. Mọi người tranh nhau đến giường báo tin mừng. Lúc đó Cảo mới nói:
- Hổ là ta đó.
Bèn thuật lại đầu đuôi chuyện lạ. Do đó mà tin ấy lan truyền ra.
Con tên Trang đau đớn vì bố chết thảm thương, nghe chuyện càng sinh hằn, liền đầu đơn kiện Cảo. Quan thấy chuyện ấy quái đản lại không có cắn cứ cho nên không xét đến.
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT