Thôn Quý Châu mang lấy cho mình cái tiếng nghèo đã từ mấy đời nay.

Người dân trong thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, ai khá giả lắm thì trong vườn nhà mới có vài con gà, con vịt. Thôn tuy nghèo nhưng cuộc sống rất yên ả, dân quê bản chất thật thà tốt bụng, cứ hễ giúp nhau được gì là họ nhiệt tình lắm. Nói tới có tình có nghĩa phải nói tới gia đình ông Vương ở cuối thôn.

Ông bà Vương tuổi cũng đã gần 50, gia cảnh xếp vào loại khó khăn nhất nhì thôn.

Ngày trước vợ chồng ông làm ruộng nuôi đứa con nhỏ ăn học, ngày không phải ra đồng ông hay lên đồi chặt ít củi hay ra sông câu cá. Được ít được nhiều gì ông cũng mang chia cho bà con hàng xóm, nhiều người hỏi sao ông không mang ra chợ bán kiếm thêm mấy đồng nhưng ông đều xua tay, với ông tình làng nghĩa xóm còn làm

ông vui hơn mấy đồng bạc đó.

Nhà ai bị đổ hàng rào hay mái lá lâu năm cần thay, ông cũng sang giúp đỡ nhiệt tình. Nhưng từ mấy năm nay bệnh tim ông trở nặng hầu như chỉ có thể nằm trên giường, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai người vợ. Nhiều lần ông bất lực nói bà để ông chết quách đi cho xong, sống mà làm vợ con mình thêm khổ ông xót lòng lắm. Nhưng vợ thương chồng con thương cha, họ làm sao

đành.

Cậu con trai tuy còn nhỏ tuổi nhưng ý thức được hoàn cảnh gia đình, cậu xin được nghỉ học để đi làm phụ giúp cha mẹ. Ban đầu bà Vương nhất quyết không đồng ý, bà muốn con mình được ăn học đến nơi đến chốn để mai sau còn đổi đời, không phải sống cuộc sống vất vả như cha mẹ nhưng theo thời gian và theo cái gánh nặng đang oằn cong trên vai, bà đành chấp nhận mong muốn của cậu.

Từ đó hai mẹ con ngày ngày ra đồng làm từ tờ mờ sang, bà nhận thêm đan lát lúc rãnh rỗi.

Còn cậu từ bé đã tháo vát việc nhà, trong xóm ai cần gì thì cậu làm nấy, từ dọn cỏ, làm vườn tới gánh nước, gặt thuê. Tiền công chẳng nhiều nhưng nghĩ tới mua thêm cho ông Vương được vài viên thuốc hay phụ cho bà Vương được lon gạo là cậu thấy vui lắm. Cả thôn ai cũng thương cậu giỏi làm mà còn hiếu thảo.

...

Hôm nay cậu thức dậy sớm hơn mọi ngày một chút, đánh răng rửa mặt xong liền vội vã xách giỏ chạy ra chợ để mua được cá tươi. Bà Vương bảo cậu sáng nay không cần ra đồng mà ở nhà nấu một bữa ngon vì hôm nay bác Ngô về thăm thôn.

Bác Ngô ngày trước là hàng xóm của nhà cậu, mấy năm nay bác rời quê lên Trùng Khánh lập nghiệp nghe đâu công việc cũng đang dần ổn định. Lúc còn bé ngày nào cậu cũng chạy sang nhà bác chơi, bác Ngô hiền và thương cậu như con ruột, mua được cái bánh cái kẹo ngon bác đều để dành phần cậu, thấy cái dáng nhỏ lúp xúp chạy từ cổng vào bác lại bày sẵn ra bàn. Bác đã mấy năm không về làng, cứ nghĩ sắp được gặp lại bác cậu thấy vui lắm, hồi hộp nữa.

Đang mải mê với món canh cá, một giọng nói vang lên từ cửa khiến cậu giật nảy người "Phải Tiểu Nguyên không con?"

Nhận ra được giọng nói quen thuộc của bác hang xóm ngày xưa, Vương Nguyên mừng quýnh đánh rơi cả cái thìa nhào tới ôm cứng lấy bác"Bác Ngô~~~ "

"Hahaha, để bác xem con nào.." - ông khẽ đẩy cậu ra xoay một vòng "..con lớn quá,suýt nữa bác nhìn không ra đấy"

Đọc tiếp đi nka! "Con cứ nghĩ bác không về nữa chứ" "Sao lại thế được, bác phải về thăm mọi người chứ."

Ông Vương mọi ngày thường chỉ nằm trên giường hôm nay biết tin người bạn già của mình về thăm cũng cố gắng xuống giường, nghe được tiếng nói cười ngoài sân ông đoán bạn mình đã về tới liền cố nói vọng ra cửa "ông Ngô, ông về rồi đấy à?" 

"Phải phải, tôi về rồi đây bạn già" bác Ngô hồ hởi vẫy tay. 

"Bác vào chơi với appa đi, con nấu cho xong rồi cả nhà mình cùng ăn. Umma con cũng gần về tới rồi" 

"Vậy là hôm nay bác được ăn thức ăn con nấu à. Vui quá. Cẩn thận củi lửa nha con" 

"Dạ" 

... 

Bàn ăn hôm nay cũng không phải cao lương mĩ vị gì chỉ thịnh soạn hơn mọi ngày một chút, thay vì đĩa rau luộc, bát cơm trộn ngô và vài con tép thì bây giờ là hai con cá nhỏ, ít quả trứng kho và một bát canh cua đồng. 

Bác Ngô là người con của mảnh đất nghèo này, những món ấy bác ăn cũng đã quá nửa đời người nhưng qua bàn tay chế biến của Vương Nguyên tất cả lại trở nên ngon miệng hơn bao giờ hết, ông luôn miệng khen ngợi đứa cháu khéo tay. Nhìn đôi mắt sáng ngời của ông bà Vương ắt hẳn trong lòng họ chứa đựng niềm tự hào không nhỏ. 

Bữa ăn đơn giản kết thúc, cậu thu dọn bát đĩa mang ra sau nhà rửa rồi pha một bình trà mang lên phòng khách. Bác Ngô đang mở mấy cái túi mang ra ít thuốc bổ và dầu nóng làm quà cho ông Vương. Đồng lương của bác trên Trùng Khánh cũng chỉ đủ sống qua ngày, dành dụm ít tiền thưởng mới mua được vài thang thuốc cho ông bạn già ở quê, giá trị chẳng là bao mà nhận lại lời cảm ơn rối rít của bà Vương ông thấy ngại lắm. 

Nhìn quanh căn nhỏ nhà mái tranh quá nửa xập xệ, đồ đạc thiếu thốn rồi nhìn qua đứa cháu nhỏ đang bôi dầu nóng bóp chân cho cha, ông thấy thương lắm. Chợt ông nghĩ ra một chuyện "Tiểu Nguyên này, con có muốn theo bác lên Trùng Khánh tìm việc làm không?" 

Vương Nguyên ngừng tay, tròn mắt nhìn ông. Ông bà Vương cũng vậy. "Cạnh nhà trọ tôi thuê có một chỗ môi giới việc làm, từ bảo vệ, giữ trẻ tới người giúp việc. Tôi thấy khá nhiều người nộp đơn vào đó, khi nào có gia đình hay công ty nào cần tuyển người nếu thấy yêu cầu phù hợp thì họ sẽ liên lạc. Thấy cháu nó siêng làm lại nấu ăn ngon. Hay anh chị cho cháu nó lên đó một chuyến xem sao" 

Ông Vương trầm tư không nói gì, bà Vương chỉ thở dài "Nó từ bé chỉ quanh quẩn trong cái thôn bé xíu này, giờ một mình lên đó làm công cho nhà người ta tôi sợ..." 

"Tôi hiểu lòng cha mẹ mà.."ông ngưng một chút nhìn sang Vương Nguyên "..ý con sao?" 

"..ơ..dạ..c..con.." 

"Thôi thì anh chị với chau cứ nghĩ hết hôm nay đi, ngày mai tôi về lại Trùng Khánh. Nếu cháu nó có đi thì mai tôi sẽ đưa cháu lên cùng. Giờ xin phép anh chị tôi đi một vòng thăm hàng xóm" 

Cậu ngồi đó cắn môi nhìn theo bóng ông, bà Vương tiễn ông đi trở vào nhà nhìn bộ dạng con mình như thế bà liền ngồi xuống vuốt nhẹ tóc cậu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play