Tú Trinh nghe thấy luận điểm này rất hay. Cô Thường cho rằng người quản lý là người nắm mọi việc trong quán và tất nhiên được chủ nhà hàng yêu mến là điều đương nhiên nhưng Thiếu Kiệt cho cô thấy được những gì không hiệu quả biện pháp chống đối thì chắc chắn sẽ không nhân nhượng mà sa thải khi cần thiết.

- Làm dịch vụ này điều quan trọng cốt lõi là đồ ăn và thức uống. Với những thị trường đồ uống có cồn hiện tại đều không sai biệt lắm. Nếu như để một hãng sản xuất tại trợ một số thứ cũng là điều thiết yếu. Chị có thể thấy được tại sao những nhà hàng quán ăn thường được các hãng sản xuất có cồn làm tiếp thị rất lớn. Vì đó là họ được lợi và cả nhà hàng cũng được lợi nhưng không vì thể mà chỉ chọn duy nhất một công ty cung cấp độc quyền.

Thiếu Kiệt đem những gì mình từng làm đưa cho Tú Trinh bởi hắn thấy đây là cách tốt nhất cho việc thương thảo chọn lựa nhà cung cấp đồ uống có cồn cho nhà hàng. Số lượng lớn là điều thiết yếu nhưng hơn hết nó nằm ở giá cả đầu vào và đầu ra việc này muốn đem lại được lợi ích giá cả thấp thì phải dựa vào việc đánh tâm lý với các người đại diện nhãn hàng.

- Thiếu Kiệt việc này không phải giống nhau sao. Hiện tại đồ uống có cồn ở nước ta gồm hai công ty lớn nước ngoài và một trong những công ty quốc doanh nhưng theo chị được biết thì hai thương hiệu nước ngoài đều chung một xưởng sản xuất như thế mình cũng không làm giá được gì.

Vấn đề này không mới. ai cũng có thể biết Tú Trinh cũng không lạ gì nếu tiếp xúc được với những thứ này. Thiếu Kiệt bây giờ chỉ mỉm cười lắc đầu.

- Đúng họ là hai công ty cùng một cơ sở nhưng cả hai công ty đều là sự cạnh tranh cần thiết giữa những bộ phận. Cũng như hiện tại một công ty sở hữu hai nhãn hàng. Việc kinh doanh của hai bộ phận là riêng biệt và đem lợi nhuận của nó về là con số khác nhau. Như thế nên việc cạnh tranh vẫn diễn ra và người đại diện cho thương hiệu cũng thuộc nhân viên của một công ty nhưng mà là hai thương hiệu mà họ làm việc khác nhau.

Thiếu Kiệt nói như thế Tú Trinh cũng không phải là người không hiểu. Việc mỗi nhân viên làm cho một thương hiệu và họ đại diện cho hai nhãn hàng cùng công ty thì điều này tương đương họ là đối thủ của nhau.

- Nếu như thế thì việc gặp mặt cả hai thương hiệu cùng một công ty như thế sẽ đem lại gì cho mình Thiếu Kiệt. Có khi nào họ sẽ để mình vào thế yếu không? Trong thương lượng nếu như họ có nhất quán trong một số thứ họ có bàn bạc trước với nhau mà mình cũng không biết được thì chuyện này khó có thể thực hiện.

- Điều này tương đối có khả năng nhưng không lớn. Bởi nếu là nhân viên sale họ phải hiểu một điều họ phải chạy doanh số cần thiết cho công ty. Mỗi tháng công ty phải xuất ra bao nhiêu và những ưu đãi nào dành cho đối tác. Cùng một công ty hai thương hiệu. Một bên nhiều hơn và một bên ít hơn là điều không có khả năng. Quan trọng là chúng ta thao tác tốt một chút xem như cuộc gặp này là hoàn toàn bất ngờ sẽ không dẫn đến tình trạng bàn thảo trước vấn đề với nhau là được.

Việc Tú Trinh nói về sự bàn thảo trước của các bên về những việc như thế này không phải không khó nhưng mà đó là việc chính người thương thảo với hai nhãn hiệu lớn tự mình lộ ra sơ hở trong việc này sẽ dẫn đến tình trạng hai thương hiệu bàn thảo với nhau và đem đối tượng hợp tác là người cần hợp đồng ép lại với quyền lợi ích nhất.

- Chỉ cần hẹn hai người giờ đó sẽ về với một người hoặc để người của một thương hiệu đến đợi một chút khi chúng ta về thì người của thương hiệu còn lại cũng có mặt là được. Việc này làm cho cả hai sẽ tưởng như đây là sự tình cờ nhưng thật chất là do chúng ta thao tác.

- Nhưng nếu như bất ngờ như thế thì học chắc chắn cùng công ty sẽ có một quy luật ngầm nào đó chứ. Chắc phải có đúng không Thiếu Kiệt.

Tú Trinh thấy nếu việc thương lượng như thế này chắc chắn nhiều nơi họ sẽ có những quy luật ngầm với nhau. Để đạt được cả lợi ích hai bên như thế mới không bị thiệt. Thiếu Kiệt bây giờ lắc đầu điều này chứng tỏ một điều Tú Trinh chưa hiểu được hết vấn đề kinh doanh nhà hàng quán ăn còn rất mơ hồ.

- Đối với những nhãn hiệu đồ uống có cồn họ không có nhiều quy tắc ngầm như chị đã nghĩ đâu. Đơn giản chỉ là họ cần có một nơi để tăng doanh số hơn mà thôi. Vì đồ uống có cồn họ không cần phải quá nhiều quy tắc. Họ có lượng tiêu thụ nhất định. Trừ khi nào nhãn hiệu đó không còn chỗ đứng và không còn người dùng nữa mới chết thôi. Nên thương thảo ngoài mặt thì chỉ là lấy hàng ít hay nhiều thôi.

Thiếu Kiệt giải thích cho Tú Trinh hiểu. Họ thương thảo với những quán ăn nhà hàng chỉ với mục đích là có thêm được nguồn thu vào nhiều hơn chứ không phải như những công ty mới tiến vào thị trường cần một nơi để tung ra hàng hóa nhưng những công ty khác. Tú Trinh suy nghĩ một lúc lâu về vấn đề này. Thiếu Kiệt mới cười nói.

- Chị đừng quá chú trọng vào nó đơn giản việc thương thảo này chỉ nhằm mục đích để hai bên cạnh tranh giá với nhau để chúng ta lấy của bên cho giá thành nhập vào ít nhất và bên kia thì vẫn nhập hàng nhưng mà không nhiều thôi. Với phần quyền lợi của việc để họ cạnh tranh giá như thế này chúng ta sẽ không phải bỏ quá nhiều cho việc mua chi phí thiết bị lặt vặt cần thiết.

Tú Trinh bây giờ mới thở ra một hơi. Cô làm nhân viên không thì không rắc rối như thế này nhưng nếu đã là người mở ra nhà hàng hay quán ăn thì lại nhiều thứ đến nỗi cô hoàn toàn không biết nên bắt đầu từ đâu.

- Nhà Hàng Quán Ăn như chúng ta thứ mà thường xuyên thiệt hại nhất là chén bát, ly tách và các thứ nhỏ khác như muỗng đũa và các thứ linh tinh như gạt tàn thuốc. thùng đá … Nhưng hơn thế nữa một bộ phận những vật dụng này được tài trợ từ những hãng đồ uống có cồn này nên chúng ta sẽ giảm được chi phi nhưng kệ đựng sô đá gạt tàn, ly uống bia. Nói chung là đỡ được một phần chi phí mỗi tháng.

Thiếu Kiệt dự định sẽ sử dụng một đồng đồ được tài trợ để làm nên những thứ cần quá nhiều chi phí. Nhìn như đơn thuần những thứ nhỏ nhặt này không đáng tiền nhưng nếu nó là một số lượng lớn thì chắc chắn sẽ không phải đơn thuần là một món tiền nhỏ. Cứ tính trung bình giá sỉ ở tất cả các nơi cung cấp những mặc hàng này là một ngàn đồng một móng thì mỗi tháng có có thể lên đến con vài trăm hoặc vài triệu.

Bởi vì số lượng chén dĩa ly tách được bán rẻ hàng ngày không ít đó là chưa kể đến việc mỗi khi không có khách thì lại đem vài chén dĩa ra đập để có khách. Quan niệm này không biết bắt nguồn từ đâu nhưng nó hình thành trong giới quản lý và cả người mở nhà hàng. Nên những việc này góp phần thêm những chi phí cho những món đồ nhìn như giá thành không bao nhiêu lại đội sổ lên một tầng mới.

- Như thế những thứ có thể kiếm được nhiều nhất có thể về những khoảng vật dụng này cũng góp một phần vào tiền vốn có của mình đi. Chị tạm hiểu một số thứ rồi. Việc này chị sẽ thao tác trong ngày mai. Những thứ nào không biết chị sẽ hỏi lại sau.

Thiếu Kiệt gật đầu nhưng trên tay vẫn viết những thứ cần thiết cho Tú Trinh hắn muốn Tú Trinh có những thông tin cần thiết nhất để làm việc của mình còn hơn là cứ mỗi việc cô lại kiếm hắn hỏi như thế thì hắn thật sự phiền chết.

Tú Trinh thấy Thiếu Kiệt ghi chép lại những gì mình đã nói cũng mỉm cười. Nhưng cô lúc này cũng có một chút thắc mắc. Nếu đúng ra Thiếu Kiệt chưa bao giờ đi làm và cũng rất ít khi nào tiếp xúc với những thứ này. Nhưng hắn nói ra những gì dựa trên lý thuyết đơn thuần thì cô thấy như hắn đã lăn lộn trong lĩnh vực này không ít năm.

Như đó chỉ là thắc mắc trong lòng của cô còn việc hiện tại thực hiện mới biết được lời hắn nói có đúng hay không và từng bước đi chính xác như thế nào so với việc Thiếu Kiệt nói. Vì cô cũng hiểu có những thứ nói được và hiểu được là một chuyện nhưng khi tiến hành làm lại khác nó không giống như tưởng tượng cho người thao tác nó.

- Rồi đây chị có thể về nghiên cứu các bước này rồi xem thực hiện nó là được. Nhiêu đây chỉ là những bước đầu. Sau này khi hoàn thiện xong còn cần có nhiều thứ khác nữa.

Thiếu Kiệt đưa tờ giấy A4 giờ đây đã đầy những chữ chuyển cho Tú Trinh. Cô nhìn sơ lược một chút rồi mới gật đầu.

- Ok chi tiết như thế này mà sai nữa thì không có lý nào được. Như vậy đi mỗi tuần chị sẽ báo cáo tình hình cụ thể. Dù sao thì chị cũng không dám chắc là làm được hết nên sẽ làm phiền chú nhiều. Được rồi chị đi đây. Tiêu hóa cái đống việc mà chú em đã giải thích chắc cũng mất cả đêm rồi.

Tú Trinh vừa cầm lấy tờ giấy vừa đứng lên nhìn Thiếu Kiệt vui đùa châm chọc hắn. Cô biết mình có ở lại nữa cũng không có việc gì. Mà để ở lại nghe công việc của Phan Nguyệt chắc chắn cô sẽ chịu không nổi.

Thiếu Kiệt cũng hết cách với bà chị này. Bởi vì hắn đã sợ bị làm phiên nhưng nếu Tú Trinh nói như thế hắn không phải mỗi tuần nghe báo cáo hay hướng dẫn thêm từng bước cho Tú Trinh là không thể nào rồi.

Nhìn qua Phan Nguyệt đang trầm ngầm cầm bộ hồ sơ mấy trang đọc tới đọc lui vài lần Thiếu Kiệt định lên tiếng nói thì điện thoại của hắn vang lên. Nhíu mày một cái Thiếu Kiệt định bấm mấy bận nhưng thấy người gọi đến là Khương Đào nên cũng bắt máy.

- Thiếu Kiệt hả cái thằng buổi chiều bắt về chú nghĩ là cháu có người hỏi cung tốt hơn chú đấy. Để chú chuyển hắn qua bên nhà cháu gọi Trịnh Chi hỏi thì hắn sẽ trực tiếp trả lời mọi chuyện là hiểu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play