Câu đối đáp của Thiếu Kiệt bao hàm cả về nguyên do lần lý do. Phương diện luật pháp chính quy và những khía cạnh cần thiết cho một công ty cần có làm cho bố của Chu Tường nhìn hắn thật sâu.
- Cậu nói thế là muốn đối chọi với tôi! Cậu có biết chỉ cần tôi nói một câu tất cả giáo viên sau này dạy cậu sẽ chú ý hạ hạnh kiểm của cậu không. Nên nhớ cậu vẫn còn đang đi học với sự quen biết của tôi trong nghề giáo tôi chắc chắn làm được.
- Ấy tôi sợ! Ông quen ai mặc ông! hạnh kiểm phê tôi như thế nào không quan trọng. Ông là giáo sư, giáo viên nhưng trong mắt tôi ông không đáng một đồng. Một con người chậm tiến đẩy lui xã hội. Theo đúng nghĩa của các ông là học sinh cứng đầu.
Thiếu Kiệt trực tiếp đối đáp như thế thẳng thừng. Hắn không cần biết bố Chu Tường có quyền thế nào trong việc chi phôi các giáo viên quen biết nhưng đã hăm dọa thì hắn cũng không cần nể mặt.
- Cháu không nên nói thế. Chồng cô có hơi quá lời thật nhưng cháu làm như thế là hổn không được.
- Xin lỗi cô! Ai tôn trọng cháu thì cháu tôn trọng lại! Ai gây hấn thì cháu gây hấn lại. Ông ta quyền hành như thế nào cháu không cần biết. Hôm nay cháu đến đây với tư cách là sếp thăm nhân viên. Ông ấy vừa không phải nhân viên vừa không phải người cháu cần gặp. Lại đem lời uy hiếp cháu như thế cô nghĩ đây là phép lịch sự cần có của một người bố với lãnh đạo con mình à.
Giọng điệu hoàn toàn khác đối với mẹ của Chu Tường lời nói cả bà vẫn bình thường như lúc đầu nhưng với Bố Chu Tương lại khác sự thay đổi trong lời nói cũng đã khẳng định rõ một điều. Giữa hai người hoàn toàn là thái độ khác nhau.
- Tôi hỏi cậu công việc nó đem lại lợi ít gì tối ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính hả. Đây là điển hình của mấy kẻ nghiện trò chơi bị lú lẫn khi mà để cậu làm sếp của mình. Cậu thì có bao nhiêu tiền để trả cho nó. Những vật phẩm trò chơi nuôi sông hết đời các cậu chứ.
- Ông lầm lẫn hơi quá rồi đấy! Việc ngồi mày vi tính để làm việc và định nghĩa ngồi máy tính để nghiện trò chơi là hai phạm trù đều khác nhau. Hơn nữa trò chơi không có lỗi lỗi ở những người áp đặt trò chơi sai khi nhìn về một phía như ông đấy. Là nhà giáo ông biết cách giảng dạy nào tốt nhất tôi nói đúng chứ. Nhưng ông đã bảo giờ thấy người nào khuyến khích con mình đi trên con đường mòn hay chưa. Tôi không nói nhà giáo sai nhưng sai là áp đặt một người phải theo nghề giáo nếu người ta không thích như ông đấy.
Với những người cương Thiếu Kiệt cũng không dị dàng hắn thấy cần gì phải nể mặt mũi một người áp đặc cho việc tương lai một người như thế nào. Hơn nữa người này lại con mình có lý tưởng riêng mình.
- Ông đừng phản bác tôi nói sự thật thôi có đụng chạm thì ông cũng ráng chịu. Ông làm giáo sư. Mỗi ngày đi dạy giá trị một tháng tiền lương căn bản ông nhận được từ nhà nước nhưng lương hưu hiện tại của ông là bao nhiêu ba triệu cho hơn hai mươi năm làm nhà giáo không hay là phải sống từng đồng tiền của người học thêm. Tiền ông kiếm không bằng con ông một tháng thì đừng lên tiếng. Ông cố hướng con mình vào nghề giáo cũng chỉ để có cái danh chính quy để tuyển nhận thêm học sinh kiếm tiền. Vì ông biết với năm tháng mà mình và gia đình nếu không có người nối tiếp nghề nghiệp này nữa thì cũng không thể có thêm học sinh.
Thiếu Kiệt thấy được mục đích thật sự của bố Chu Tường nên nói thẳng mặt. Hắn thấy muốn chu tường trở lại nghề giáo viên theo gia đình chỉ có ý nghĩ này là tốt nhất. Bởi hai người đã là giáo viên lớn tuổi không bước lên cấp bật cao hiệu trưởng hay giản viên đại học trở thành giáo sư thì cũng chỉ có thể ăn lương hưu. Còn nếu Chu Tường vẫn là một giáo viên thông qua đó mơi có thể thu hút học sinh cho lớp học này để tăng thêm thu nhập.
- Mày! xỉ nhục nghề giáo viên!
- Không! Chính ông xỉ nhục nghề giáo. Nghề giáo viên là một nghề đam mê. Họ dạy bằng tâm huyết muốn truyền kiến thức cho học sinh của mình. Nhưng ông lại biến nó thành một cuộc mua bán giữa học sinh và giáo viên. Tôi nói thẳng trong cuộc đời ông có bao nhiêu người thành công. Họ có bao giờ tới thăm ông hay chưa hay chỉ là những người trong gia đình những học sinh còn trong tầm tay ông tiếp quản.Một giáo viên chỉ biết kiếm cho mình số lượng học sinh và kiếm đầy túi thì không đáng là giáo viên.
Những người giáo viên như bố Chu Tường Thiếu Kiệt hiểu rất rõ. Nếu không thì trong nhà này không dành một khoản không phòng khách tạo ra một cái lớp học đúng nghĩa như thế này. Nếu cho rằng dạy thêm một số học sinh thì phòng học không cần lớn thế này. Mà đã làm phòng học đông người thì muốn đem nó tiếng hành thay đổi học thêm dạy thêm thành nơi hái ra tiền cho chính mình.
- Như thế thì đã sao! Mày thấy ở đây mỗi học sinh mỗi tháng phải đóng bao nhiêu tiền học phí phụ huynh vì muốn con em mình nổi bật trong lớp thì đưa đến đây. Như thế thì tao cũng không có lỗi bởi mỗi tháng nơi này thu về gần ba mươi triệu tiền đó liệu cái nghề của nó có đủ cho cái nhà này không.
Hà Vi nhịn không được mới lên tiếng cô không ngờ trong xã hội này lại có những giáo viên nặng vật chất như bố của Chu Tương thế này.
- Ông gì kia ông có biết một tháng lương của Chu Tường bằng gấp ba lần cho ông ngày đêm dạy học ở cái phòng này không. Ông có biết cậu ta vì sở thích của mình thành công như thế nào cái ông cần chỉ là những đồng tiền trước mắt mà không hiểu biết tôi thấy ông đúng là hết thuốc chữa.
Chu Tường đi pha trà lên từ nãy đến giờ nghe được những gì Thiếu Kiệt nói với bố mình. Trước giờ hắn đã thấy khá lạ tại sao mình cứ bị bắt phải trở lại nghề giáo bây giờ thì lý do đã hiểu được rồi đấy. Tất cả chỉ vì bố hắn muốn cái phòng học này con kiếm ra tiền.
“Ha Ha Ha ”
- Giờ thì tôi hiểu tại sao rồi! Ông thật chất chỉ muốn tiền thôi chứ gì. Được ông nói một tháng ở đây tạo ra ba mươi triệu chứ gì. Được Được tôi cho ông một tháng ba mươi triệu. Quyền của tôi muốn làm gì thì làm. Để xem tôi vẫn còn lưu số tài khoản của ông để tôi gửi ngay bây giờ từ giờ trở đi tôi sẽ gửi đúng với số tiền mà ông muốn tôi làm gì mặc tôi.
Chu Tường cười lớn đặt khay trà lên bàn móc ra cái điện thoại của mình đăng nhập vào tài khoảng ngân hàng đánh vào danh mục chuyển khoảng chuyển đi số tiền mà hắn vừa nói.
Nhanh chóng một phút im lặng của căn phòng lúc này vang lên một âm thanh tin nhắn từ số điện thoại của Bố Chú Tường. Thiếu Kiệt mỉm cười nhìn sự phẩn nộ của Chu Tường hắn hiểu cảm giác khi gia đình mình đem chính bản thân mình đem ra làm công cụ kiếm tiền như thế nào.
- Đây một tháng tiền lương của tôi! Trong vòng một năm tới ông đừng bao giờ can thiệp đến vấn đề gì của tôi hết. Trước giờ tôi cứ nghĩ ông tốt lành muốn tôi theo nghề của gia đình thì ra cũng chỉ là như thế.
Bên kia điện thoại hiển thị lên số tiền trong tài khoản công thêm vào ba trăm sáu mươi triệu làm cho bố Chu Tường giật mình. Ngay cả mẹ của Chu Tương dù thường xuyên được hắn gửi về tiền nhưng cũng không nghĩ đến số tiền Chu Tường đang nắm giữ là bao nhiêu.
- Tường đây là một tháng lương của con?
- Vâng trước giờ con gưi tiền về hầu hết là tiền của con kiếm được. Từ việc đi làm cho Thiếu Kiệt. Một tháng ông ấy kiếm ba mươi triệu thì sao. Con kiếm con nhiều hơn, trong nhà này ai tin đưa hợp đồng kí kết ra mọi người không tin không thèm xem thì tự chịu.
Thiếu Kiệt lúc này cũng mỉm cười nhìn Chu Tường nhẹ nhàng nói ra một câu.
- Mười lăm ngàn đô một tháng tính ra tiền hiện nay khoảng hơn ba trăm triệu. Ông kiếm một năm bằng con mình kiếm một tháng chỉ đi vòng vòng hướng dẫn và điều hành cho tôi. Ông thất bại hay con ông thất bại.
Bô Chu Tường lúc này không tin vào mắt mình. Ông nghĩ ra được công việc nghề giáo chỉ cần nói để lấy tiền của thiên hạ. Giờ thấy một công việc mà ông cho rằng không có tiền đồ gì một tháng lại có thể bằng ông đứng ở một vị trí giản dạy cả năm
- Việc này! Việc nay sao lại có thể như thế công việc kia ở trường học chỉ có vài triệu làm sao có thể có mức lương này.
- Tiền trong tài khoản của ông rồi muốn làm gì ông làm! nhưng nói trước nghê giáo mà ông không có tâm thì cũng chẵn dạy được ai. Nếu có thì dạy ra những thành phần không ra gì. Muốn dạy người trước tiên dạy đức. Người không có đức như ông có tạo ra lãnh đạo hay người tài cho quốc gia cũng chỉ là những sâu mọt có học thức thôi.
Thiếu Kiệt đang định đứng lên thì Bên ngoài một người đi vào với vẽ mặt gập rút nhưng vừa đụng mặt với Thiếu Kiệt người này khựng lại một lúc nhìn hắn nói.
- Ủa Thiếu Kiệt sao em ở đây?
Thấy người bước vào không xa lạ Tần Tiến dường như có mối quan hệ gì đó ở đây. Thiếu Kiệt trầm mặt đáp lại lời hắn.
- Em tới thăm nhân viên của em là Chu Tường. Xem ra có người gọi thấy đến hổ trợ à?
Tần Tiến nhìn qua Chu Tường rồi nhìn tới bố mẹ hắn xong mới quay về Thiếu Kiệt thở dài một hơi. Nhìn qua cục diện thế này Tần Tiến cũng biết được việc gì đã diễn ra.
- Thấy nghe người nhà của giáo sư Chu nói có người của công ty cậu tường đến đang cãi nhau với giáo sư. nên thầy chạy qua xem thử còn can ngăn Dù sao nhà thầy cũng cách đây mấy căn, nhưng xem ra mọi việc kết thúc rồi đi. Thầy tới chậm. Giờ mới biết con của giáo sư Chu lại là nhân viên của Thiếu Kiệt em đấy.
Thiếu Kiệt không nói gì dù sao Tần Tiến xuất hiện cũng không thay đổi bố cục đã định. Chu Tường hiểu rõ nhiều thứ cũng để hắn nhẹ gánh hơn không phải áy này việc mình không làm theo lời bố mẹ mà không theo nghề giáo.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT