Hà Vi nghe những gì Thiếu Kiệt nói chân thật như thế thì cô cũng biết việc này không phải đơn giản như nói chuyện ở đây.
- Vậy nếu họ một ngày không đóng được tiền góp thì sao để ngày tiếp theo à. Như thế càng nặng tiền hơn rồi.
- Đúng là một ngày hai ngày thì không sao nhưng nếu nó là nhiều ngày thì rất phiền. Bởi người mượn lúc này bắt buộc phải mượn tiền đứng để xoay sở trả tiền góp. Cứ như thế lãi mẹ đẻ lãi con. Kết cuộc đi của những người này thường khá giông nhau. Mượn của người này đập vào cho người kia. Cừ thế xoay vòng và dẫn đến không chi trả được. dẫn đến trốn nợ này. Rồi bán nhà trả nợ gia đình ly tán nhiều lắm không nói hết được đâu.
Thiếu Kiệt cảm thán nói ra những vấn đề mà nổi trội ở những người lao động về việc liên quan đền tiền làm cho Hà Vi phải suy nghĩ thật lâu. Nhưng chợt nhớ ra điều gì đó Hà Vi mới nói với Thiếu Kiệt.
- Ấy em nhớ hội phụ nữ với gia đình chính sách được mượn tiền nhà nước làm ăn tra theo hàng tháng mà sao họ không mượn? như thế không phải tốt hơn mượn ngoài xã hội sao tiền lãi lại thấp hầu như không mà.
Thiếu Kiệt lúc này chỉ thở dài lắc đầu nhìn Hà Vi. Bởi hắn thấy được cô vẫn chưa hiểu nhiều lắm bên ngoài xã hội.
- Khải Huy anh tấp vào một quán ven đường đi bốn người bọn mình ăn cái gì đó rồi đi tiếp. Thời gian cũng còn khá sớm mà. Để cho Hà Vi biết được một chút ít của cuộc sống cũng tốt. Để xem giông như những gì Hà Vi nghĩ không.
Khai Huy với Chu Tường lúc này cười cười. Chu Tường nhìn quanh rồi mới nói Với Khải Huy.
- Gần ngay ngã tư đó có một người bán bánh ướt khá ngon anh ghé vào đó đi trước phát tờ rơi ở gần khu nay em cũng hay ăn ở đây chỉ chừng bảy tám ngàn một dĩa thôi.
- Cũng được để em hỏi xem có phải như những gì Thiếu Kiệt nói không. Em không tin cái gì anh cũng trải qua rồi.
Khai Huy nghe thế chạy xe theo hướng chỉ dẫn của Chu Tường đến một quán bán bán ướt ven đường cái xe củ kỹ bên trên có một cái tủ kính được đặt trong đó giá và rau thơm thêm đó những cây nem và chả. Cạnh tủ kinh một hộp nước mắm ngọt được chính chủ quán nấu hắn ngày.
Ngồi xuống gần nhất với người chủ quán bởi thời gian cũng chỉ xê xích bao nhiều. Cũng gần tới thời điểm buổi trưa mọi người dùng cơm nhà nhiều hơn cơm tiệm hoặc hàng quán.
Người bán hàng nhìn Chu Tường một chút như nhận ra anh ta mới nói.
- Sao kiếm được việc làm hôm nay ghé qua đây ủng hộ à. Dạo này thế nào rồi.
- Cũng tốt cô dạo này thế nào bán đắt không cô.
Người phụ nữ bán hàng lúc này đem những dĩa bánh ướt ra để xuống bàn của nhóm người Thiếu Kiệt trả lời Chu Tường.
- Cũng như mọi ngày thôi con ơi. Ngày nào cũng thế sáng bán trưa dẹp vào ngày nao hết sớm thì về sớm. Hôm nay cô còn một ít bánh nữa bán hết rồi mới thu dọn. Cũng may có cháu đến ủng hộ không khéo trưa nay nhà cô ăn bánh ướt thay cơm nữa rồi.
- Có đâu cô hôm nay có cô bé muốn biết cuộc sống bình thường của mọi người lao động thế nào sẵn đi qua đây con ghé cô luôn.
Chu Tường cũng nói rõ lý do bởi nhóm người Thiếu Kiệt bước xuống xe ô tô cũng dẫn đến nhiều ánh mắt người khác nhìn họ. Người phụ nữ bán hàng cũng cười lắc đầu nhìn Hà Vi nói.
- Thôi cháu ơi dân lao động bọn cô không có cái gì xem đâu sống được hết ngày tháng cũng không biết chừng nào giàu có mà lúc nào cũng phải trong mong thời tiết tốt để có tiền trang trải thôi cháu à.
Hà Vi cũng nở một nụ cười nói với người Phụ nữ. Thiếu Kiệt thì chăm chú ăn hắn muốn để Hà Vi cảm nhận thấy được sự vất vã của những người bên dưới xã hội để thông qua cô nói với Hà Thúc tìm ra cách phát triển kinh tế và phát triển hơn cho người dân.
- Cháu nghe anh Tường nói cuộc sống người dân lao động không dễ dàng mỗi ngày buôn bán phải mượn tiền khắp nơi sinh hoạt chi phí rồi góp mỗi ngày phải không cô.
Chu Tường cũng nhăn mặt hắn thấy Hà Vi đem mình ra làm bia đỡ đạn cho Thiếu Kiệt. Nhưng cũng hiểu nếu những lời này Hà Vi nói với người bán hàng rằng Thiếu Kiệt cho cô biết thì cũng không phù hợp lắm.
Nhìn Chu Tường một cái người Phụ nữ bán hàng lúc này lấy cái ghế nhựa ngồi xuống ngay cạnh xe nói với Hà Vi. Đối với việc này bà cũng không ngại. Bởi Chu Tường không ít lần phát tờ rơi gần đây thấy được việc này.
Bản thân bà cũng không lo lắng người khác biết mình mượn nợ. Vì những người biết được bà mượn nợ hầu hết là con nợ. Mà nhóm người Chu Tường lại là khách quen. Dù sao cũng đã sống nhờ con đường này hàng ngày.
- Chu Tường nói đúng đây không sai đâu cháu à. Bọn thu tiền góp cũng mới vừa đi qua đây thôi. Ở đây ai cũng thế ngay cả cái cô bán bún vịt đang bày hàng quán bên kia cũng thế nhưng mà bọn người đó chỉ đến thu của cô ta vào buổi tối thôi. Mỗi ngày ngoài chi phi sinh hoạt thì cô mượn của bọn nó để đóng tiền nhà, Tiền học cho con. Rồi mấy thứ phát sinh thì dùng tiền bán hàng ngày làm tiền chợ búa gạo thóc các thứ. Xoay tới xoay lui cũng chẳng đủ đâu vào đâu, Hôm nào bán ế một chút là hôm sau phải góp nặng tiền hơn.
Nghe được người bán hàng nói thế Thiếu Kiệt lúc này cũng dừng đũa một chút nhìn người phụ nữ ấy hỏi.
- Ủa cô con nhớ là nhà nước có cái hội phụ nữ với hội xóa đói giảm nghèo gì đó có cho vay với lãi xuất thấp trả hàng tháng mà cô. Sao cô không mượn nhà nước mà lại mượn mấy người xã hội như thế không phải tiền lãi cao sao.
Hà Vi cũng gật gật đầu còn người phụ nữ nhìn qua Thiếu Kiệt một lần rồi lắc đầu đáp lại hắn.
- Không dễ đâu cháu à! hội phụ nữ xóa đói giảm nghèo gì đó cũng phải có hộ khẩu ở địa phương. Mà còn phải có xác nhận của mấy chỗ ủy ban các thứ rồi cảnh sát khu vực. Rồi mã số hộ nghèo nữa những người thuê trọ như bọn cô thì làm gì có. Với lại cháu phải quen biết mới mượn được không dễ gì được mượn đâu. Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Như cô phải có người bảo lãnh mới được mượn. Giờ kiếm ai bảo lãnh cho mình cháu ơi. Nội việc làm hồ sơ đi học cho con cô cũng mất cả tuần lễ chạy tới chạy lui các nơi mới xin được.
Nghe người bán hàng nói về những gì mà Hà Vi cho là đơn giản nhưng trong bộ phận người dân là một cách phức tạp bởi các cấp độ hành chính mỗi nơi. Cô đành thở dài một hơi. Cô không nghĩ rằng những điều Thiếu Kiệt và mọi người nói lại là sự thật, vì những gì cô nhìn thấy cuộc sống một mặt của những người như cô bán hàng đều như nhau. Họ có một ít vốn kiếm sống hắn ngày. Cuộc sống có gia đình và mọi người không lo nghĩ điều gì. Nhưng sự thật giờ phơi bày trước mắt cô không thể tin được. Cô hiểu được đây không phải làm một cuộc sắp đặt mà là sự thật tồn tại của người dân lao động của quốc gia mình.
- Những người như bọn cô mượn được ngoài xã hội là được rồi cháu à. Họ chỉ cần biết chỗ mình ở nói mình bán hàng là cho mượn có tiền liền còn như mượn của nhà nước theo kiểu mấy cháu nói thì hồ sơ nộp hai ba tháng sau vẫn chưa thấy tiền đâu. Đó cái dì bán bún vịt đó cũng thế nộp đơn cả hai tháng hơn có thấy được tiền đâu. Bọn cô thì lại cần tiền sống để trang trải hàng ngay không phải là đợi lâu dài như thế được.
Thiếu Kiệt thấy Hà Vi có vẻ buồn buồn. Hắn biết các cơ sở hành chính nhóm người Hà Thúc cũng có một phần mà không phải toàn bộ. Với việc ở trên ra lênh ở dưới không làm cũng chẵn làm gì được họ bởi phép vua thua lệ làng. Trên duyệt dưới không duyệt cũng không làm sao thoát khỏi cảnh này chỉ có người dân lao động bên dưới là khổ.
- Thôi mấy đứa dùng đi! cũng gần trưa rồi cô ngồi một tý nữa hết hàng lại về chiều lại đi mua đồ ngày mai bán thôi. Không cần phải lo đâu bọn cô sống như thế quen rồi.
Chu Tường suy nghĩ điều gì đó mới nói với Thiếu Kiệt.
- Mọi người ngồi ăn đi anh chạy đi mua mấy chai nước lát lên xe uống.
Thiếu Kiệt cũng nghĩ rằng Chu Tường đi mua nước nên không nói gì, Hà Vi ăn dĩa bánh ướt nhưng trong lòng dường như không vui cô im lặng. Khải Huy thấy thế cũng nhìn Thiếu Kiệt lắc đầu cười. Khải Huy dường như đã hiểu dụng ý của Thiếu Kiệt là gì.
Đối với việc Thiếu Kiệt làm Khải Huy có phần ngưỡng mộ để biết cuộc sống bên dưới ra sao cần phải để cho những con em cán bộ sống cuộc sống đó trải qua dù một chút về vần đề phương diện cuộc sống của người dân lao động bên dưới thường sẽ không tốt đẹp gì.
Sau này họ mới chính là người xây dựng đất nước từ những góc nhìn của người dân lao động. Giống như cô bán hàng ở đây sống mỗi ngày chỉ để có được một chút gì đó tương lai cho con mình sau này.
Chu Tường sau một lúc quay lại với trên tay vào chai nước. Đặt xuống bàn rồi hắn đi về người bán hàng hành động của Chu Tường lúc này làm cho Thiếu Kiệt chú ý.
Thiếu Kiệt nhìn thấy Chu Tương cầm một cái phong bì nhét vào tay người phụ nữ. Xem ra khá nhiều tiền. Người bán hàng chợt ngồi đó khóc. bà cầm cái phong bì trong tay nhìn lấy Chu Tường như cảm ơn hắn Thiếu Kiệt thì mĩm cười.
Vốn Thiếu Kiệt thấy được người phụ nữ này có phần từng trải có chút nào đó giống với mẹ mình ở kiếp trước hắn định sẽ nói Khải Huy trở lại đưa cho bà một ít tiền nhưng Chu Tường đã làm thì hắn không cần phải làm nữa.
Tuy cuộc đối thoại ngắn ngũi của Chu Tương và người bán hàng ngắn ngũi nhưng hành động của Chu Tường làm cho Thiếu Kiệt hết sức hài lòng dù không biết rằng anh ta đã bỏ bao nhiêu tiền cho vào cái phong bì. Nhưng Thiếu Kiệt dám chắc đủ để cho bà dư một ít và trang trải hàng ngày không dựa vào tiền mượn của người ngoài xã hội nữa.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT