Thiếu Kiệt sắp xếp lại mọi thứ. Chu Tương cũng thay cho mình bằng bộ quần áo chỉnh tề hơn. Không còn mặt quần sọt như ngày hôm qua nữa. Trương Hào lúc này mới thức dậy mơ màng. Sau khi nghe Thiếu Kiệt nói bọn hắn đi làm giấy tờ, Trương Hạo cũng gật đầu. Hôm qua đi tham quan hắn vẫn chưa quen với múi giờ chênh lệch ở đây ngáp dài trở lại phòng của mình.
Gọi một chiếc taxi đến đón cả ba người. Khi vừa lên xe Lý Đồng nói với người taxi đến trung tâm hành chính rồi quay xuống hỏi Thiếu Kiệt.
- Em có đăng ký bảo hộ thương hiệu tại singapore luôn không thì anh làm luôn cho.
- Cũng được! Bên mình có chế độ đăng ký bảo hộ thương hiệu luôn rồi à.
Thiếu Kiệt vẫn không ngờ chế độ bảo hộ thương hiệu ở vài năm sau nữa quốc gia hắn mới cập nhật thì ở đây đã có việc đăng ký này.
- Ừ bên này có! Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Singapore là không bắt buộc. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa phải dựa trên thông luật về chống mạo danh- quá trình này sẽ tốn kém và chiếm nhiều thời gian hơn so với các biện pháp thực thi áp dụng đối với quá trình bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Nên thường các doanh nghiệp thường đăng ký cái này lúc thành lập luôn.
Lý Đồng cũng giải thích cho Thiếu Kiệt biết việc đang ký này có thể đem lại những thứ lợi ích nào và khó khăn phải gặp khi có một thương hiệu hoặc một nhóm tổ chức làm giả nó. Tuy công ty sắp mở của Thiếu Kiệt không phải là công ty buôn bán sản phẩm nhưng với việc đăng ký này cũng không phải phức tạp khi gặp những trường hợp cạnh tranh với công ty khác.
- Ừ việc này cũng được nhưng mà liệu đăng ký bảo hộ ở quốc gia mình có được quốc tế công nhận hay không hay là chỉ tồn tại trong quốc gia thôi.
- Có chứ. Singapore là thành viên Công ước Paris nên doanh nghiệp có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Singapore với điều kiện đơn phải được nộp ở Singapore cho cùng một nhãn hiệu và trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, hoặc tại một trong các quốc gia thành viên Công ước Paris kể từ ngày hàng hóa mang nhãn hiệu được trưng bày tại một triển lãm quốc tế chính thức tại một trong các quốc gia thành viên. Ngày nộp đơn tại Singapore sẽ được tính theo ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày hàng hóa được trưng bày tại triển lãm quốc tế đó.
Lý Đồng nói ra cách hợp để có được sự đăng ký bảo hộ thương hiệu ở quốc gia này với thế giời làm cho Thiếu Kiệt cũng hiểu được thêm một phần. Vì điều kiện là có nếu sau này đợi khi gặp chuyện và công ty hắn cũng là liên quan đến các quốc gia khác nên chắc chắn phải được bảo hộ không thể nào có thể tranh chấp với những công ty khác.
Thiếu Kiệt thấy việc này cũng tốt nên chấp thuận cho Lý Đồng làm thêm việc bảo hộ thương hiệu này.
- Cái này càng nhanh càng tốt. Có được quyền bảo hộ cũng như có được một tấm thuẫn trước tấn công của những công ty khác.
- Chi phi cho việc này cũng không cao 336 SGD nên không mấy cao đâu. Theo anh biết ở một số quốc gia còn cao hơn. Vì em thuê anh làm trọn gói hết các thủ tục giấy tờ thêm vào cái này nữa thì anh cũng không lấy thêm chi phí chỉ cần trả anh đúng 2000 SGD tiền công là được.
Lý Đông sợ Thiếu Kiệt lo lắng chi phí phải phát sinh nên cười đùa giải thích. Dù sao hắn cũng chỉ làm vài giấy tờ đa số là tốn tiền đóng các khoản khác. Giờ có phát sinh thêm chi phí hắn cũng vẫn còn tiền hoa hồng khoảng 500 SGD.
Thiếu Kiệt thấy cách hành sử của Lý Đông khá lạ không như ở quốc gia mình nếu thêm một hạn mục phải thêm chi phí đó vào.Mà Lý Đông lại không thêm cho chính mình nên mới hỏi.
- Thường một bộ hồ sơ như vậy anh thường có được bao nhiêu hoa hồng?
- Không nhiều thường chỉ 400 >600 SGD mà ai cũng nói anh dại. Làm nghề này mà cứ lúc nào cũng báo giá thật nên nhiều khách hàng thật nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với cuộc sống ở đất nước này.
Nghe Lý Đồng nói thế Thiếu Kiệt cũng hiểu. Ở mỗi nói có mức sống khác nhau cũng như giữa thành phồ và miền quê cũng vậy. Ở vùng xa hơn lương thấp công việc và chi phí xin hoạt thấp. Còn ở thành phố thì lương cao chi phí cao chưa kể phải tốn thêm chi phí phòng trọ thuê nhà ở cũng làm giá cả leo thang.
- Thế sao anh không làm luật sư nữa. Làm ngành đó có tiền hơn nhất là ở một nơi thành phố như thế này luật sư riêng là điều mà tất cả các công ty đều cần mà.
Lý Đồng lúc này cũng thở dài một hơi nhìn ra bên ngoài cửa kính của xe than thở.
- Anh ấy hả chắc cũng chẳng có công ty nào muốn thuê nữa đâu. Chỉ vì vài công ty là ăn không minh bạch bị anh từ chối bào chửa. Chưa kể đến những vụ án mà người phạm luật mười mươi. Lại được tha bổng mà anh lại không được vào ngành cảnh sát làm luật sư cho họ nên mới long đong đến giờ.
Nghe Lý Đông nói vậy Thiếu Kiệt cũng hiểu ra vì sao mà một luật sư lại làm việc môi giới kiếm tiền như thế này. Bởi bỏ ra nhiều năm ngồi ở trường lớp rồi ngồi cả ở những buổi xử án chưa kể đến là thực tập qua biết bao nhiêu năm rồi.
- Thẳng quá thì không được lòng người. Nhưng thôi không sao anh cũng vẫn có thể làm việc khác đâu nhất thiết là phải theo ngành này.
- Em thấy đấy đất nước này không nhiều những thứ có thể làm được. Hàng quán thì phải theo khu vực muốn kinh doanh cũng không dễ cạnh tranh cao mặt bằng lại không phải của mình mà thuê lại. Không có vốn lớn sợ rằng không trụ nỗi.
Lý Đồng cũng đã từng nghĩ đến những biện pháp khác để có thể lo được cuộc sống của mình nhưng vòng tới vòng lui nhiều lần hắn đành bỏ cuộc. Bởi cái đô thị phát triển rộng lớn này hắn không thể tìm được việc gì có thể kiếm được vốn nhiều để làm các chuyện khác.
Thiếu Kiệt chỉ mĩm cười rồi giả vờ nói với Lý Đồng. Thôi cái gì cũng có cái cách của nó biết đâu bây giờ mình như thế nhưng sau này lại khác thì sao. Miễn là anh không làm gì phạm phải pháp luật là được rồi.
- Ừ tiền mình kiếm ra mà. Miễn không làm hại đến người khác là được. Nhưng mà anh chẳng biết đến khi nào mới thoát khỏi cảnh long đong như thế này. Thôi cứ chờ thời cơ biết đâu lại được.
Lý Đông lúc này ngoài than thở ra cũng không có cách nào khác. Còn Thiếu Kiệt hai ngày hôm nay hắn dạo quanh một vòng của đất nước phồn hoa thế này cũng có thêm một vài ý tưởng cho mình nhưng với điều kiện hắn phải có vốn.
Việc này khiến hắn muốn đi thụy sỹ ngay để xem hắn có thể gom được bao nhiêu tiền để có thể tính đến những chuyện này.
Taxi dừng lại tại một con đường. Thiếu Kiệt lúc này cũng thắc mắc với Lý Đông vì hắn thấy khu này giống như một nơi dành để tham quan du lịch nhiều hơn là nơi làm việc hành chính của một đất nước.
- Sao nào trung tâm của thành phố cũng là nơi hành chính của cả nước tại đây nó hình thành theo một con đường và luôn để cho khách tham quan đến để nhìn ngắm và chụp hình đây là điều khác biệt với các quốc gia khác. Bởi không phải cơ mật vì ở đây họ theo dạng bỏ phiếu theo dạng hội đồng đô thị.
- Ấy bỏ phiếu theo dạng hội đồng vậy hội đồng đó là do nhà nước chỉ định à?
Thiếu Kiệt lúc này cũng thắc mắc cơ quan pháp lý mà lại không cơ mật mà lại do một nhóm người của khu vực chịu trách nhiệm thì đây là lần đầu hắn mới nghe thấy.
- Một vùng hội đồng đô thị có thể bao gồm một dân biểu nhóm (Group Representation Constituency, GRC), một dân biểu đơn cử (Single Member Constituency, SMC) hoặc một nhóm GRC và SMC gần nhau cùng thuộc một chính đảng. Nghị sĩ Quốc hội là người đứng đầu Hội đồng đô thị và khu vực bầu cử của họ. Khu vực quản lý của Hội đồng đô thị không liên quan đến phạm vi của đô thị mới. Những khu vực khác nhau của cùng một đô thị. Cục Nhà ở và Phát triển Singapore có thể được quản lý bởi những hội đồng đô thị khác nhau.
- Vậy là nơi này phát triển theo dạng cộng đồng với nhau rồi mội quận một hội đồng riêng như vậy phải không?
Nói ra ý nghĩ của mình Thiếu Kiệt nhìn Lý Đồng thi thấy hắn gật đầu. Bởi ở đây họ hoạt động đúng là theo quận và có năm quận tồn tại được gọi là quận hội đồng phát triển cộng đồng singapore được thành lập hoàn chỉnh ngày 11 tháng 11 năm 2001.
- Thôi đi làm đăng ký thôi. Nói chung việc này không khó mấy chủ yếu điền một số thông tin vào bản điện tử đóng phí bằng việc chuyển khoản đợi điện thoại của trung tâm là có thể lấy giấy xác nhận và đăng ký công ty.
Theo Lý Đồng vào một trung tâm có khá nhiều bản điện tử có màn hình cảm ứng và những thông tin ngành nghê được bỏ trống mà người đăng ký cần nhập. Thiếu Kiệt thấy được việc đơn giản hóa của đăng ký kinh doanh ở đây rất đơn giản.
Đợi cho Lý Đồng nhập hết tất cả những thông tin về hồ sơ về công ty xong bên máy in đưa ra một dãy số cầm vào trong tay Lý Đồng nói với Thiếu Kiệt.
- Đấy khá đơn giản nhưng hiện tại vẫn chưa xong. Mình phải đợi xét duyệt của các người đang điều hành. Sau đó sẽ nhận được thông báo trong lúc đó mình phải ở gần những nơi nay vì không biết họ sẽ gọi mình đến lấy giấy lúc nào. Chủ yếu là đợi.
- Đăng ký kinh doanh đơn giản vậy sao? Em nghĩ phải phức tạp hơn nhiều chứ. Sao chỉ đơn giản như vậy được.
Thiếu Kiệt thấy nếu việc đăng ký kinh doanh như thế này thì thật sự là quá đơn giản không có gì phức tạp như của nước mình. Cũng thầm than nhung ngày lúc này Lý Đồng mới nói.
- Đơn giản vậy thôi nhưng đây chỉ là mới đăng ký hồ sơ thôi. Muốn có giấy phải đơi nhận giấy xác nhận đăng ký. Về nhà đợi hộp thư xác nhận từ ban điều hành quận và các nơi thuế gửi thư vê mình lên đóng và kê khai sau đó đợi thêm để có được giấy chứng nhận đúng nghĩa. Việc này thường mất từ 1 đến hai tháng.
Chu Tường Nghe thế cũng cười cười lắc đầu. Nói với Lý Đồng về cách làm việc ở đây.
- Ấy vậy mà cứ tưởng là như thế là xong rồi chứ! đang định nói sao mà làm giấy tờ còn nhanh hơn đi xem phim. Thế mà lại phải đợi cả 2 tháng mới có giấy phép.
- Thường thì phải đợi vì hồ sơ đang ký kinh doanh ở đây nhiều lắm một ngày có đến 6 hoặc 7 công ty đăng ký mới có khi lên đến 10 cái hồ sơ. Nhưng bên hành chính phải kiểm tra xem các nguồn đăng ký này có đủ điều kiện để mở ra kinh doanh hay không. Lúc đó họ mới xét duyệt. Nhưng với hồ sơ này của mình thì chắc chắn sẽ thông qua thôi.
Lý Đồng nhìn qua hồ sơ đang cầm trên tay một lần nữa mới gật đầu xác nhận với Thiếu Kiệt và Chu Tường. Chu Tương lúc này mới hiểu tại sao phải tới hai tháng sau mới có thể có giấy phép chính thức. Vì nếu chỉ có mỗi một doanh nghiệp hình thành thì phải xác minh thì không khó còn nếu nhiều quá thì bắt buộc ai cũng phải chờ đợi
- À mà sao nước mấy anh hiện đại thế mà lại phải dùng tới thư để xác minh công ty sao không dùng mail cho nhanh và tiện lợi. Thấy như thế tiết kiệm được thời gian mà.
- Không để tránh tình trạng công ty ảo nên bắt buộc phải có địa chỉ sử dụng để nhận thư giấy báo của các bên điều hành như thế nên mới phải đợi lâu và trung tâm cũng biết đó là công ty đúng với việc đăng ký hay không.
Thấy Lý Bân nói như thế Thiếu Kiệt mới đưa ra ý kiến của mình. Hắn thấy nếu một công ty ma vẫn có thể lấy địa chỉ đó đang ký sau khi hết hạn thuê vẫn có thể hoạt động như bình thường cũng không ai biết.
- Ủa vậy hết thời hạn đăng ký người ta vẫn có thế lấy đó làm công ty ma bán lại giấy thuế được mà?
Nghe được điều này Lý Đồng cũng cười lớn. Bởi việc này đối với quốc gia này có thể là trọng tội rất lớn.
- Việc này không dễ đâu. Người cho thuê nhà làm kinh doanh phải chịu trách nhiệm báo cáo khi người thuê rời khỏi. Và công ty đó nếu không có giấy đăng ký chuyển dời thì sẽ bị hủy. Toàn bộ tờ khai báo cáo thuế được in mỗi tháng và hạn nộp đều được gửi qua bưu điện nếu không có người nhận và nộp thuế đúng hạn theo dấu của công ty thì vẫn bị hủy. Thường những địa điểm lấy thư đều được đánh dấu bởi mã số bưu chính của khu vực quản lý đó. Nên việc này là không thể nào.
Hiểu được thêm phần nào sự chặc chẽ liên kết giữa công dân người quản lý của cả khu vực. Chư kể đó những lá thư được gửi đi hoặc nhận sẽ được đánh dấu mã số bưu chính riêng thì càng là một vấn đề cho nhưng ai muốn sử dụng cách này để né thuế.
- Thì ra là vậy xem ra hệ thông chặc chẽ hơn nhiều. Nhưng mà hình như em nghe nói là người nước ngoài được miễn thuế ở lĩnh vực bất động sản của quốc gia mình phải không?
- Việc này thì đúng là có nhưng mà chỉ một số ưu đãi khi đầu tư thôi. còn nếu em mua nhà theo dạng nhà ở thì căn đầu tiên sẽ được miễn thuế phát sinh. Còn những ngôi nhà thứ 2, thứ 3 thì em phải đóng thuế từ 5 đến 15 phần trăm. Còn nếu theo dạng công ty đầu tư dự án và bất động sản thì lại khác.
Nghe Thiếu Kiệt hỏi về bất động sản thì Lý Đồng mới giải thích cho hắn biết. Vì những gì liên quan đến bất động sản của quốc gia này có thể nói khá phức tạp
- Điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà tại Singapore khá thông thoáng. Khi đầu tư vào bất động sản ở Singapore, khách hàng là người nước ngoài không chỉ được hưởng môi trường sống chất lượng mà còn được hưởng các dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, khi mua nhà tại đất nước này, người mua không bị đánh thuế trên lợi nhuận bất động sản, cũng không có thuế cho chuyển nhượng bất động sản. Người nước ngoài mua nhà chỉ phải trả một khoản thuế nhỏ. Đó là khi em đầu tư vào những các dự án xã hội của quốc gia mới được hưởng chính sách này.
Cả Chu tường và Thiếu Kiệt cũng lắng nghe và đều cảm thấy có một ưu ai nhất định trong đo khi mình là người đầu tư nhưng hắn cũng không biết đó chỉ là với những người đầu tư vào công cuộc phát triển mà quốc gia này đang đem lại cho người dân của mình.
Chính với những dự án xã hội thứ thế này với hơn 80% dân số nước họ hầu như đều có nhà ở. Trong khi đó họ là một quốc gia co diện tích không lớn bằng các quốc gia xung quanh mình. Có thể nói đây là một chính sách quyết định bởi những bãi đất xây lên thành phố phát triển vược bật, đem quốc gia này bỏ xa các nước láng giềng xung quanh mình.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT