Trong khi Thiếu Kiệt đứng trong phòng nói chuyện tán gẫu với những học sinh giỏi khác thì bên ngoài gần đó len lén đứng nhìn là một vài giáo viên dạy văn không có tiết cùng với Tần Tiến.

Một người trong nhóm giáo viên văn mới hướng Tần Tiến ra vẻ bực tức nói.

- Thầy xem Thiếu Kiệt hắn cái này giờ lên lớp hướng dẫn các bạn thì không hướng dẫn lại đi ngồi kể chuyện rồi cái gì nói hướng dẫn kinh nghiệm. Chuyện này không được, hôm sau không cho thằng nhóc này đứng lớp nữa.

Người đứng cạnh giáo viên vừa mới phản ứng kia mới nhìn hắn lắc đầu.

- Ông có khùng không thằng nhóc hướng dẫn như thế hay thế còn gì? Tôi chưa nghĩ ra cách hướng dẫn như thế bao giờ. Nó toàn xoay quanh trọng tâm thôi chứ có ra khỏi đề thi viết thư đâu. Đôi khi cách này lại hiệu quả hơn mình đứng lớp đấy. Ông thấy bọn học sinh không kể các khối lớp đều chăm chú nghe với lại trả lời phát biểu sao. Giờ học tôi mà cũng được như thế cũng mừng.

Tần Tiến lúc này cũng làm ra vẻ để mọi người trong nhóm nhỏ giọng lại. nói với những người đang đứng xung quanh.

- Tôi dám chắc phương án này hiệu quả hơn nhiều. Mọi người nhìn đi chỉ với những mẩu chuyện Thằng nhóc nó hướng mọi người tới tầm quan trọng mở đầu của bức thư phải như thế nào rồi. Còn phần bên trong chưa biết ra sao nên cứ từ từ nó còn tới hơn một tiết nữa mà.

Nghe Tần Tiến nói thế các giáo viên cũng gật đầu. Họ tiếp tục im lặng còn người giáo viên lúc nãy phản đối cũng chợt hiểu ra tầm quan trọng mà Tần Tiến nói của một bức thư là gì. Nó nằm ở đầu bức thứ ngay tháng năm người gửi. Mà câu chuyện của Thiếu Kiệt lại nắm đúng vấn đề trọng tâm điều quan trọng nhất khi mở đầu cho một lá thư.

Lúc này hắn không thấy cách dạy vừa rồi của Thiếu Kiệt có vấn đề nữa mà thầm than ghi nhớ lại về bắt đầu tìm kiếm tư liệu để thay đổi bài giảng của mình cho giống với những gì hôm nay nghe được.

Bây giờ những ánh mắt của giáo viên nhìn vào một người đứng trên bục giảng và tiến nói đi vào trong tai mình để biết được những gì Thiếu Kiệt nói sẽ như thế nào.

Thiếu Kiệt vẫn tiếp tục buổi hướng dẫn của mình bằng cách nói chuyện với những người đang ngồi trong lớp. Mọi người vẫn đang thắc mắc liệu Thiếu Kiệt hắn Hướng dẫn Kinh Nghiệm đó là hướng dẫn ra sao nên Phùng Kiếm Nhất mới đứng lên hỏi hắn.

- Thiếu Kiệt theo cậu hướng dẫn kinh nghiệm là như thế nào? Minh lần đầu được nghe cụm từ này nó thì liên quan gì đến viết thư?

Không chỉ có mỗi mình Phùng Kiếm Nhất mà những người đang ngồi bên dưới cũng gật đầu họ thường chỉ biết kinh nghiệm là thứ đúc kết bản thân thôi. Giờ lại nghe Thiếu Kiệt hướng dẫn về vấn đề này thì lấy làm lạ.

Thiếu Kiệt lúc này mới cầm viên phấn lên nhìn xuống mọi người đang chú ý mình nói.

- Các bạn thường nghe từ kinh nghiệm mà kinh nghiệm là gì nó là thứ các bạn đúc kết được trong khi học tập, Khi chơi game. Kinh nghiệm chơi game giúp bạn qua được vòng chơi đó. Còn kinh nghiệm học tập giúp các bạn có kiến thức để trải qua các kỳ thi. Vậy Kinh Nghiệm là thứ chúng ta đúc kết được từ qua trình rèn luyện, Là tri thức hay là một sự thông thạo nào đó của các bạn.

Ngọc Nhi lúc này mới đứng lên hỏi Thiếu Kiệt khi hắn vừa ghi được hai từ kinh nghiệm lên bản.

- Vậy với Hướng Dẫn Kinh Nghiệm thì làm sao mà hướng dẫn mình không trải qua việc lao động ở các công ty thì làm sao làm bài được.

Thiếu Kiệt lúc này quay lại nhìn xuống mọi người từ tốn giải thích cho Ngọc Nhi và những người trong lớp hiểu.

- Kinh nghiệm được chia ra làm hai loại. Một loại là các bạn phải tự trải qua còn cái thứ hai là các bạn được đọc lấy được tìm hiểu được quá trình làm việc đó như thế nào thông qua sách báo hoặc chương trình học. Đó là kinh nghiệm được những người đi trước viết nên để những người học tập sau này tránh né những lỗi sai mà họ đã gặp phải đó là hướng dẫn kinh nghiệm bằng cách thông qua kiến thức và kinh nghiệm sống của người đi trước truyền đạt lại cho người sau này.

Bên ngoài một giáo viên suy ngẫm theo từng câu nói của Thiếu Kiệt như ngộ ra một chân lý gì đó đành thốt lên.

- Hay lâu rồi mới nghe bài giản hay như vậy!


Những người bên cạnh không kịp ngăn người giáo viên lại làm cho tiếng nói đó vọng vào trong lớp. Nghe thế Thiếu Kiệt mới bước ra khỏi lớp lúc này một đám giáo viên nhìn hắn cười cười.

Tần Tiến thấy thế đi lại chỗ Thiếu Kiệt theo sau là những giáo viên đứng bên ngoài nãy giờ.

- Mấy thầy định dự thính giờ hướng dẫn của em. Không phiền chứ Thiếu Kiệt?

Tuy Tần Tiến nói thế nhưng Thiếu Kiệt biết họ đứng ở ngoài cũng khá lâu nên cười đáp lại.

- Có gì đâu lớp càng đông càng vui mà dù sao em cũng chỉ là hướng dẫn có nghe hay không thì vẫn vậy gì em có giảng bài theo cách thường thấy đâu. Các thầy cô cứ vào trong lớp đi sao lại phải đứng bên ngoài làm gì.

Nghe Thiếu Kiệt nói thế Tân Tiến cũng cười cười bước vào phòng thực hành đến cuối lớp kéo ghế ngồi. Hắn đi đầu thì những giáo viên khác cũng theo sau. Đâu ai muốn mình phải đứng hai tiết học bên ngoài mà chịu khổ.

Mấy học sinh khác trong lớp lúc này thấy giáo viên vào lớp bắt đầu nghiêm chỉnh lại. Thiếu Kiệt bước vào lớp mới nhẹ giọng nói.

- Lớp của bọn mình hôm nay có thêm mấy bạn mới đên nghe nên không cần lo lắng qua, mọi người cứ như vừa rồi là được căn thẳng chỉ thêm mệt người mà thôi. Hôm nay đứng giữa lớp này mình là người cao nhất những người còn lại ngồi bên dười đều là học sinh.

Lúc này cả giáo viên với học sinh trong lớp đều cười thành tiếng. Bởi không ai biết Thiếu Kiệt sẽ nói điều này nhưng chỉ trong chốc lát hắn kéo không khi lại như bình thường vốn có của lớp học từ lúc bắt đầu tới bây giờ.

- E hem các bạn mới vào lớp có thắc mắc gì không mình sẽ giải đáp các bạn đứng bên ngoài cả từ đầu tiết đến giờ chắc cũng có nhiều câu hỏi đi.

Tần Tiến lúc này trọng bụng thầm mắng Thiếu Kiệt vì biết mọi người đừng bên ngoài mà còn không mời vào. Đợi cho họ bại lộ mới bước ra đưa vào.

Một cô giáo dạy văn nghe thế mới hướng Thiếu Kiệt hỏi. Bởi không phải riêng cô mà những người bên ngoài đang thắc mắc chuyện này.

- Thiếu Kiệt tại sao em lại nói là không hướng dẫn các bạn miêu tả cũng như tự sự gì đó công thấy làm khó hiểu bởi trong một bài viết thư hoặc một bài văn thì điều này khá là quan trọng.

- Vấn đề chuyện này thì khá đơn giản bởi ai ngồi ở đây chúng ta đều đã học những kiến thức này ở cấp một và cấp hai. Đối với miêu tả các bạn không xa lạ gì nữa còn với cấp hai tự sự kể chuyện là một phần không thể thiếu trong bài học rồi thì em hướng dẫn lại làm gì. Trong các bạn ai nói mình chưa từng viết một bài văn tả con vật em yêu thích chưa? Hay là các bạn từng miêu tả cô giáo hoặc thầy giáo của các bạn chưa. Đừng nói với mình là chưa bởi cấp một các bạn phải làm mấy bài dạng này rồi. Và cũng từ đó biết được bài văn có bố cục ba phần thân bài kết bài nếu chưa chắc các bạn sẽ không ngồi đây.

Tất cả học sinh và cả giáo viên lúc như rơi vào một vùng ký ức thủa nhỏ khi còn ở cấp một và thật sự khi nhớ về nó có người còn thầm cười riêng cho mình bởi vì những gì họ nhớ về bài làm mà mình đã nộp.

Cô giáo kia cũng gật đầu nhìn Thiếu Kiệt như đã hiểu được trọng tâm của hắn không hướng dẫn miêu tả. Vì những ký ức thủa bé đến cô cũng còn nhớ thì đừng nói gì những người đang là học sinh ngồi trong lớp học này.

- Vậy cấp hai các em học cái gì liên quan tới tự sự. Thầy nhớ các em thi lên cấp ba hầu hết là phân tích văn mà.

Tần Tiến lúc này cũng hướng Thiếu Kiệt hỏi bởi hắn biết đề thi hắn năm để có điểm vào trường hầu hết là phân tích văn học chứ không phải miêu tả tự sự như Thiếu Kiệt nói.

- Ấy cái này mới đáng nói nè. Năm đầu cấp hai các bạn có một đề bài khá hay đấy ai nhớ đề bài đó không nó liên quan đến một câu truyện. Mà ngày nay mỗi lần mưa bảo các cậu hay nói đấy thôi ai biết nào? nó

Một học sinh nghe thế suy nghi trong giây lát rồi hướng Thiếu Kiệt nói.

- Đúng rồi mình nhớ đầu năm cấp hai có một bài văn kể lại một câu truyện qua lời văn của em.

- Chính xác mười điểm về chỗ quỳ ngồi. Ý nhầm không có điểm chấm nên tạm thời ngồi xuống đừng đứng lên. Vậy mọi người có cần mình hướng dẫn những thứ kiến thức đó không hay là khỏi.

Tất cả giáo viên và học sinh đều đồng thanh nhìn Thiếu Kiệt cười cười đáp lại.

- Thôi Khỏi đê!

- Vậy nhé bắt đầu lại bài hướng dẫn kinh nghiệm.

Thiếu Kiệt chỉ cười cười hắn đã nói đến thế mà mọi người bắt hắn hướng dẫn những thứ đó nữa thì chắc chắn hắn sẽ khuyên người đó về học lại cấp một và cấp hai. Khi đó mới đủ điều kiện để làm bài viết thư này.

- Rồi mọi người ổn định nhé chúng ta sẽ đến với những kinh nghiệm. Có thể ở những kinh nghiệm này các bạn rút ra được điều gì cho mình thì nó là của các bạn còn mỗi người một suy nghĩ. Đi tìm được suy nghĩ của chính mình lúc đó mấy bạn sẽ tự làm. bài được và sau này những tiết như thế này chỉ dành để chia sẽ kinh nghiệm thôi.

Mọi người lại trở về không khí im lặng của một lớp học ai cũng chăm chú hướng về Thiếu Kiệt muốn xem hắn sẽ kể chuyện gì tiếp theo và kinh nghiệm từ những việc đó là gì.

- Trong tất cả các bạn ở đây có thể có nhiều bạn bố mẹ là công nhân nên việc mình nói ở đây có thể về hỏi bố mẹ bạn đúng hay không.

Thiếu Kiệt lúc này mới nhìn qua lớp học một lượt rồi từ từ nói như mình đang ở trong hoàn cảnh ở tiền kiếp.

- Một vài khu công nghiệp trên một số tỉnh, thành hiện nay có thể nói chưa thực sự chú trọng đến vấn đề ăn uống của công nhân.làm ở đây lương không cao, lại hay bị tăng ca. Còn cơm ở trong công ty thì chán lắm, mỗi bữa có hai đến ba miếng thịt toàn mỡ, một quả trứng và nước rau. bảy nghìn một suất chắc chỉ thế thôi. vài công ty có năm nghìn đồng một suất. Nói chung đã là kiếp đi làm thuê, chỉ cần ăn chứ không cần ngon, rẻ là được”. Nói thì nói vậy nhưng chắc chắn rằng chẳng ai không muốn được “ăn ngon, mặc đẹp” cả các bạn chưa bao giờ trải qua những cảnh như vậy nên các bạn hiện tại vẫn là người sung sướng.

Một học sinh lúc này đứng lên thắc mắc việc gì đó mới hỏi Thiếu Kiệt.

- Cậu chưa làm việc ở những nơi đó sao biết được những suất cơm ấy có gì? Mà mẹ mình cũng thường ăn cơm ở công ty sao mình chưa từng nghe nói điều này.

Thiếu Kiệt lúc này cũng gật đầu nhìn người đang đặc ra câu hỏi cho mình từ từ nói.

- Phải làm việc 8 tiếng một ngày trong môi trường toàn bụi, khói và tiếng ồn, trưa nào cũng nhắm mắt nhắm mũi vào căng-tin của công ty ăn cơm đến nghẹt thở. Nói là ăn chứ thực chất là nuốt chửng. Ăn cho qua bữa, chứ sức thanh niên và người làm công nhân ở những nơi này thật sự không thể nói là phải chịu nhiều thứ của điều kiện lao động không đủ. Mẹ cậu không nói bởi vì cậu chưa hiểu vấn đề này đâu không tin cậu thử đem những điều này nói với mẹ bạn hỏi thử xem.

Thiếu Kiệt không ngại đề người học sinh đó về hỏi mẹ mình về những bửa ăn trong công ty của bà. Bởi hắn biết chỉ có một vài công ty là chú trọng việc ăn uống của nhân viên còn những công ty còn lại thì cái nào cũng như cái nào.

Người Học sinh đó như quyết tâm về sẽ hỏi mẹ mình xem những gì Thiếu Kiệt nói hôm nay là đúng hay không. Vì thấy nếu có thì chắc mẹ mình phải than vãn về những việc này. Thiếu Kiệt lúc này thở ra một hơi rồi lại tiếp tục nói.

- Ở một số những công ty lớn của nước ngoài có danh tiếng. Các bạn sẽ thấy được hệ thống tự động hóa. Người công nhân làm việc cũng tốt hơn năng xuất cao hơn. Đó mới thấy được cũng là xí nghiệp lao động với nhau tại sao nhiêu nơi công nhân đều muốn vào làm lại không được, còn những nơi Công nhân làm việc chỉ cho có lệ là như thế. Bửa ăn của những công ty này đôi khi còn tốt hơn những thứ mà các bạn ăn hằng ngày.

Mọi người lúc này đều ô lên thấy rỏ, Bởi những gì Thiếu Kiệt nói ở trên đều khác với những công ty mà hắn đề cập bên dưới. Mà việc này Thiếu Kiệt biết rất rõ điển hình mấy công ty điện tử quốc tế. Mà công nhân xin vào nhiều như nêm như vẫn không vào được.

- Các bạn thử tưởng tượng hai công ty một công ty rất nhiều máy móc. Và một công ty chỉ có lao động là chính. Hai nơi này cùng sản xuất một mặc hàng bán ra thị trường. với công ty có dây chuyền sản xuất một ngày họ làm ra 100 sản phẩm chỉ với tám người. Còn một bên lao động là chính thì lại cần tới mười sáu người. Bán ra sản phẩm đều giá thành như nhau nhưng việc làm của hai bên đều khác nhau công nhân ở nơi có dây chuyền sản xuất chỉ cần làm quen với máy móc. Còn nhân viên lao động thì phải làm bằng tay là chính năng xuất không cao, lương lại thấp những vẫn làm bằng thời gian với công ty kía. Vậy các bạn sẽ chọn công ty nào vào làm?

Những học sinh ở đây không ai nói ai, Tấ cả đều đồng loạt chọn công ty có hệ thống máy móc mà làm việc. Bởi như thế lương họ sẽ cao hơn làm việc cũng nhẹ hơn.

- Đấy các bạn thấy rồi đấy với công ty có máy móc họ tăng được năng xuất, việc làm của người lao động được giảm thiểu. Đem lại những giờ làm ổn định không phải mệt mỏi. Con người tạo ra máy móc vì thế. Và họ cũng muốn máy móc làm thay mình. Nên điều kiện làm việc sẽ tốt hơn những chỗ không có máy móc. Cuộc sống của các bạn khi nhận được nhiều lương hơn thì lúc đó mọi thứ sẽ tốt hơn. Đúng không nào.

Mọi người trong phòng không ai nói ai. Tất cả đều chấp nhận qua những gì Thiếu Kiệt nói. Họ hoàn toàn không biết ở trong buổi nói chuyện này Thiếu Kiệt đã đem hết tất cả những gì trọng điểm về một đề bài viết thư cho họ. Bởi nó đi sát với thực tế của người lao động.

“Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao điều kiện lao động thuận lợi có thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Từng người ngồi ở đây đều suy nghĩ về những gì Thiếu Kiệt nói hôm nay. Vì nó hình thành trong tư tưởng họ một cảnh đối lập giữa hai công ty rất rõ. Một nơi dùng người sản xuất, một nơi dùng người để điều chỉnh máy sản xuất là hai khai niệm tương phản lẫn nhau.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play