Nhị quyền trực đối phát âm thanh sởn da gà. Nắm tay Vĩnh Tiểu Hổ lớn chẳng khác một chiêc bát đại, nếu so sánh thì nắm tay Vương Siêu nhỏ hơn nhiều.
Nhưng cơ thịt của Vương Siêu gân xanh nổi chằng chịt, kích thước được bù đắp bởi mật độ gân cốt, đỡ thẳng một quyền của đối phương mà không hề kém thế.
Chỉ một chớp mắt đã cho thấy công phu thực sự. Vĩnh Tiểu Hổ tuy cao lớn, khí thế hung hãn, nhưng quyền của Vương Siêu tinh túy hơn một bậc, lại có thêm sự kết hợp của gân cốt kinh lạc.
Hai quyền va chạm, tư thế Bảo Đan Tọa Khố của Vương Siêu vẫn không đổi, chỉ khác là có tiếng ken két phát ra từ đôi giầy dưới chân, ma sát với mặt đất đến mức bị kéo rách.
Dưới chân Vương Siêu ướt sũng như tự nhiên trào lên một dòng suối ngầm, nước mài những hòn đá trên đất tạo thành vô số mảnh vụn, mặt đất lún xuống lật cả ra ngoài.
Lực ép lên đất lúc đó hiển nhiên là mạnh không thể tưởng.
Nguyên lai, khoảnh khắc nhị quyền chạm nhau, Vương Siêu không chỉ dùng tay mà còn kết hợp với chân, lấy "La Hoàn Chấn Cước" lợi hại nhất trong Bát Quái Quyền Pháp, kết hợp với quyền kình tạo nên sức tấn công không thể tưởng.
Chân trụ hình chữ "Chấn" có nghĩa là ép cơ đùi vào trong, nhấc chân để trọng tâm hai đùi hơi chạm vào nhau rồi hạ xuống thật nhanh. Lực đàn hồi lúc đó chẳng khác nào một cỗ máy khoan cỡ lớn, khi đầu khoan đột nhiên chuyển hướng quay lên mặt đất.
Loại cước pháp này vô cùng khó luyện, gân toàn chân phải tập cho mềm như lụa, cứng như thép, khi phát lực giống như một sợi dây thép xuyên thẳng xuống đất, kết hợp với quyền lực mạnh mẽ của cơ thể, giao chiến với kẻ địch có thể dẫn lực tấn công xuống trọng tâm của chân rồi truyền xuống đất, đồng thời tăng cường sức mạnh cho lực quyền của mình.
Bát Quái Chưởng.bình thường luôn đánh lệch, chân đạp theo đường nghiêng, nhưng khi cần thiết phải đánh thẳng thì quả thực đáng sợ, lấy mạng người chỉ trong tích tắc.
"La Hoàn Chấn Cước" là sự vận lực của chân theo hình xoáy ốc, trong Bát Quái Chưởng khi sử dung kết hợp với tay còn gọi là "Ma Chưởng Đại Suất Bi". Những cao thủ luyện thành thục cách phát lực xoáy ở chân như vậy, khi đối quyền với người khác, bất luận kẻ địch mạnh đến thế nào, chỉ cần đánh đến chưởng tâm liền bị lực phát đẩy ra, lập tức sẽ đứt khớp lưng.
Lực của quyền chủ yếu tập trung ở vùng eo và chân, hầu như không dính dáng đến tay, vai. Vương Siêu phát lực, eo và lưng liền chuyển động hình vòng tròn tạo thành thế "Bao Đơn", có thể nói là kình lực hoàn mỹ nhất thiên hạ.
Nhưng thế vẫn chưa hết, chân của hắn tiếp tục thủ chữ Chấn, hai tay giơ lên, nhìn bề ngoài giống với "Hải Để Chùy", thực ra chính là chưởng chiêu mạnh nhất trong Bát Quái, "Đại Suất Bi". Quyền đến điểm tiếp xúc, tự nhiên sẽ tạo thành thế "La Hoàn Chấn Cước".
Quyền cưới kết hợp, mạnh mẽ vô song, thiên hạ bất luận là người mạnh đến thế nào cũng không thể kháng cự, có thể nói là có kháng cự cũng vô ích.
Nhị quyền giao nhau, xương đốt tay của Vĩnh Tiểu Hổ khẽ kêu rắc một tiếng, rồi những người chú tâm quan sát đều có thể nhìn thấy rõ, lông, gân, thịt trên cánh tat gã đều như rũ xuống.
Roạt…
Trong chốc lát, áo trên cánh tay Vĩnh Tiểu Hổ nát tan, phất phơ trên cánh tay lông lá.
Gã vốn là người da trắng, lại luyện võ công Thiếu Lâm trong một thời gian dài, gân phát cốt sinh đến mức tráng kiện khó bì, khi phát lực gân thịt chỉ nháy mắt đã lớn lên gấp hai lần.
Quần áo gã mặc không phải trang phục võ tăng mà là đồ tây, ống quần nhỏ hẹp nên mới tạo nên tình cảnh ly kỳ, có lẽ chỉ nhìn thấy trên phim ảnh.
"Đại Soái Bi" của Vương Siêu quả thực đã đạt đến cực điểm, một chùy bung ra xoay tròn thành chưởng, giống như một chiếc bàn xoay bằng đá ngàn cân, vừa xoay vừa bay đi với tốc độ lớn, ầm ầm lao tới địch thủ.
Thế chưởng như vậy, e rằng thiên hạ không ai đỡ nổi.
Bát Quái Chưởng cương nhu kết hợp, là một trong Trung Hoa tam đại nội gia quyền. Nhu đến cực điểm, chưởng như lưỡi trâu uốn lượn uyển chuyển, có thể cuốn lấy lưỡi kiếm mà tay không hề bị tổn thương. Cương đến cực hạn, chính là "Đại Soái Bi" mà Vương Siêu vừa thi triển. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
Nếu như nói Đường Tử Trần thi triển Ngưu Thiệt Chưởng đoạt kiếm của Lâm Đình Phong là biến hóa tột đỉnh của nhu lực Bát Quái Chưởng, vậy thì "Đại Soái Bi" của Vương Siêu trong trận này cũng có thể coi là biến hóa tột đỉnh của cương lực Bát Quái Chưởng.
Rất nhiều bí quyết của Bát Quái Chưởng chỉ được lĩnh ngộ khi lâm trận, do vậy mới có Quốc Thuật thiền ngữ: "Bát Quái như thôi ma, Thái Cực như mô ngư, Hình Ý như đề hà."
Năm xưa, nhiều danh gia Bát Quái vì luyện chưởng đều để sẵn trong nhà những cỗ đá mài lớn, khi tập dùng tay quay đá thật nhanh, có khi còn làm đứt trục gỗ bay ra ngoài.
Đá khối mà xoay chuyển nhanh như vậy, có thể hình dung uy lực lớn tới cỡ nào.
Bát Quái sau này còn sáng kết hợp tay với chân, quyền xuất cùng La Hoàn Chấn Cước tạo thành "Đại Suất Bi" cương dũng.
Vương Siêu đã đạt tới cảnh giới tối cao Tôn Lộc Đường đã nói trong Bát Quái Chưởng Học, "một viên kim đan nuốt vào bụng", nếu không cũng không thể nào phát ra Đại Suất Bi được.
Lực ở thắt lưng nằm giữa chân và tay, không thể nào trong một thời gian ngắn có thể kết hợp Bảo Đan Tọa Khố, La Hoàn Chấn Cước và Ma Thủ Chưởng lại thành một khối, tự nhiên sẽ không có sự dũng mãnh của phiến đá xoay chuyển bật ra khỏi bàn xoay. Nếu công phu không đến nơi đến chốn, cố luyện lực xoáy thì cũng giống như phiến đá cưa đứt bàn xoay, tự làm tổn thương cả thắt lưng lẫn ngực. Không những không diệt được địch, ngược lại còn khiến mình mất mạng.
"Đây là loại chưởng pháp gì...........?"
Vĩnh Tiểu Hổ đấu một chưởng với Vương Siêu, gân cốt trên cánh tay như tách ra, đau đến không gượng lại được. Gã biết dây chằng, kinh lạc, cơ thịt trên cánh tay mình đã tổn thương nghiêm trọng.
Ít nhất cánh tay này đã hoàn toàn mất khả năng chiến đấu.
Vĩnh Tiểu Hổ vội vàng lùi về sau, thất kinh thốt lên một câu hỏi. Cánh tay gã đã luyện đến vững chãi vô song, cho dù là mấy lực sĩ dùng côn tấn công cũng không thể gây bất cứ tổn thương gì. Hơn nữa gã còn tinh thông Ám kình, bắt đầu vào giai đoạn Nhập hóa, quyền cước càng không còn gì phải bàn, từ trước đến hôm qua chưa ai có thể đọ được.
Nhưng hôm nay lại xuất hiện tay Vương Siêu này, không những có thể đọ ngang phân với gã mà còn chiếm ưu thế, chút nữa phế bỏ cả cánh tay của gã, làm sao không khiến cho Vĩnh Tiểu Hổ thất kinh, tâm thần bấn loạn!
Mãi gã vẫn không hiểu rốt cuộc là tại sao, vốn thân hình cao lớn, gân cốt mạnh như thép mềm như lụa, lực quyền mạnh mẽ vô địch, khi đánh hắc quyền đã hạ sát không biết bao nhiêu đối thủ. Hơn nữa gã còn tinh thông văn hóa Trung Quốc, đã từng nghiên cứu tỉ mỉ tác phẩm của các Quốc Thuật Đại Sư, cũng biết chiêu mà Vương Siêu vừa thi triển là công phu trong Bát Quái Chưởng.
Chỉ là Vĩnh Tiểu Hổ không hiểu, tại sao có thể luyện Bát Quái Chưởng lên tới cảnh giới như vậy?
Trong hiểu biết của gã, những tác phẩm Quốc Thuật nổi tiếng kia, vốn dùng thuật ngữ Đan Đạo, tả thần nói quỷ, chắc chắn là truyền thuyết chứ không thể là sự thật. Đỉnh cao sức mạnh của con người chính là cảnh giới của bản thân gã hiện nay.
Kỳ thực, từng chữ trong "Bát Quái Quyền Thuật" không phải là mơ hồ hay truyền thuyết, mà là trong sự mơ hồ ẩn chứa những điều hết sức thực tế. Phải có kiến thức nhất định về Đan Đạo, hơn nữa phải là người đạt đến cảnh giới như Vương Siêu mới có thể hiểu được những cao siêu của nó.
Vương Siêu biết, Vĩnh Tiểu Hổ tuy tinh thông văn hóa Trung Quốc nhưng nói cho cùng cũng chỉ là người ngoài. Người ngoại quốc, dù có học tập và hiểu biết cũng chỉ có thể lý giải những lý lẽ thông thường, khi thực sự tiếp xúc với những đạo lý tối cao thì sẽ bị hạn chế. Văn hóa là thế, võ công đương nhiên cũng vậy.
Đó chính là cái gọi là "tri kiến chướng" mà nhà Phật thường hay nhắc tới.
Một người nước ngoài, cho dù tinh thông văn hóa Trung Quốc, nhưng hai chữ "Kim đan"nhất định không thể nào hiểu được, nhưng đối với người Trung Quốc bình thường, chỉ cần nghe qua đã có thể có hình dung, dù là hết sức mơ hồ.
Luyện võ, một điều quan trọng là nắm bắt được khoảnh khắc để vượt qua cảnh giới. Tới mức tinh thông, Ý lớn hơn Hình là nghĩa như vậy.
Vĩnh Tiểu Hổ tâm thần thất tán, ôm tay hỏi dồn. Nhưng Vương Siêu không đáp lời, nhanh chóng thu người dùng "Xà phục thảo" thủ thế. Bởi hòa thượng Hành Ý đã tiến lên tấn công.
Hành Ý ra tay liền tung ngay độc chiêu, "Hạc Hình Xà Thủ", chính là Xà Hạc Bát Đả mà Đoạn Quốc Siêu đã từng thi triển.
Ông ta di chuyển cực nhanh, chân bám chặt đất, hai tay như có cánh, nháy mắt đã áp sát Vương Siêu.
Thú hình đả pháp, tốc độ của Hạc hình là nhanh nhất. Nhất là thân pháp Hạc hình, khi Hành Ý thi triển còn có thần âm, lợi hại hơn Đoạn Quốc Siêu rất nhiều.
Hạc đi rắn mổ, hai cánh tay Hình Ý vỗ nhanh, thiết khu đả huyệt, chuyển hư thành thực, chỉ trong nháy mắt đã chiếm thế thượng phong.
Một phần nguyên nhân trong đó là Vương Siêu vừa đối quyền với Vĩnh Tiểu Hổ, chỉ một chiêu nhưng dùng tận sức lực, không thể nhanh chóng hồi lại được.
Đúng lúc này Đường Tử Trần ra tay, thân hình lắc lư tiến lên phía trước, nháy mắt đến trước mặt Hành, bàn tay chém nhẹ vào giữa hai người.
Một chiêu này của Đường Tử Trần, trông hời hợt nhưng hết sức có dụng ý, chính là công đúng vào chỗ không hoàn chỉnh của chương chiêu Hành Ý.
"Các ngươi còn không mau tới giúp?" Vĩnh Tiểu Hổ kêu lớn, thúc giục mấy người Lưu Thanh.
Thật kỳ lạ, bọn Lưu Thanh không hề ra tay, chỉ yên lặng đứng xem.
Đúng lúc Vĩnh Tiểu Hổ vừa dứt lời, Xà hình trảo thủ của Hành Ý bị Ngưu Thiệt Chưởng của Đường Tử Trần cuốn gọn. Vương Siêu lập tức phối hợp, lại là một quyền Đại Suất Bi giáng thẳng vào ngực.
Bình!
Một tiếng va chạm kinh sơn động thủy, áo trên ngực Hành Ý rách toạc, máu thịt gân cơ thành một đống hỗn độn, người đổ xuống đất, đầu ngoặt sang bên, tắt thở.
Bát Quái Chưởng chí nhu chí cương kết hợp, Vương Siêu và Đường Từ Trần cùng ra tay, Hành Ý gắng gượng được một lát cũng được coi là có bản lĩnh lắm rồi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT