Tết âm ngày càng tới gần.

Toàn bộ lãnh đạo thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Kinh Giang đều bận công tác, ngày nào cũng xuống thăm cơ sở, chúc tết các đối tượng khó khăn, người già neo đơn, công nhân viên chức thất nghiệp, tìm hiểu tình hình đảm bảo vật tư cung ứng cho dịp tết.

Ngoài động viên công nhân viên chức đang chiến đấu hăng hái trên các mặt trận thì Trần Kinh còn phải động viên các chỉ huy chiến sĩ quân đội, cảnh sát vũ trang và công an.

Lịch trình mỗi ngày của bí thư Trần hầu như đều kín hết, hắn cứ chạy như ngựa không dừng vó.

Mười khu vực quận huyện trên toàn thành phố, tối đa một ngày hắn cũng phải ghé qua năm khu vực, phóng viên đài truyền hình và nhật báo tỉnh đi theo không nổi, mọi người rốt cục cũng hiểu được cũng cách làm việc nhiệt tình liều lĩnh của vị bí thư trẻ tuổi này.

Trong mục tin tức mỗi ngày có hơn phân nửa nội dung là thông báo chuyện bí thư Trần đi thị sát.

Trần Kinh chọn đúng lúc này để xuống cơ sở, lại ghé qua nhiều chỗ như vậy mỗi ngày, cứ như thế liên tục hơn một tuần lễ không ngưng nghỉ.

Cái hắn muốn chính là nắm chắc cơ hội hiện tại, hắn nhất định phải làm quen với tình hình các mặt của Kinh Giang tiến tới giải quyết càng tường tận càng tốt.

Lịch công tác lần này đối với Trần Kinh mà nói là rất nặng nề.

Sự khó khăn của cơ sở hạ tầng tại Kinh Giang nằm ngoài những gì hắn tưởng tượng.

Vốn dĩ Trần Kinh xuất thân từ Lễ Hà nên vẫn hiểu tương đối rõ về cuộc sống của người dân.

Nhưng hắn tuyệt đối không ngờ một nơi chỉ cách tình thành trong gang tấc như Kinh Giang mà mức sống của người dân còn không bằng chỗ xa xôi như Đức Cao.

Phân tích kỹ nguyên nhân thì thật ra cũng không khó hiểu, Đức Cao tuy xa xôi nhưng mỗi huyện cơ bản đều có ngành công nghiệp cốt cán. Hơn nữa quy mô thành thị của Đức Cao nhỏ hơn Kinh Giang nên cũng không có nhiều doanh nghiệp nhà nước như ở đây.

Cải cách xí nghiệp quốc doanh ở Kinh Giang đã đủ gây “tổn thương nguyên khí” rồi. Đông đảo công nhân viên chức thất nghiệp tạo ra gánh nặng lớn cho xã hội.

Chính phủ không thể tái hướng nghiệp chính xác cho công nhân viên chức thất nghiệp, việc mà nhiều năm nay vẫn giải quyết chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư chính phủ, kết quả khiến công nhân viên chức chịu cảnh thất nghiệp trong thời gian dài.

Có nhà hai vợ chồng cùng thất nghiệp, đứa nhỏ lại còn phải đi học, có thể tưởng tượng được sự khó khăn trong cuộc sống của những hộ gia đình như vậy.

Đối tượng khảo sát chủ yếu của Trần Kinh lần này chính là gia đình công nhân viên chức thất nghiệp.

Không biết đến thì thôi, sau khi tìm hiểu rõ thì hắn không thể nào thoải mái nổi.

Hắn đến thăm một nhà có năm miệng ăn, hai người già đều không thể tự lo liệu, hai vợ chồng lại cùng thất nghiệp, người vợ trước lại làm ở nhà máy hóa chất nên mắc bệnh phổi mà giờ không có cách nào đòi nổi bồi thường. Còn đứa con gái thì vừa lên cấp ba, cuộc sống của mấy người một nhà phải dựa vào người đàn ông đi làm thuê tạm bợ bên ngoài.

Thu nhập hộ gia đình một năm chỉ năm sáu ngàn tệ, điều kiện như vậy lại còn phải lo cho trẻ con đến trường thì cơ bản có thể nói là lo kiếm đủ gạo ăn cho cả nhà cũng khó khăn.

Thức ăn của người trong nhà chủ yếu nhờ vào mảnh vườn nhỏ chỉ hơn hai mươi mét vuông sau nhà. Trước đây đó là một nhà xưởng, sau đóng cửa thì đất tạm bỏ hoang, được công nhân viên chức thất nghiệp trồng rau, nhà họ cũng có một mảnh.

Mảnh vườn nhỏ như vậy, mùa đông cũng chỉ có cà rốt và củ cải, trong bếp cũng chẳng dùng đến dầu mỡ gì, chỉ có nước lã.

Cơm thì nấu bằng gạo lức, đôi khi trong vườn trồng được khoai lang thì lấy đó thay cơm, một nhà năm miệng ăn thì năm củ khoai lang chính là một bữa.

Nhàn năm người thì có đến bốn đã hai năm không có quần áo mới, đồ đạc trong nhà đến cây chổi cũng tiếc tiền mua, đều là người già ra ngoại thành nhặt cây cao lương bó thành chổi quét.

Môi trường sống lại càng khó khăn, vì phải trồng rau nên việc đại tiểu tiện của cả nhà đều dùng một cái thùng lớn chứa chất thải để ngay phía sau giường ngăn lại bằng một bức vách, người chưa vào phòng đã ngửi thấy mùi nhà vệ sinh, thật sự làm cho người ta khó lòng chịu được.

Trần Kinh đến thăm nhà này cũng là chiêu bài nhất thời của hắn, không để cán bộ sở tại biết được trước khi hắn đến nơi.

Vốn dĩ lần này Trần Kinh xuống dưới là để động viên từng hộ gia đình khó khăn từ miếng thịt, con cá, cho đến chăn chiếu giường ngủ.

Trần Kinh đến nhà này mà thật sự trong lòng không chịu nổi, trên người hắn chỉ đem theo có hơn ngàn tệ, toàn bộ đều móc ra cho người già trong nhà hết.

Bí thư Quận ủy Vọng Nguyệt là Hách Lâm rất nhạy bén, cũng chịu bỏ ra năm trăm, như vậy trong lòng Trần Kinh mới dễ chịu hơn đôi chút.

Trước khi đi, ông bà lão nắm tay Trần Kinh, nước mắt tuôn như mưa cảm ơn liên hồi, nói Trần Kinh là một bí thư tốt, chính sách của Đảng là đúng đắn, rằng họ sẽ không bao giờ quên.

Sau khi Trần Kinh rời nhà nọ thì trong lòng thật sự là không thoải mái, mới gọi đám phóng viên theo chân lại dạy dỗ cho một tràng.

Gia đình đó, những người già đó ở ngay trước mặt hắn nói về chính sách của đảng, nói Trần Kinh là một bí thư tốt, đây cũng nên đưa tin sao? Đây là cái tát chính diện vào mặt Bí thư Thành ủy Kinh Giang, đây không phải đưa tinb mà là gièm pha. Đám phóng viên non nớt này còn ghi chép, quay chụp liên hội, bọn họ không sợ mất mặt nhưng Trần Kinh thì chưa vô sỉ đến thế.

Sau đó Trần Kinh còn “tập kích” thêm mấy lần, dù không gặp gia đình nào khó khăn như thế nữa nhưng tình hình cũng không khá hơn bao nhiêu.

Trần Kinh lúc gặp mặt các bộ máy Quận ủy địa phương thì đều vì thế mà nổi giận, hắn thậm chí còn thốt lên câu “Chu môn tửu nhục xú, lộ hữu đống tử cốt(Cửa son rượu thịt ôi,

Ngoài đường xương chết buốt – thơ Đỗ Phủ)”… thế cục Kinh Giang như thế khiến Trần Kinh cảm thấy tất cả sự đắc ý trong lòng đã bị đánh tan trong khoảnh khắc.

Chiều cùng ngày hắn trở về Sở Giang, đến bờ Sở Giang thì bảo lão Hà dừng xe, hắn đứng đó thật lâu một mình lặng nhìn nước sông cuồn cuộn chảy về đông.

Nếu như là vài năm trước thì hắn nhất định sẽ hứng ra phía mặt sông rộng lớn hét lên mấy tiếng để phát tiết gánh nặng tâm hồn.

Nhưng hôm nay thì hắn chẳng làm gì cả, cứ đứng vậy mà suy nghĩ rất nhiều chuyện.

Trải nghiệm suốt mấy năm nay được hắn hồi tưởng lại từng chút một.

Hắn từ Lễ Hà lên tỉnh, sau đó đến Lĩnh Nam, cuối cùng là Bắc Kinh.

Đoạn đường này tuy có nhấp nhô nhưng không thiếu hoa tươi và những tràng pháo tay, cuộc sống của hắn cũng từ một nhân viên công vụ tép riu mà trở nên càng ngày càng giàu có.

Bất động sản thì giờ trong tay đã có năm sáu ngôi nhà, chưa bao giờ lo về kinh tế, quần áo mặc trên người thì một bộ cũng đã đủ cho một nhà năm người sinh sống trong nhiều năm, bản thân hắn cũng chưa bao giờ ý thức được vấn đề, còn dương dương đắc ý cho là mình rất thành công, còn tưởng rằng Kinh Giang dưới sự “thống trị” của hắn nhất định sẽ có tương lai tốt đẹp.

Giờ thì tương lai tốt đẹp đó đang ở phương nào? Cuộc sống của dân chúng Kinh Giang đang trải qua như thế, còn nói gì đến tương lai? Nếu còn không hành động thì có người chết đói đến nơi.

Trần Kinh lần đầu tiên cảm thấy mình hoá ra đã nhầm lẫn hết sức nghiêm trọng

Mấy năm nay vị trí của hắn ngày càng cao thì khoảng cách với người dân cũng ngày một xa hơn, bản thân hắn xa hoa truỵ lạc, đắm chìm trong hoa tươi và tiếng vỗ tay, căn bản là không thể nhìn thấy những gì của thế giới của sự thật đủ sức rúng động lòng người ở phía sau.

Một giọt gì đó như hạt mưa nhỏ lặng yên lướt qua hai má hắn.

Hắn dụi dụi mắt, chậm rãi nhắm nghiền lại.

Hắn lại nghĩ tới một câu mà bí thư Cát Minh Đức thường xuyên dặn dò, bí thư nói là dù bất cứ lúc nào hắn cũng đều phải nhắc nhở bản thân không được quên mất mình là con em của tầng lớp nông dân,.

Trần Kinh lúc nghe những lời này căn bản là không hề xúc động, ngoài miệng liên tục nói đồng ý rồi mải tìm lời hay ý đẹp mà ca tụng bí thư...nhưng trong bụng chỉ mong bí thư chỉ dạy cho để trong chốn quan trường có thể thuận lợi như cá gặp nước.

Giờ nhớ lại, Trần Kinh không khỏi phải tự vấn bản thân, bí thư Cát Minh Đức là con em của tầng lớp nông dân, vậy hắn là đứa con của ai?

Cha mẹ hắn là người làm công ăn lương bình thường.

Bản thân hắn cũng từng lớn lên trong căn nhà nhỏ ở thuê, nhưng giờ hắn có còn nhớ rõ thời gian khổ ngày nào?

Xã hội bây giờ dường như đã lâu rồi không còn đề cập tới chuyện phấn đấu vượt khó nữa rồi, cũng không hô hào cần kiệm nữa. Ai nấy đều bị lạc trong trò chơi kim tiền, cười nghèo chứ không cười đĩ, đây là mô hình gương mẫu mà lãnh đạo đảng như hắn nên gây dựng cho xã hội đó sao?

Trần Kinh xiết chặt nắm tay, âm thầm ra quyết định.

Cho dù có gian khó hiểm nguy thì hắn cũng nhất định phải cải cách Kinh Giang, không ai ngăn được quyết tâm của hắn.

Vẫn là một câu “Túng thiên vạn nhân ngô vãng hĩ (Đã quyết thì có chết cũng chẳng dời-ND)”

...

Tết đúng hẹn mỗi năm lại đến, trời Sở Giang tuyết rơi rất lớn.

Pháo trúc trù tịch nổ vang khiến lửa khói ven bờ Sở Giang bốc lên đến giữa không trung, chiếu sáng thành phố, cũng là dấu hiệu bước sang năm mới.

Trần Kinh năm nay tụ họp đại gia đình, chị em gái người một nhà đều đã tới, lại còn có nhà bác cả, cả ba thế hệ hơn mấy chục người tụ họp hết sức náo nhiệt.

Trong chuyện này chỉ có một chút khúc mắc.

Mẹ vợ ở Bắc Kinh có ý phê bình khéo Trần Kinh về việc hắn chọn đón Tết ở Sở Giang.

Vì thế mà Phương Lộ Kiên và “nhạc mẫu” của Trần Kinh đều gọi vào di động cho hắn. Bọn họ đón tết âm cũng chỉ có hai người, Phương Liên Kiệt đang đi bộ đội nên căn bản không thể về nhà, người chủ gia đình lại vắng mặt nên Phương gia cũng không tụ họp. Trần Kinh lại đón Tết ở Sở Giang khiến bọn họ ở thủ đô có vẻ lạnh lẽo cô quạnh.

Về chuyện này, Trần Kinh cũng khá khó nghĩ, đành phải nói khéo với mẹ vợ:

- Mẹ à, con đã bảo Uyển Kỳ không được qua đây, ở nhà đón năm mới với hai người. Mẹ biết rồi đấy, con mới đến Kinh Giang nhận chức, thân cô thế cô, không thể về Bắc Kinh ăn Tết được.

Uyển Kỳ lại còn nằng nặc đòi qua bên đây, lại còn tụ họp mọi người trong nhà ở Sở Giang, con cũng chịu thôi ạ.

Như vậy đi, mẹ ạ, năm nay đã vậy rồi. Sang năm con tranh thủ về Bắc Kinh đón năm mới, sau này đều sẽ ăn tết ở nhà, được không ạ?

Trần Kinh vừa nói như vậy thì Từ Liên bên kia cũng không phản đối nữa, giọng điệu cũng dịu đi nhiều.

Bà có ý trách Trần Kinh không biết tạo quan hệ, Tết là cơ hội tốt, về Bắc Kinh ngồi lại với chú ba, đất thủ đô cũng lắm bạn bè, mọi người nhân cơ hội gặp gỡ, cũng có lợi có việc phát triển sau này quá đi chứ.

Có thể thấy là Từ Liên rất hãnh diện về Trần Kinh.

Trần Kinh bây giờ dĩ nhiên là số một trong lớp trẻ Tây Bắc rồi, làm Bí thư Thành ủy tại địa phương, lại được nhân vật số một của tỉnh coi trọng, đợi một thời gian nữa chắc chắn sẽ tiến thêm một bước, nói không chừng tương lai sẽ trở thành nhân vật tai to mặt lớn của Tây Bắc.

Hiện tại thì nhà họ Phương rất mực coi trọng Trần Kinh, những chuyện khác không nói, ngay cả chị em dâu nói chuyện phiếm mà cũng phải hỏi đến tình hình gần đây của Trần Kinh.

Năm đó nhà họ Phương nhất quyết phản đối việc hôn sự, cũng bởi vì Phương Uyển Kỳ kiên trì, tới hôm nay lại trở thành mối lương duyên mà nhà họ hãnh diện nhất.

Các gia tộc khác đều bắt tay với nhau,chỉ nhà họ Phương là không dựa vào ai cả, vì con gái nhà họ biết nhìn người, tìm được một anh con rể đắc lực như vậy, thật khiến cho người ta hâm mộ...

----------oOo----------

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play