Đường Thuận Chi giống Thẩm lão gia, căn dặn Thẩm Mặc lấy học tập làm trọng, vận mệnh ở trong tay mình, không trúng Giải Nguyên thì chỉ còn cách mặc cho người ta giết mổ.

Thẩm Mặc vâng lời, Đường Thuận Chi lại cho y xem chữ mình viết, chỉ thấy bên trên là tám chữ Đại Triện cứng cỏi : Thì hành thì chỉ, phó chi vô tâm. Hỏi y:
- Chữ Tâm này hiểu như thế nào?

Thẩm Mặc đáp:
- Tâm theo lợi tránh hại.

- Còn cả câu?

- Nam nhi làm việc, không nên quá để ý lợi ích được mất cá nhân, làm hay không làm, đều phải đúng với lương tri của bản thân.

Đường Thuận Chi chậm rãi gật đầu:
- Cũng có thể hiểu như vậy, cái này tặng cho ngươi, mang về xem nhiều vào, có lợi cho học vấn cách làm việc của ngươi đó.

Thẩm Mặc liền mang tấm tranh chữ đó về, sai Thẩm An tìm người bồi lại, còn bản thân y thì đóng kín cửa, giải một tờ giấy trắng ra, bắt đầu nghiền ngẫm. Qua gần một năm nghiên cứu, y đã có nhận thức khá toàn diện về giặc Oa, hiện giờ đã tới lúc đem tin tức hỗn tạp trong đầu hợp lý hóa, vì bá tính đông nam rồi.

Lần này y phải đưa tầm nhìn ra xa một chút, nhìn khắm toàn thế giới, sách vở lịch sử thời trung học cho y biết, thời đại y đang sống có một một cái tên vang dội, gọi là Thời đại Đại hàng hải.

Mặc dù y chẳng biết đổi năm Gia Tĩnh thứ ba mươi tư thành dương lịch là năm bao nhiêu, nhưng tính ngược lại từ cách mạng Tân Hợi năm 1911 thì triều Thanh tồn tại chừng 270 năm, sau Gia Tĩnh thì triều Minh còn bốn năm hoàng đế gì đó, đại khái còn bảy tám mươi năm, cho nên đại khái bây giờ là năm 156x dương lịch gì gì đó rồi.

Là một học sinh ngoan xưa nay học tập luôn đứng đầu, y hiểu thời đại Đại hàng hải của phương tây hơn xa hiểu Trung Quốc cùng thời, ai bảo sách giáo khoa lịch sự viết như thế chứ?

Y nhớ tới Colombo người phát hiện ra lục địa mới đã qua đời phải chừng nửa thế kỷ rồi; nhà hàng hải toàn cầu Magellan cũng về trời vài ba chục năm; vào thời này người Tây Ban Nha chinh phục châu Mỹ, người Bồ Đào Nha chinh phục Châu Phi, đồng thời vươn tay tới Châu Á ... Thẩm Mặc đã sai người đi nghe ngóng, mùa xuân năm vừa rồi, người Bồ Đào Nha, chính là người Phật Lãng Cơ mà Đại Minh hay gọi, đã chiếm được một cái thôn cá nhỏ phía cực nam của Quảng Đông .

Thẩm Mặc biết nó có một cái tên gọi là Ma Cao.

Thông qua mậu dịch nô lệ và cướp đoạt mang tính chất thực dân, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dã có đủ tiền bạc để đảo lộn lịch sử thế giới. Vì thế hai tên nhà giàu này liền tìm chỗ để tiêu tiền, gần như hàng hóa thế giới sản xuất ra đều chảy vào hai nước này, để đổi lấy vàng bạc.

Nhất là tơ lụa, đồ gốm, trà do Trung Quốc sản xuất ra rất được vương công quý tộc hai nước này hoan nghênh, vậy nên có vô số thương nhân phương Tây vượt qua vạn dặm trùng dương tới mua bán, kiếm lợi cả chục lần.

Đám thương nhân hào phú duyên hải đông nam cũng nhận ra lợi nhuận lớn từ loại mậu dịch này, không ít người dân hải đảo đua nhau xây dựng bến tàu quy mô lớn, tiền hành buôn lậu, không ít người dân nghèo khốn khổ trong các vệ sở bỏ trốn ra biển kiếm sống. Còn có cả những sĩ thân thất bại trên sĩ đồ, cùng với thư sinh nghèo khó cũng hòa vào trong đó. Lâu dân các loại thế lực liên hợp với nhau hình thành tập đoàn buôn lậu vũ trang khổng lồ.

Đương nhiên thuyền trống thì không kiếm được vàng bạc châu báu, còn phải có hàng hóa mới được, cho nên những tập đoàn buôn lậu trên biển này cần phải dựa vào những đại tộc duyên hải, tích trũ hàng hóa. Mặc dù Đại Minh nghiên cấm dân gian tiến hành mậu dịch xuất khẩu, nhưng dưới thúc đẩy của lợi nhuận, tất cả pháp luật chỉ là lời rỗng tuếch. Hơn nữa vào năm Chính Đức, pháp kỷ lỏng lẻo, hải cấm thành cái vỏ rỗng, hình thàn nên năm tháng hoàng kim của thương nhân đi biển.

Căn cứ vào trí nhớ của những người già trên năm mươi, khi ấy thị bạc ti Ninh Ba của chính quyền còn tồn tại, dân gian lén đi buốn bán càng cực kỳ sôi nổi, các phú gia đại tộc đông nam đổ số đi thiết lập các xưởng dệt, trà, gốm thuê mướn vô số bách tính tiến hành sản xuất, rồi tích trữ hàng hóa bán ra nước ngoài, do thương nhân đi biển mang tới phương Tây, mọi người ai có công việc của người nấy, hàng hóa buôn lậu vận chuyển rất thuận lợi, các bên đều có lợi.

Chính vào thời điểm đó, trong nước hỗn chiến, vô số người Nhật Bản từ trong nước bỏ chạy ra ngoài, gia nhập vào những đoàn mậu dịch hải ngọa đó, thành người làm kiêm luôn cả tay sai, uy hiếp với duyên hải đông nam không lớn, cho nên trong suốt những năm Chính Đức, mặc dù vệ sở phòng biển của triều đình đã thối nát nhưng đông nam vẫn trải qua một thời kỳ yên bình.

Thế nhưng, rất nhiều chuyện hỏng ở cái chữ nhưng, về sau phát sinh ra sự kiện sứ tiết Nhật Bản tranh tiến công, vốn chẳng qua chỉ là một sự kiện ngoại giao nghiêm trọng, lại bị thủ phụ Hạ Ngôn khi ấy kết tội cho thị bạc ti, cho rằng mậu dịch đối ngoại quá nhiều, người ngoại quốc ra vào làm cho kỷ cương rối loạn, đồng thời khinh suất hạ lệnh đóng cửa.

***Nhắc lại thị bạc ti: Là cơ quan mậu dịch với nước ngoài.

Cách làm cực kỳ ngu xuẩn này chỉ mang lại một kết quả duy nhất, giảm thiểu vô số thu nhập thuế của chính quyền.

Buôn lậu càng thêm trắng trợn, thực lực hải thương càng thêm cường đại, càng được các tầng lớp nhân dân , tập đoàn kinh thế, tổ chức chính trị của đông nam hoan nghênh.

Trước năm Gia Tĩnh tứ hai mươi chín, quan phủ địa phương biết rõ đối phương buôn lậu, nhưng vì hám lợi, nên để mặc cho nó diễn ra, không tra xét cũng chẳng ngó ngàng gì tới.

Một vị quân quan cũ của Ninh Ba từng miêu tả cho Thẩm Mặc nghe cảnh tượng khiến người ta phải há hốc mồm, ông ta nói, mỗi khi có đội thuyền cập bến, người dân hoặc là tặng đồ tươi, hoặc rượu ngon, còn hiến nữ nhân; quan lại biên phòng có giao tình với đại hải thương thì gặp nhau bái phục khấu đầu, cam tâm làm người phục vụ, vận chuyện hàng cho họ, gọi dạ bảo vâng, lấy đó là vinh quang.

Nhưng dù sao loại phồn vinh đó cũng không có trật tự, sau khi thị bạc ti bị bãi bỏ, con đường nhập hàng xuất hàng của hải thương hoàn toàn do đại gia tộc duyên hải không chế. Hơi một tí là lấy cớ quan phủ cấm đoán, tích trữ chờ giá, làm hải thương khổ không sao kể hết. Vồn là hai bên hợp tác thân mật dần dần va chạm ngày càng lớn, khi thù oán tích lũy quá sâu, tập đoàn hải thương dùng vũ lực báo thù, giết người phóng hỏa, cướp sạch không còn gì.

Quan viên địa phương vì chối bỏ trách nhiệm, liền báo cáo với quan trên là giặc Oa tấn công. Đám Vương Trực, Từ Hải nếm được mật ngọt, cũng lợi dụng tâm lý quan viên triều Minh sợ hãi giặc Oa, hơi tý là lấy danh nghĩa giặc Oa giết người cướp của, ... Kỳ thực trong nội bộ người Nhật Bản chẳng có mấy, hơn nữa còn toàn làm công việc cực nhọc.

Oa họa đông nam càng ngày càng dữ, cuối cùng kinh động tới Gia Tĩnh hoàng đế, liền hạ lệnh cho Chu Hoàn làm đề đốc đông nam, nghiêm khắc cấm hải. Chu Hoàn thực hiện nghiêm ngặt chỉ thị của hoàng đế, cấm ngư dân ra biển, đốt cháy toàn bộ thuyền lớn, lại còn chuẩn bị trừng trị những đại gia tộc buôn lậu.

Theo ý tứ của Chu đề đốc thì phàm là những ai cung cấp vận chuyển hàng hóa ra ngoài đều là tham gia buôn lậu, vậy thì cả cái đông nam này là sào huyệt buôn lậu. Chu đề đốc chọc vào tỏ ong vò vẽ, không bị đốt chết mới là lạ.

Chu Hoàn chết, đại biểu chính sách cấm hải của triều đình thất bại hoàn toàn, sau đó triều đình thả lỏng cấm hải, nhưng đã không thể ngăn cản được Oa họa nữa, vì các tập đoàn buôn lâu thông qua cướp bóc đốt phá nếm được mật ngọt, đồng thời nhìn rõ triều đình Gia Tính suy yếu căn bản không phải là đối thủ của bọn họ.

Lúc này cái gọi là giặc Oa cũng phát sinh phân hóa nội bộ, một số kẻ như Vương Trực lấy danh nghĩa giặc Oa là để đối kháng với quan phủ, để bảo vệ hoạt động mậu dịch của mình, cho nên lấy mậu dịch làm nghề chính, cướp bóc làm nghề phụ.

Nhưng cũng có kẻ cho rằng, nếu cướp là có thì tội gì phải bỏ tiền ra mà mua? Đó chính là đám Từ Hải, Diệp Ma, bọn chúng hoàn toàn chuyển thành tập đoàn hải tặc, tức thì các vùng duyên hải Mân Chiết bị hủy hoại chưa từng có, thành ấp bị công phá cướp bóc đếm không sao kể hết, người dân và tài vật bị mang đi càng không thể ước lượng.

Đó chính là nguyên nhân và hiện trạng của Oa họa đông nam.

Nghĩ tới đây Thẩm Mặc chấm mực viết sáu chữ "Hải thương, đại hộ, quan phủ." Quan phủ ở đây đương nhiên chỉ vào quan phủ đông nam.

Sau ba nhà này, y lại viết hai chữ buôn lậu, đó là lợi ích chung của cả ba nhà. Bọn họ đều hi vọng có ổn định để buôn lậu với hiệu suất cao, có thế tơ lụa, gốm sứ, lá trà của Giang Nam mới trở thành vàng bạc cuồn cuộn được, có thế đại hộ, hải thương, quan viên mới có thể hưởng thụ cuộc sống xa xỉ, thậm chí người dân có thể có được mức độ cuộc sống cao hơn. Lợi ích chung mang tới liên minh vững chắc, tất nhiên sẽ đả kích dữ dội nhất bất kỳ kẻ nào phá hỏng nó. Cái chết của Chu Hoàn có thể coi là ba nhà này liên thủ, đánh trả lệnh cấm biển của triều đình phương bắc.

Thẩm Mặc lại viết lên giấy hai chữ "giặc Oa", khi hải thương chuyển biến thành giặc Oa, tình hình có biến hóa lớn, bọn chúng triển khai cướp bóc với các tỉnh duyên hải, quan viên đông nam cũng bị trách tội cực nặng, bãi quan chặt đầu đi đầy đếm không xuể.

Đồng thời các đại hộ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bọn họ không thể nào duy trì giao dịch công bằng với hải thương và cường đạo nữa, chi phí hao tổn gấp ban đầu nhiều lần, thậm chí cả an toàn tài sản và tính mạng đều bị uy hiếp.

Đám giặc Oa nửa thương buôn nửa giặc cướp kia tất nhiên là thỏa mãn nhất với hiện trạng này, đương nhiên loại thỏa mãn này phải trả giá bằng vô số người khác bất mãn.

Nghĩ tới đây Thẩm Mặc gạch đi hai chữ giặc Oa, khoanh vòng hai chữ hải thương, một ý tưởng mông lung hiện ra trong đầu, y muốn xem xem con bướm nho nhỏ là mình có thể thay đổi trao lưu lịch sử hay không.

Trong lòng Thẩm Mặc liền trào lên hào khí khó diễn tả bằng lời, đẩy cửa sổ, nói với bên ngoài:
- Ngày mai chúng ta trở về Hàng Châu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play