Nam Đại. Văn phòng viện trưởng.

Tiêu Dục Hằng nhìn nam sinh nhỏ gầy đang đứng trước mặt, lần đầu tiên có cảm giác không tốt.

Nghiên cứu tâm lý học thật ra chính là chuyên dùng tri thức của mình để thuyết phục người khác. Không chỉ có dùng văn tự, đôi khi cần phải sử dụng miệng để biểu đạt, thậm chí còn phải đứng trên sân khấu diễn thuyết trước con mắt của hàng vạn người.

Mà người nhỏ gầy này mặc dù năng lực biểu đạt lời nói rất cường đại nhưng trong cuộc sống lại làm cho người ta khó có thể tin tưởng được.

Đương nhiên, cái này đã ngoại trừ cuồng nhân trong thế chiến ra.

Tiêu Dục Hằng không phải thầy giáo trông mặt mà bắt hình dong, hơn nữa nam sinh này là do Đường Trọng nhờ, ông tin Đường Trọng nên ông mới cho người này thêm một cơ hội nữa.

Lý Ngọc bình tĩnh, đứng một chỗ không nói gì cả.

Thật ra lúc hắn gõ cửa thì trong lòng rất khẩn trương. Nhưng sau khi đi vào văn phòng này, hắn đã đè nén tất cả những cảm xúc kia xuống.

Đây là chiến đấu vì vận mệnh, không gì có thể ngăn cản được.

- Em tên là gì?

Sau khi Tiêu Dục Hằng đánh giá cao thấp xong, rốt cục cũng mở miệng hỏi.

- Lý Ngọc.

- Em muốn làm học trò của tôi?

- Đúng vậy.

- Vì cái gì?

- Vì em muốn thay đổi.

- Thay đổi cái gì?

- Tri thức. Vận mệnh.

Lý Ngọc nói. Nếu hắn đi theo Tiêu Dục Hằng thì có thể tăng cường tri thức về tâm lý của mình, sau đó dùng những tri thức tâm lý này để thay đổi vận mệnh của mình.

Ai nói hắn không thể trở thành Vương Kỳ Khuê tiếp theo hoặc siêu việt hơn cả Vương Kỳ Khuê chứ?

Tiêu Dục Hằng trở nên nghiêm túc hẳn. Ông không thích học trò của mình có thực dụng và lợi ích nhưng ông cũng hiểu được, chỉ cần bọn nó muốn làm học trò của mình thì bọn nó đều muốn đạt được tri thức và cơ hội dùng tri thức để thay đổi vận mệnh.

Nói cách khác, đáp án của nam sinh này vô cùng thành thật.

- Em thích tâm lý học?

- Không thích.

- Vì sao?

- Quá mệt mỏi.

- Đã không thích thì vì sao còn không bỏ qua đi?

Tiêu Dục Hằng hỏi.

-...

Lý Ngọc im lặng.

- Lý Ngọc, nói cho tôi biết câu trả lời của em.

Tiêu Dục Hằng ép hỏi.

- Vì em muốn biết thế nào mới có thể khiến người khác thích.

Lý Ngọc nói:

- Tâm lý học để em biết không phải là do em làm không đủ mà là do bản thân em chưa tốt. Em rất cảm kích nó nên sẽ không bỏ qua.

Câu trả lời này nằm ngoài ý muốn của Tiêu Dục Hằng, trong lòng ông thầm gật đầu.

Chỉ có những đứa trẻ bị ngăn cản thì mới càng có hi vọng. Vì bọn nó có quyết tâm mãnh liệt để thoát khỏi cuộc sống trong quá khứ và dốc sức liều mạng nắm cơ hội trong tay.

- Ở đây tôi có một bài trắc nghiệm nhỏ. Không biết em có hứng thú không?

- Thầy nói đi ạ.

- Ở sâu trong một khu rừng rậm, em đang đi về phía trước thì trông thấy có một căn nhà nhỏ cũ kỹ. Cửa nhà như thế nào? Là đóng hay mở?

Lý Ngọc nghĩ ngợi một phen, nói:

- Thầy, em muốn trả lời sau khi câu hỏi đã kết thúc. Thầy hỏi tiếp đi, lát nữa em sẽ trả lời.

- Được.

Tiêu Dục Hằng gật đầu. Lại là một đáp án ngoài dự đoán của mọi người. Ông đã có chút mong chờ với đứa nhỏ này.

- Em đi vào phòng thì thấy một cái bàn. Cái bàn này có hình dạng như thế nào?

- Thầy, mời tiếp tục ạ.

- Trên bàn có một bình hoa. Trong bình có nước. Có bao nhiêu nước trong bình?

- Thầy, thầy đã hỏi xong rồi ạ?

- Đã xong rồi.

Tiêu Dục Hằng nói.

Ông vừa thấy không thoải mái vừa thấy vui mừng. Nguyên nhân không thoải mái là vốn dĩ ông có thể làm chủ bài trắc nghiệm này. Nhưng vì cậu ta có một yêu cầu nho nhỏ, bản thân mình khó có thể từ chối được nên quyền chủ động đã chuyển sang cậu ta.

Mà trong nháy mắt ông đồng ý với cậu ta, ông không ý thức được kết quả này.

Nói cách khác, lần đọ sức này mình đã chịu chút thiệt thòi.

Vui mừng chính là người để mình chịu thiệt, hơn nữa lại cướp lấy quyền chủ động từ trong tay mình là học trò của mình.

- Thầy, từ vấn đề thứ hai là chúng ta có thể trả lời được vấn đề thứ nhất. Nhất định là cửa mở vì cửa mở thì em mới có thể thuận lợi đi vào trong nhà. Đương nhiên có lẽ cửa cũng khóa, em phải dùng những cách khác để vào trong, nhưng điều này hiển nhiên không phải chỗ quan trọng của vấn đề. Quan trọng chính là cho dù thế nào thì em đều vào trong phòng rồi nhìn thấy cái bàn kia.

- Vấn đề thứ hai là cái bàn có hình gì. Hình tròn? Hình bầu dục? Hình vuông? Hình chữ nhật? Hình tam giác? Hoặc là không được trọn vẹn hay đang nghiêng đổ gì đó? Đương nhiên, khả năng cuối cùng là bàn không tồn tại. Và vấn đề thứ ba đã đưa ra đáp án cho chúng ta. Cái bàn đứng vững, hơn nữa trên bàn còn có một bình hoa.

- Nếu là vấn đề tâm lý học, cái bàn rốt cục có hình dạng như thế nào không quan trọng, quan trọng là con mắt nhìn của mình thế nào. Nếu em chọn hình tròn hoặc hình bầu dục thì đại biểu cho bạn bè của em, em hoàn toàn tín nhiệm và chấp nhận bọn họ. Nếu em chọn hình vuông hoặc hình chữ nhật thì chứng tỏ lúc kết giao bạn bè em cũng hơi bắt bẻ, chỉ chơi với những bạn bè mà em thân thuộc thôi. Nếu em chọn hình tam giác thì chứng tỏ em là một người soi mói, trong cuộc sống gần như không có bạn bè. Hình tròn đại biểu cho khéo léo và hiền hòa. Hình vuông đại biểu cho em quy tắc mà chọn mình là mấu chốt. Hình tam giác đại biểu cho người lạ chớ gần.

Nói tới lĩnh vực quen thuộc của mình, Lý Ngọc thay đổi vẻ trầm mặc và khô khan của mình, chậm rãi nói.

Trong lòng Tiêu Dục Hằng vô cùng vui vẻ, hào hứng tăng lên không ít, hỏi:

- Vậy đáp án của em là gì?

Ông đã chơi trò trắc nghiệm tâm lý này với không ít người nhưng biểu hiện của Lý Ngọc khác hẳn tất cả mọi người. Điều này làm ông càng thấy kinh hỉ hơn.

- Trong suy nghĩ của em, cái bàn không có hình dạng cụ thể.

Lý Ngọc nói:

- Đầu tiên em nhìn cái bàn của đối phương có hình dạng gì rồi mới chọn hình dạng cái bàn tương ứng. Nếu người đó là hình tròn, em sẽ chơi với bọn họ nhưng sẽ giữ khoảng cách nhất định. Nếu bọn họ là hình chữ nhật, em sẽ chơi thân với họ, đồng thời cũng tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn tắc và mấu chốt của mình. Nếu đối phương là hình tam giác, vậy em cũng là hình tam giác. Họ là dạng người gì thì sẽ quyết định em là dạng người gì. Trước khi em không thể xác định được thì em sẽ chờ đợi. Chờ, cho mình và người khác một chút thời gian thì sẽ hiểu rõ hơn một chút.

- Vậy, trong lòng em, Đường Trọng là cái bàn có hình gì?

Tiêu Dục Hằng hỏi.

Cạch.

Lý Ngọc rời khỏi văn phòng, lại nhẹ nhàng đóng cửa phòng lại.

Đường Trọng đang dựa vào lan can ngắm phong cảnh trường học bỗng quay người, cười hỏi:

- Thành công không?

Lý Ngọc ngại ngùng cười cười, khẽ gật đầu.

- Thầy Tiêu nhận mày làm học trò rồi à?

Đường Trọng vui vẻ nói.

Lý Ngọc cười cười rồi lại lắc đầu.

- Đây là ý gì?

Lý Ngọc đưa tờ giấy trong tay ra cho Đường Trọng. Đường Trọng cầm lấy rồi xem thì trên đó chỉ có một cái tên và một dãy số điện thoại.

Lý Trác Ngộ. 1364567####.

Lý Trác Ngộ? Đường Trọng thấy cái tên này hơi quen thuộc.

Đột nhiên hắn nhớ ra lúc mình và Tiêu Nam Tâm tra cứu tư liệu thì đã đọc qua bản “nhân tính”.

Đường Trọng nghĩ nghĩ, Lý Trác Ngộ là một giáo sư tâm lý học rất nổi danh. Nhưng ông ta và thầy Tiêu Dục Hằng khác biệt chính là danh tiếng của ông ta chính là cực hạn của lĩnh vực tâm lý học này.

Vì ông ta không nghiên cứu tâm lý học đại chúng mà là tâm lý học tiểu chúng.

Đúng vậy, ông ta nghiên cứu nhân tâm.

Ở phương diện này, ông ta không giống một nhà nghiên cứu học thuật mà giống một quân sư thời cổ đại hơn, Những thứ ông ta nghiên cứu chân thật đến tàn nhẫn, cho nên không thích hợp in trên sách báo hoặc xuất bản thành sách.

- Thầy Tiêu bảo mày đi bái người này làm thầy à?

Đường Trọng hỏi.

- Thầy Tiêu bảo ông ấy thích hợp là thầy của tao nhất.

Lý Ngọc nói.

- Là thích hợp nhất.

Đường Trọng vừa cười vừa nói:

- Tao nghe nói tính cách Lý Trác Ngô tiên sinh cổ quái, khó gần. Nhưng đã có thầy Tiêu nói chuyện, vấn đề không lớn lắm.

- Hi vọng có thể thành công.

Lý Ngọc vô cùng chờ mong nói:

- Thầy Tiêu nói nếu thầy Lý nhận tao làm học trò thì tao có thể tạm thời nghỉ học. Nếu tao muốn nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp Nam Đại thì thầy có thể lấy giúp tao.

- Nếu Lý Trác Ngô tiên sinh đồng ý nhận mày làm học trò thì giấy chứng nhận tốt nghiệp Nam Đại cũng chẳng có ý nghĩa gì với mày.

Đường Trọng nói:

- Trước đó ông ấy đã thu tổng cộng hai người đệ tử. Một người đang ở phòng nghiên cứu chính sách bộ ngoại giao, một người khác đang giữ chức vị quan trọng trong bộ ngoại giao.

Lý Ngọc nhìn Đường Trọng, nói:

- Cảm ơn.

- Giữa chúng ta còn phải khách sáo thế à?

Đường Trọng ôm bả vai Lý Ngọc nói:

- Tao chỉ nói trôi chảy thế thôi. Nếu mày không có năng lực thì thầy Tiêu không cho mày cơ hội này đâu. Đây chính là chuyện vui lớn đấy, tối nay phải ăn mừng mới được. Mày gọi điện cho bọn Lương Đào Hoa Minh đi. Tao vào nói với thầy Tiêu. Sau đó chúng ta ra ngoài ăn cơm.

- Được.

Lý Ngọc gật đầu đồng ý.

Đường Trọng đẩy cửa ra rồi đi vào, vừa cười vừa nói:

- Thầy, thầy không bận chứ? Chắc sư nương đã làm xong cơm rồi. Thầy đừng để vợ chờ lâu.

- Hai ngày trước sư mẫu còn lẩm bẩm sao gần đây em không đến nhà ăn cơm. Sao rồi? Đống bừa bộn kia đã xong rồi à?

Đường Trọng cười khổ, nói:

- Thầy đã biết rồi à?

- Trên báo ghi rõ như vậy, thầy còn có thể không biết sao?

Tiêu Dục Hằng thở dài:

- Đường Trọng, an toàn là quan trọng nhất. Em là ngôi sao, cũng là học trò của thầy. Thầy không hi vọng em xảy ra chuyện gì. Bên ngoài nhân tâm hiểm ác. Thầy sợ em sẽ chịu thiệt.

- Thầy, em sẽ chú ý.

Đường Trọng cảm kích nói. Hắn biết thầy Tiêu Dục Hằng quan tâm hắn thật lòng.

- Ừm. Luận văn mà em đưa thầy đã xem rồi, cũng đã đưa ý kiến để em suy nghĩ rồi chỉnh sửa lại. Thầy đã đưa bản thảo cho Tiêu Nam Tâm. Thầy nghĩ hai em đi học rồi sẽ gặp nhau, không ngờ em lại không đi học trong một thời gian dài như vậy.

- Em sẽ nhanh chóng hoàn thành.

Đường Trọng cam đoan nói.

- Thầy đã bảo Lý Ngọc hình dung em là cái bàn gì, em biết cậu ta trả lời thế nào không?

Tiêu Dục Hằng chuyển chủ đề, hỏi.

- Em không thèm để ý cái này.

Đường Trọng vừa cười vừa nói.

- Cậu ta cũng trả lời như vậy.

Tiêu Dục Hằng cảm thán nói:

- Cậu ta nói em không thèm để ý cái này. Đường Trọng, người bạn này của em thật khó lường. Cậu ta có thể nhìn thấu trái tim người khác. Thầy sợ thầy không dạy nổi cậu ta.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play