Thật ra những đêm nằm một mình Nguyên Hãn thực sự không thể tưởng tượng được mình còn la con người hay không, hay nói một cách khác mình có còn binh thường hay không. Vì những gì hắn đọc trên mạng trên sách báo từ kiếp trước như hằn rõ trong não bộ của hắn. Những phát minh khoa học, những trận chiến lịch sử, những chiến thuật kinh điển, tất cả như rõ ràng trong mắt hắn. Vì vậy niềm tin vào tương lai một đội quân đi trước thời đại của hắn thực sự là rất mãnh liệt. Thế nhưng hắn lại quên đi thân phận trước kia, quên đi tên tuổi, thân nhân của mình, hắn chỉ loáng thoáng còn nhớ về hắn là sinh viên công nghệ thông tin vừa tốt nghiệp. Nên nhiều lúc hắn băn khoăn suy nghĩ mình thực sự là Trần Nguyên Hãn với một giấc mơ hoang đường về tương lai có được trí tuệ vĩ đại, hay mình là một gã sinh viên xuyên không về thời quá khứ.
Nguyên Hãn cố gắng chợp mắt để dành thêm sức lực cho ngày mới, ngày mà hắn mong đợi. Thành bại tất cả đều ở đây. Sau một tháng với gần 10 lần nung lò Bessemer hắn chưa một lần nào thành công cả. Lò Bessemer la một phát minh mang tính lịch sử của một khoa học gia người Anh vào cuối thế kỉ 17 đầu 18 nó hoàn toàn thay đổi nền công nghiệp sắt thép, nếu thành công thì sản phẩm thép của nó gần như đạt đến sản xuất công nghiệp. Vì mỗi mẻ luyện thép sẽ cho ra một số lượng lớn thép với chất lượng đồng đều. Nó là một bước tiến quan trọng vì đúc Pháo thần công hay súng điểu lúc bấy giờ đều dùng đồng. Thép bấy giờ luyện thủ công từ quặng chất lượng rất thấp dễ bị nổ thang súng và pháo.
Để xây dựng lò Bessemer hắn đã cùng hai mươi lão binh được đào tạo thám báo trong 2 tháng rình rập ẩn núp tại thăng long thành bắt cóc hơn 20 danh thợ thủ công và cả gia đình họ. Cái này gọi là phạm sự tòng quyền mặc dù có hơi vô nhân đạo nhưng Nguyên Hãn không có sự lựa chọn nào khác. Ngoại trừ bắt cóc ra hắn không còn cách nào khác, sẽ không có một ai đang sống yên lành mà đầu nhập vào hằn lúc này.
Tiền vốn đầu tư vào quặng sắt, than đá, vật liệu xây lò đã làm kiệt quệ tào chính của hắn. Nếu như không thể chế tạo thành công nòng súng thì kế hoạch của hắn phá sản hoàn toàn. Quân sĩ của hắn chỉ còn 300 nếu không vượt trội về mặt vũ khí thì chỉ cần một trận giao tranh nhỏ thôi hắn sẽ trở thành soái tướng không binh. Thật ra trong mười lần mở lò trước hắn cũng đã khá thanh công thép được luyện ra chất lượng tốt hơn hẳn lúc bấy giờ. Nếu thay đổi khuôn đúc nòng súng dày lên nhằm tránh trường hợp nổ thang thì hắn hoàn toàn có thể sản suất đại trà súng điểu rồi. Thế nhưng đây không phải là lựa chọn ưu việt, nếu nâng độ dày nòng súng lên gấp đôi thì trọng lượng của súng sấp xỉ 15kg. Trong lúc bàn bạc các quân sĩ đều hứng thú bừng bừng, quái vật biết khạc lửa này đừng nói là 15kg kể cả hai ba mươi cân họ cũng vác được. Âu cũng là tinh thần chịu thương chịu khó của chúng binh sĩ. Nhưng hắn bác bỏ hoàn toàn 15kg thủ thành thì có thể nhưng dã chiến thì không thể nào vác 15kg súng, balo chăn túi ngủ, hoàn thủ đao tổng cộng lên hơn 30kg. Dã chiến thường di chuyển mỗi ngày lên đến 20 km, chiến đấu như vậy một hai ngày còn chịu được nếu một hai tuần hoặc cả tháng thì sao. Với lại những quân hộ này là tinh binh sức lực hơn người, sau này hắn phải khoách quân chủ yếu là từ nông hộ, lưu dân, lấy đâu ra nhiều tinh binh như vậy mà dùng. Thế nhưng tình thế kinh tế ép buộc, nếu ngày mai thất bại hắn chắc chắn lui lại một bước thay đổi khuôn đúc nòng súng dày thêm để chế tạo trước 100 khẩu hỏa thương nhằm mục đích cướp tàu tại quân cảng Nhà Hồ.
Nhà Hồ lúc này đã đạt được thành tựu đáng kể trong quân sự cụ thể, bên cạnh kế thừa các chiến thuyền của các triều đại trước, như: Mông Đồng (hai đáy), Lưỡng Phúc (hai lòng), Ngự (thuyền chỉ huy), Lâu thuyền (thuyền lầu), Trường Quang, Châu Kiều và Đinh Sắt… Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đóng Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương - một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo, để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu. Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu.với tài năng kiệt suất của Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly), nhà Hồ đã chế ra súng thần cơ - có sức công phá mạnh mẽ, hơn hẳn các loại khí giới đương thời, và các hạm đội, chiến thuyền cũng được trang bị thần cơ pháo khiến thủy binh của giặc Minh lắm phen khiếp đảm kinh hồn, tổn thất đáng kể.
Bình minh hé rạng, Lò cao luyện thép đã chuẩn bị sẵn sàng, hơn 200 khuôn đúc bằng gang đã chuẩn bị kĩ càng. Nói đến khuôn đúc bằng gang đây cũng là một phát minh mang tính đột phá, thời bấy giờ người ta chỉ làm khuôn đúc bằng đất hoặc gạch nung. nhưng khuôn đúc bằng kim khoại thì khá hiếm. Khuôn đúc khá đơn giản gồm một khối hình trụ rỗng và một khối trụ đặc nằm trong lòng được cố định đồng trục với nhau. Khối khuôn truj đặc có năm gờ xoắn chạy bao quanh, nó sẽ tạo thành rãnh xoắn cho súng. đây cũng là một phát minh quá vĩ đại của lịch sử quân sự, rãnh xoắn sẽ giúp đạn bay xa hơn và chuẩn xác hơn. Đây là bí mật quan sự tuyệt đối của Nguyên Hãn. Vì dày 1 phân lòng súng cũng 1 phân nên nòng súng khá lớn tầm 3 phân. thế nhưng là quá tiến bộ đi trước thời đại vì mãi đến tận những năm 1490 thời vua Chính Đức quân Thần Cơ nhà minh vẫn dùng súng điểu chế bằng gang và đồng nòng súng có khi đường kinh vượt quá 5 phân. Nếu lần thí nghiệm này thất bại thì Nguyên Hãn cũng phải bắt buộc chế nòng súng 5 phân.
Trong lò cao xây dựa theo mô phỏng của lò Bessemer các nhân công đang cho nguyên liệu vào, quặng sắt, Than đá một lớp mỏng đá vôi nhằm khử thành phần tạp chất trong quặng sắt, lỗ thông hơi nhằm thổi oxy liên tục vào thép đang nóng chảy. Đây la nguyên lý chính sản xuất thép theo quy trình Bessemer. Tất nhiên nó sẽ không cho ra loại thép siêu cao cấp như các bí quyết rèn kiếm của thợ nhật bản, hay kiếm Damascus của Đông Á nhưng nó thắng ở số lượng và chất lượng đồng đều. Rút kinh nghiệm ở những lần thất bại trước lần này các thợ thủ công giảm bớt lượng đã vôi, tăng thêm một lỗ dẫn khí thơi oxy. Tấ cả đã sẵn sàng chỉ chờ gió đông, dưới ánh bình minh tươi mát của mùa thu hai lão tướng và âm trầm ngồi bên chính giữa là Nguyên Hãn mày kiếm nhíu chặt. Thành hay bại thắng hay thua là vào lúc này.
- Bẩm công tử thép đã nóng chảy, xin công tử hạ lệnh khai lò rót khuôn.- Vị công tượng đầu lĩnh nơm nớp lo sợ thông báo, họ bị bắt cóc bị ép buộc tới nơi rừng thiêng nước độc này để thực hiện luyện gang. Nếu không thành công liệu vị công tử tuấn tú kia có bực mình mà cho họ một đao hay không thì vẫn là một câu hỏi. Ban đầu khi cởi khăn chùm đầu đập vào mắt họ là khu lều trại binh lính nắm trong rừng sâu. họ biết la đã rơi vào tay quân phản loạn rồi. Giặc cướp thông thường không có cái khí chất quân nhân như họ. Ảo não, mặt như trái mướp đắng, họ biết mình đã bước lên con đường không lối về. Tội thông đồng phản tặc là chu di cửu tộc đó. Thế nhưng những công tượng thời này lại kiêm luôn là những nhà khoa học gia, trong họ có một thứ nhiệt huyết la nghiên cứu. Ngay khi mẻ thép đầu tiên ra đời họ đã òa lên sung sướng. hóa ra luyện thép cũng có thể luyện như vây, ông trời ạ. Thế nhưng sau những lần đốt thử thuốc súng gây vỡ thang lòng họ chim xuống đáy cốc, nếu không thanh công họ biết mình chỉ có một con đường duy nhất là đi đánh cờ với Diêm Vương. Cái thời đại này mạng người rẻ rúm như vậy đây.
- Chư công chớ vội, tăng thêm nhiệt, thổi thêm khí vào, thổi mạnh khí thêm 3 khắc nữa, vừa thổi vừa quấy nước thép lên. -Thổi oxy vào thép đang nóng chảy là bí quyết của phương pháp luyện thép Bessamer, mặc dù công tượng không hiểu nhưng họ nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh của người lãnh tụ trẻ tuổi này.
- Đoàng.... âm thanh rắt réo nòng súng dưới đất bật lên lăn lông lốc, viên đạn xuyên qua tấm gỗ ngắm bay đâu mất. Vị đầu lĩnh công tượng việc nhân đức không ngường ai lao đến kiểm tra nòng súng. Lão quy gối ôm nòng súng đang nóng bỏng vào người, mắt già lệ tuôn mà gào lên - Không sao cả, công tử không sao cả... hu hu.. hu.
Trên miệng nở nụ cười như có như không Nguyên Hãn ôn tồn: - Bắn thử tiếp tục 10 lần nữa, thuốc súng thêm 3 phần.
- Đoàng, đoàng, đoàng.... tiếng súng liên tiếp, binh sĩ hưng phấn, Lão tướng mắt lệ nhòa, các công tượng ôm nhau khóc hu hu, mỗi tiếng súng thánh công như mỗi bước chân tiến lên bục vinh quang của họ.
Có thành công lần đầu rồi thì các công tượng khoa học gia sẽ bay bổng mà sáng tạo. Các loại lò thiên kỳ bách quái được họ sáng tạo nhằm cho ra những loại thép khác nhau. Thép mềm thép cứng v v... NGuyên Hãn đã truyền cho họ nguyên lý, và các thành phần như thế nào sẽ thay đổi tính chất của thép, họ coi đây là chí bảo, là bí mật bất truyền không ngờ thiếu chủ nhẹ như không mà trao cho họ. Nguyên lý bánh răng truyền lực cũng được giảng dạy cho họ nên việc đễ dành luyện được thép cộng với những bản thiết kế vượt thời đại thì việc sản xuất ra các loại máy như tiện bào, khoan la chuyện hết sức hiển nhiên. Ngay cả đến ốc vit va bulong họ cũng đã thanh công chế tạo bằng thép mềm pha trộng hợp kim nhôm trong vong 1 tháng.
Công việc còn lại là gia công báng súng và cò súng tấ cả đều dựa theo thiết kế vượt thời đại của Nguyên hãn. Đạn được làm từ vỏ giấy dùng keo gắn viên đạn gang hình trụ có hình dáng gần như viên đạn hiện đại. Vì lòng súng có rãnh xoáy hoàn toàn có thể sử dụng đạn hình trụ. Bộ phận đánh lửa bằng đá lửa ma sát với một miếng thép cao Cacbon có bề mặt sần xùi. vì vậy chỉ cần che vải dầu lên thân súng thì trời mưa cũng có thể tác chiến. Vì đạn chế tạo trước và nhét từ phía sau nên tốc độ bắn khá nhanh. Phải nói là nhanh gấp 2 lần hỏa thương của Châu Âu lúc này chứ đừng nói là mấy khẩu súng điểu của nhà Minh.
Thuốc súng cũng được cải tạo hoàn chỉnh với tỉ lệ gần như hiện đại, 75% kali nitrat, 15% than gỗ, 10% lưu huỳnh. Lúc bấy giờ thuốc súng đen làm pháo hoa và làm pháo nổ cũng như dùng cho Súng thần công của nhà minh và nhà Hồ vần đang loay hoay với tỉ lệ 4:3:3 vậy nên thuốc súng này uy lực kém cháy không triệt để, khói mù mịt. sau mỗi lần bắn là phải thông nòng nhằm loại bỏ cặn thuốc nổ chưa cháy hết và bột than còn xót lại. Phải đến khi Hồ Nguyên Trừng nghiên cứu ra tỉ lệ 6:2:2 mới cải thiện đáng kể uy lực súng thần công nhà Hồ. Nó gây khá nhiều khó khăn cho thủy binh của quân Minh. Nhưng nhà Hồ thua là do mất lòng dân chứ không phải binh lực nhà Hồ kém cỏi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT