Ở bắc bộ Hà Nam có hai sông lớn là Vệ Hà (卫河) bắt nguồn từ Thái Hành Sơn thuộc huyện Tân Hương và Chương Hà (漳河) tạo thành một đoạn ranh giới tự nhiên với tỉnh Hà Bắc. Ở phía tây bắc, có một đoạn của Thái Hành Sơn nằm trên ranh giới của Hà Nam. Ở phía tây, Tần Lĩnh tiến vào Hà Nam từ phía tây và kéo dài tới một nửa chiều ngang của tỉnh, các nhánh của dãy núi này kéo dài về phía bắc và nam, Phục Ngưu Sơn. Vậy nên Dương Lăng muốn tấn công vào Sơn Đông thì bắt buộc phải đưa đại quân vượt qua Phục Ngưu Sơn sau đó phải đưa quân vượt Hán thủy. Hắn không thể mạo hiểm đưa quân xông thẳng An Huy mà Trương Phụ đang xây phòng tuyến bảo vệ cửa ngõ Giang Tô được vì rất có thể Nguyễn Súy sẽ bỏ qua hoàn toàn Lý Bân chịu mọi tổn thất mà đánh úp sau lưng hắn. Sau 3 ngày chật vật vượt qua Phục Ngưu Sơn hắn cho xây dựng hàng rào phòng tuyến tại đây bịt mọi đường tấn công của Nam Minh từ phía sau tiếp đó sẽ tấn công Nguyễn Súy bên bờ bên kía của Hán Thủy.
Nhận được tin báo Phục Ngưu Sơn đã bị Dương Lăng bịt kín bố trí trọng pháo thì Nguyên Hãn rất bất đắc dĩ hắn đến chậm một bước rồi giờ đây hắn băt buộc phải dời thuyền khỏi Vận Hà hành quân bộ đi vòng qua Thành nhỏ Trung Mưu rồi vượt sông Bạch Hà đối đánh vào cánh của Dương Lăng, kế hoạch chặn hậu cắt tiếp tế bị phá sản, giờ đây lương thực của Dương Lăng có thể theo thuyền bé mà tới qua sông Hán Thủy. Nhưng rời Vận Hà đi một vòng xa như vậy thì lương thực lại thành vấn đề của Nguyên Hãn. Nói chung Dương Lăng rất cáo già, trận này không hề dễ đánh. Lôi thôi là thiệt hết quân như chơi.
Không hiểu sao Nguyên Hãn luôn có cảm giác Dương Lăng mưu lược hơn hắn một bậc, nếu không có lợi thế vũ khí tốt hơn có lẽ hắn đã bị Dương Lăng làm thịt lâu rồi. Dường như lần này cũng vậy Nguyên Hãn nghi ngờ rằng Dương Lăng bày thế trận to lớn như thế này là để chờ hắn tới. Cứ nghĩ tới khả năng này hắn thấy đau cả răng.
Khoan hãy nói chuyện về mấy vị xuyên, giờ đây tại Nam Việt cũng đang chiến đấu... văng nước miếng. Bộ trưởng bộ ngoại giao Đặng Đức và Thủ Tướng Hồ Nguyên Trừng của Đại Việt sau ngày thứ 10 của phiên họp quốc hội lần đầu tiên đã tức tốc đáp thuyền đi Nam Việt tham gia lễ thành hôn của Nguyên Hãn, thế nhưng vừa bước chân đến nơi cũng là lúc sứ giả Nam Minh tới nơi. Mật tín bề kế hoạch của Nguyên Hãn được âm thầm đưa cho Hồ Nguyên Trừng trước khi cuộc tiếp xúc hai nước bắt đầu.
Lúc này tại phòng họp của tòa nhà Nội các Nam Việt đang bị “mượn” bởi hai bên Đại Việt và Đại Nam Minh, phe Nam Việt làm trọng tài, kiêm nhân chứng. Vì biết quốc gia lâm nguy không có thời gian cò cưa nên chính sứ Vương Khôn của Nam Minh không lằng nhằng đi thẳng vấn đề:
- Đó là tất cả nội dung cần thảo luận, điều kiện tiên quyết là Đại việt phải xưng thần và tiến cống Nam Minh. Chiếu lệnh trả Quảng Tây cho đại Việt tại đây, nếu đồng ý các ngươi có thể cầm về ngay bây giờ, chiếm được hay không là chuyện của các ngươi, nhưng chúng ta từ Quảng Đông cũng xuất một ít quân coi như trợ lực. Ngoài ra các ngươi có trách nhiệm đánh hạ Tây Khang, Thanh Hải, Tây Tạng, Tân Cương cho Nam Minh, trong năm năm phải thu hồi được Tây Khanh và Thanh Hải.
- Về việc Chính sứ các hạ nói thì ta xin nêu ý kiến của Đại Việt như sau. Thứ nhất xưng thần Thiên quốc thì có thể nhưng phải thỏa mãn những điều kiện sau. Một là Thuận Thiên đế tuyệt đối không can thiệp nội vụ Đại Việt, thứ hai hoàng đế Đại việt chỉ cúi đầu hành lễ với Thuận Thiên đế và chiếu chỉ từ thiên triều, tuyệt không quỳ, quốc gia ta tân chính cúi đầu đã là hành lễ cao nhất rồi. Thứ ba cống nạpลชขึไงช hàng năm phải được đáp lễ tương xứng để thiên triều lộ thiên uy, cứ theo như lão quy củ Đường triều nhà hán đi, đáp lễ nhiều gấp đôi là được.
- Còn về việc xuất binh thì có thể, việc thu hồi Tây Khang, Thanh Hải, Tây Tạng, Tân Cương, cũng có thể nhưng mấy vùng ấy rộng gấp 8 lần Quảng Tây, tài nguyên gâp 20 lần Quảng Tây, các vị không thấy công phu sư tư ngoạm của các vị hơi quá chứ.
- Chúng ta ở đây là để bàn bạc mà. Có cao kiến gì xin ngài Thủ Tướng nói ra chúng ta cùng xem xét, hòa khí phát tài không phải sao....