Dương Lăng chạy rồi hắn dựa vào màn đêm yểm hộ, tắt hết đuốc mà chạy. Năm ngàn nhân phương bắc cong lại trong tay Lý Bân chỉ có hơn ngàn là biết bơi, dùng ván gỗ có thể bơi lại thuyền nhưng 4000 nhân còn lại thì không may mắn vậy có những người quá sợ biển vì không thuộc thủy tính thì úp trong công sự chờ may mắn rồi sáng này hôm sau bị đồ sát, những người đủ can đảm ôm ván gỗ ra biển thì mười phần làm mồi cho cá, Tổng thiệt hại cho Dương Lăng lần này là nặng nề không kể hết, khi ánh sáng đầu tiên lọt vào mắt thì cũng là trên biển mênh mông không biết ở nơi nào, vì hắn không thể không cắm đầu chạy vô hướng khi Lý Bân lên được thuyền và thông báo kết quả trận đánh, nhưng thiệt hại vài vạn với Dương Lăng chả kể vào đâu, chỉ cần Chu Đệ lên ngôi thì hắn lại có hàng chục vạn nhân để huấn luyện, cầm khẩu súng trên tay hắn tự tin sẽ trang bị 3, 4 vạn quân trong vài tháng. Nguyên Hãn ngươi đủ nhân để tiêu hao với ta sao. Hắn quyết định rút quân tại Vọng Lâu vì nơi đó chỉ có một vạn tinh binh súng trường binh từ phương bắc hắn không hề muốn tổn thất nốt chỗ binh này. Dương Lăng nghĩ hắn sẽ điều khoái thuyền khi xác định được vị trí của mình. Cùng cảnh ngộ với hắn là Jana và Tôn Nghị cũng dựa vào màn đêm mà đổi hướng mà bỏ rơi Đặng Tất nhưng nàng cũng rơi vào cảnh biển khơi vô tận.

Quay về với cuộc chiến Minh - Ngu bên sông Kinh Lãng, trùng hợp ngày 17 tháng năm âm lịch là ngày nổ ra cuộc chiến Đông Triều thì cũng ngày đó sau hai ngày gằm ghe nhau cuối cùng hai bên Minh Ngu cũng bày binh bố trận đánh một trận đường đường chính chính. Thật không biết lý do nào Hồ Nguyên Trừng một chiến tướng lừng lẫy của hai triều Nhà Trần và nhà Hồ với đây dẫy kinh nghiệm dánh nam dẹp Bắc, thắng lợi khắp nơi mà lại trở nên khinh địch đến vậy. Cũng có lẽ ông thắng quá nhiều rồi trở nên kiêu ngạo, ai cũng biết ông đánh Xiêm, phạt Chăm, dọa Ai Lao đến xanh mặt. Nhưng có lẽ chiến công cũng làm ông quên mất một điều giặc Tàu không chỉ có người Miền Nam trung Hoa yếu đuối mà còn có người Phương bắc kiêu dũng thiện chiến. Dàn binh đánh trận với mười vạn quân đến từ cấm vệ quân Kim Đô là một chuyện rất nực cười. Ngoài ra còn mời vạn quân bộ binh Quảng Châu, họ yếu thật nhưng là yếu so với phương Bắc kiêu dũng, Người Oa hung hãn không sợ chết. cong nếu so họ với quân của Nguyên Trừng thì cũng không gọi là quá kém.

Vì quá kinh địch nên khi 10 vạn cấm vệ sung kích quân Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng nhanh chóng tan vỡ, biết bao danh tướng như Phạm Nguyên Khôi, Chu Bỉnh Trung, Trần Nguyên Huyên, Trần Thái Bộc đều tử trận, tiếc làm sao một cái tài tướng lĩnh, sót làm sao máu đào người Việt. Dưới sự bảo vệ của thân binh Hồ Nguyên Trừng thoát xuống thuyền lao qua chiến tuyến bên sông thoát nạn.

Nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy, Hoàng TRung quyết định truy kích tàn binh của đại Ngu, truy người loạn thì mình cũng loạn. Song lúc này vận nước đại Ngu còn thịnh tướng Hồ Vấn mang quân từ Vũ Cao (Bắc Giang) định hội quân cùng tả tướng Hồ Nguyên Trừng thì gặp kị binh cấm vệ của Minh triều đang toán loạn lùng bắt quan Ngu, Khi kị binh không theo đội hình xung kích mà lại truy binh trong vùng đồi núi thì đúng là không chịu nổi một kích. Mười vạn đại quân về không được hai phần, không có kỵ binh phương Bắc trống lưng lính phương Nam thành Dê béo trong mắt người VIệt Hoàng Trung không chống nổi, đến đêm bèn rút quân về hộ họp với Đại quân Hàn Quang đãn vượt qua Chi Lăng ải được 5 ngày. Vậy là kế sách của tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng dù hơi trúc trắc nhưng lại thành công một cách bất ngờ.

Đại Ngu là Hồ Xạ và Trần Đĩnh mang quân đóng chặn ở ải Chi Lăng. Quân Minh bị mất đường về nhưng quân Minh vẫn còn hơn 70 vạn trong khi đó quân đại Ngu chỉ có 50 vạn thế nên hai bên cắm trại gầm gừ nhìn nhau. Nhưng người trong nghề nhìn sẽ rõ. Quân Minh tất bại vì họ không còn lương thực viện trợ, quân tâm bất ổn sĩ khí đê mê, vả lại sức chiến đấu của quân Miền Nam không cao.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play