Hoàng Trung năm nay 54 tuổi, lớn hơn Tào Tháo hai tuổi.
Nếu ông ta là thống soái cả một đạo quân thì tuổi này rất thích hợp. 54 tuổi, luận về kinh nghiệm và trí lực đều đang trong thời đỉnh cao. Nhưng nói đến ra trận đánh nhau thì rõ ràng không thích hợp. Tục ngữ nói rất hay “lão bất dĩ cân cốt vi năng” Đánh nhau trong hai trận chiến lấy đi thủ cấp của thượng tướng và đấu quyền thuật đơn thuần không hề giống nhau. Ở trong loạn quân nhiều khi rất cần dựa vào khí huyết chi dũng. 54 tuổi không còn có khí huyết cường tráng nữa. Nói như vậy, ông ta ở trong quân đội chỉ là một lão tướng.
Hoàng Trung được phong làm trung lang tướng, nghe rất oai phong.
Nhưng vấn đề là chức trung lang tướng sau thời giặc Khăn vàng thì đã không còn giá trị nữa.
Các châu quận đều có thể bổ nhiệm chức Trung lang tướng, chức vụ này đã không còn ban hành trong triều đình nữa. <!--Ambient video inpage desktop-->
Cũng vì nguyên nhân này nên chức Trung lang tướng của Hoàng Trung chỉ là một chức vị vinh dự, thậm chí quyền lực còn kém cả chức giáo úy. Dù sao thì Giáo úy có thể trực tiếp cầm binh. Còn chức Trung lang tướng của Hoàng Trung lại không có người nào trong tay. Trước kia khi ở Trường Sa, Lưu Bàn vô cùng nể trọng hắn, từng nhiều lần tập kích quấy rối Giang Đông khiến cho Tôn Quyền không ngừng đau đầu. Sau đó Tôn Quyền phái ra Thái Sử Từ thì để cho Hoàng Trung công kích. Tuy nhiên những điều này Bàng Đức không rõ ràng lắm.
- Một lão tướng như hắn, chẳng phải Bá Bình có phần đề cao chí khí người khác mà hạ thấp uy phong của chính mình.
Trong lời nói của Bàng Đức có lộ ra vẻ khinh thường.
Cũng vì thái độ của Lý Nghiêm khiến cho Bàng Đức có chút khinh thường.
Bàng Đức không hề thân với Lý Nghiêm.
Người này khoe khoang thanh cao, khiến Bàng Đức cực kỳ không thích. Trước mặt Tào Bằng gã tỏ vẻ tự cao, càng khiến cho Bàng Đức chán ghén gã thêm vài phần.
Chẳng qua Tào Bằng vô cùng tán thưởng năng lực của Lý Nghiêm.
Giáo úy Hồ Dương không cầm nhiều binh mã trong tay nhưng lại nhận trách nhiệm làm lá chắn phía nam cho Tào Bằng.
Sau khi Bàng Đức đến Hồ Dương có tiếp xúc vài lần với Lý Nghiêm. Người này có bản lĩnh nhưng lại có chút mơ mộng hão huyền. Tổng thể mà nói thì Bàng Đức không thể nói là thích, mà cũng không quá mức khinh thường. Nhưng Lý Nghiêm không ngờ chỉ vì bị một lão tướng đánh lén đã bị Bàng Đức khinh thường thế nào.
Khoái Chính nói:
- Lệnh Minh chớ khinh thường Hoàng Hán Thăng.
- Bá Bình cần gì phải lo nghĩ về một lão tướng?
Bây giờ hắn đang tới Đường Tử Hương, có lẽ chưa ổn định. Bây giờ Đức Tức lĩnh binh tập kich trong đêm thì có thể đoạt lại được Đường Tử Hương, lấy thủ cấp lão tướng kia.
Khoái Chính còn định khuyên nhủ nhưng lại có cảm giác có người kéo áo phía sau hắn.
Hắn quay đầu nhìn lại thì thấy Lý Nghiêm đang nhẹ nhàng lắc đầu, ra hiệu hắn không cần nói thêm gì nữa.
Bàng Đức dứt lời thì chắp tay với Khoái Chính, sải bước đi. Trong lòng Khoái Chính lo lắng, định muốn đuổi theo ngăn Bàng Đức lại nhưng lại một lần nữa bị Lý Nghiêm ngăn cản.
- Chính Phương, vì sao lại cản ta?
Khoái Chính giận, lạnh lùng nói:
- Lệnh Minh không phải người Nam Dương, không hiểu sự lợi hại của Hán Thăng.
Nhưng ngươi chắc là biết rõ sự dũng mãnh của Hoàng Hán Thăng. Mặc dù y đã hơn năm mươi tuổi nhưng vẫn có thể sánh bằng thượng tướng quân Liêm Pha của Triệu quốc. Nếu Lệnh Minh khinh thường Hoàng Trung, nhất định sẽ thảm bại.
Lý Nghiêm lại cười khổ, lắc đầu nói:
- Chính công nghĩ là Bàng tướng quân có thể nghe lọt tai sao?
- Việc này….
Khoái Chính lập tức ngậm miệng lại.
Bàng Đức là ái tướng của Tào Bằng. Nghe nói năm đó ở Lương Châu, Tào Bằng muốn thu phục Bàng Đức đã mất rất nhiều tâm huyết. Khi Tào Bằng bị bãi quan thôi chức làm quỷ tân ở Huỳnh Dương thì Bàng Đức đã vứt bỏ vinh hoa phú quý, cam nguyện theo Tào Bằng đi xa ngàn dặm, từ Lương Châu đến Huỳnh Dương làm một tên nha môm bé nhỏ. Có thể nói lòng trung thành của Bàng Đức với Tào Bằng là không thể nghi ngờ. Còn sự tín nhiệm của Tào Bằng với Bàng Đức càng không có người nào sánh bằng.
Đến nương tựa Tào Bằng đã gần nửa năm, Khoái Chính cũng đại khái hiểu qua về các thành viên và tổ chức của Tào Bằng.
Tào Bằng đi nhậm chức ở Huỳnh Dương không mang theo nhiều người hầu cận. Nguyên nhân vì thành viên trong tổ chức của Tào Bằng phần lớn tập trung ở khu vực Lương Châu, không thể dứt ra được. Những người khác, ví dụ trừ Đặng Chi xuất thân là môn hạ của Đặng Tắc, anh rể Tào Bằng, thì những người khác đều là tạm thời trưng ích mà đến.
Tuy nói Đỗ Kỳ và Lư Dục là phụ tá của Tào Bằng nhưng không được coi là thân tín.
Tào Bằng đến quận Nam Dương, người thân cận thực chất chỉ có một. Đó chính là Bàng Đức Bàng Lệnh Minh.
Người này võ nghệ cao cường, vạn phần chí dũng. Cũng vì nguyên nhân này nên khí chất của hắn rất cao. Người bình thường chưa chắc hắn để trong mắt. Tuy hắn nói chuyện với Khoái Chính rất cung kính, nhưng nhiều khi là vì y đã lớn tuổi, được Tào Bằng quan tâm nên hắn mới tôn kính.
Một người như vậy mà có người đến nói với hắn rằng “Hoàng Trung tuy lớn tuổi nhưng rất lợi hại”, không những không khuyên được Bàng Đức, ngược lại sẽ khiến cho hắn thẹn quá hóa giận, thậm chí cho rằng người đó đó khinh thường hắn.
Nói thật, nếu Khoái Chính không biết được Hoàng Trung lợi hại thì không chắc y cũng để mắt tới một lão tướng 54 tuổi. Lý Nghiêm nói không sai. Lúc này khuyên bảo Bàng Đức sẽ không có hiệu quả gì, thậm chí càng làm cho Bàng Đức thêm tức giận, sẽ bất hòa với Khoái Chính. Trải qua mười mấy năm tha phương, Khoái Chính đã không còn là Cức Dương lệnh hăng hái năm nào. Y biết chính mình có thể ăn được mấy chén cơm.
Tào Bằng cho y làm Hồ Dương trường, y vui vẻ nhận.
Nếu như Tào Bằng triệu y về Vũ Âm thì y cũng sẽ không từ chối.
Chú tâm làm việc một chút, ít tạp niệm, có lẽ như thế là tốt.
Khoái Chính nhận sứ mệnh gia tộc. Từ thời khắc y đi tìm Tào Bằng nương tựa thì đã không còn Khắc Bá Bình làm Cức Dương lệnh nữa.
- Nhưng Lệnh Minh không biết Hoàng Trung lợi hại. Nếu chẳng may…
- Chính công yên tâm. Nghiêm chỉ bảo đừng đi khuyên nhủ chứ không nói là ngồi yên không làm gì.
Sau khi Bàng tướng quân đi thì Nghiêm sẽ lãnh binh đi theo sau. Nếu như Bàng tướng quân thủ thắng thì Nghiêm sẽ án binh bất động. Còn nếu như Bàng tướng quân có nguy hiểm thì Ngiêm có thể tùy cơ ứng biến mà giúp Bàng tướng quân.
Tuy nhiên, Lưu Hổ dụng binh với Hồ Dương không chỉ vì Đường Tử Hương. Bây giờ Đỗ Bá hầu đã dẫn binh đến trợ giúp Cức Dương, không ai đến giúp binh ở thành Cửu Nữ. Chỉ nhờ vào binh mã ở Hồ Dương thì khó mà ngăn cản đại quân Lưu Hổ. Tuy rằng Tào thái thú đã sai người đi cầu viện binh ở Nhữ Nam, nhưng cũng cần một thời gian để chuẩn bị viện binh ở Nhữ Nam, chưa chắc có thể lập tức dụng binh ngay được.
Chính công, lúc này nên phái người tới Vũ Âm báo cho Tào thái thú biết.
Nếu như có thể đoạt lại Đường Tử Hương thì chúng ta cần phải lấy Đường Tử Hương làm lá chắn ngăn địch tấn công tới. Nếu như không thể đoạt lại Đường Tử Hương thì Chính công cần chuẩn bị sớm. Chắc chắn Hồ Dương sẽ có ác chiến.
Sau khi Khoái Chính nghe xong thì gật đầu liên tục.
Những lời Lý Nghiêm nói rất có đạo lý.
Y ngẫm nghĩ một chút rồi trầm giọng nói:
- Một khi ngươi đã nói như vậy thì cứ lời Chính Phương nói.
Ngươi lập tức triệu tập binh mã bí mật đi theo sau Bàng tướng quân. Ta sẽ phái người thông tri thái thú, đồng thời sẽ chiêu mộ binh mã, chuẩn bị quyết một trận tử chiến với Lưu Hổ.
Chính Phương, nếu như ta có khó khăn gì thì Hồ Dương chỉ có thể dựa vào hai người là ngươi và Lệnh Minh.
Tuy rằng tính Lệnh Minh cao ngạo nhưng không phải là một người không biết đạo lý. Ngươi nhất định phải phụ tá hắn thật tốt. Ngày sau ngươi có thành tự, chắc chắn sẽ hơn ta.
Lời vừa nói ra chẳng khác nào lời trăn trối của Khoái Chính.
Tuy rằng Lý Nghiêm khoa trương thanh cao, nhưng lại vô cùng tôn kính Khoái Chính.
Lúc trước gã so đo lòng tự cao vì bị Tào Bằng vứt bỏ. Vốn gã đã nản lòng thoái chí chuẩn bị rời khỏi Nam Dương thì không ngờ Khoái Chính đã nêu đích danh gã, mang gã đến Hồ Dương ủy nhiệm trọng trách. Ơn trị ngộ này làm sao không khiến Lý Nghiêm cảm kích? Tuy rằng bản lĩnh của Khoái Chính không cao nhưng Lý Nghiêm phục y, kính y. Về sau gã từ Khoái Chính mà biết là Tào Bằng đã chỉ điểm gã cho Khoái Chính nên y mới bắt đầu dùng Lý Nghiêm. Nhưng Lý Nghiêm không hề giảm đi sự tôn kính đối với Khoái Chính, thậm chí vì thế mà càng thêm kính trọng. Đối với gã, Tào Bằng có ơn tri ngộ. Nhưng gã càng kính trọng hơn đức hạnh của Khoái Chính. Lý Nghiêm hít sâu một hơi, chắp tay nói:
- Chính công nói những lời này, Nghiêm nhất định tận lực giúp đỡ Chính công. Nếu như Chính công có xảy ra chuyện gì thì Nghiêm xin bỏ mạng trước. Hoàng Hán Thăng tuy rằng dũng mãnh nhưng Lý Nghiêm không hề sợ một lão tướng.
Khoái Chính nghe được thì mỉm cười.
- Tốt lắm. Là ta chỉ tùy tiện nói, ngươi cần gì phải cho là thật?
Hãy mau đi chuẩn bị đi. Ta sẽ phái người thông tri cho thái thú. Lưu Huyền Đức chết tiệt. Quận Nam Dương vất vả lắm mới ổn định trở lại, nhưng chỉ vì một người hắn mà khiến cho Hồ Dương phải lâm vào họa chiến tranh. Ta chắc chắn sẽ thông tri cho bá phụ, thỉnh bọn họ ở Tương Dương đến tận lực cứu vãn cục diện.
Lý Nghiêm không nói gì.
Ý của Khoái Chính đúng là hay, không hề khờ dại chút nào.
Lưu Hổ xuất binh. Mặc kệ có phải là chủ ý của Lưu Biểu hay không thì Hồ Dương đều không thể tránh khỏi một cuộc ác chiến.
Nếu như đây là ý của Lưu Biểu thì không chắc Khoái thị có thể cản trở. Nếu như không phải là ý của Lưu Biểu, thì vì giữ gìn lợi ích cho dòng họ Lưu thị, Lưu Biểu cũng sẽ toàn lực ủng hộ Lưu Hổ. Chỉ còn chờ xem Tào Bằng ứng phó thế nào thôi. Đến khi Lưu Biểu hạ quyết tâm thì toàn bộ Nam Dương đều phải rung chuyển.
Bàng Đức điểm binh mã, thẳng tiến Đường Tử Hương.
Đêm đến, hắn đã ở dưới chân núi Đường Sơn.
Từ xa nhìn thì chỉ thấy đại doanh quân Kinh Châu đang dựa vào núi, tọa lạc trên quan đạo.
Đang đêm nhưng doanh trại đèn đuốc sáng trưng, nghe tiếng người ồn ào có vẻ rất náo động. Trinh sát trình báo lại: quân Kinh Châu giành được toàn thắng nên Lưu Hổ phái người đưa rượu và món ăn ngon để để thưởng cho quân tốt. Lúc này đại doanh quân Kinh Châu đang ăn mừng, phòng vệ rất lỏng lẻo.
Thực sự có chuyện này?
Trong lòng Bàng Đức mừng rỡ, thầm nhủ một tiếng “trời cũng giúp ta”.
Việc này chứng minh quân Kinh Châu không hề tự đề phòng.
Là bọn chúng khinh địch hay bất tài cũng được, ta chỉ muốn đoạt lại Đường Tử Hương. Lúc đó cửa khẩu Hồ Dương lại lần nữa có thể khép kín.
Đến lúc đó, không còn phải sợ Lưu Biểu dùng cả binh mã Kinh Châu thì hắn cũng nắm chắc Đường Tử Hương
Nghĩ đến đây, Bàng Đức hạ giọng nói:
- Truyền lệnh ta, binh mã tạm thời ngừng tiến quân.
Người không tháo giáp, ngựa không tháo yên, chờ lệnh của ta. Chính Phương đã nói quá lời. Có lẽ năm đó Hoàng Trung lợi hại, nhưng bây giờ chỉ là một lão tướng. Có lẽ hắn sợ chịu phạt cho nên nói ngoa. Một lão tướng như ngươi cần gì phải báo cáo với công tử? Đợi hôm nay ta lấy đầu lão già tóc bạc ngươi mang về để cho Chính Phương phải ngượng một phen, cũng để cho công tử phải coi thường tên Chính Phương ngạo mạn kia.
Rồi Bàng Đức dẫn binh núp dưới chân núi Đường Tử.
Màn đêm bao phủ Đường Tử Hương. Doanh trại đại quân Kinh Châu dần dần yên tĩnh lại.
Tuy nhiên đèn đóm trong doanh trại vẫn sáng nguyên. Đứng ở góc của Bàng Đức có thể nhìn thấy ánh sáng rõ bên trong doanh trại.
Bàng Đức xoay người lên ngựa, rút Hổ Bào đao ra.
Hắn chậm rãi kéo cái lồng che mặt xuống, che khuất hơn nửa khuôn mặt, chỉ lộ ra hai mắt và miệng.
Nắm thật chặt cái bao tay, hắn giơ đại đao lên chỉ về phía trước rồi sau đó giục ngựa lao ra. Chiến mã của hắn im lặng, móng chân bọc rơm rạ nên chạy rất êm không tiếng động.
Phía sau hắn, hơn một ngàn tinh binh yên lặng đi theo.
Khi thấy đến gần cổng doanh trại quân Kinh Châu thì Bàng Đức hít sâu một hơi, hét to một tiếng:
- Các huynh đệ, theo ta xông vào doanh trại.
Con ngựa Đạp Tuyết Ô Truy hí dài một tiếng, chạy bay lên như mũi tên nhọn rời khỏi cung. Ngàn tên tinh binh cũng đồng thời hô lên theo sát phía sau Bàng Đức, trong chớp mắt áp sát đại doanh quân Kinh Châu.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT